Quản Lý Việc Thực Hiện Giảng Dạy Trên Lớp, Nề Nếp Dạy Học Và Dự Giờ Của Giáo Viên Giảng Dạy Môn Khtn

Học tập theo định hướng phát triển năng lực thực hiện nghĩa là nhấn mạnh đến việc hình thành kĩ năng vận dụng cho học sinh. Đối với môn khoa học tự nhiên, do tính chất đặc thù của môn học, để viêc học tập đạt hiệu quả, các hoạt động học tập của HS chủ yếu là học tập chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn của GV. Các hoạt động học tập cần được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường, thông qua một số phương pháp dạy học chủ yếu sau: tìm tòi, khám phá; phát hiện và giải quyết vấn đề; dạy học theo dự án; bài tập tình huống; dạy học thực hành và thực hiện bài tập; tự học,... Trong đó, nhấn mạnh hơn tới dạy học thông qua các bài thực hành thí nghiệm và khảo sát thực tế. Tuỳ theo mục tiêu cụ thể và mức độ phức tạp của hoạt động học tập, HS được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp. Ngoài sử dụng các phương pháp dạy học chung, dạy học môn KHTN ở THCS cần quan tâm và sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học đặc thù. Trong quản lý hoạt động học, cả giảng viên và cán bộ quản lý đều đánh giá kỹ năng quản lý hoạt động tự học của học sinh là kém hơn cả. Điều này hoàn toàn phản ánh đúng thực trạng việc học tập của học sinh người dân tộc thiểu số, các em chưa thực sự tích cực, vẫn tồn tại tâm lý thụ động, nhút nhát vốn có.

2.5.4. Quản lý việc thực hiện giảng dạy trên lớp, nề nếp dạy học và dự giờ của giáo viên giảng dạy môn KHTN

Để việc giảng dạy môn KHTN đạt chất lượng, bên cạnh những yêu cầu về nghiệp vụ sư phạm như kĩ năng soạn giáo án, kĩ nang tổ chức lớp học thì giáo viên cũng cần rèn luyện cho học sinh thói quen và năng lực tự học, phát huy tiềm năng, kiến thức, kỹ năng đã tích luỹ được. Ngoài ra, giáo viên cũng cần cần tăng cường các giờ học thực hành thí nghiệm, tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong môi trường tự nhiên, tham quan các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ, nhà máy sản xuất có áp dụng kiến thức nội dung bài học, tăng cường các hoạt động ứng dụng kiến thức môn học vào thực tiễn. Để hoạt động giảng dạy đạt được những mục tiêu trên, đòi hỏi công tác quản lý giờ dạy phải

chặt chẽ, nghiêm túc, từ quản lý việc thực hiện nề nếp lên lớp đến việc dạy bù, dạy thay, tổ chức dư giờ của giáo viên..... Tìm hiểu về hiệu quả quản lý việc thực hiện giảng dạy trên lớp, nề nếp dạy học và dự giờ của giáo viên giảng dạy môn KHTN, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.9. Thực trạng quản lý việc thực hiện giảng dạy trên lớp, nề nếp dạy học và dự giờ của giáo viên giảng dạy môn KHTN‌


STT


Nội dung quản lý

Cán bộ quản lý

Giáo viên

Tổng điểm

Điểm trung

bình

Thứ bậc

Tổng điểm

Điểm trung

bình

Thư bậc


1

Qui định cụ thể về việc thực hiện giờ lên lớp, về tổ chức, quản lí và

điều khiển học sinh


66


3.67


2


193


3.71


1


2

Kiểm tra việc thực hiện lịch báo giảng của giáo viên, đối chiếu với

sổ đầu bài.


61


3.39


3


181


3.48


3


3

Kiểm tra việc tổ chức dạy thay,

dạy bù của giáo viên thông qua phòng đào tạo


61


3.39


3


178


3.42


5


4

Kiểm tra việc đánh giá xếp loại về thực hiện qui chế chuyên môn

thông qua tổ bộ môn


60


3.33


5


181


3.48


3

5

Tổ chức dự giờ kiểm tra toàn diện

giáo viên.

59

3.28

6

177

3.4

6

6

Qui định về chế độ dự giờ cho các

thành viên trong hội đồng sư phạm

67

3.72

1

191

3.67

2

Tổng



3.46



3.52


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 9

Kết quả khảo sát trên cho thấy, các nội dung khảo sát về quản lý việc thực hiện giảng dạy của giáo viên đạt mức tốt với điểm trung bình chung là dao động từ 3,25 < X < 4. Kết quả trên cho thấy vai trò của CBQL trong việc quản lý việc giảng dạy trên lớp, nề nếp dạy học và dự giờ của giáo viên dạy môn KHTN tương đối tốt. Hàng năm, nhà trường phối hợp với tổ bộ môn đều tổ chức các đoàn xuống các lớp để dự giờ đột xuất hoặc có kế hoạch từ trước; Cuối mỗi học kì, Nhà trường kiểm tra việc dạy bù, dạy thay của giáo viên thông qua giấy báo dạy bù hoặc qua trưởng bộ môn; Tổ chức bình xét giáo viên 6 tháng một lần để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Tất cả những công việc này đều được triển khai đến các bộ môn dưới dạng văn bản, sau đó bộ môn triển khai đến giảng viên.

Mặc dù việc quy định chế độ dự giờ đã được triển khai đến cán bộ giáo viên song kết quả thực hiện chưa thực sự hiệu quả. Qua quan sát có thể dễ dàng nhận thấy vẫn còn tình trạng chỉ có một số ít tham gia dự giờ; việc góp ý rút kinh nghiệm sau dự giờ còn hiện tượng cả nể, né tránh; một số giáo viên vẫn còn tình trạng ra sớm vào muộn, không đảm bảo thời gian giảng dạy...Tất cả những vấn đề này đặt ra cho các nhà quản lý bài toán về việc phải có biện pháp để bản thân giáo viên cần nâng cao hơn nữa ý thức tự giác của bản thân.

2.5.5. Quản lý việc thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn KHTN của giáo viên giảng dạy môn KHTN

Kết quả khảo sát trên cho thấy, công tác quản lý về việc thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn KHTN của giáo viên giảng dạy môn KHTN đều được giáo viên và CBQL đánh giá ở mức tốt với ĐTB: 3.51 (CBQL) và

3.49 (GV).

Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình môn học. Phạm vi đánh giá là toàn bộ nội dung và yêu cầu cần đạt của chương trình môn Khoa học tự nhiên. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh thông qua học tập môn Khoa học tự nhiên. Kết quả học

tập được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết ở cơ sở giáo dục, các kỳ đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kỳ đánh giá quốc tế.

Bảng 2.10. Thực trạng quản lý việc thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn KHTN của giáo viên giảng dạy môn KHTN


stt


Nội dung quản lý

Cán bộ quản lý

Giáo viên

Tổng điểm

Điểm

trung bình

Thứ bậc

Tổng điểm

Điểm

trung bình

Thư bậc

1

Kiểm tra kết quả học tập của

học sinh

62

3.44

3

193

3.71

1


2

Chỉ đạo bộ môn giám sát việc ra đề kiểm tra, chấm

kiểm tra của giáo viên


59


3.28


6


177


3.4


5

3

Chỉ đạo bộ môn giám sát

việc ra đề thi của giáo viên

61

3.39

4

178

3.42

6

4

Tổ chức quán triệt giáo viên

qui chế kiểm tra, thi học kỳ.

60

3.33

5

184

3.54

4

5

Phân công giáo viên ra đề,

coi thi, chấm thi

67

3.72

2

177

3.4

5

6

Tổ chức thi học kì nghiêm

túc, dân chủ, công bằng

68

3.78

1

191

3.67

2

7

Tổ chức đánh giá kết quả thi

của học sinh

67

3.72

2

185

3.56

3

8

Chỉ đạo việc chấm phúc

khảo sau mỗi kì thi

62

3.44

3

168

3.23

7

Tổng



3.51



3.49


Kết quả các môn học tự chọn được sử dụng cho đánh giá kết quả học tập chung của học sinh trong từng năm học và trong cả quá trình học tập.Việc đánh giá quá trình do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, dựa trên kết quả đánh giá của giáo viên, của cha mẹ học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp. Trên thực tế, công tác chỉ đạo, giám sát giáo viên kiểm tra, đánh giá học sinh ban đầu cũng gặp không ít khó khăn. Những công việc được đánh giá là quản lý hiệu quả nhất gồm: Tổ chức thi học kì nghiêm túc, dân chủ, công bằng (CBQL: 3.78, xếp thứ bậc 1); GV đánh giá Kiểm tra kết quả học tập của học sinh đạt kết quả tốt nhất (ĐTB: 3.71, xếp thứ bậc 1). Có sự khác biệt rõ nhất giữa ý kiến của CBQL và GV đối với phân công giáo viên ra đề, coi thi, chấm thi (CBQL: 3.72, Xếp thứ bậc 2; GV:3.5, xếp thứ bậc 5); Chỉ đạo việc chấm phúc khảo sau mỗi kì thi (CBQL: 3.44, xếp thứ bậc 3; GV: 3.23, xếp thứ bậc 7).

Việc phân công giáo viên ra đề thi, phân công giáo viên coi và chấm thi, nhà quản lý dựa trên kế hoạch của từng cá nhân tự xây dựng trong đầu năm học, tuy nhiên khi giáo viên thực hiện đôi khi không theo kế hoạch đã xây dựng vì nhiều lí do đột xuất; sự thay đổi này đôi khi giáo viên không báo cáo cán bộ quản lý do đó trong một số tình huống, vai trò của nhà quản lý không được thể hiện rõ.

Chỉ đạo việc chấm phúc khảo sau mỗi kì thi đều được thể hiện bằng văn bản trước khi năm học mới bắt đầu, tuy nhiên đôi khi việc thực hiện chấm phúc khảo bị quá hạn. Việc này làm ảnh hưởn đến tiến độ xét kết quả học tập của học sinh. Sự chậm trễ theo ý kiến của giáo viên có một phần trách nhiệm của cán bộ quả lý, đó là lí do ở nội dung này giáo viên đánh giá hiệu quả quản lý chỉ đạt mức khá (ĐTB: 3.23).

2.5.6. Quản lý về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy môn KHTN

Khoa học tự nhiên chú trọng thực hành thí nghiệm, vì vậy nhà trường phổ thông cần được đầu tư trang thiết bị, vật liệu, hoá chất, phòng học bộ môn. Cùng với các trang thiết bị này, giáo viên phải được tập huấn kỹ năng làm việc

trong phòng thực hành và các quy tắc an toàn. Giáo viên cần dành thời gian thích đáng giới thiệu cho học sinh cách sử dụng sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, các cách học phổ biến và đặc thù môn học, các quy tắc an toàn cho bản thân khi thực hành thí nghiệm, các trang thiết bị, dụng cụ học tập và cách sử dụng an toàn, cách thực hiện một số kỹ năng, các nguồn tra cứu tài liệu tham khảo. Tìm hiểu thực trạng quản lý về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy môn KHTN, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát quản lý về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy môn KHTN‌


STT


Nội dung quản lý

Cán bộ quản lý

Giáo viên

Tổng điểm

Điểm

trung bình

Thứ bậc

Tổng điểm

Điểm

trung bình

Thư bậc


1

Chỉ đạo rà soát toàn bộ phòng học, trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy

môn khoa học tự nhiên


62


3.44


1


180


3.46


1


2

Kiểm tra toàn bộ hệ

thống phòng thực nghiệm, thực hành


60


3.33


3


178


3.42


2


3

Kiểm tra hệ thống thư viện, giáo trình phục vụ giảng dạy môn khoa học

tự nhiên


61


3.39


2


177


3.4


3

Tổng



3.39



3,43


Kết quả bảng trên cho thấy, các nội dung khảo sát về quản lý cơ sở vật chất có điểm 3,25 < X < 4 xếp loại tốt, tức là đội ngũ CBQL đã quan tâm tới cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy; Chịu khó tham mưu trong công tác đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học phục vụ công tác giảng dạy. Trong điều kiện cơ sở

vật chất, trang thiết bị ở các nhà trường cơ bản đã đáp ứng được việc tổ chức cho học sinh tiếp cận, tuy nhiên việc cho học sinh tìm hiểu thế giới tự nhiên đang thay đổi hàng ngày vẫn còn mà trong phòng thí nghiệm, thực hành không thể đáp ứng thì cần lưu ý tổ chức cho học sinh tham quan các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ở những địa phương.

2.5.7. Quản lý việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy môn KHTN

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát quản lý việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy môn KHTN‌


STT


Nội dung quản lý

Cán bộ quản lý

Giáo viên

Tổng

điểm

ĐTB

TB

Tổng

điểm

ĐTB

TB


1

Tổ chức đánh giá năng lực phân loại đội ngũ giáo viên

dạy môn khoa học tự nhiên


56


3.11


4


166


3.17


4


2

Lập kế hoạch tổ chức tâp huấn, bồi dưỡng tri thức đại cương về khoa học tự nhiên

thường xuyên cho giáo viên


57


3.17


3


167


3.21


3


3

Lập kế hoạch tổ chức tâp huấn, bồi dưỡng năng lực dạy học môn Khoa học tự

nhiên cho giáo viên


57


3.17


3


163


3.13


6

4

Giới thiệu và cung cấp đầy

đủ tài liệu cho giáo viên.

54

3

5

164

3.15

5


5

Tổ chức việc đánh giá năng lực dạy học tích hợp môn khoa học tự nhiên cho giáo

viên sau bồi dưỡng


59


3.28


2


174


3.35


1


6

Chỉ đạo tổ bộ môn lập kế

hoạch dự giờ giáo viên sau bồi dưỡng


62


3.44


1


171


3.29


2

Tổng



3.19



3.21


Kết quả khảo sát trên cho thấy, các nội dung khảo sát về quản lý việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có điểm 2,5 < X < 3,25 xếp loại khá, tức là đội ngũ CBQL đã chú trọng tới việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên môn KHTN đáp ứng được mục tiêu giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh, nhưng do thiếu giáo viên giảng dạy nên việc cho giáo viên tham gia bồi dưỡng trong năm học còn gặp nhiều khó khăn.

Các môn Khoa học tự nhiên không chỉ góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh mà còn có sứ mệnh hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của học sinh, giúp các em có được tinh thần khách quan, tình yêu thiên nhiên, tôn trọng các quy luật của tự nhiên, từ đó biết ứng xử với tự nhiên, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và môi trường. cần khảo sát, đánh giá lại năng lực của người giáo viên một cách chính xác, khách quan. Đối chiếu với yêu cầu của chương trình giáo dục mới để thấy rõ cái đang cần, đang thiếu của giáo viên, từ đó xác định nội dung cần bồi dưỡng cho giáo viên và xây dựng chương trình bồi dưỡng cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

2.6. Đánh chung về thành công và hạn chế trong quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh thực hiện ở các trường trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điên Biên

Kết quả khảo sát bảng 2.13 cho thấy, có sự tương đồng trong ý kiến đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về hiệu quả quản lý hoạt động day học môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực thực hiện cho học sinh với ĐTB= 3.66 (CBQL) và 3.32 (GV). Đặc biệt, cả CBQL và GV đều cho rằng Quản lý chương trình và nội dung dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh đạt hiệu quả cao nhất, xếp ở vị trí số 1.

Xem tất cả 174 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí