Tình Hình Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Của Huyện

càng được hoàn thiện theo hướng hiện đại hóa. Do đó, vấn đề đầu tư kinh phí cho công tác này từ các nguồn kinh phí khác nhau là việc làm hết sức cần thiết.

- Cơ chế chính sách đối với đội ngũ giáo viên thể dục: Giáo dục thể chất là một trong các nội dung giáo dục toàn diện trong nhà trường. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên thể dục - những người trực tiếp tiến hành hoạt này phải chịu nhiều vất vả do đặc thù nghề nghiệp của như điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt. Chính vì thế, nếu có được các chính sách thỏa đáng đối với đội ngũ giáo viên thể dục sẽ góp phần nâng cao được chất lượng và hiệu quả của hoạt động GDTC trong các nhà trường.

- Sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục (nhà trường, gia đình và xã hội): Từ thực tiễn và lý luận giáo dục đã chỉ ra rằng, muốn tạo nên những thành quả giáo dục tốt nhất cho mỗi học sinh thì cần có sự phối kết hợp giữa 3 lực lượng giáo dục. Trong hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh cũng vậy, việc chăm sóc, bảo về và phát triển thể chất cho học sinh được thực hiện ở trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Vì vậy, sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục sẽ góp phần nâng cao chất lượng GDTC cho học sinhtrong các nhà trường.

- Tính khoa học và tính tiếp cận hiện đại của chương trình môn học GDTC: Chất lượng công tác quản lý hoạt động dạy học môn GDTC còn phụ thuộc vào việcđảm bảo tính khoa học và tính tiếp cận hiện đại của chương trình. Bởi lẽ chương trình và tài liệu môn học là một bản thiết kế cho trình độ phát triển thể chất của học sinh, trong đó mục tiêu yêu cầu đào tạo đã mô hình hoá các kiến thức và trình độ thể chất của học sinh sau khi hoàn thành môn học. Đồng thời chương trình cũng đã nêu lên các nội dung, phương pháp và phân bổ các nội dung và thời gian học tập trong các học kỳ, chỉ tiêu thi và kiểm tra… Chương trình và tài liệu mang tính khoa học tiếp cận hiện đại thì sẽ giúp cho các giáo viên thực hiện được các mô hình giáo dục, đảm bảo chất lượng dạy học môn GDTC. Ngược lại, nếu chương trình giáo dục lạc hậu sẽ ảnh hưởng xấu tới kết quả của công tác dạy học môn GDTC trong các nhà trường.

Tiểu kết chương 1


Nghiên cứu những vấn đề lí luận về quản lí hoạt động dạy học môn GDTC ở các trường THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay và rút ra được những kết luận sau:

Quản lý là nghề có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của các tổ chức, cơ sở và là một hiện tượng xã hội, trong bất kỳ một tổ chức nào thì hoạt động quản lý là tất yếu và cần thiết. Bản chất của quản lý là cách thức tổ chức, điều khiển của chủ thể quản lý đến

khách thể quản lý, nó bao hàm cả yếu tố khoa học, đồng thời mang tính nghệ thuật cao có tác động vào hệ thống, tổ chức vào từng thành tố của hệ thống bằng các phương pháp thích hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Qua nghiên cứu một số vấn đề lí luận, các khái niệm về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý dạy học GDTC, chất lượng, đánh giá chất lượng giáo dục... có thể nhận thấy: hoạt động dạy học có vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng, chất lượng hoạt động dạy học quyết định chất lượng hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Hoạt động dạy học là hoạt động trọng tâm trong một nhà trường, do đó quản lí hoạt động dạy học có ý nghĩa quan trọng quyết định chất lượng giáo dục của một trường học. Quản lí hoạt động dạy học là quá trình CBQL xác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ dạo, giám sát, kiểm tra hoạt động dạy của giáo viên và hoạt dộng học của học sinh nhằm đạt mục tiêu đề ra.

Quản lí hoạt động dạy học là việc chấp hành quy chế quy định, nội quy về về hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh đảm bảo cho các hoạt động đó được tiến hành tự giác có nề nếp, có chất lượng và đạt hiệu quả cao.

Hiệu trưởng quản lí hoạt động dạy học trong nhà trường là quản lí hoạt dộng dạy của thầy và hoạt động của trò với những nội dung cơ bản sau: Quản lí mục tiêu dạy học, quản chương trình dạy học, nội dung dạy học, hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và quản lí trang thiết bị, cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động dạy học.

Chất lượng hoạt động dạy học toàn diện của trường THCS được xác định thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá của cơ quan quản lý cấp trên, từ dó giúp nhà trường xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn, để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng các hoạt động dạy học và giáo dục.

Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và các nội dung cơ bản của hoạt động dạy học GDTC trong trường THCS, cũng như nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm GDTC cho học sinh và vai trò của dạy học GDTC đối với học sinh THCS. Làm sáng tỏ các điều kiện đảm bảo chất lượng giảng dạy môn GDTC ở THCS về vấn đề con người (Đội ngũ, học sinh, cán bộ quản lý); về cơ sở vật chất cho GDTC; về trình độ nắm vững các phương pháp và kỹ thuật dạy học, huấn luyện TDTT, về điều kiện kinh phí; về cơ chế quản lý.

Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các chủ thể quản lý, nội dung quản lý hoạt

động dạy học môn GDTC và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn GDTC cho học sinh THCS… Đây là những căn cứ để đề tài đề xuất nội dung khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý hoạt động dạy học môn GDTC ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới trong giai đoạn hiện nay.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LỤC NAM,TỈNH BẮC GIANG

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, dân cư của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

2.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên

Lục Nam là một huyện miền núi của Tỉnh Bắc Giang gồm 25 xã và 2 thị trấn, trong đó có 5 xã đặc biệt khó khăn; 6 xã khu vực II trong đó có 14 thôn, bản đặc biệt khó khăn, có tổng diện tích 597,15km2. Dân số khoảng 21,8 vạn người gồm 9 dân tộc chủ yếu sinh sống: Kinh, Tày, Nùng, Cao lan, Hoa, Sán dìu, Sán chí , Dao và Mường; trong đó người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 13%.Lục Nam có vị trí chiến lược trọng yếu, có nhiều đường giao thông lớn nối liền với các huyện, các tỉnh trong vùng; cụ thể: Quốc lộ 31, Quốc lộ 37; tỉnh lộ 293; tuyến đường sắt Hà Nội-Quảng Ninh và đường sông Lục Nam.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Trong những năm qua, đặc biệt năm2019 là năm có sự cố gắng vươn lên vượt bậc của các cấp chính quyền và nhân dân toàn huyện trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện lần thứ XXI, thực hiện kế hoạch 5 năm (2016 - 2020) và tiếp tục mở ra những thời cơ và thuận lợi mới cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nền kinh tế của huyện Lục Nam có những chuyển biến rõ rệt, cơ cấu nền kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực với mức tăng trưởng khá.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được ở trên, Lục Nam còn không ít những khó khăn thách thức đó là: Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp còn cao trong cơ cấu kinh tế; thu nhập bình quân đầu người thấp. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn tuy đã được tăng cường một bước song chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; chất lượng một số tuyến đường giao thông nông thôn còn kém, giao thông đi lại còn rất khó khăn. Các điều kiện phục vụ dạy và học, nâng cao chất lượng GD toàn diện còn nhiều bất cập, chất lượng GD văn hoá chưa đồng đều giữa các xã, các vùng trong huyện. Huyện xác định phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2020 là phải nằm trong chiến lược phát triển của tỉnh theo hướng bền vững kinh tế - văn hóa - xã hội. Chuyển đổi cơ cấu và thực hiện CNH, HĐH phù hợp điều kiện của huyện nhằm đưa huyện đứng vào loại khá trong tỉnh, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa Lục

Nam so với các huyện, thành phố mạnh của tỉnh, cùng với cả nước chủ động tham gia hội nhập kinh tế thế giới.

2.2. Khái quát về giáo dục THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

2.2.1. Tình hình giáo dục THCS

Hiện nay, huyện Lục Nam có 25 trường THCS và 6 trường có 2 cấp học (TH&THCS). Tính đến năm học 2019-2020 có tổng số lớp là 356, với 11.709 học sinh, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp trên số trẻ trong độ tuổi là 99,9%; tỷ lệ trẻ hoàn thành chương trình TH vào lớp 6 là 100%; tỷ lệ duy trì sĩ số là 99,96%.

Bảng 2.1. Tình hình phát triển tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang qua giai đoạn 2015-2020‌

Năm học

Quy mô

Trường

Lớp

CBQL, GV

HS

2015-2016

31

383

854

11.557

2016-2017

31

372

851

11.658

2017-2018

31

362

843

11.470

2018-2019

31

356

841

11.410

2019-2020

31

356

835

11.709

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang - 7

Số lớp, số học sinh giảm nhẹ dần (do giảm dân số tự nhiên): năm học 2015- 2016 có 383 lớp với 11.557 học sinh, đến năm học 2019-2020 có 356 lớp với 11709 học sinh (giảm 27 lớp, tăng 152 học sinh). Tỷ lệ huy động học sinh hoàn thành chương trình TH vào học lớp 6 được duy trì và đạt 100%. Qua số liệu ở 2 bảng trên ta thấy quy mô trường lớp các ngành học, cấp học của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang trong 5 năm qua cơ bản ổn định và đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trong huyện.

Quy mô cán bộ quản lý và giáo viên có xu hướng giảm, hàng năm quy mô GV, CBQL giảm từ 854 (năm học 2015-2016) xuống 835 người (năm học 2019-2020) do hiện nay các trường thực hiện tinh giản biên chế và đề án vị trí việc làm theo yêu cầu của ngành. Công tác đội ngũ luôn được quan tâm: số lượng cán bộ, GV đảm bảo đáp ứng theo quy định. Hàng năm, làm tốt công tác phát triển đảng trong các trường học, làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ,trong liên tục nhiều năm qua, đội ngũ GV các cấp học được cử đi học nâng cao trình độ. Đến nay, đội ngũ CBGV cơ bản đạt trình độ chuẩn trở lên.Nhìn chung quy mô phát triển trường lớp ổn định, phù hợp với tình hình thực tế của từng vùng, từng địa phương trên địa bàn toàn huyện.

2.2.2. Chất lượng giáo dục THCS

Kết quả đánh giá chất lượng giáo dục THCS được phản ánh qua kết quả học tập năm học của HS. Quy mô HS trường THCS xếp loại hạnh kiểm Khá, Tốt đạt 95,1%, tỷ lệ xếp loại Yếu 0,2%. Không có học sinh vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội. Xếp loại học lực Khá,Giỏi 51,89%. Tổ chức dạy nghề cho 3031 học sinh lớp 8 (đạt 100% số học sinh lớp 8). Có 21 trường tổ chức dạy tin học cho học sinh có 143 lớp 3.818 học sinh, đạt 33,2%. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 97,8%, huy động được 80,5% số học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT, bổ túc THPT các trường Trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề. 100% các xã và huyện đạt chuẩn phổ cập GD THCS từ năm 2003, đến nay duy trì đạt kết quả vững chắc chuẩn quốc gia về phổ cập GD THCS.

Bảng 2.2. Chất lượng GD đại trà cấp THCS phân loại theo học lực tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang‌


Năm học


T. số học sinh

Kết quả xếp loại học lực (tỷ lệ%)

Giỏi

Khá

Tr. bình

Yếu

Kém

2015-2016

11.557

10,66

42,51

41,26

5,25

0,26

2016-2017

11.470

9,89

41,37

42,92

5,65

0,16

2017-2018

11.410

10,4

43,5

41,5

4,4

0,1

2018-2019

11.709

9,98

43,86

41,09

4,89

0.18

Được quan tâm đầu tư đúng mức, vì vậy kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh ngày càng cao, huyện Lục Nam thường đứng ở tốp đầu trong các huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang. Qua các bảng trên ta thấy chất lượng GD trong 4 năm qua của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang ở các cấp học nói chung và cấp THCS nói riêng có chiều hướng phát triển tốt cả về chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà.

2.2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy môn Giáo dục thể chất của các nhà trường

Để khảo sát thực trạng về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên thể dục và tình hình thực hiện nhiệm vụ của các giáo viên thể dục ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đề tài tiến hành thu thập và phân tích một số số liệu thể hiện ở bảng 2.3:

Bảng 2.3. Số lượng và chất lượng giáo viên dạy GDTC ở các trường THCS huyện Lục Nam‌

Năm học

SLGV

Trình độ giáo viên

ĐH

2015-2016

58

40

18

2016-2017

57

40

17

2017-2018

57

42

15

2018-2019

57

44

13

Hiện nay, chất lượng giáo viên thể dục thì chưa đáp ứng được yêu cầu: Bình quân mỗi trường học chỉ có 1,8 giáo viên thể dục chuyên trách được đào tạo giáo viên GDTC. Trình độ GVTC nâng dần qua các năm học, năm 2015-2016 số lượng GVTC có trình độ cao đẳng 18, đến năm học 2018-2019 chỉ còn 13 người. Hàng năm, GVTC đã tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn trình độ. Ngoài ra, tại huyện vẫn còn có trường không có GVchuyên trách về GDTC như: TH&THCS Lục Sơn còn chưa có giáo viên chuyên trách về thể dục. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng GDTC cho HS THCS trong toàn huyện Lục Nam.

Bên cạnh đó, trong các năm học giai đoạn 2015 - 2019, tổng số các tiết học thể dục của các trường THCS huyện Lục Nam là 25.270 tiết/năm học. Như vậy, trong năm học 2018-2019, với 57 GV chuyên trách thì có thể đảm nhiệm được: 57 GV x 19 tiết/1 tuần x 35 tuần = 37.905 tiết/năm học. Vậy ta thấy số giáo viên GDTC của huyện Lục Nam hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu về đổi mới giảng dạy và tổ chức các hoạt động GDTC trong các nhà trường, chỉ có duy nhất 01 trường không có giáo viên chuyên trách. Trường không có GV chuyên trách thì GV kiêm nhiệm phải đảm nhận thêm từ 6 đến gần 10 tiết/ tuần.

Bảng 2.4. Quy mô khối lượng tiết dạy GDTC tại các trường THCS huyện Lục Nam giai đoạn 2015-2019‌

Năm học

Khối

lớp 6

Khối

lớp 7

Khối

lớp 8

Khối

lớp 9

Toàn

trường

2015-2016

6.350

6.270

6.350

6.210

25.180

2016-2017

6.320

6.250

6.300

6.200

25.070

2017-2018

6.370

6.300

6.340

6.210

25.220

2018-2019

6.370

6.300

6.370

6.230

25.270

2.3. Khái quát về khảo sát thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

2.3.1. Mục đích của khảo sát

- Đánh giá thực trạng dạy học môn GDTC tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Đánh giá thực trạng cách thức quản lý, nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về dạy học môn GDTC tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Đánh giá thực trạng sử dụng phương pháp dạy học môn GDTC tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới

- Đánh giá thực trạng việc sử dụng các hình thức dạy học dạy học môn GDTC tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Đánh giá thực trạng sử dụng phương tiện, thiết bị học tập trong dạy học môn GDTC tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Đánh giá thực trạng việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDTC tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Từ thực trạng đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học môn GDTC tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.

2.3.2. Đối tượng và mẫu khảo sát

Mẫu khảo sát được điều tra trong đề tài bao gồm lãnh đạo, chuyên viên Phòng giáo dục trung học - Giáo dục dân tộc Sở GD&ĐT Bắc Giang; lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang; cán bộ quản lý, giáo viên dạy môn GDTC cấp THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Xem tất cả 147 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí