Tiểu kết chương 2
Quá trình khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động dạy học liên môn và quản lí hoạt động DHLM ở các trường THCS huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ đã cho thấy thấy: công tác quản lí hoạt động DHLM đã được các cấp, các ban ngành, các nhà trường quan tâm và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên tính hiệu quả của hoạt động này chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của xã hội, chưa tương ứng với ý nghĩa, giá trị của nó trong công tác giáo dục. Trên thực tế điều tra, còn nhiều nhà quản lí, giáo viên chưa nhận thức, đánh giá đúng vai trò của DHLM; nhiều học sinh chưa có hứng thú với hoạt động này
Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan dẫn đến hiện tượng này trong đó chúng ta không thể không kể đến nguyên nhân từ góc độ quản lý. Để khắc phục tình trạng này, CBQL phải tìm tòi, nghiên cứu tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học liên môn trong nhà trường. Đó cũng là nội dung tác giả của luận văn trình bày ở chương 3.
Chương 3
CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC LIÊN MÔN CỦA CÁC TRƯỜNG THCS
Ở HUYỆN ĐOAN HÙNG - TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Những nguyên tắc của việc đề xuất các biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Có thể bạn quan tâm!
- Phòng Học, Phòng Chức Năng Phục Vụ Công Tác Dạy Và Học Ở Cấp Thcs
- Thực Trạng Thực Hiện Giờ Dạy Trên Lớp Của Giáo Viên.
- Thực Trạng Về Diều Kiện Cơ Sở Vật Chất Đảm Bảo Cho Hoạt Động Dạy Học Liên Môn Tại Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Đoan Hùng
- Tổ Chức Các Cuộc Thi Vận Dụng Kiến Thức Liên Môn Để Giải Quyết Các Tình Huống Thực Tiễn Cho Học Sinh
- Quản lý hoạt động dạy học liên môn ở trường THCS trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ - 13
- Quản lý hoạt động dạy học liên môn ở trường THCS trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ - 14
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Đây là nguyên tắc về phương pháp luận để nhận thức về quản lý hoạt động dạy học. Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta phải thấy được những vấn đề hiện tại của quản lý hoạt động dạy học liên môn và phải đề xuất được các biện pháp mới để làm việc quản lý hoạt động dạy học liên môn ngày một có hiệu quả hơn, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động dạy của GV và hoạt động học tập của HS.
Những biện pháp đề ra phải xuất phát từ thực tiễn và điều kiện triển khai của địa phương và có ý nghĩa kế thừa những thành quả đã có. Một số biện pháp trong thực tế ở huyện Đoan Hùng đã triển khai và bước đầu phát huy tác dụng; điều này được nêu rõ trong phần đánh giá thực trạng ở chương
2. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, một số biện pháp cần hoàn thiện và triển khai cho phù hợp với yêu cầu đặt ra. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn cho phép người nghiên cứu đề xuất các biện pháp phù hợp trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạy học liên môn ở các trường THCS huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Yêu cầu này đòi hỏi phải xuất phát từ bản chất QL hoạt động dạy học liên môn của người HT, trong đó tập trung vào các yếu tố chủ yếu sau:
- Điều hành các hoạt động dạy học liên môn.
- Các hoạt động phục vụ hoạt động dạy học liên môn.
- Điều hành các mối quan hệ thây- trò; thầy- thầy; trò- trò; quan hệ giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
- Điều hành các tác động khách quan đối với nhà trường: Chủ trương, chính sách của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT, chủ chương của các cấp QL giáo dục, chính quyền địa phương.
Việc QL điều hành các hoạt động trên không thể tách rời, bởi hiệu quả hoạt động điều hành nhằm tới việc tạo ra nề nếp, kỷ cương, sự phối hợp nhịp nhàng, đồng thuận, tạo ra không khí thân thiện và tin cậy trong đội ngũ cán bộ GV, cùng thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường, của sự nghiệp giáo dục nói chung.
Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp cần phải tính tới các yếu tố tác động tới các biện pháp như: Đội ngũ nhà giáo, điều kiện phục vụ cho hoạt động giảng dạy, cơ sở vật chất nhà trường, phương tiện dạy học, cùng với sự kiểm tra đánh giá hoạt động của các cấp QL giáo dục. Một khi đã đảm bảo được việc thực hiện đồng bộ các biện pháp tức là chúng ta đã đặt nó trong mối quan hệ biện chứng, không thể tách rời một yếu tố nào trong hoạt động QL. Điều đó sẽ tạo điều kiện phát huy thế mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao hiệu quả QL giáo dục, QL hoạt động dạy học liên môn của HT nhà trường.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Công tác QL trường học với trọng tâm là QL hoạt động dạy học trong đó QL hoạt động dạy học liên môn giữ một vai trò quan trọng, cấp thiết trong tình hình hiện nay. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy của GV và chất lượng học tập của HS. Việc tăng cường các biện pháp QL hoạt động dạy học liên môn ở các trường THCS huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ phải nhằm đạt tới các mục tiêu:
- Đảm bảo phát triển giáo dục theo kế hoạch được giao, đáp ứng được nhu cầu của địa phương, nhu cầu học tập của nhân dân trong khu vực.
- Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học và giáo dục.
- Từng bước hoàn thiện CSVC, đảm bảo phương tiện dạy học hiện đại đáp ứng được yêu cầu dạy học và giáo dục.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Các biện pháp đề xuất phải mang tính khả thi, phải được áp dụng vào thực tiễn trong việc QL hoạt động dạy học liên môn của các nhà trường một cách thuận lợi, có hiệu quả trong việc thực hiện các chức năng QL của HT, phù hợp với đối tượng GV và HS từng vùng miền.
Tính khả thi còn được thể hiện ở khâu QL từ cấp độ vĩ mô cho đến cấp độ vi mô đều có chung một mục tiêu, nội dung và chương trình giảng dạy. Xuất phát từ nhu cầu của quá trình dạy học - giáo dục mà các mối quan hệ 2 chiều giữa tầng vĩ mô - vi mô từ đó làm nổi bật lên được tính thực tiễn của đề tài.
Tính khả thi của các biện pháp phải được phát huy hiệu quả khi áp dụng vào tình hình thực tế của huyện Đoan Hùng, phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Các biện pháp phải được tổ chức áp dụng một cách rộng rãi, được điều chỉnh, bổ sung, cải tiến để ngày càng hoàn thiện đáp ứng phạm vi áp dụng rộng lớn hơn.
3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu lực quản lí hoạt động dạy học liên môn
3.2.1. Nâng cao nhận thức dạy học liên môn cho đội ngũ giáo viên
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Năng lực nhận thức về DHLM và quản lý DHLM cho HS có vai trò quan trọng, là sự khởi đầu cho những hoạt động đạt hiệu quả cao trong công tác này. Thời gian qua, nhận thức của động ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh ở các trường THCS trong địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ đã có bước chuyển biến đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó cần phải nâng cao hơn nữa về năng lực nhận thức, ý thức trách nhiệm, nhiệt huyết của đội ngũ CBQL và GV, đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức, cũng như trong hành động GD, đồng tâm hiệp lực, tạo sức mạnh thúc đẩy hoàn thiện
hoạt động dạy học liên môn cho học sinh. Đối với PHHS, việc nâng cao nhận thức về DHLM cũng là điều hết sức cần thiết. Nếu họ nhận thức đúng đắn về công tác này sẽ tạo điều kiện cho con em mình về thời gian, vật chất, tinh thần… và hơn thế nữa là sự kết hợp, đồng tâm, thống nhất với những phương pháp, nội dung của nhà trường sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động DHLM cho học sinh.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện
- Đối với CBQL, GV: cần triển khai các văn bản của cấp trên một cách đầy đủ, kịp thời, cụ thể sao cho trong toàn thể CBQL, GV được quán triệt một cách sâu sắc, khắc phục tình trạng triển khai qua loa, chiếu lệ.
- Tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm ở những đơn vị trong và ngoài địa bàn huyện đã có thành tích tốt trong công tác dạy học liên môn cho HS. Lưu ý, phải có quan điểm cụ thể trong vấn đề vận dụng sao cho phù hợp với thực tiễn ở đơn vị mình, tránh vận dụng một cách máy móc.
- Đối với PHHS: Khi PHHS thực sự nhận thấy việc tổ chức dạy học liên môn là một xu thế tất yếu thì việc ủng hộ về thời gian, vật chất, các điều kiện phục vụ cho con em họ sẽ trở nên thuận lợi. Bởi vậy, trước tiên là phải nâng cao nhận thức đối với PHHS. Trong công tác này, nhà giáo dục phải khéo léo lồng ghép các hoạt động vào các cuộc họp định kỳ, biết lắng nghe, biết chia sẻ những suy tư của từng PHHS, khéo kết hợp với Ban đại diện PHHS lớp chủ nhiệm để họ cùng tham gia vào các cuộc hội thảo, định hướng và tranh thủ sự ủng hộ.
3.2.1.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
- Phải có sự quan tâm, ủng hộ của BGH các nhà trường, đứng đầu là hiệu trưởng. Sự ủng hộ của Đảng, chính quyền, đoàn thể và toàn thể cán bộ GV.
- Có kinh phí, thời gian và CSVC tốt phục vụ cho các hoạt động liên môn.
- Tổ chức bộ máy đảm bảo tính đồng bộ, ổn định, tập trung.
3.2.2. Xây dựng kế hoạch dạy học liên môn
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
- Việc xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học liên môn cho học sinh có vai trò rất quan trọng, nó giúp người hiệu trưởng, các Tổ trưởng Tổ chuyên môn, giáo viên chủ động định hướng trước các nội dung, biện pháp, thời gian, cơ chế phối hợp để thực hiện có hiệu quả hoạt động DHLM trong suốt năm học.
- Xây dựng được kế hoạch dạy học liên môn nằm trong khung chương trình nhưng phải đảm bảo không phá vỡ cấu trúc chương trình, số tiết của chủ đề tích hợp liên môn nằm trong tổng số tiết của PPCT/Kế hoạch dạy học.
- Giúp cho cán bộ quản lý, GV nâng cao kỹ năng phân tích, đánh giá tình hình cụ thể của nhà trường về công tác quản lý HĐDH, xác định các nội dung thay đổi trong quản lý hoạt động dạy liên môn.
- Kế hoạch có khả năng ứng phó với sự bất định và sự thay đổi, giúp cho HT có cái nhìn tổng thể, toàn diện, lựa chọn những phương án tối ưu, phân bổ, sử dụng nguồn lực phù hợp.
- Xây dựng kế hoạch và quy trình lãnh đạo, quản lý HĐDH liên môn, nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS.
3.2.2.1. Nội dung và cách thực hiện
- Các trường cần đổi mới khâu xây dựng kế hoạch trong quản lý HĐDH liên môn của từng năm học trong nhà trường. Burnes (2000) nói rằng các tổ chức thành công dành 90% thời gian lập kế hoạch tổ chức và chỉ có 10% thời gian cho việc thực hiện.
- Một kế hoạch theo quy trình giống như một lộ trình cho công việc, bao gồm thông tin chi tiết như ai làm việc gì và làm vào lúc nào; gồm các mục tiêu rõ ràng và đặt ra những mốc thành tựu quan trọng trong lộ trình thực hiện. Kế hoạch này cũng cụ thể hoá một cách rõ ràng những cách thức thực hiện và các hình thức kiểm tra và theo dõi tiến độ.
- Hiệu trưởng phải nắm vững định hướng đổi mới trong quản lý HĐDH liên môn, đưa ra những định hướng chỉ đạo, xây dựng kế hoạch tổ chức cho GV
soạn giảng theo yêu cầu mới, tổ chức giảng dạy trên lớp, đúc rút kinh nghiệm, khái quát về mặt lý luận dạy học những kết quả đạt được (thể chế hóa kinh nghiệm) và triển khai thực hiện; hoặc tổ chức trao đổi những chủ đề cần thiết trong dạy học giúp GV thực hiện có kết quả hoạt động dạy học liên môn,...
- Hiệu trưởng cần đề ra mục tiêu chương trình dạy học liên môn. Chỉ đạo tổ nhóm chuyên môn triển khai tiến hành xây dựng kế hoạch: chiến lược, năm học, tháng, tuần và kế hoạch từng hoạt động cụ thể về giáo dục giá trị sống cho học sinh.
- Đối với việc học của HS, có thể tổ chức trao đổi kinh nghiệm học tập, hướng dẫn các em tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa,... nhằm nâng cao kết quả học tập liên môn.
- Hiệu trưởng phải huy động được sự tham gia tích cực của đội ngũ GV vào việc xây dựng kế hoạch dạy học, giúp GV nhận thức được vai trò HĐDH liên môn, biến khó khăn, thách thức nảy sinh trong quá trình thực hiện HĐDH liên môn của GV thành những vấn đề cần giải quyết, tập trung lập kế hoạch giải quyết. Như vậy, HT đã tạo được sự thống nhất về nhận thức trong tập thể sư phạm GV về tầm quan trọng của phương pháp dạy học liên môn,...
- Hiệu trưởng cần tạo môi trường thuận lợi cho GV được tham gia thường xuyên vào các sáng kiến, cải tiến cách soạn bài, cách dạy, cách tổ chức hướng dẫn HS học tập; tạo cho GV cảm nhận về sự cần thiết của hoạt động dạy học liên môn, thực hiện mỗi thành viên là một tác nhân trong HĐDH liên môn (giúp GV có kỹ năng để hoạt động dạy học liên môn có chất lượng và hiệu quả). Như vậy, kích thích được GV sáng tạo ý tưởng trong HĐDH liên môn, xây dựng mục tiêu, kế hoạch thực hiện hiệu quả. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi lẽ mục tiêu do chính GV được tham gia xây dựng nên, họ sẽ tích cực lao vào việc lập kế hoạch, tìm các biện pháp thực hiện, tận tụy làm việc để đạt mục tiêu. Như vậy, trật tự mối quan hệ giữa HT và GV đã thay đổi: từ mệnh lệnh, hành chính (thể hiện trật tự một chiều, từ trên xuống) chuyển sang
phương thức tương tác (thể hiện tính hai chiều); sâu xa hơn, điều đó thể hiện sự thay đổi căn bản trong việc thực hiện quan hệ dân chủ trong quản lý nhà trường. Trách nhiệm quản lý nhà trường (trong đó có quản lý HĐDH liên môn) cũng là trách nhiệm của GV, nghĩa là họ cũng có trách nhiệm tham gia vào quá trình hình thành quyết định của người lãnh đạo.
- Để xây dựng tốt kế hoạch HĐDH liên môn, điều quan trọng tiếp theo là người HT phải đánh giá được khả năng, điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ GV và từng GV trong giảng dạy, giáo dục chuẩn bị cho xác định nội dung trong HĐDH liên môn phù hợp với thực tiễn nhà trường.
- Bên cạnh đó, HT phải đặt nhiệm vụ tuyên truyền trong nhân dân, trong cộng đồng và cha mẹ HS hiểu biết về ý nghĩa mục tiêu, nội dung đổi mới trong HĐDH.
Như vậy, muốn biến mục tiêu thành kết quả thì phải lập kế hoạch. Lập kế hoạch để thực hiện các hệ thống mục tiêu tức là tìm các nguồn lực, thời gian, không gian,... cần cho việc hoàn thành các mục tiêu. Chi phí về tất cả các mặt phải được xác định. Hơn nữa phải tìm ra phương án chi phí ít nhất cho việc thực hiện mỗi mục tiêu. Tính cân đối của kế hoạch đòi hỏi HT phải tìm ra đủ các nguồn lực và điều kiện để thực hiện mỗi mục tiêu. Nó không cho phép tập trung các nguồn lực và điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu này mà bỏ mục tiêu khác đã lựa chọn. Cân đối giữa hệ thống mục tiêu và nguồn lực và điều kiện thực hiện chúng đòi hỏi HT phải nắm vững khả năng mọi mặt của nhà trường, kể cả tiềm năng có thể, thấu hiểu từng mục tiêu và tính toán tỉ mỉ việc đầu tư cho mỗi mục tiêu theo phương án tối ưu.
3.2.2.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
Để đạt được mục tiêu đã đề ra các tổ chức, bộ phận, cá nhân phải nắm chắc tình hình đặc điểm của mình từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động có tính khả thi. Đảm bảo sự phân công hợp lý, tránh hiện tượng chồng chéo.