3.4.4. Các bước tiến hành 93
3.4.5. Cách xử lý kết quả khảo nghiệm 93
3.4.6. Kết quả khảo nghiệm 94
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 98
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 99
1. Kết luận 99
2. Khuyến nghị 100
2.1. Với Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên 100
2.2. Với trường THPT 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên - 1
- Các Nghiên Cứu Về Dạy Học Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Của Người Học
- Hình Thức Dạy Học Môn Địa Lí Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Trường Thpt
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
PHỤ LỤC 106
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBQL : Cán bộ quản lý CNXH : Chủ nghĩa xã hội ĐHSP : Đại học sư phạm ĐHTN : Đại học Thái Nguyên ĐTB : Điểm trung bình
GD : Giáo dục
GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo GDCD : Giáo dục công dân GV : Giáo viên
HS : Học sinh
KT-XH : Kinh tế - Xã hội SGK : Sách giáo khoa
TB : Trung bình
THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số liệu cán bộ quản lí, giáo viên Địa lí các trường THPT trên
địa bàn huyện Kim Động năm 2019 - 2020 42
Bảng 2.2: Thực trạng kết quả học tập môn Địa lí của học sinh THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên 42
Bảng 2.3. Nhận thức của CBQL, GV về yêu cầu của dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 45
Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL, GV về đặc điểm của môn Địa lí theo
định hướng phát triển năng lực học sinh 47
Bảng 2.5. Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng thực hiện mục tiêu dạy
học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh 50
Bảng 2.6.Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng thực hiện nội dung dạy học
môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh 53
Bảng 2.7.Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng phương pháp dạy học môn
Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh 55
Bảng 2.8.Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng hình thức dạy học môn Địa
lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh 56
Bảng 2.9.Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng đánh giá kết quả học tập
môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh 58
Bảng 2.10.Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát
triển năng lực học sinh 60
Bảng 2.11.Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng lập lập kế hoạch dạy học
Địa lí của tổ chuyên môn định hướng phát triển năng lực HS 62
Bảng 2.12.Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực
học sinh 63
Bảng 2.13.Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng chỉ đạo hoạt động dạy học
môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh 65
Bảng 2.14.Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển
năng lực học sinh 67
Bảng 2.15.Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát
triển năng lực học sinh 69
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lí 94
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 95
Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ... 96
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay xu thế phát triển kinh tế thế giới, nhu cầu hội nhập và phát triển là một nhu cầu tất yếu. Không chỉ ở Việt Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục trong phát triển kinh tế đất nước. Do đó Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 xác định rõ mục tiêu chiến lược của giáo dục Việt Nam là tập trung nâng cao chất lượng toàn diện, phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo lợi thế trong cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế; nhấn mạnh đến việc “dạy người”, đồng thời với “dạy chữ” và “dạy nghề”...; xác định nhiều giải pháp quan trọng về đổi mới quản lí giáo dục; phát triển nhân lực ngành giáo dục; tiếp tục đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học và đánh giá chất lượng giáo dục...[5]
Trong các nhà trường nói chung, trường THPT nói tiêng, dạy học là hoạt động cơ bản, không ngừng tìm kiếm các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học là vừa là nhiệm vụ trọng tâm vừa là quá trình tạo dựng thương hiệu của nhà trường. Để nâng cao chất lượng dạy học, vai trò quản lý của hiệu trưởng đặc biệt quan trọng, nhất là trong bối cảnh đổi mới giáo dục từ cách tiếp cận nội dung chuyển sang tiếp cận theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Hiệu trưởng phải có sự thay đổi về cách thức quản lý hoạt động dạy học nói chung, quản lý dạy học môn học nói riêng theo định hướng mới.
Môn Địa lí vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lí kinh tế - xã hội) vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Địa lí tự nhiên), giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản về khoa học địa lí, các ngành nghề có liên quan đến địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống; đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi đã được hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo cơ sở vững chắc giúp học sinh tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan.
Chương trình môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực xác định rõ các phẩm chất và năng lực có thể hình thành, phát triển qua môn học. Một mặt, chương trình căn cứ vào các yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi làm cơ sở và điểm xuất phát để lựa chọn các nội dung giáo dục; mặt khác, chương trình hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi cho học sinh thông qua việc hướng dẫn học sinh tiếp thu và vận dụng nội dung giáo dục của môn học vào thực tiễn.Chương trình được xây dựng theo hướng khái quát, không quá chi tiết, tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên các trường chủ động, sáng tạo thực hiện chương trình trong điều kiện khoa học, công nghệ và xã hội liên tục phát triển thường xuyên đặt ra những yêu cầu mới cho giáo dục.
Trong bối cảnh hiện nay, cần điều chỉnh hoạt động dạy học môn Địa lý theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng tiếp cận phát triển năng lực học sinh để chuẩn bị về tâm thế và điều kiện cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới cấp THPT vào năm 2022.
Từ những vấn đề nêu trên, với kinh nghiệm thực tế giảng dạy và quản lí của bản thân kết hợp với những kiến thức khoa học quản lí được trang bị trong khoá học thạc sỹ quản lí giáo dục, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn Địa lí ở các trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
4. Giả thuyết khoa học
Chất lượng và hiệu quả dạy học môn Địa lí ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên phụ thuộc một phần vào các yếu tố quản lí nhà trường, nếu đề xuất được các biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí mang tính khoa học, đồng bộ phù hợp với thực tế dạy học môn Địa lí ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng dạy học môn Địa lí ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên nói riêng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung
Tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lí của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học môn Địa lí ở trường THPT.
6.2. Khách thể điều tra
Quá trình nghiên cứu thực tiễn tại 4 trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên với 10 cán bộ quản lí, 3 tổ trưởng bộ môn, 3 trưởng nhóm và 10 giáo viên.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Sử dụng phương pháp tổng hợp, hệ thống hoá, phân tích tài liệu; phương pháp lịch sử.Chúng tôi nghiên cứu các văn bản về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT; các công trình khoa học về khoa học giáo dục, khoa học quản lý giáo dục; các văn bản pháp luật hiện hành về GD&ĐT; Điều lệ, nội qui, qui chế trong Giáo dục - Đào tạo để tổng quan cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra bằng bảng hỏi: Phiếu trưng cầu gồm các câu hỏi đóng/mở về vấn đề hoạt động dạy học môn Địa lý và quản lý dạy học môn Địa lý theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Đối tượng khảo sát sẽ là giáo viên, cán bộ quản lí nhà trường.
Phỏng vấn: Kỹ thuật nghiên cứu này nhằm thu thập những thông tin sâu về một số vấn đề cốt lõi của đề tài. Nhóm đối tượng phỏng vấn sẽ hạn chế hơn và tập trung vào GV và CBQL.
Quan sát: quan sát hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh, nhằm thu thập thông tin về thực trạng dạy học môn Địa lý ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn thông quan các báo cáo tổng kết về chất lượng của học sinh qua từng năm học gần đây; về thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của cán bộ quản lý qua các nguồn số liệu, nhằm đưa ra những nhận định, phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm về hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Địa lý ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu kế hoạch dạy học, giáo án của giáo viên; bài kiểm tra của học sinh, … từ đó rút ra được những nhận xét về thực trạng dạy học và quản lý dạy học môn Địa lý ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.