Thực Trạng Thực Hiện Giờ Dạy Trên Lớp Của Giáo Viên.

gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học, nội dung chương trình cũng đòi hỏi người GV phải sang tạo hơn, linh hoạt trong các khâu của một tiến trình lên lớp, vì vậy chúng ta không nên cứng nhắc đánh giá về mặt hình thức của giáo án mà phải đi sâu vào chất lượng bài giảng trên lớp, tránh tình trạng GV sao chép giáo án hoặc xây dựng chuyên đề liên môn chỉ để đối phó kiểm tra của cấp trên.

Trong tổ bộ môn tổ chức kiểm tra chéo giáo án giữa các GV hiện đang được các nhà trường thực hiện tốt chiếm 65%, bởi vì nó tốn ít thời gian cho người QL, các GV cùng bộ môn khi kiểm tra chéo sẽ phát hiện được lỗi trong các giáo án và yêu cầu sửa kịp thời, đây là một trong những điểm mạnh trong việc quản lý nề nếp soạn bài của GV.

Thực trạng bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV về soạn giáo án và tổ chức soạn giáo án mẫu được đánh giá chưa tốt lần lượt chiếm 18.3% và 35%. Nguyên nhân là do các trường chưa quan tâm thực hiện đúng mức, điều này khiến nhiều giáo viên lúng túng trong việc áp dụng phương pháp mới, sử dụng đồ dùng dạy học vào từng tiết học khó, thậm chí có những giáo viên chưa biết là bài dạy nào có thiết bị trong phòng thiết bị, những tiết học khó dạy giáo viên thường lúng túng dẫn đến kết quả dạy học nói chung và dạy học liên môn nói riêng không cao.

Thực tế các trường THCS trong huyện Đoan Hùng, cán bộ QL, GV nhận thức rõ tầm quan trọng của việc soạn bài trước khi lên lớp; quy định rõ ràng về ngày soạn, ngày giảng, các bước soạn giáo án, phương tiện, đồ dùng sử dụng trong tiết dạy đó phải được thể hiện rõ trong bài soạn. BGH các nhà trường, lãnh đạo Phòng GD - ĐT thường xuyên quán triệt các GV bắt buộc phải có bài soạn trước khi lên lớp, tránh tình trạng “dạy chay”. Phòng GD- ĐT thống nhất mẫu giáo án chung trong toàn huyện, các tổ chuyên môn thống nhất cách soạn cho từng tiết học, hướng dẫn GV mới nhận công tác các soạn bài theo mẫu quy định.

Giáo án là bản thiết kế cơ bản cho bài dạy. Trong đó thể hiện đầy đủ các bước lên lớp: Tổ chức lớp, kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS, bài mới, củng cố, hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài tiếp theo. Nội dung bài giảng được trình bày đảm bảo tính khoa học, chính xác về kiến thức, phân phối thời gian hợp lý cho từng phần. Đặc biệt giáo án phải thể hiện rõ phương pháp dạy học, đồ dùng dạy học sử dụng trong tiết dạy và được tổ trưởng chuyên môn ký duyệt (theo từng tuần).

Các quy định trên được GV bộ môn thực hiện hàng ngày lên lớp. BGH thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở. Mỗi tháng một lần các tổ chuyên môn cho kiểm tra chéo giáo án giữa các GV trong từng tổ bộ môn, nhắc nhở bổ sung những thiếu sót, khuyết điểm. Bên cạnh đó HT thường xuyên kiểm tra đột xuất giáo án của GV trước giờ lên lớp hoặc trong khi GV đang lên lớp. Phòng GD - ĐT kiểm tra toàn diện, đột xuất. Những biện pháp trên đã có tác dụng tốt, nhắc nhở để GV các trường hoàn thành tốt nhiệm vụ hơn.

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều giáo án soạn chất lượng chưa cao đặc biệt là giáo án của các chủ đề tích hợp liên môn, còn mang tính chống đối, soạn để cho đủ hồ sơ chuyên môn, sao chép từ năm nọ sang năm kia, không có sự bổ sung thay đổi. Tình trạng dạy học không sử dụng đồ dùng dạy học trong quá trình dạy học còn diễn ra khá phổ biến, một số GV chỉ sử dụng khi có đoàn kiểm tra hoặc trong các tiết dự giờ đánh giá xếp loại giờ dạy. Tình trạng bài soạn chép lại, soạn chống đối dẫn đến tình trạng soạn một đằng, dạy một nẻo vẫn còn diễn ra ở nhiều trường.

2.3.2.2. Thực trạng thực hiện giờ dạy trên lớp của giáo viên.

Để hiểu về thực trạng công tác giảng dạy trên lớp của giáo viên chúng tôi tiến hành lập bảng điều tra, khảo sát (đối tượng là 60 cán bộ quản lý và giáo viên của 4 trường THCS được điều tra) và thống kê được kết quả sau:

Bảng 2.7. Thực trạng việc thực hiện giờ dạy trên lớp của giáo viên



TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Tốt

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

1

Thực hiện đủ các khâu lên lớp

theo quy định

59

98.3

1

1.7

0

0.0

2

Truyền đạt đủ, chính xác, khoa

học nội dung trong bài dạy

44

73.3

9

15.0

7

11.7

3

Vận dụng, kết hợp tốt các phương

pháp giảng dạy

42

70.0

9

15.0

9

15.0

4

Sử dụng thành thạo đồ dùng, thiết

bị dạy học

39

65.0

12

20.0

9

15.0

5

Phân phối thời gian hợp lý giữa

các khâu

33

55.0

25

41.7

2

3.3

6

Lời nói rõ ràng, viết bảng hợp lý,

khoa học

44

73.3

13

21.7

3

5.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học liên môn ở trường THCS trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ - 9

Nhận xét:

Nói chung đa số giáo viên thực hiện đầy đủ các khâu lên lớp theo quy định về tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại giờ dạy bậc trung học cơ sở của Bộ GD&ĐT. Kết quả là 59/60 giáo viên thực hiện tốt đạt tỷ lệ 98.3%.

Nội dung: Truyền đạt đủ nội dung, làm rõ trọng tâm, chính xác khoa học.

Phương pháp: Vận dụng, kết hợp tốt các phương pháp trong các hoạt động dạy và học được giáo viên sử dụng tương đối tốt (42/60 = 70%)

Bên cạnh những ưu điểm đó giờ lên lớp của giáo viên cũng còn một số những hạn chế như: Việc tổ chức học sinh chưa được tốt ở một số giáo viên nhất là giáo viên mới vào nghề, chưa tạo nên được sự hưng phấn, kích thích học sinh học tập, chưa tạo nên được những tình huống có vấn đề để kích thích sự động não của học sinh. Việc thực hiện hoạt động dạy học liên môn còn chậm đổi mới như việc phân nhóm, phân công công việc cho các nhóm chưa

thật linh hoạt. Việc truyền đạt nội dung theo từng đối tượng nhiều khi còn chưa thực sự chú trọng.

Ngoài ra việc phân phối thời gian cho từng phần cũng chưa được giáo viên coi trọng đúng mức điều này làm cho giáo viên chưa tập trung vào những nội dung chính cần truyền đạt trong một giờ lên lớp; sử dụng và kết hợp các phương tiện, thiết bị dạy học chưa thật linh hoạt và mang lại hiệu quả nhất định một phần là do năng lực của người dạy và cũng một phần do chất lượng của thiết bị dạy học hiện nay.

Nói chung đa số giáo viên thực hiện đầy đủ các khâu lên lớp theo quy định về tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại giờ dạy bậc trung học của Bộ GD&ĐT.

2.3.2.3. Công tác kiểm tra, đánh giá.

Trong giai đoạn hiện nay, cùng với việc đổi mới chương trình dạy học, phương pháp dạy học thì yêu cầu về đổi mới khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS được coi là khâu rất quan trong trong quá trình giáo dục. Cách thức, chất lượng kiểm tra đánh giá chi phối rất lớn đến hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. Người học có nhu cầu được đánh giá kết quả học tập một cách chính xác đồng thời GV có những thông tin phản hồi để có sự điều chỉnh phù hợp nhằm đạt mục đích là hoàn thành mục tiêu giáo dục.

Trong những năm gần đây, công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học ở các trường THCS huyện Đoan Hùng ngày càng được chú trọng và có chất lượng ngày càng cao. Việc kiểm tra đánh giá HS diễn ra thường xuyên hơn và mang tính chính xác cao hơn. Mỗi trường cũng có cán bộ phụ trách mảng KT&QLCL giáo dục của trường mình, bộ phận này có trách nhiệm giám sát việc thực thi đánh giá chất lượng của GV, nắm chất lượng của đơn vị mình và có báo cáo thường xuyên với Phòng GD-ĐT về sự thay đổi chất lượng, nguyên nhân và biện pháp đã làm.

Để hiểu về thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá học sinh của giáo viên.

Qua kết quả khảo sát chúng tôi tập hợp và thống kê được kết quả như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá học sinh của giáo viên



TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Tốt

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

1

Kiểm tra, đánh giá thường xuyên

36

60.0

5

8.3

19

31.7

2

Kiểm tra, đánh giá định kỳ

60

100

0

0

0

0.0


3

Nghiên cứu kỹ nội dung trước khi ra đề

kiểm tra


39


65.0


17


28.3


4


6.7


4

Chú trọng công tác chấm, chữa bài cho

học sinh


42


70.0


14


23.3


4


6.7

5

Trả bài cho học sinh đúng thời gian quy định

33

55.0

9

15.0

18

30.0


6

Đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra,

đánh giá


54


90.0


4


6.7


2


3.3

Nhận xét:

Kết quả khảo sát cho thấy:

- Kiểm tra, đánh giá định kỳ được 100% giáo viên thực hiện tốt đó là quy định bắt buộc đối với mỗi giáo viên của phân môn mình phụ trách.

- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên chưa được giáo viên thực sự coi trọng. Điều này được thể hiện ở bảng tổng hợp trên (chỉ có 60,0% trong tổng số giáo viên thực hiện tốt; thực hiện trung bình là 8,3% và thực hiện yếu chiếm tỷ lệ 31,7%).

- Đa số cán bộ QL, GV đều đồng tình với các biện pháp QL việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Hàng năm các nhà trường đều tổ chức cho giáo viên học tập quy chế, hướng dẫn đánh giá xếp loại HS vào đầu mỗi năm học, điều này khiến các giáo viên trong nhà trường đều nắm chắc quy chế đánh giá xếp loại học sinh, đặc biệt là những giáo viên mới vào ngành tránh được nhiều sai sót không đáng có. Việc xây dựng những quy định cụ thể về việc tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS cũng được đánh giá rất cao. Tuy nhiên để theo dõi việc chấm điểm, chữa, trả bài cho HS tại

các nhà trường chưa được quan tâm đúng mức, điều này khiến nhiều GV chưa thực hiện nghiêm túc, bài kiểm tra của HS không trả đúng lịch, chấm điểm không chính xác, theo cảm tính, hoặc chỉ cho điểm mà không nhận xét, chữa những sai sót thường mắc phải của học sinh.

Về cơ bản, việc kiểm tra đánh giá kết quả HS tại huyện Đoan Hùng đã phản ánh tương đối khách quan, năng lực nhận thức của người học, sự chuyên cần và trình độ đạt được của HS. Bộ phận KT&QLCL Phòng GD-ĐT tổ chức ra đề chung các kỳ khảo sát chất lượng đầu năm, cuối năm, đề kiểm tra học kỳ I, học kỳ II, các đề kiểm tra theo quy định trong phân phối chương trình được HT nhà trường phân công GV làm và có ngân hàng đề chung cho toàn trường. Phòng GD-ĐT cung cấp cho các trường các phầm mềm ra đề trắc nghiệm, tự luận, điều này giúp các nhà trường thuận lợi hơn trong việc QL ngân hàng đề kiểm tra của trường mình, đảm bảo tính bảo mật, an toàn của các đề kiểm tra. BGH nhà trường có các quy định riêng về thời gian chấm bài, thời gian trả bài sau khi kiểm tra, yêu cầu về lời phê của GV trong các bài kiểm tra của HS…

Hàng tuần, BGH các nhà trường kiểm tra tiến độ cho điểm của GV thông qua kiểm tra sổ ghi đầu bài, sổ điểm bộ môn. Qua đó nắm được tinh thần trách nhiệm của các thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường, điều này còn được thể hiện qua: Việc ghi chép chi tiết trong sổ đầu bài của GV, ghi chép trong sổ điểm sạch sẽ, điểm trung bình phải được tính chính xác, kiểm diện HS thường xuyên trong các tiết dạy.

Bên cạnh những kết quả đã làm được của giáo dục Đoan Hùng vẫn còn nhiều tồn tại lớn trong việc kiểm tra đánh giá chất lượng HS, việc một số GV còn chạy theo thành tích để lấy kết quả thi đua cuối năm đã khiến việc kiểm tra đánh giá không phản ánh được đúng kết quả người học; nhiều giáo viên chưa hiểu hết, sâu sắc về việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, việc dạy thêm học thêm sai quy định vẫn còn diễn ra ở một số nơi. Việc GV nâng

điểm, chữa điểm, thậm chí gây sức ép để HS phải đi học thêm môn của mình vẫn còn ở một số GV. Tình trạng HS ngồi “nhấm lớp”, số học sinh yếu kém vẫn còn nhiều trong các trường THCS toàn huyện.

2.3.3. Thực trạng hoạt động học tập của học sinh

2.3.3.1. Hoạt động học tập trên lớp, rèn nề nếp của học sinh

Để hiểu về thực trạng hoạt động học tập của học sinh trên lớp chúng tôi đã tiến hành khảo sát 60 giáo viên chủ nhiệm 4 trường THCS. Qua kết quả khảo sát chúng tôi tập hợp và tập hợp, thống kê được kết quả như sau:

Bảng 2.9. Thực trạng hoạt động học tập trên lớp, nề nếp của học sinh



TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Tốt

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

1

Chấp hành nội quy, quy định của trường

44

73.3

12

20.0

4

6.7

2

Tinh thần, thái độ học tập nghiêm túc

31

51.7

21

35.0

8

13.3

3

Tự giác, chủ động lĩnh hội tri thức

31

51.7

24

40.0

5

8.3

4

Nghiêm túc trong thực hành, thí nghiệm

31

51.7

24

40.0

5

8.3

5

Trung thực trong học tập và thi cử

30

50.0

26

43.3

4

6.7

Nhận xét:

Nhìn chung, hoạt động học tập và rèn nề nếp cho học sinh được các nhà trường đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên trong thực tiễn ở các trường THCS trên địa bàn huyện hiện nay cho thấy hoạt động học tập và nền nếp của học sinh còn một số hiện tượng như việc làm quen với cách học mới còn nhiều hạn chế. Do đó học sinh tiếp nhận thông tin còn thụ động, chưa thực sự linh hoạt, năng lực, kỹ năng, kỹ xảo làm bài còn hạn chế. Nhiều em còn có tính ỷ lại, chưa tự giác học tập, chưa thật sự trung thực trong thi cử.

Bên cạnh đó việc vận dụng lý thuyết vào thực hành thí nghiệm còn gặp nhiều hạn chế, việc thực hành thí nghiệm thiếu chủ động, thiếu sáng tạo trong thực hành.

2.3.3.2. Công việc chuẩn bị làm bài tập ở nhà

Để hiểu về thực trạng hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 87 giáo viên chủ nhiệm và chi hội trưởng các lớp. Qua kết quả khảo sát chúng tôi tập hợp và thống kê được kết quả như sau:

Bảng 2.10. Thực trạng công tác chuẩn bị làm bài tập ở nhà của học sinh



TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Tốt

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

1

Cha mẹ quan tâm đúng mức

61

70.1

26

29.9

0

0.0

2

Có kế hoạch, góc học tập ở nhà

85

97.7

1

1.1

1

1.1

3

Quỹ thời gian hợp lý

46

52.9

41

47.1

0

0.0

4

Tinh thần tự giác học tập

39

44.8

42

48.3

6

6.9

5

Thái độ học tập nghiêm túc

38

43.7

32

36.8

17

19.5

Nhận xét:

HS có ý thức, động cơ thái độ học tập tốt còn chưa được CBQL, các GV thực hiện tốt, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự tự giác, tích cực học tập của các em, đặc biệt khi Đoan Hùng là một huyện kinh tế còn nhiều khó khăn, phần lớn HS sau khi hết thời gian học trên lớp đều phải tham gia giúp bố, mẹ các công việc gia đình, thậm chí nhiều em phải làm những công việc của người lớn. Trình độ dân trí một số xã còn thấp, nhận thức của cha mẹ HS rất hạn chế, phần lớn phó mặc việc giáo dục con em họ cho nhà trường, cho các thầy cô giáo: “chăm sự nhờ các thầy”, họ không biết rằng chỉ 1/3 thời gian trong ngày là các em ở trường, còn lại là thời gian ở nhà, như vậy việc phối hợp giáo dục giữa gia đình- nhà trường- xã hội là hết sức quan trọng. Trong hoàn cảnh đó đòi hỏi các thầy cô giáo- những người làm công tác giáo dục càng phải chú ý tới việc giáo dục cho các em- thế hệ trẻ tương lai của đất nước có một ý thức, động cơ, thái độ học tập đúng mức để tự mình có thể quyết định tương lai của chính bản thân các em.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022