Khảo Nghiệm Về Tính Cần Thiết Và Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất

3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Nhằm xác lập, kiểm chứng tính phù hợp của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực thực hiện tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã đề xuất, tính hiệu quả của quá trình triển khai từ đó làm cơ sở để điều chỉnh quá trình nghiên cứu của đề tài đạt mục tiêu mong muốn.

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm

Xây dựng phiếu trưng cầu và lấy ý kiến của 60 đối tượng là CBQL và giáo viên môn Khoa học tự nhiên trong phạm vi nghiên cứu.

3.4.3. Nội dung, phương pháp khảo nghiệm

Nội dung phiếu hỏi về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực.

Về tính cần thiết: Có 5 biện pháp được hỏi để khảo sát, ở mỗi câu hỏi thể hiện 4 cấp độ rất cần thiết tương đương số điểm: rất cần thiết =4 điểm, cần thiết

= 3 điểm, bình thường = 2 điểm và không cần thiết = 1 điểm.

Về tính khả thi: với câu hỏi có 4 cấp độ trả lời cho biện pháp. Rất khả thi

= 4 điểm, khả thi = 3 điểm, bình thường = 2 điểm và không khả thi = 1 điểm. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi được tính bằng công thức:

Xi Ki

Công thức tính: X

n

Trong đó: X là điểm trung bình;

X i là điểm ở mức độ i; Ki

là số người

cho điểm ở mức độ i; n là số người tham gia đánh giá.

Thứ bậc được xếp theo thứ tự điểm trung bình từ cao xuống thấp và được đánh giá như sau:

Tính cần thiết của mỗi biện pháp được đánh giá như sau: rất cần thiết nếu X ≥ 3,25, cần thiết nếu 2,5 ≤ X ≤ 3,25, trung bình X = 1,75->2,24, không cần thiết nếu X < 1,75

Tính khả thi của mỗi biện pháp được đánh giá như sau: rất khả thi nếu X

≥ 3,25, khả thi nếu 2,5 ≤ X ≤ 3,25, trung bình X = 1,75->2,24, không khả thi nếu X < 1,75.

Để phân tích sự phù hợp giữa 2 đại lượng cần so sánh tác giả áp dụng công thức tính hệ số tương quan R.Spearman ta có:

6D2

R = 1-

n(n2 1)

Trong đó: R là hệ số tương quan; D là hiệu số thứ bậc


giữa 2 đại lượng cần so sánh; n là số đơn vị được nghiên cứu.

Nếu R > 0 là tương quan thuận; nếu R< 0 là tương quan nghịch; nếu R càng gần 1 thì tương quan càng chặt chẽ; nếu R càng xa 1 thì tương quan càng lỏng, không chặt.


Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất



TT


Các biện pháp QL đề xuất

Tính cần thiết

Điểm

X

Thứ bậc

Tính khả thi

Điểm

Y

Thứ bậc

Rất

CT

CT

BT

Kh

CT

Rất

KT

Khả

thi

BT

Kh Kt


1

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát

triển năng lực thực hiện


45


15


0


0


3.85


1


44


16


0


0


3.73


1


2

Quản lý mục tiêu, chương trình và nội dung dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển

năng lực thực hiện


43


17


0


0


3.72


2


24


26


10


0


3.23


4


3

Tổ chức bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực

thực hiện


23


27


10


0


3.22


3


43


17


0


0


3.72


2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 13



TT


Các biện pháp QL đề xuất

Tính cần thiết

Điểm

X

Thứ bậc

Tính khả thi

Điểm

Y

Thứ bậc

Rất

CT

CT

BT

Kh

CT

Rất

KT

Khả

thi

BT

Kh Kt


4

Thường xuyên đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy và kết quả học tập môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực

thực hiện


43


17


0


0


3.72


2


41


19


0


0


3.68


3


5

Chú trọng quản lý, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và các điều kiện đáp ứng yêu cầu dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định

hướng phát triển năng lực thực hiện


22


28


10


0


3.2


4


4


7


11


38


1,62


5

Ghi chú: CT- cần thiết; Kh CT - không cần thiết; BT - bình thường; KT - khả thi; Kh KT - không khả thi

Kết quả khảo sát thể hiện trên Bảng 3.1 cho thấy:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực thực hiện. Được đánh giá rất cần thiết (3,85 điểm, xếp thứ 1) và rất khả thi (3,73 điểm, xếp thứ 1).

Biện pháp 2: Quản lý mục tiêu, chương trình và nội dung dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực thực hiện. Được đánh giá là rất cần thiết (3,72 điểm, xếp thứ 2) và khả thi (3,23 điểm, xếp thứ 4).

Biện pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học môn Khoa học tự nhiên đối với giáo viên theo định hướng phát triển năng lực thực hiện. Được đánh giá là cần thiết (3,22 điểm, xếp thứ 3) và rất khả thi (3,72 điểm, xếp thứ 2).

Biện pháp 4: Thường xuyên đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy và kết quả học tập môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực thực hiện. Được đánh giá là rất cần thiết (3,72 điểm, xếp thứ 2) và rất khả thi (3,68 điểm, xếp thứ 3).

Biện pháp 5: Chú trọng quản lý, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và các điều kiện đáp ứng yêu cầu dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực thực hiện. Được đánh giá là cần thiết (3,2 điểm, xếp thứ

4) nhưng không khả thi (1,62 điểm, xếp thứ 5). Được đánh giá không khả thi bởi nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của đất nước và mức độ đầu tư cho giáo dục của địa phương. Để thực hiện được biên pháp 5 hiệu quả và khả thi hơn cần có một lộ trình, kế hoạch từng bước triển khai. Bên cạnh đó UBND huyện Nậm Pồ, Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng các phòng, ban có liên quan cần có sự quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cho các trường.

Để kiểm chứng sự phù hợp giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý nói trên tác giả đã dùng phương pháp thống kê toán học để tính toán mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất theo công thức của Spearman.

Bảng 3.2. Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp‌


TT


Các biện pháp QL đề xuất

Tính cần thiết

X

Tính khả thi

Y

Thứ bậc X

Thứ bậc Y

Hiệu số

D (X-Y)


D2


1

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát

triển năng lực thực hiện


3.85


3.73


1


1


0


0


2

Quản lý mục tiêu, chương trình và nội dung dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển

năng lực thực hiện


3.72


3.23


2


4


-2


4


3

Tổ chức bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển

năng lực thực hiện


3.22


3.72


3


2


1


1


4

Thường xuyên đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy và kết quả học tập môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển

năng lực thực hiện


3.72


3.68


2


3


-1


1


5

Chú trọng quản lý, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và các điều kiện đáp ứng yêu cầu dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển

năng lực thực hiện


3.2


1,62


4


5


-1


1







D2= 7

Tính cần thiết

Tính khả thi

4

3.5

3

2.5

2

1.5

1

0.5

0

BP1 BP2 BP3 BP4 BP5


Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi

6D2

Áp dụng công thức R = 1-


n(n2 1)

= 1

42

5(52 1)

= 0,65


Với hệ số tương quan R = +0,65 cho phép kết luận:

Mối tương quan trên là tương quan thuận và tương đối chặt chẽ, các biện pháp quản lý đề xuất ở trên có thể áp dụng cho quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực thực hiên tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Tiểu kết chương 3


Trong chương này, trên cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động dạy học và công tác quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực thực hiện tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Đảm bảo các nguyên tắc về mặt pháp lí, đặc thù môn học, tính kế thừa và phát triển, tính đồng bộ, tính thực tiễn, tính khả thi và hiệu quả. Luận văn đề xuất 05 biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực thực hiện. Kết quả khảo nghiệm lấy ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên cho thấy các biện pháp quản lý đề xuất của tác giả luận văn đều rất cần thiết và có tính khả thi tương đối cao, phù hợp với điều kiện thực tế của các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Mỗi biện pháp quản lý đều có vai trò nhất định nhằm tác động mạnh mẽ đến việc quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên. Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp trên sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng giảng dạy môn Khoa học tự nhiên của các nhà trường trong bối cảnh hiện nay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/05/2022