Việc làm ở nông thôn Việt Nam hiện nay - 12

đại, sơ chế và tinh chế, quy mô vừa và nhỏ với quy mô lớn, có sự tham gia của các thành phần kinh tế.

Thứ năm, Nhà nước hỗ trợ nâng cao hệ thống đào tạo kỹ thuật, tay nghề cho thanh niên nông thôn với hình thức đào tạo tại chỗ, đào tạo tại các trung tâm dạy nghề của tỉnh, huyện, dạy kèm và tự trang trải. Tổ chức các khoá đào tạo tay nghề cho các chủ doanh nghiệp, chủ hộ dưới hình thức cùng chia xẻ kinh phí, coi đây là một trong những khoản đầu tư cơ bản, dài hạn như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cứng ở nông thôn. Đông thời, mở rộng khả năng cho khu vực tư nhân tham gia nhiều hơn vào cung cấp các dịch vụ công như điện, nước, dịch vụ xã hội, thông qua đó giải quyết một phần việc làm cho lao động xã hội và hưởng lợi từ chính sách Nhà nước.v.v. Để thực hiện theo định hướng này cần có khung khổ pháp lý thích hợp để họ tham gia trực tiếp hoặc thầu lại, hợp đồng lại...

* Chính sách tạo môi trường thể chế và môi trường pháp lý về lao động

Cùng với quá trình sửa đổi Bộ luật Lao động, cần tiếp tục cụ thể hoá và thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động đảm bảo quyền tự do di chuyển và tự do tìm việc làm của người lao động, không phụ thuộc vào các quy định hành chính và nơi cư trú.

Cân bằng hơn lợi ích chính đáng của các bên tham gia lao động: người lao động, người chủ sử dụng lao động và Nhà nước.

Mở rộng phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Lao động.

Khuyến khích việc thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng lao động, trả lương theo hợp đồng đã ký giữa người lao động và người sử dụng lao động.

* Một số chính sách xã hội

Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho các chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình ở nông thôn. Giữ vững và giảm mạnh hơn nữa tỷ lệ sinh đẻ ở nông thôn bằng nhiều biện pháp giáo dục và kinh tế. Tăng cường các biện pháp tăng cường, giải thích và thuyết phục về lợi ích trước mắt và lâu dài

của chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình đến từng người dân. Đặc biệt, về dài hạn vẫn phải tiếp tục đẩy mạnh công tác hướng dẫn sinh đẻ có kế hoạch, đ chú trọng vùng đông dân như vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long. Ở các vùng này cần có quy chế thông nhất giữa các địa phương và hạn chế sinh đẻ, có thể một gia đình chỉ có một đứa con.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

- Triển khai rộng rãi và thiết thực các chương trình XĐGN ở các vùng nông thôn trên cơ sở Nhà nước, các cấp tỉnh, huyện phải tiến hành khảo sát, nắm bắt và đánh giá tình trạng đói nghèo hiện nay ở từng vùng, làm rõ các nguyên nhân đói nghèo và những kinh nghiệm tốt của các hộ tự vượt đói nghèo và những yếu tố dẫn đến tái nghèo của một bộ phận hộ nông dân. Phát trển rộng rãi các kinh nghiệm hay cũng như chưa tốt để phổ biến rộng rãi cho các hộ nông dân khác cùng học tập và đề ra các biện pháp có hiệu quả vào công tác XĐGN ở từng địa phương.

- Thực hiện chính sách phân bố lại lao động ở nông thôn và xuất khẩu lao động. Thay đổi chính sách đầu tư theo hướng khai thác các vùng còn tiềm năng đất đai, trên cơ sở đó thực hiện phân bố lại nguồn lao động, dân cư và giải quyết việc làm. Hiện nay, vùng phía Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, ven biển, hải đảo có tiềm năng lớn nhưng vẫn chưa được khai thác triệt để. Nhà nước cần phải có những chính sách đầu tư, khai hoang, lấn biển, trồng rừng kết hợp di dân, định canh định cư đồng bào dân tộc ít người.

Việc làm ở nông thôn Việt Nam hiện nay - 12

Vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ làm thuỷ lợi. Khi mà cơ sở hạ tầng về thuỷ lợi, đường xá, điện nước ở đây đã được nâng cấp thì người dân sẽ di chuyển đến khai thác, tuy nhiên cũng phải có những chương trình và dự án cụ thể để hướng người dân khai thác theo một quy hoạch thống nhất.

Tiếp tục đổi mới phương thức di dân xây dựng các vùng kinh tế mới theo các chương trình, dự án quốc gia, vùng và địa phương có sự tính toán, chủ động chuẩn bị các điều kiện hạ tầng ở nơi mới, đảm bảo cho người lao động khi đến có thể phát triển sản xuất ngay. Có hai phương thức thực hiện:

Một là Nhà nước tập trung vào một vài chương trình trọng điểm theo dự án Quốc gia tại những vùng đang cần sự đầu tư và nguồn nhân lực lớn; Hai là cần có quy hoạch cụ thể để dân tự đến khai thác theo kế hoạch và chỉ dẫn của chính quyền địa phương bằng vốn tự có như ở các vùng Tây nguyên và Đông nam bộ. Tuy nhiên các chương trình di dân phải nằm trong tổng thể chương trình phát triển kinh tế xã hội của vùng, có đầu tư một phần từ ngân sách Nhà nước và huy động vốn trong dân và các thành phần kinh tế cũng như nguồn vốn của nước ngoài và các tổ chức quốc tế. Khuyến khích các cá nhân và tổ chức có vốn và nhan lực đến đầu tư khai thác ở các vùng này, từ đó thu hút lao động ở chính địa phương của họ và cả ở các địa phương khác.

Nhà nước có thể giao và bảo vệ quyền sử dụng đất lâu dài cho người tự bỏ vốn khai hoang vùng đất mới. Thực hiện chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất cho người dân đến khai thác và sản xuất tại các vùng đất đồi, rừng, vùng kinh tế mới. Tạo các nguồn vốn dài hạn cho các hộ gia đình đi xây dựng vùng kinh tế mới và lập quỹ tín dụng, hỗ trợ vốn vay đến tận địa phương có người dân di cư đến.

Ban hành chính sách khuyến khích lao động đã qua đào tạo đến làm việc tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Bổ sung một số quy định trong quy chế tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng được đào tạo bằng kinh phí Nhà nước, về nghĩa vụ phục vụ theo một số thời gian nhất định tại các vùng khó khăn theo yêu cầu của Nhà nước, sau khi tốt nghiệp.

Đưa lao động nông thôn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là hướng quan trọng trong chiến lược giải quyết việc làm ở nông thôn. Nó vừa tạo ra nguồn thu ngoại tệ mạnh để đầu tư phát triển kinh tế nông thôn, vừa đảm bảo mục tiêu giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động ở nông thôn, vì vậy cần được tiếp tục mở rộng. Tuy nhiên, để thực hiện chính sách xuất khẩu lao động có hiệu quả Nhà nước cần có những chính sách đổi mới theo hướng đa dạng hoá phương thức đưa lao động nông thôn đi làm việc có thời hạn ở nước

ngoài theo tinh thần nghị định 152/CP có hiệu lực từ ngày 5/10/1999. Tạo ra cơ chế thích hợp để nhiều người lao động nghèo có thể tiếp cận được chương trình xuất khâủ lao động của Nhà nước. Nên mở rộng địa bàn sang tất cả các nước có nhu cầu sử dụng lao động của Việt Nam. Bổ sung, hoàn thiện các chính sách, chế độ có liên quan đến lợi ích của người lao động. Kết hợp chặt chẽ lợi ích với trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức tham gia xuất khẩu lao động theo nghị định 152/CP và của bản thân người lao động làm việc ở nước ngoài. Cần chuẩn bị tốt cho họ về mọi mặt trước khi ra nước ngoài làm việc như kiến thức văn hoá, trình độ tay nghề, hiểu biết tối thiểu về văn hoá, luật pháp, cách thức ứng xử, quan hệ với người nước ngoài... quyền lợi và trách nhiệm của họ đối với Nhà nước.

3.3.7. Xây dựng, phát triển thị trường lao động


Thị trường lao động có vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm và phát triển nguồn nhân lực. Bởi vậy, xây dựng thị trường lao động sẽ trực tiếp tác động đến lao động-việc làm ở nông thôn.

Ở các nước đang phát triển và ở Việt Nam, thị trường lao động chưa phát triển và hiện vẫn đang bị chia cắt thành 3 khu vực: khu vực thành thị chính thức, khu vực thành thị không chính thức, khu vực nông thôn. Sự chia cắt của thị trường lao động làm cho tính cơ động của lao động bị hạn chế. Điều đó dẫn đến hai hậu quả: một là, ngăn cản việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực; hai là, khả năng tạo việc làm bị hạn chế. Trong khi ở một số địa phương tình trạng thất nghiệp khá trầm trọng thì ở một số địa phương khác lại thấp hơn nhiều.

Đồng bằng sông Hồng với trung tâm là Hà Nội có tỷ lệ thất nghiệp khá cao. Trong khi đó, Tây Bắc, Tây Nguyên, Miền Đông Nam Bộ và các thành phố lớn là Đà Nẵng, Đồng Nai có tỷ lệ thất nghiệp tương đối thấp. Do đó, phát triển thị trường lao động trước hết phải là xoá bỏ mọi rào cản giữa 3 khu vực, xây dựng thị trường lao động quốc gia thống nhất. Để xoá bỏ những rào cản này, một mặt, những quy định mang tính chất hành chính cấm đoán hoặc hạn chế việc di chuyển tìm kiếm việc làm của người dân giữa các vùng, địa phương cần được xoá bỏ. Nếu cần điều tiết thì chỉ nên sử dụng các công cụ gián tiếp và cũng chỉ nên điều tiết ở mức độ nhất định. Mặt khác, phải ứng xử

với người lao động theo đúng các nguyên tắc của cơ chế thị trường. Trong cơ chế thị trường, sức lao động là hàng hoá và tiền lương là giá cả của hàng hoá này. Ngay những người lao động làm việc trong khu vực kinh tế Nhà nước cũng cần trả lương theo nguyên tắc đó, cần được cơ chế thị trường sàng lọc.

Phát triển thị trường lao động đòi hỏi Nhà nước phải tác động để ổn định cung về lao động. Thực chất đó là các chính sách ổn định dân số. Trong những năm qua, nhờ các chính sách về dân số, tốc độ tăng dân số của nước ta đã giảm đáng kể. Thời kỳ 1960 - 1989, tốc độ tăng dân số nước ta ở mức trên 3%/ năm; thời kỳ 1989 - 1999 :1,86% / năm. Theo dự báo, đến năm 2010, dân số nước ta sẽ ở mức 88,3 - 89,0 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên sẽ giảm dần từ 1,7% năm 1999 xuống 1,1% vào năm 2010. Mức gia tăng dân số hàng năm cũng sẽ giảm dần, từ 1,2 triệu người vào năm 2000 xuống còn 1 triệu người vào năm 2010. Số người đến tuổi lao động hàng năm cũng giảm dần, từ 1,78 triệu người vào năm xuống còn 1,66 triệu người vào năm 2010 [21]. Như vậy, trong những năm tới cung về lao động vẫn còn ở mức cao. Trong dài hạn, ổn định dân số vẫn cần được coi là một nội dung của chiến lợc phát triển. Để ổn định dân số cần phải:

- Tập trung các nguồn lực nhằm giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử. Hiện nay, do trình độ dân trí thấp, do phong tục tập quán lạc hậu, tỷ lệ sinh ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn khá cao. Do đó, cần có các chính sách, tập trung các nguồn lực và đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để giảm tỷ lệ sinh ở vùng nông thôn, vùng nghèo, lạc hậu.

- Thực hiện chính sách di dân và kiểm soát việc di chuyển dân c một cách hiệu quả. Trong cơ chế thị trường, các chính sách này nên thực hiện bằng các công cụ gián tiếp: tạo việc làm, nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần ở những vùng có số dân xuất c đông...

Để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, tạo việc làm cho người lao động, phát triển nguồn nhân lực là nội dung quan trọng. Để phát triển nguồn nhân lực cần phải:

- Nâng cao chất lượng và định hướng thị trường của hệ thống giáo dục đào tạo. Để nâng cao chất lợng nguồn nhân lực, cần đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, sớm đạt trình độ khu vực và từng bước tiếp cận với trình độ thế giới. Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy phải xuất phát từ yêu cầu của thị trường lao động.

- Trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước có vai trò quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực. Nhà nước cần có định hư- ớng dài hạn cho sự phát triển giáo dục-đào tạo, huy động các nguồn lực đầu t- ư cho giáo dục-đào tạo, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục-đào tạo...

- Nâng cao sức khoẻ thể lực cho người lao động bằng việc phát triển y tế; thể dục, thể thao; cải thiện điều kiện dinh dưỡng và môi trường...

Phát triển thị trường lao động đòi hỏi Nhà nước phải tác động nhằm tăng cầu về lao động. Để tăng cầu về lao động, Nhà nước cần thực hiện các chính sách sau:

Thứ nhất, khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Nhờ cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, từ năm 1986 trở lại đây số lợng các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tăng nhanh. Năm 1991, số lượng các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH và công ty cổ phần là 414 doanh nghiệp thì đến năm 1992 là 5198 doanh nghiệp và đến năm 1998 là 26.021 doanh nghiệp. Sau khi có Luật doanh nghiệp, chỉ riêng năm 2000, số lượng doanh nghiệp mới được thành lập theo đăng ký là 13.500 doanh nghiệp, gấp 5 lần số lượng doanh nghiệp được thành lập trong năm 1999 [36]. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng có sự tăng trưởng đáng kể.

Nhờ sự phát triển của các thành phần kinh tế này, một bộ phận đáng kể lao động đã có việc làm. Điều đáng chú ý là tất cả các thành phần kinh tế đều có đóng góp trong tạo việc làm cho người lao động..

Như vậy, phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được coi là giải pháp quan trọng tác động đến lao động-việc làm trong phạm vi cả nước, trong đó có nông thôn. Do đó, chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần cần được thực hiện nhất quán và lâu dài.

Thứ hai, kết hợp phát triển các ngành kinh tế hiện đại với các ngành truyền thống. Những ngành kinh tế hiện đại như công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học... có vai trò rất quan trọng với tương lai của nền kinh tế. Do đó, phát triển những ngành này là tất yếu. Tuy nhiên, trình độ công nghệ càng cao, cầu việc làm càng giảm. Bởi vậy, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, việc phát triển những ngành này gây khó khăn không nhỏ trong giải quyết việc làm cho người lao động. Trong khi đó, các ngành truyền thống như nông nghiệp, dệt may, giày dép... lại có khả năng rất lớn

trong tạo việc làm. Do đó, kết hợp phát triển các ngành kinh tế hiện đại với các ngành truyền thống là cần thiết trong điều kiện hiện nay.

Thứ ba, tiếp tục cải cách kinh tế Nhà nước theo hướng thị trường. Ở nước ta, cải cách kinh tế Nhà nước vừa phải nhằm mục tiêu thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa phải tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm thúc đẩy tăng trởng kinh tế, tạo việc làm. Vì nhiều lý do, hiện nay kinh tế Nhà nước chưa thể là khu vực đóng góp chủ yếu trong tạo việc làm. Tuy nhiên, việc cải cách kinh tế Nhà nước theo hướng thị trường có ý nghĩa quan trọng trong tạo môi trường cho các khu vực kinh tế khác phát triển, từ đó tác động đến khu vực kinh tế nông thôn.

Thứ tư, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Trong điều kiện nền kinh tế mở, hội nhập khu vực và thế giới, xuất khẩu lao động có ý nghĩa đáng kể tăng cầu về lao động.

Thứ năm, đẩy mạnh xây dựng và thực hiện các chương trình quốc gia về giải quyết việc làm.

KẾT LUẬN


Giải quyết việc làm cho người lao động là một vấn đề có ý nghĩa kinh tế- xã hội hết sức quan trọng. Đó là điều kiện đảm bảo sự ổn định kinh tế - xã hội và phát triển của các quốc gia.

Trong thời kỳ hiện nay ở nước ta, thực trạng lao động việc làm ở nông thôn đang đặt ra những vấn đề bức xúc cần được giải quyết. Tình hình thất nghiệp và thiếu việc là đang là lực cản theo chiều hướng bất lợi và luôn ở mức cao, ảnh hưởng không tốt đến việc phát triển kinh tế nông thôn.

Trong những năm qua, nhà nước ta đã có nhiều chính sách tác động đến lao động và giải quyết việc làm ở nông thôn. Những thành tựu đạt được là rất đáng kể và góp phần quan trọng vào phát triển nông thôn, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Tuy nhiên, giải quyết việc làm đang đứng trước những thách thức lớn về bối cảnh kinh tế, xã hội, về chất lượng lao động, cơ cấu đào tạo cũng như phân bố lao động theo ngành và theo vùng lãnh thổ, về tình trạng di dân tìm kiếm việc làm đang diễn ra ở nông thôn trong cả nước.

Giải quyết việc làm không chỉ có ý nghĩa tạo việc làm thuần tuý mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Vì vậy, phải coi vấn đề giải quyết việc làm là công việc của toàn Đảng, toàn dân, phải được đổi mới cơ bản về nhận thức, về cơ chế pháp luật, chính sách và trong tổ chức thực hiện ở các cấp, các ngành và toàn thể xã hội để đem lại cuộc sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2024