DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng | Trang | |
4.1 | Xác suất kiểm tra sự thuần nhất về D1,3, Hvn, Dt giữa các ÔTC trong cùng một tuổi | 42 |
4.2. | Kết quả mô hình hoá quy luật phân bố N-D theo hàm Weibull | 43 |
4.3. | Kết quả mô hình hoá quy luật phân bố N-H theo hàm Weibull | 46 |
4.4. | Tổng hợp kết quả nghiên cứu chọn dạng liên hệ H/D | 49 |
4.5. | Tổng hợp các phương trình biểu thị quan hệ H/D dạng: H = a.Db ở | 50 |
các tuổi khác nhau | ||
4.6. | Các phương trình biểu thị quan hệ Dt/D1,3 dạng: Dt = a + b.D1,3 ở các tuổi khác nhau | 53 |
4.7. | Tổng hợp các tham số khi phân tích hồi quy và tương quan của các | 56 |
dạng hàm |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng các mô hình cấu trúc, sinh trưởng và hình dạng thân cây làm cơ sở đề xuất các phương pháp xác định trữ lượng, sản lượng cho lâm phần keo tai tượng Acacia mangium tại khu vực Hàm Yên – Tuyên Quang - 1
- Nghiên Cứu Quy Luật Quan Hệ Giữa Chiều Cao Với Đường Kính Thân Cây
- Nghiên Cứu Quy Luật Cấu Trúc Đường Kính Thân Cây Rừng (N-D1.3)
- Một Số Công Trình Nghiên Cứu Về Loài Keo Tai Tượng Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
2
4.8. Các phương trình biểu thị quan hệ f1,3/d1,3 dạng: f1,3 = a + b/d1,3 ở 62
các tuổi khác nhau
4.9. Các phương trình biểu thị quan hệ f1,3/d1,3,hvn dưới dạng: 64
2
f1,3 = a + b/d1,3 .hvn ở các tuổi khác nhau
4.10. Các phương trình biểu thị quan hệ hvnf1,3/hvn dưới dạng: 65
hvnf1,3 = a + b.hvn ở các tuổi khác nhau
4.11. Các phương trình biểu thị quan hệ hvnf1,3/d1,3 dưới dạng: 67
hvnf1,3 = a + b.ln(d1,3) ở các tuổi khác nhau
4.12. Một số chỉ tiêu thống kê của phương trình đường sinh thân cây 70
(chưa điều chỉnh hệ số)
4.13. Kết quả phân tích quan hệ D1,3/A theo các hàm sinh trưởng 75
4.14. Kết quả phân tích quan hệ Hvn/A theo các hàm sinh trưởng 77
4.15. Kết quả phân tích quan hệ V/A theo các hàm sinh trưởng 79
4.16. Kết quả phân tích quan hệ D1,3/A theo các hàm sinh trưởng 82
4.17. Kết quả phân tích quan hệ Hvn/A theo các hàm sinh trưởng 83
4.18. Kết quả phân tích quan hệ V/A theo các hàm sinh trưởng 84
4.19. Tuổi và giá trị cực đại của tăng trưởng thường xuyên hàng năm 92
(Zvmax) và tăng trưởng bình quân chung (∆vmax) của cây cá lẻ và lâm phần Keo tai tượng
DANH MỤC CÁC HÌNH | ||
TT | Tên hình | Trang |
4.1. | Các số liệu thô D1,3 ở năm trồng 1999 | 40 |
4.2. | Các số liệu thô Hvn ở năm trồng 1998 | 40 |
4.3. | Các số liệu thô Dt ở năm trồng 1997 | 41 |
4.4. | Sự phù hợp giữa phân bố N-D thực nghiệm với phân bố lý thuyết theo hàm Weibull | 45 |
4.5. | Sự phù hợp giữa phân bố N-H thực nghiệm với phân bố lý thuyết theo hàm Weibull | 47 |
4.6. | Biểu đồ tương quan H/D ở các tuổi 4, 6, 8, 10 theo dạng phương trình (3.4) được chọn | 51 |
4.7. | Xu hướng biến đổi của tương quan H/D ở các tuổi 4, 6, 8, 10, 11 theo phương trình (3.4) được chọn | 52 |
4.8. | Biểu đồ tương quan Dt/D1,3 ở các tuổi 4, 6, 8, 10 | 54 |
4.9. | Biểu đồ biểu diễn mối quan hệ giữa Vcv và Vkv | 58 |
4.10. | Biểu đồ biểu diễn mối quan hệ giữa Dcv và Dkv | 61 |
4.11. | Đồ thị đường sinh thân cây thực nghiệm và đường lý thuyết bậc 5 cây cả vỏ | 71 |
4.12. | Đồ thị đường sinh thân cây thực nghiệm và đường lý thuyết bậc 5 cây không vỏ | 72 |
4.13. | Đồ thị đường sinh thân cây lý thuyết bậc 5 cây có vỏ và cây không vỏ | 72 |
4.14. | Sinh trưởng đường kính cây keo tai tượng bình quân theo hàm Gompertz | 76 |
4.15. Sinh trưởng chiều cao cây Keo tai tượng bình quân theo hàm 78
Gompertz
4.16. Sinh trưởng thể tích cây Keo tai tượng bình quân theo hàm 80
Gompertz
4.17. Sinh trưởng đường kính lâm phần Keo tai tượng theo hàm 82
Schumacher
4.18. Sinh trưởng chiều cao lâm phần Keo tai tượng theo hàm 83
Schumacher
4.19. Sinh trưởng thể tích lâm phần Keo tai tượng theo hàm 85
Gompertz
4.20. Đường tăng trưởng thể tích cây cá lẻ và lâm phần Keo tai tượng 93
ĐẶT VẤN ĐỀ
Keo tai tượng (Acacia mangium) thuộc bộ đậu, họ phụ trinh nữ, là loài cây gỗ nhỡ, mọc nhanh, có giá trị về nhiều mặt trong nền kinh tế quốc dân cũng như trong khoa học, đời sống và quốc phòng. Đây là loài có khả năng thích ứng rộng, kể cả những điều kiện không phù hợp như đồi trọc, đất bị thoái hoá, là loài cây cải tạo đất và cải tạo không gian dinh dưỡng cho khu rừng. Với những ưu điểm trên, Keo tai tượng được trồng khắp ở các tỉnh phía Bắc nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc trong dự án 5 triệu ha rừng đã được Quốc hội khoá X thông qua tại kỳ họp thứ 2, trong đó có tỉnh Tuyên Quang. Theo kết quả điều tra chuyên đề năm 2003: “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng và khả năng cung cấp nguyên liệu giấy từ rừng hiện có của tỉnh Tuyên Quang” thì Tuyên Quang có diện tích trồng keo là 32088 ha chiếm trên 45% diện tích rừng trồng của cả tỉnh. Đây là nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu cho công nghiệp giấy, công nghiệp chế biến ván sàn, ván dăm, ngoài ra nó còn góp phần giải quyết một phần nhu cầu gỗ củi ở địa phương.
Chính do những đặc điểm và những công dụng nói trên mà Keo tai tượng được coi là cây đa tác dụng điển hình. Cây Keo tai tượng xứng đáng được chọn là cây trồng chính trong cơ cấu cây lâm nghiệp trong chiến lược trồng rừng ở nước ta nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Cũng chính vì thế mà cây Keo tai tượng trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học Lâm nghiệp. Lĩnh vực nghiên cứu rất phong phú, từ khâu khảo nghiệm xuất xứ, chọn giống, đất gây trồng cho đến các biện pháp lâm sinh, điều tra, sản lượng.
Nghiên cứu sinh trưởng cũng như tìm hiểu quy luật kết cấu lâm phần không ngoài mục đích xây dựng phương pháp dự đoán trữ, sản lượng rừng, tạo tiền đề cho công tác quy hoạch điều chế rừng, và đánh giá hiệu quả của các phương thức kỹ thuật lâm sinh. Sinh trưởng và sản lượng rừng có mối
quan hệ mật thiết với hoàn cảnh sinh thái cũng như biện pháp tác động của con người. Vì vậy, mỗi loài cây đặc biệt là những loài đã được trồng tập trung trên quy mô lớn, cần phải nghiên cứu và phân tích mối quan hệ đó trên cơ sở định lượng bằng các mô hình toán học, làm căn cứ xác định và dự đoán các chỉ tiêu sản lượng rừng.
Tại khu vực Hàm Yên - Tuyên Quang, Keo tai tượng được trồng với số lượng lớn và chúng sinh trưởng đặc biệt tốt so với các vùng khác ở miền Bắc Việt Nam. Đã có nhiều nghiên cứu về Keo tai tượng cho khu vực này trong đó phải kể đến các nghiên cứu của Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ tập trung sâu vào khía cạnh giống và kỹ thuật lâm sinh (như: tạo cây con, kỹ thuật trồng, chăm sóc…). Những nghiên cứu liên quan đến điều tra, sản lượng còn rất hạn chế, chưa được nghiên cứu sâu cho khu vực này, đây là yêu cầu cần thiết khi sản xuất kinh doanh bất cứ loài cây trồng nào.
Đặc biệt trong công tác điều tra rừng việc ứng dụng các mô hình cấu trúc, sinh trưởng để xác định nhanh trữ lượng và sản lượng rừng ít được quan tâm và chưa được ứng dụng rộng rãi. Với loài Keo tai tượng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang chưa được tác giả nào đề cập tới.
Đề tài: “Xây dựng các mô hình cấu trúc, sinh trưởng và hình dạng thân cây làm cơ sở đề xuất các phương pháp xác định trữ lượng, sản lượng cho lâm phần Keo tai tượng (Acacia mangium) tại khu vực Hàm Yên – Tuyên Quang” được lựa chọn nghiên cứu và có thể xem là một công trình nhỏ góp phần khắc phục tồn tại trên.
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về các mô hình cấu trúc, sinh trưởng và hình dạng thân cây rừng làm cơ sở khoa học nhằm phục vụ công tác điều tra, kinh doanh rừng hiệu quả. Rất nhiều tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu lĩnh vực này cho các đối tượng, bằng các phương pháp khác nhau và nhằm các mục đích khác nhau. Vì vậy, trong khuôn khổ một đề tài thạc sỹ, tác giả chỉ khái quát một số công trình tiêu biểu trong và ngoài nước có liên quan tới nội dung nghiên cứu của đề tài để làm cơ sở định hướng cho việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu.
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu quy luật cấu trúc lâm phần
1.1.1.1. Nghiên cứu định quy luật cấu trúc đường kính thân cây rừng (N-D1.3)
Qui luật phân bố số cây theo cỡ kính (N-D) là một trong các qui luật quan trọng nhất của cấu trúc rừng và cho đến nay đã được nghiên cứu khá đầy đủ. Qui luật phân bố số cây theo cỡ đường kính được biểu thị khác nhau như phân bố thực nghiệm N-D, phân bố số cây theo cỡ tự nhiên,... và bằng phương pháp biểu đồ hay bằng phương pháp mô hình hoá... Để nghiên cứu mô tả qui luật này, hầu hết các tác giả đã dùng phương pháp giải tích, tìm các phương trình toán học dưới nhiều dạng phân bố xác suất khác nhau. Những tác giả sau đây là những người đầu tiên xây dựng quy luật này: Veize (1880), Vimmenauer (1890, 1918), Shiffel (1898, 1899, 1902), Tretchiakov (1921,
1927, 1934, 1965), J.Tuirin (1923, 1927, 1931, 1945), Moiseenko (1930,
1958), Anoutchin (1931, 1936, 1954), Moiseev (1966, 1969, 1971), Prodan
(1961, 1965) (theo Nguyễn Thị Hải Yến (2002) [32]).
Các hàm số thường được sử dụng để tiếp cận các dãy phân bố kinh nghiệm của số cây theo đường kính được các nhà khoa học sử dụng như:
- Beta:
+ Bennet, F.A (1969) [33]), dùng phân bố Bêta và xác định các đại lượng đường kính nhỏ nhất (dm) và đường kính lớn nhất (dM) thông qua phương trình tương quan kép với mật độ (N), tuổi (A) và cấp đất (S) như sau:
dm = a0 + a1.logN + a2.A.N + a3.logN (1.1) dM = a0 + a1.N + a2.logN + a3.A.S + a4.A.N (1.2)
+ Burkhart, H., Strub, U. (1973) [34], tính toán các tham số dm, dM, và
của phân bố Bêta theo các dạng phương trình:
dm = a0 + a1.h0 + a2.A.N + a3. h0 (1.3)
N
dM = a0 + a1.h0 + a2.A.N + a3. h0 (1.4)
N
= a0 + a1. A + a2.A.h0 (1.5)
N
= a0 + a1.
A + a2.N.h0 (1.6)
N
Với: h0 là chiều cao tầng trội, A là tuổi và N là mật độ lâm phần.
Kennel, R (1971), xác định các đại lượng dm, dM, và N thông qua quan hệ trực tiếp với tuổi theo dạng phương trình:
dm = a0 + a1.A + a2.A2 (1.7)
dM = a0 + a1.A + a2.A2 (1.8)
(a a1a2)
(1.9)
- Gamma:
N = e
0 A A2