Các Nghiên Cứu Về Dạy Học Theo Tiếp Cận Năng Lực

7.3. Các phương pháp bổ trợ:

- Lấy ý kiến của các chuyên gia để làm sáng tỏ những thêm những những vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài.

- Phương pháp xử lí số liệu và đánh giá bằng thống kê: Để xử lí định lượng số liệu điều tra thực trạng làm căn cứ đánh giá định tính kết quả nghiên cứu.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các tài liệu tham khảo và Phụ lục thì Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT.

Chương 2. Thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.

Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


Quản lý hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên - 3

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cứu về dạy học theo tiếp cận năng lực

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của một cơ sở giáo dục. Đã có nhiều tác giả, các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến lý luận dạy học, phương pháp dạy học, ...

Nhà sư phạm vĩ đại J.A.Comenxki (1592-1670) đã đưa ra những yêu cầu cải tổ nền GD theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học.Theo ông, dạy học thế nào để người học thích thú học tập và có những cố gắng bản thân để nắm lấy tri thức. Ông nói: “Tôi thường bồi dưỡng cho học sinh của tôi tinh thần độc lập trong quan sát, trong đàm thoại và trong việc ứng dụng tri thức vào thực tiễn . Ông còn viết: “GD có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn,phát triển nhân cách…Hãy tìm ra phương pháp cho GV dạy ít hơn, HS học được nhiều hơn .

Trong thế kỷ XX, John Dewey (1859 - 1952) là một trong những nhà triết học lớn nhất nước Mỹ nửa đầu thế kỉ XX, đồng thời là nhà tâm lý học, nhà giáo dục vĩ đại, đã có đóng góp lớn lao vào công cuộc cải cách giáo dục của nhân loại. Tư tưởng giáo dục của J.Dewey cho rằng: Trường học không đơn thuần là nơi người lớn dạy cho trẻ con các bài học kiến thức và bài học luân lý. Trường học phải là một cộng đồng dân chủ trong đó mọi hoạt động được tập trung nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất trong việc chia sẻ cho người học di sản tri thức nhân loại và làm cho họ có thể sử dụng tài năng của mình vào mục đích xã hội. Do đó, giáo dục là một hoạt động của đời sống, là bản thân quá trình sống của trẻ em chứ không phải là một sự chuẩn bị cho một cuộc sống tương lai mơ

hồ nào đấy.Nhà trường có nhiệm vụ tạo ra những điều kiện tốt nhất để cá nhân người học phát huy tối đa năng lực tiềm tàng của mình, tạo dựng kiến thức cho mình bằng toàn bộ công cụ của chính mình như: đôi mắt, đôi tai, đôi tay, đôi chân và đặc biệt là tư duy.

Khi nói về phương pháp dạy học, cần nhấn mạnh đó là vấn đề được các nhà khoa học giáo dục trên toàn thế giới quan tâm. Đó là các công trình nghiên cứu sâu sắc liên quan đến phương pháp dạy học gắn với các tên tuổi của Piagiet, Lêônchiep, Đannhilốp, Êxipôp, Lecne, Babansky....Gần đây, một số nhà lý luận dạy học phương Tây như: Grôp- frây …đi sâu vào các kĩ thuật dạy học cụ thể.

Theo J. Richard và T. Rodger, “Tiếp cận năng lực trong dạy học tập trung vào kết quả học tập, nhắm tới những gì người học dự kiến phải làm được hơn là nhắm tới những gì họ cần phải học được [11].

Khi tổng kết các lý thuyết về tiếp cận dựa trên NL trong dạy học và phát triển, K.E. Paprock [Dẫn theo 28] đã chỉ ra năm đặc tính cơ bản của tiếp cận này: 10 1) Tiếp cận NL dựa trên triết lý người học là trung tâm; 2) Tiếp cận NL thực hiện việc đáp ứng các đòi hỏi của chính sách; 3) Tiếp cận NL là định hướng cuộc sống thật; 4) Tiếp cận NL rất linh hoạt và năng động; 5) Những tiêu chuẩn của NL được hình thành một cách rõ ràng.

Theo các tác giả Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Sỹ Thu [3] tổ chức dạy học theo định hướng phát triển NLHS là giúp HS thấu hiểu “học để làm gì - Học cái gì để có NL đích thực; đồng thời bồi dưỡng cho HS cách “Học hiệu quả để có NL bền vững. Các tác giả cũng chỉ ra những NL tư duy nền tảng cần trang bị cho HS trong quá trình dạy học, đó là: Tư duy nguyên tắc (thông thạo một lĩnh vực chính và ít nhất một lĩnh vực chuyên môn); Tư duy tổng hợp (biết hợp nhất các ý kiến chuyên môn khác nhau thành một tổng thể, gắn tổng thể này với tổng thể khác); Tư duy sáng tạo (biết khám phá và làm rõ những vấn đề, những đòi hỏi của thực tiễn); Tư duy tôn trọng (nhận biết và thấu hiểu sự khác biệt

giữa các dòng tư tưởng); Tư duy đạo đức (hoàn thành trách nhiệm là một người lao động).

Các tác giả Nguyễn Thị Lan Phương, Nguyễn Văn Phương, Nguyễn Thành Vinh lại cho rằng, để tổ chức hiệu quả HĐDH theo định hướng phát triển NLHS cần chú ý đến việc sử dụng các phương pháp và HTTCDH, tạo điều kiện tốt nhất cho HS thực hành, vận dụng kiến thức trong những tình huống đa dạng. Nếu trong QTDH, GV không tổ chức được các hoạt động học tập phù hợp cho HS thì không thể hình thành được ở các em những NL mong muốn - điều mà dạy học theo tiếp cận phát triển NLHS hướng tới [36], [37], [43].

1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Ở Việt Nam, các vấn đề có liên quan đến quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cũng rất được quan tâm, đặc biệt sau năm 1986 (được coi là mốc của đổi mới tư duy). Đối với quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: Tài liệu “Cơ sở của khoa học quản lí giáo dục của tác giả Nguyễn Minh Đạo; tài liệu “Những khái niệm cơ bản về quản lí giáo dục của tác giả Nguyễn Ngọc Quang; tài liệu “Quản lí, quản lí giáo dục tiếp cận từ những mô hình của tác giả Đặng Quốc Bảo là những tài liệu mà trong đó trình bày về khái niệm quản lí, quản lí giáo dục và quản lí giáo dục được tiếp cận từ những mô hình, trong đó có đề cập đến dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Các tác giả như: Phạm Viết Vượng, Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt… cũng có các công trình nghiên cứu về quản lí hoạt động dạy học nói chung và dạy học theo hướng phát huy năng lực người học. Nhìn chung vấn đề quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực chủ yếu được nghiên cứu dưới dạng các chuyên đề, các hội thảo và hướng dẫn. Một số nghiên cứu trong các luận văn Thạc sĩ quản lí giáo dục, Thạc sĩ giáo dục học cũng đã đề cập đến công tác quản lí chuyên môn, quản lí hoạt động dạy học trong các nhà trường phổ thông, các địa phương cụ thể.

Tác giả Trần Trung Dũng đã nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Trong nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ được một số vấn đề lý luận về năng lực và phát triển năng lực học sinh; hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh và quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Từ đó, tác giả nghiên cứu đánh giá được thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ [11]. Tác giả Bùi Thu Trang đã nghiên cứu về: “quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường trung học cơ sở Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội . Trong nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất được các biện pháp đổi mới công tác quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại trường THCS Nam Trung Yên.

Tác giả Bùi Đức Thiện với nghiên cứu về: “Quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam . Luận văn đã đề ra được một số giải pháp quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới theo tinh thần Nghị quyết 29 Hội nghị Trung ương 8 khóa ra XI.

Những đề tài này đã nêu ra được cơ sở lý luận của việc quản lí chuyên môn và đề xuất được một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở một số cơ sở giáo dục áp dụng cho cơ sở đó và những kinh nghiệm quý báu cho việc quản lí dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Hiện nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu về các giải pháp quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT trong huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, vì vậy tôi chọn vấn đề để nghiên cứu.

1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Năng lực

Năng lực được xây dựng trên cơ sở tri thức, thiết lập qua giá trị, cấu trúc như là các khả năng, hình thành qua trải nghiệm/củng cố qua kinh nghiệm, hiện thực hóa qua ý chí (JohnErpenbeck1998).

Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể (OECD 2002).

Năng lực là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay có thể học được để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực cũng hàm chứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử dụng một cách thành công và có trách nhiệm các giải pháp…trong những tình huống thay đổi (Weinert, 2001).

Theo hướng nghiên cứu của đề tài, chúng tôi quan niệm: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” [1].

Năng lực của học sinh trung học phổ thông là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ.. phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống.

Năng lực của học sinh là một cấu trúc động (trừu tượng), có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kĩ năng… mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội ... thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trường học tập phổ thông và những điều kiện thực tế đang thay đổi của xã hội.

1.2.2. Hoạt động dạy học

Khái niệm hoạt động dạy học ngày càng được mở rộng nội hàm thích ứng với những hoàn cảnh lịch sử khác nhau và phương thức dạy học khác nhau. Dưới góc độ của giáo dục học: “Hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng cho bất cứ loại hình nhà trường và xét theo quan điểm tổng thể, dạy học chính là con đường giáo dục tiêu biểu nhất . “Với nội dung và tính chất của nó, dạy học luôn được xem là con đường hợp lý, thuận lợi nhất cho học sinh với tư cách là chủ thể nhận thức có thể lĩnh hội được một hệ thống tri thức và kỹ năng

hành động chuyển thành phẩm chất, năng lực trí tuệ của bản thân [19].

Theo thuyết hoạt động, dạy học gồm hai hoạt động: Hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học. Hai hoạt động này luôn luôn gắn bó mật thiết với nhau, diễn ra liên tiếp và thâm nhập vào nhau, tồn tại cho nhau, vì nhau, bổ sung hỗ trợ để cùng nhau phát triển và đạt được mục tiêu dạy học.

- Hoạt động dạy: Là sự tổ chức, điều khiển tối ưu quá trình học sinh lĩnh hội tri thức, hình thành và phát triển nhân cách học sinh.

Vai trò chủ đạo của hoạt động dạy chính là tổ chức và điều khiển sự học tập của học sinh, giúp học sinh nắm bắt kiến thức đồng thời hình thành kỹ năng thái độ. Hoạt động dạy có hai chức năng là truyền đạt kiến thức và điều khiển quá trình nắm bắt kiến thức theo nội dung chương trình qui định bằng phương pháp phù hợp.

- Hoạt động học: Là quá trình tự điều khiển tối ưu sự chiếm lĩnh kiến thức, qua đó hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển toàn diện về nhân cách.

Vai trò tự điều khiển của hoạt động học thể hiện sự tự giác, tích cực, tự lực và sáng tạo dưới sự tổ chức, điều khiển của thầy nhằm chiếm lĩnh khái niệm khoa học. Khi đó trò đồng thời đạt được ba mục đích: trí dục (nắm vững tri thức khoa học tức là hiểu, nhớ và vận dụng tốt); phát triển (tư duy và năng lực hoạt động trí tuệ); giáo dục (thái độ, đạo đức, quan điểm, niềm tin…). Hoạt động học có hai chức năng là lĩnh hội tri thức và tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh tri thức một cách tự giác, tích cực, tự lực.Nội dung tri thức là bao gồm hệ

thống khái niệm của môn học mà trò phải lĩnh hội bằng phương pháp phù hợp (mô tả, giải thích, vận dụng) để biến tri thức của nhân loại thành học vấn của bản thân.

1.2.3. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một định hướng tiếp cận dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau giữa các phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây.

Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người.

Trong quan niệm dạy học mới (tổ chức) một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh (HS); giờ học đổi mới phương pháp dạy học còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học). Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ học tập với sự tổ chức, hướng dẫn của GV”

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 21/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí