Mô Tả Thực Trạng Kiến Thức, Thực Hành Và Nhu Cầu Về Chăm Sóc Sau Sinh Của Các Bà Mẹ Đến Sinh Con Tại Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương Và Bệnh Viện Ba


Số khác thì lại cho rằng dịch vụ do cá nhân các cán bộ y tế cấp chất lượng không đảm bảo như dịch vụ đăng ký với bệnh viện:

“ Em chọn dịch vụ này cũng là bởi vì em tin tưởng vào chất lượng chăm sóc. Lần trước em sinh con cũng được cho điện thoại để mời người đến. Được hôm đầu tiên cô đó đến chăm sóc rồi mấy hôm sau mất hút, cử mấy em trẻ trẻ đến tay chân lóng ngóng, còn không bằng em tự tắm.(BM12PSTW)


Có ý kiến của bà mẹ cho rằng thời điểm chăm sóc trong ngày chưa hợp lý vì phải phục vụ nhiều ca trong ngày làm cho các bà mẹ bị động. Điều này cũng ảnh hưởng đến sự thuận tiện của mô hình khi xuất hiện dưois hình thức dịch vụ trả tiền.

“ …Em chỉ không thích một điều ở dịch vụ chăm sóc tại nhà, đó là mình không chủ động được thời gian. Có những hôm con vừa ăn xong thì phải đem ra tắm, hôm thì đợi đến trưa, mất hết cả công việc… (BM12PSTW)


3.2.8. Đánh giá dịch vụ về phía người cung cấp

Đánh giá dịch vụ chăm sóc tại nhà, các cán bộ y tế tham gia trực tiếp đều cho rằng dịch vụ có tầm quan trọng đối với công tác chăm sóc sau sinh, là một biện pháp gíup bệnh viện giảm tải và có thể triển khai thành công tại cộng đồng.

Tôi nghĩ dịch vụ này sẽ thành công vì bây giờ bà mẹ có nhu cầu được cung cấp thông tin từ phía những người có chuyên môn, giá cả một buổi chăm sóc khá hợp lý…”(CB02PSTW)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Về chuyên môn, do những chăm sóc, thăm khám này đơn giản nên có thể tập huấn cho cán bộ trong thời gian ngắn:


Thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai bệnh viện trên địa bàn Hà nội và đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà - 15

về chuyên môn mình đã được tập huấn là theo hướng dẫn quốc gia thôi, cũng không có gì là khó khăn cả vì đều là những kỹ năng chăm sóc cơ bản”. (ĐDPSTW, 01)


Dịch vụ nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía lãnh đạo hai bệnh viện.

Nếu mô hình hoạt động thành công thì tôi hy vọng chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng đối tượng chăm sóc tại nhà không chỉ là sản phụ mà còn là những bệnh nhân sau phẫu thuật nữa” (LD01BV)


Trong quá trình thực hiện, một số yếu tố cản trở cũng được các cán bộ y tế nêu ra là điều kiện giao thông, thời tiết và sự hợp tác của gia đình, bà mẹ đối với dịch vụ:

“ Vất vả nhất là khâu tìm nhà, tìm được nhà rồi thì tìm chỗ đỗ xe. Có những lúc đi bộ vào ngõ lòng vòng cả cây số vì xe ô tô không vào được. Đã thế nhiều lần còn bị mắng vì người nhà họ phải đợi lâu... (CB02 PSTW)

Một yếu tố cản trở nữa mà các cán bộ y tế tham gia can thiệp nêu lên là việc nhà chủ nuôi chó thả rông. Đặc biệt là khu vực nông thôn Ba Vì.

“ ..Em sợ nhất là vào nhà có nuôi chó, mà ở đây dân họ nuôi nhiều lắm.

Có hôm vừa dựng cái xe, con chó xồ ra. Bà mẹ thì bận con, mãi mới chạy ra

được..(CB03BV)


Cán bộ y tế ở Ba vì cũng cho biết, các bà mẹ nông thôn rất ít nói, rất thụ động khi trao đổi các cán bộ y tế về các kiến thức chăm sóc con.

“ …Họ (bà mẹ) ít khi chủ động hỏi mình cái này cái kia lắm. Toàn phải tự mình

tư vấn cho người ta biết phải làm thế này, phải làm thế khác thôi.. (CB01BV)


Chương 4

BÀN LUẬN


4.1. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành và nhu cầu về chăm sóc sau sinh của các bà mẹ đến sinh con tại Bệnh viện Phụ sản trung ương và bệnh viện Ba Vì

4.1.1.Thực trạng chăm sau sau sinh tại gia đình

4.1.1.1.Đặc điểm của các bà mẹ tham gia nghiên cứu

Số lượng đối tượng tham gia nghiên cứu đảm bảo 100% như thiết kế ban đâu, trong đó phân bố theo địa bàn cư trú là 49% các bà mẹ đến từ nông thôn, và 51% các bà mẹ thành thị đảm bảo được tính đại diện cho cả hai khu vực. Phân bố về lứa tuổi: các bà mẹ là những người trẻ: dưới 40 tuổi (93,6% ở thành thị, 92,7% ở nông thôn), trong đó nhóm tuổi từ 20-29 có tỷ lệ cao nhất. Đây là một điểm thuận lợi cho bà mẹ khi sinh con ở lứa tuổi này.

Về học vấn, đa số các bà mẹ có học thức: tốt nghiệp PTTH trở lên (100%) nên cũng là yếu tố thuận lợi cho việc tư vấn, giáo dục cho các bà mẹ về các kiến thức và kỹ năng chăm sóc sau sinh.

Về tình trạng kinh tế: thu nhập chủ yếu từ 3 đến dưới 10 triệu đồng/tháng (59,4% và 55,9%). Nghề chính của các bà mẹ nông thôn là nông dân hoặc công nhân (43,2%) thì nghề chính của các bà mẹ thành thị là cán bộ, công chức (63,4%). Có sự khác biệt về nghề nghiệp của hai nhóm bà mẹ tại hai địa bàn nghiên cứu. Điều này phù hợp với đặc điểm dân cư tại hai địa bàn.

Về đặc điểm thai sản tại thời điểm nghiên cứu, tỷ lệ các bà mẹ có con lần đầu (con so) và có từ 2 con trở lên khá đồng đều (54,7% và 45,3%) thuận lợi cho việc phân tích kiến thức và thực hành chăm sóc sau sinh vì bà mẹ có con lần đầu chưa có kinh nghiệm chăm sóc từ những lần sinh trước.


Số lần mang thai trung bình là 2,8. Số con hiện tại trung bình là 1,5 chứng tỏ công tác tuyên truyền về Kế hoạch hóa gia đình đã đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, công tác này đòi hỏi cần tập trung vào một số đối tượng đặc thù như phụ nữ sau sinh. Phân tích này sẽ được giới thiệu kỹ hơn trong phần phân tích về kế hoạch hóa gia đình sau sinh trong các phần tiếp sau của cuốn luận án.

Trong lần sinh tại thời điểm nghiên cứu, tỷ lệ các bà mẹ sinh mổ cao hơn rất nhiều so với thực tế là do điều kiện chọn mẫu. Khi tiến hành điều tra, chúng tôi thấy bộ câu hỏi cắt ngang khá dài và chi tiết, mất nhiều thời gian. Những trường hợp phụ nữ sinh con và ở lại bệnh viện dưới 24h thì không đủ thời gian để tham gia nghiên cứu.

Phụ nữ thành thị có nhiều trường hợp thai bệnh lý và sinh theo cách sinh mổ cũng cao hơn ở nông thôn. Điều này được giải thích là đối tượng là phụ nữ ở thành thị chủ yếu được lấy từ bệnh viện Phụ sản Trung ương, là bệnh viện đầu ngành nên tỷ lệ các ca sinh mổ và thai bệnh lý cao.

Thời gian ở lại bệnh viện sau sinh trung bình trong nghiên cứu này là 2,37 ngày rất phù hợp với xu thế rút ngắn ngày nằm viện so với trước đây là 3-4 ngày. Điều này lại càng khẳng định tầm quan trọng của các tư vấn sau sinh có chuyên môn của các cán bộ y tế đối với bà mẹ, nhất là với những bà mẹ có con lần đầu. Thời gian ở bệnh viện ngắn, cũng kèm theo với việc các bất thường sau sinh của bà mẹ và trẻ sơ sinh khó được kiểm soát. Nếu bà mẹ và những người trong gia đình không đủ kiến thức về chăm sóc trẻ, một số nguy cơ sức khỏe có thể xảy ra đối với mẹ và con mà không được phát hiện và xử trí kịp thời.


4.1.1.2. Điều kiện sinh hoạt sau sinh của các bà mẹ


Các bà mẹ thành phố có điều kiện sinh hoạt tốt hơn về nhà ở và sinh hoạt. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 18,3% các bà mẹ thành phố phải ở nhà cấp 4 thì tỷ lệ này ở nông thôn gấp đôi với 39,2%. Nước sạch sử dụng trong sinh hoạt cũng có sự khác biệt tại hai địa bàn nghiên cứu. Trong khi chỉ có 4,6% các bà mẹ thành thị dùng nước giếng khoan thì có tới 26,2% bà mẹ dùng nước giếng khoan, trong khi hai tỷ lệ này ở các bà mẹ thành thị là 18,3% tức là cao gấp gần 4 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001 (bảng 3.4).

Do số con ít, nên sự chăm sóc của cộng đồng đối với bà mẹ và trẻ sơ sinh cũng được chú trọng hơn. Ở các hai địa bàn, các bà mẹ đều được bố trí sinh hoạt tại phòng riêng cùng với con, có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn. Đây cũng chính là lý do khiến tỷ lệ các bà mẹ hài lòng về điều kiện sinh hoạt ở hai địa bàn đều cao.


4.1.1.3. Người chăm sóc chính bà mẹ sau đẻ

Người chăm sóc các bà mẹ sau sinh trong nghiên cứu này được định nghĩa là những người tham gia và công việc chăm sóc cho bà mẹ và trẻ sơ sinh sau sinh dựa trên 4 nhóm tiêu chí được đặt ra ngay từ đầu nghiên cứu:

- chăm sóc sức khỏe, thể chất (phát hiện bệnh, đưa đi điều trị..),

- dinh dưỡng (nấu ăn, cho ăn, pha sữa),

- lao động, vận động (xoa bóp, masage, trông con để cho bà mẹ ngủ, chở bà mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng) và

- kế hoạch hóa gia đình (cung cấp các thông tin về biện pháp tránh

thai, hướng dẫn và tư vấn cho các bà mẹ mới có con lần đầu).

Những người thân trong gia đình như mẹ đẻ, mẹ chồng, chị em gái, họ hàng, người giúp việc tham gia trực tiếp vào quá trình chăm sóc. Tỷ lệ các bà


mẹ không có người giúp rất ít 0,5%, chứng tỏ công tác chăm sóc sau sinh là công việc chung của cộng đồng, được quan tâm bởi cộng đồng. Tuy nhiên, có thể vì nhiều người tham gia nên vai trò của người chồng lại khá mờ nhạt: chưa đến một nửa số người tham gia (44,3%). Điều này cũng có thể được giải thích vì quan niệm từ xưa cho rằng công việc chăm sóc sau sinh là của đàn bà, con gái, không phải việc của đàn ông.

Hơn nữa, khái niệm “giúp” trong phạm vi nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở tính chất khẳng định mối quan tâm (có giúp hay không giúp), mà chưa có điều kiện để làm rõ hơn về mức độ, bản chất và tính thường xuyên của nó. Ví dụ, người đàn ông trong suốt 10 ngày chỉ chở vợ một lần đi mua bỉm


4.1.1.4. Tiếp cận thông tin về CSSS của bà mẹ

Do địa bàn đều thuận lợi, gần thành phố lớn nên các bà mẹ thuộc hai địa điểm nghiên cứu đều tiếp cận dễ dàng với các nguồn thông tin. Sự khác biệt ở chỗ, các bà mẹ thành thị lấy thông tin từ hai nguồn chính là cán bộ y tế (46,5%) và Internet (46,2%) còn các bà mẹ ở nông thôn thì lấy từ nguồn mẹ đẻ (43,3%) và mẹ chồng (42,5%). Điều này có thể giải thích về sự khác biệt về cách sống tại hai khu vực. Khu vực thành thị, khả năng tiếp cận với nguồn y tế nhiều hơn, tỷ lệ các bà mẹ dùng Internet nhiều hơn ở nông thôn. Ngược lại, ở nông thôn, đặc điểm sống theo cộng đồng, làng xã hiện lên rất rõ. Ảnh hưởng của các thế hệ trước lên các thế hệ sau khá rõ. Do vậy, tính kinh nghiệm và tập quán trong kiến thức và thực hành chăm sóc sau sinh cũng thể hiện khá rõ ở nơi đây.

Với các thuận lợi về cơ sở vật chất, trình độ văn hóa, độ tuổi của bà mẹ,

điều kiện kinh tế và số con hạn chế, có thể thấy công tác chăm sóc sau sinh


hoàn toàn có thể được làm tốt tại cộng đồng nếu bà mẹ được hướng dẫn một cách hệ thống và khoa học.

Về mặt lý thuyết, dịch vụ chăm sóc sau sinh tại nhà trong hai tuần đầu tiên sau sinh hoàn toàn có đủ điều kiện để triển khai tại hai địa bàn nghiên cứu. Sự khác biệt hai bệnh viện được chọn về nơi cư trú (thành thị và nông thôn), quy mô cung cấp dịch vụ (tuyến trung ương và tuyến huyện), là những yếu tố giúp cho phần phân tích tính hiệu quả của dịch vụ thêm sâu sắc và có tính ứng dụng cao. Đây cũng chính là một điểm mới của đề tài, hiện chưa có nghiên cứu nào đề cập đến.

4.1.1.5. Tình trạng sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh

Có khoảng 10%-20% các bà mẹ gặp những vấn đề sức khỏe sau sinh. Các vấn đề về sức khỏe mà bà mẹ gặp phải trong thời kỳ sau sinh là đau, ra máu, nhiễm khuẩn và các vấn đề về tuyến vú. Điều này cũng tương đồng với những nghiên cứu trước đây của nhiều tác giả trên thế giới. Ví dụ, nghiên cứu của tác giả Kate J.Kerber nghiên cứu trên 1294 phụ nữ tại Ấn Độ năm 2007 thấy có 12,3% có gặp phải ít nhất 1 vấn đề về sức khỏe sau sinh. Tỷ lệ các bà mẹ bị đau bụng: 27,6%; mệt mỏi: 23,3%, sốt: 18,2%, và chảy máu hoặc ra sản dịch bất thường 8,8% [101].

Một số nghiên cứu của các tác giả khác cho thấy có nhiều bà mẹ có vấn đề về sức khỏe hơn nghiên cứu này. Ví dụ, nghiên cứu theo dõi dọc của tác giả Marie- Josephe và cộng sự năm 2000 trên 1236 bà mẹ tại Pháp và Italia cho thấy có hơn 40% các bà mẹ bị đau lưng và mệt mỏi sau sinh và liệt kê hơn 15 vấn đề sức khỏe mà bà mẹ có thể gặp [85]. Nghiên cứu của Gozum và cộng sự trên 112 bà mẹ tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2000 cho thấy có tới 71,4% các bà mẹ sau sinh có vấn đề về vú và 61,7% bị táo bón [98]. Khảo sát của Stephanie Brown


năm 1998 tại Úc trên 1336 bà mẹ cũng liệt kê 11 các vấn đề sức khỏe mà bà mẹ gặp phải trong thời kỳ sau sinh, trong đó 26,3% các bà mẹ cho biết giao hợp đau, và 24,6% các bà mẹ bị trĩ và 10,7% tiểu không tự chủ [97]. Có thể do thời gian nghiên cứu sau sinh trong nghiên cứu này chỉ là 10 ngày sau sinh nên mô tả về các vấn đề sức khỏe của bà mẹ chưa thật toàn diện như một số nghiên cứu đã tiến hành như đã nêu.

Tỷ lệ các bà mẹ nông thôn gặp nhiều vấn đề sức khỏe sau sinh hơn các bà mẹ thành thị (bảng 3.7). Lý do có thể giải thích cho sự khác biệt này là các bà mẹ nông thôn tiếp cận với thông tin về chăm sóc sau sinh, hoặc các dịch vụ về thăm khám sau sinh hạn chế hơn các bà mẹ ở thành thị.

Về sức khỏe tâm thần, phần lớn các bà mẹ đều có thay đổi tích cực về cảm xúc sau sinh. Có khoảng 39,4% các bà mẹ thấy mệt mỏi, 11,3% bị mất ngủ và 4,9% cảm thấy quá sức. Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu trên thế giới: tỷ lệ bà mẹ mất ngủ sau sinh chiếm tới từ 26,7% đến 80,4% [99], [90]. Tỷ lệ các bà mẹ trầm cảm chiếm từ 19,6% đến 86,6% [94]. Sự khác biệt về tỷ lệ được giải thích do thời điểm nghiên cứu sau sinh trong nghiên cứu này (10 ngày) ngắn hơn so với các nghiên cứu khác (sau 2 tháng) [83].

Các bà mẹ ở nông thôn chịu áp lực sau sinh nhiều hơn các bà mẹ thành thị. Có đến 17,3% các bà mẹ nông thôn bị mất ngủ, 7,7% thấy quá sức, và 2,85% thấy bực bội, tự trách bản thân. Có thể là do sự khác biệt trong cách sống. Ở nông thôn, tính cộng đồng, làng xã cao hơn, bà mẹ nông thôn chịu nhiều ảnh hưởng hơn từ các thành viên trong cộng đồng: gia đình, làng xã, họ hàng hơn các bà mẹ ở thành thị.

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí