Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh trong văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------------------


TRẦN HOÀNG HÙNG


TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH TRONG VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM

MÃ SỐ: 62.22.34.01


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------------------


TRẦN HOÀNG HÙNG


TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH TRONG VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM

MÃ SỐ: 62.22.34.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. NGUYỄN CÔNG LÝ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2013


LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.

Tác giả luận án,


Trần Hoàng Hùng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Ý nghĩa khoa học của đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 15

5. Đóng góp mới của luận án 15

6. Giới thiệu kết cấu luận án 16

CHƯƠNNG 1. XÃ HỘI - VĂN HOÁ - TƯ TƯỞNG ĐẠI VIỆT THẾ KỈ XVIII VÀ TÁC PHẨM TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH 17

1.1. Xã hội - văn hoá - tư tưởng Đại Việt thế kỉ XVIII 17

1.1.1. Sự sụp đổ của xã hội phong kiến và bi kịch lịch sử của dân tộc 17

1.1.2. Văn hoá - tư tưởng Đại Việt thế kỉ XVIII 22

1.2. Tác giả của tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh 28

1.2.1. Ngô Thì Nhậm 28

1.2.2. Phan Huy Ích 34

1.2.3. Ngô Thì Hoàng 35

1.2.4. Vũ Trinh 37

1.2.5. Nguyễn Đăng Sở 37

1.2.6. Nguyễn Đàm 39

1.3. Về văn bản tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh40

1.3.1. Nhan đề tác phẩm 40

1.3.2. Giới thiệu tác phẩm 41

1.3.3. So sánh các bản dịch phần chính văn của Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh42

]Tiểu kết 65

CHƯƠNG 2. TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH NHÌN TỪ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG 66

2.1. Tư tưởng Phật giáo Đại thừa Thiền tông trong tác phẩm Trúc Lâm tông

chỉ nguyên thanh 66

2.2. Sự dung hợp các hệ tư tưởng trong tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh 84

2.3. Tinh thần nhập thế yêu nước trong tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh 103

Tiểu kết 112

CHƯƠNG 3. TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT 113

3.1. Thể loại tác phẩm 113

3.1.1. Sự kế thừa thể loại luận thuyết triết lý tôn giáo của văn học Phật giáo đời Trần 113

3.1.2. Bút pháp luận thuyết bậc thầy trong tác phẩm 118

3.2. Kết cấu tác phẩm 125

3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm 127

3.3.1. Thiền ngữ 130

3.3.2. Ngôn ngữ biểu tượng 136

3.3.3. Sử dụng điển cổ 138

3.3.4. Những biện pháp tu từ 141

Tiểu kết 147

CHƯƠNG 4. TỪ KINH VIÊN GIÁC ĐẾN TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH VÀ VỊ TRÍ CỦA TÁC PHẨM TRONG VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI 149

4.1. Ảnh hưởng của kinh Viên giác trong Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh 149

4.1.1. Về Kinh Viên giác 149

4.1.2. Về mối quan hệ số chương trong hai tác phẩm 151

4.1.3. Dấu ấn của kinh Viên giác trong Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh 152

4.2. Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh với sự kế thừa và phát triển tư tưởng Thiền phái Trúc Lâm đời Trần 163

4.2.1. Vài nét về Thiền phái Trúc Lâm đời Trần 163

4.2.2. Sự kế thừa và phát triển tư tưởng Thiền phái Trúc Lâm trong tác phẩm Trúc

Lâm tông chỉ nguyên thanh 171

4.3. Vị trí của Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh trong văn học Phật giáo Việt


Nam thời trung đại

178

Tiểu kết

184

KẾT LUẬN

185

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh trong văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại - 1

DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 191

TÀI LIỆU THAM KHẢO 193


MỞ ĐẦU


1. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Văn hoá là cái hồn của dân tộc, là bảo vật vô giá và đặc thù để tạo nên bản sắc riêng của dân tộc; là động lực để đất nước phát triển kinh tế, xã hội. Thực tế lịch sử đã chứng minh chính nền văn hoá đặc sắc của cư dân lúa nước phương Nam đã thổi một luồng sinh khí vào hồn dân tộc Việt tạo nên sức sống vô cùng mãnh liệt và bất diệt, dù cho bao nhiêu thế lực ngoại xâm muốn thống trị và đồng hoá nhưng vẫn không làm gì được.

Văn học là xương sống của văn hoá, là tấm gương phản chiếu trung thực và đầy đủ mọi khía cạnh vật chất, tinh thần của đời sống xã hội. Hơn bao giờ hết, trong thời đại ngày nay việc kế thừa, gìn giữ và phát huy văn hoá truyền thống, tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn hoá của quá khứ, của nhân loại để làm phong phú thêm cho văn hoá nước nhà là việc làm vô cùng bức thiết. Bởi lẽ cùng với sự bùng nổ của khoa học công nghệ thông tin và xu hướng toàn cầu hoá, vấn đề xây dựng và bảo vệ quốc gia độc lập, tự chủ, phát triển - bền vững hiện không chỉ là vấn đề biên cương, lãnh thổ, hải phận, không phận… mà quan trọng hơn hết chính là được xác định ở đặc trưng văn hoá mang bản sắc dân tộc.

Nếu ở thời Lý - Trần với sự phát triển cực thịnh của Phật giáo mang bản sắc văn hoá Đại Việt, góp phần làm nên hào khí cùng chất dân chủ - rộng mở của thời đại, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, thì về sau, nhất là từ giữa thế kỷ XIV trở đi, khi thiền sư Huyền Quang Trúc Lâm đệ tam Tổ lãnh đạo giáo hội thì Phật giáo hồi này không còn thịnh đạt như trước. Phật giáo đã nhường chính trường cho Nho giáo và rút về nơi thiền môn, tự viện. Từ đó đến cuối thế kỷ XVIII và về sau cũng vậy, Phật giáo chỉ ảnh hưởng sâu rộng trong nhân gian, trong đời sống tâm linh của mỗi cá nhân con người, chứ không tham gia chính quyền như trước. Thế nhưng lúc này, có một hiện tượng văn hoá nổi bật, góp một tiếng nói mới cho văn học Việt Nam nói chung và cho bộ phận văn học Phật giáo thời trung đại nói riêng, đó là tiếng nói của một số nhà Nho uyên thâm Nho - Lão; hiểu sâu Thiền - Phật, lòng mộ đạo Phật, có thực hành Thiền quán, sống nếp sống Thiền và đã viết một tác phẩm luận thuyết triết lý: Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh thể hiện sự dung hợp tư tưởng Tam giáo. Tìm hiểu tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh cũng không ngoài việc nghiên cứu những giá trị văn hoá tinh thần


truyền thống của cha ông cùng bản sắc văn hoá tư tưởng của dân tộc. Đó cũng là cách “ôn cố tri tân” (học cũ biết mới), “học xưa vì nay”, nhất là trong thời đại mở cửa hội nhập hôm nay.

1.2. Các bậc tiên Nho ở thế kỷ XVIII, XIX và đầu thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu ở nửa sau thế kỷ XX và gần đây đã bàn nhiều về cuộc đời, về tư tưởng và thơ văn của Ngô Thì Nhậm hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, nhưng hiện chưa có một công trình nào tập trung tìm hiểu nghiên cứu toàn diện và khảo sát đầy đủ, chuyên sâu về tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, nhất là đặt nó trong tiến trình phát triển của văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại như đề tài luận án này. Có thể nói đây là một đề tài mới và khó, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh được viết bằng chữ Hán, dưới ánh sáng của tư tưởng và mỹ học Thiền mà các tác giả của nó lại là những nhân vật đặc biệt: nhà Nho - Thiền sư - Thi sĩ, nên việc tìm hiểu giá trị của tác phẩm này là khó khăn và phức tạp: phải hiểu Hán học; phải thông tư tưởng Phật giáo, Thiền học, mà Phật - Thiền Đại Việt có sự dung hợp tư tưởng tam giáo, và đặc biệt là, muốn thực hiện thành công đề tài, người viết phải đích thân trải nghiệm vào cảnh giới Thiền định thì mới mong giải mã được một cách chính xác nội dung tư tưởng của tác phẩm. Thật may mắn là người viết luận án này thân ở cửa Thiền, tu học và thực hành Thiền định đã hơn hai chục năm; có cơ hội được tiếp xúc và nghiên cứu Thiền học, Hán học gần hai mươi năm; giảng dạy chữ Hán và tiếng Hoa trên năm năm; đặc biệt là từ thuở nhỏ bản thân đã rất thích và học thuộc làu không ít những tác phẩm thơ văn mang đậm chất Thiền và giàu tính nhân văn của bộ phận văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại.

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Luận án đặt tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh trong tiến trình phát triển của bộ phận văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại, do vậy, luận án không thể không nêu lại những thành tựu sưu tầm văn bản văn học Phật giáo Việt Nam, những thành tựu nghiên cứu về văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại (với hai thời đại: Lý - Trần, Lê - Nguyễn) của các nhà nghiên cứu từ trước đến nay, trong đó trọng tâm là tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh.

2.1. Thành tựu về văn bản học và nghiên cứu văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại

Trước khi luận thuyết Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh ra đời, thì văn học Phật giáo đã có nhiều tác phẩm có giá trị. Thế kỷ thứ II có Lý hoặc luận của Mâu Bác,

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 17/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí