Quản lý hoạt động dạy học liên môn ở trường THCS trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ - 13

Tiểu kết chương 3


Để góp phần nâng cao chất lượng DHLM cho HS cấp THCS ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, tác giả của luận văn xin đề xuất 5 biện pháp quản lý DHLM như sau:

1. Nâng cao năng lực, nhận thức dạy học liên môn cho đội ngũ giáo viên.

2. Chỉ đạo Tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng thực hiện kế hoạch dạy học liên môn cho học sinh.

3. Tổ chức các cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh.

4. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá trong hoạt động dạy học liên môn.

5. Quản lí việc tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trong hoạt động dạy học liên môn.

Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Do đó, phải thực hiện chúng một cách đồng bộ, nhất quán trong suốt quá trình tổ chức hoạt động DHLM cho HS.

Ngoài ra, để có cơ sở khách quan nhằm áp dụng các biện pháp trên vào thực tiễn, tôi đã trưng cầu ý kiến của một số CB - NV - CNV trong ngành giáo dục. Nhìn chung, đại bộ phận những người được trưng cầu ý kiến đều đánh giá các biện pháp trên có tính cấp thiết và khả thi, có thể thực hiện để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động DHLM cho học sinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


Quản lý hoạt động dạy học liên môn ở trường THCS trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ - 13

1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu trong luận văn, tác giả của luận văn rút ra một số kết luận mang tính tổng quát như sau:

Dạy học liên môn là nội dung dạy học có ý nghĩa rất quan trọng là xu thế dạy học mang tính tất yếu. Đứng trước yêu cầu của xã hội, và đặc biệt trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ. Theo đó hoạt động dạy học liên môn sẽ góp phần vào thực hiện đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa hiện hành, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Đó là kết quả nghiên cứu được thể hiện trong nội dung của Chương 1.

Trong Chương 2 của luận văn, tôi đã nghiên cứu thực trạng và phân tích kết quả của hoạt động dạy học liên môn và quản lý hoạt động dạy học liên môn tại 5 trường trên địa bàn huyện Đoan Hùng- Tỉnh Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy các trường đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của hoạt động dạy học liên môn. Công tác quản lí hoạt động DHLM đã được các cấp, các ban ngành, các nhà trường quan tâm và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên tính hiệu quả của hoạt động này chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của xã hội, chưa tương ứng với ý nghĩa, giá trị của nó trong công tác giáo dục. Trên thực tế điều tra, còn nhiều nhà quản lí, giáo viên chưa nhận thức, đánh giá đúng vai trò của DHLM; nhiều học sinh chưa có hứng thú với hoạt động này. Từ việc nghiên cứu lí luận và thực tiễn, tại Chương 3, chúng tôi đề xuất 5 biện pháp sau đây nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động DHLM cho học sinh trong các nhà trường THCS:

1. Nâng cao năng lực, nhận thức dạy học liên môn cho đội ngũ giáo viên.

2. Chỉ đạo Tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng thực hiện kế hoạch dạy học liên môn cho học sinh.

3. Tổ chức các cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh.

4. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá trong hoạt động dạy học liên môn.

5. Quản lí việc tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trong hoạt động dạy học liên môn.

Các biện pháp trên đều có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau. Mỗi một biện pháp lại giữ một vị trí và vai trò riêng trong quá trình thực hiện, vì vậy các biện pháp cần phải được áp dụng một cách hợp lí để phát huy được hiệu quả cao nhất. Người hiệu trưởng phải biết linh hoạt lựa chọn và vận dụng một cách sáng tạo các biện pháp quản lý cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi địa phương, mỗi nhà trường. Trên cơ sở những lí luận đã trình bày, tác giả đề tài đã vận dụng và nghiên cứu thực tiễn để đề xuất một số biện pháp phù hợp. Mặc dù chỉ là sự nghiên cứu và đề xuất mang tính chất chủ quan cá nhân nhưng tác giả của luận văn rất hi vọng những biện pháp đã nêu trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý hoạt động dạy học liên môn cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Đoan Hùng nói riêng và các trường có điều kiện tương tự.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đưa dạy học tích hợp liên môn vào chương trình đào tạo chính khóa đối với sinh viên các trường Sư phạm.

Cần biên soạn, xuất bản nhiều tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý, giáo viên về việc xây dựng kế hoạch, nội dung biện pháp dạy học Liên môn cho HS phù hợp với giai đoạn hiện nay.

Trước mắt cần tiếp tục triển khai đào tạo đồng bộ đối với CBQL, GV theo các chương trình ngắn hạn nhằm cung cấp đủ tri thức, phương pháp, kĩ

năng… tạo tính thống nhất và chuẩn hóa. Đảm bảo triển khai tốt và đúng định hướng, tránh hiện tượng “mạnh ai đấy làm”, “ai hiểu thế nào thì làm thế đó” trong việc tổ chức hoạt động dạy học liên môn ở cơ sở.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo và Phòng Giáo dục và Đào tạo

Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động quản lí DHLM cho học sinh ở các trường học. Ban hành các văn bản hướng dẫn về công tác quản lí và công tác DHLM cho học sinh.

Tổ chức các hội nghị chuyên đề, hội thảo cho CBQL, GV về công tác xây dựng kế hoạch, thiết kế bài giảng trong hoạt động DHLM cho học sinh.

Tổng kết, rút kinh nghiệm, đồng thời nhân rộng các mô hình quản lí hoạt động DHLM cho học sinh có hiệu quả.

Chỉ đạo điểm, một số mô hình phù hợp với giai đoạn hiện nay về công tác DHLM cho HS để rút kinh nghiệm và phổ biến rộng rãi.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tổ chức, triển khai hoạt động DHLM cho học sinh đối với các trường.

2.3. Với trường THCS

Hiệu trưởng cần tiến hành đồng bộ các biện pháp và nội dung quản lý hoạt động dạy học liên môn ở trường THCS.

Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong quản lý hoạt động dạy học liên môn nhằm tăng cường các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh, hoạt động thực hành thí nghiệm, hoạt động ngoại khóa, hoạt động tự học trong dạy học liên môn.

Các CBQL nhà trường phải tích cực tự bồi dưỡng và tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý; cần phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp quản lý, áp dụng tích cực những giải pháp quản lý hoạt động dạy học liên môn, với tinh thần chủ động, linh hoạt, không ỷ lại cấp trên.

Thường xuyên tham mưu, đề xuất với các cấp ủy Đảng, chính quyền, Sở Giáo dục và Đào tạo, với Ban đại diện CMHS trong việc xây dựng CSVC, đầu

tư trang thiết bị dạy học liên môn theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các chức năng quản lý, coi trọng nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc điều hành mọi hoạt động, xây dựng tập thể đoàn kết, nhất trí, tạo sự đồng thuận trong tập thể sư phạm nhà trường.

Xây dựng văn hóa tổ chức riêng tạo thương hiệu cho nhà trường.

Ưu tiên tạo điều kiện tối đa cho hoạt động đổi mới PPDH nói chung, dạy học liên môn nói riêng.

Tạo điều kiện cho giáo viên được đi giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm với giáo viên ở các trường có kinh nghiệm và sáng kiến trong đổi mới PPDH liên môn.

Giáo viên cần phát huy vai trò tự bồi dưỡng, học hỏi đồng nghiệp, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học liên môn, tích cực chủ động phát triển chương trình nhà trường và chương trình môn học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.

2.4. Đối với phụ huynh học sinh

Chủ động phối hợp cùng nhà trường trong việc tổ chức hoạt động hoạt động dạy học liên môn.

Tạo điều kiện về thời gian, vật chất cho con em trong việc tham gia hoạt động dạy học liên môn. Cổ vũ động viên các em tham gia các cuộc thi “ Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết những tình huống thực tiễn” do nhà trường, PGD&ĐT tổ chức.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đỗ Thị Kim Anh (2012), Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang, ĐHSP Thái Nguyên.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Ngành Giáo dục - Đào tạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quy chế đánh giá xếp loại HS THCS và HS THPT (Ban hành theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011).

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội.

5. C. Mác - Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Phúc Châu (2006), Các yếu tố cơ bản tác động đến chất lượng quản lý trường học, Hà Nội.

7. Chính phủ (2002), Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Chương trình giáo dục phổ thông, Những vấn đề chung (2006), NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Vũ Dũng (2006), Tâm lý học quản lý, NXB ĐHSP Hà Nội.

10. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

12. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI,

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Lê Sĩ Hải (2011), Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng nhằm phát huy vai trò tích cực, chủ động trong học tập của học sinh THPT huyện Thọ Xuân - Thanh Hoá, ĐHSP Hà Nội.

15. Bùi Minh Hiền, Đặng Quốc Bảo, Vũ Ngọc Hải (2006), Quản lý giáo dục, NXB ĐHSP, Hà Nội.

16. Phó Đức Hòa (2008), Ứng dụng Công nghệ Thông tin trong dạy học tích cực, NXB Giáo dục, Hà Nội.

17. Nguyễn Đăng Khoa (2013), Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay, ĐHSP Nà Nội.

18. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB ĐHSP Hà Nội.

19. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

20. Trần Kiểm, Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý và Lãnh đạo nhà trường, Trường ĐHSP Hà Nội.

21. Trần Kiểm (2009), Khoa học quản lý giáo dục, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB GD, Hà Nội.

22. Trần Kiều (1995), Một vài suy về đổi mới PPDH ở trường phổ thông nước ta.

23. L.Đ. Tơ Rốt Chen - Kô (1984), Giáo dục học và quản lý, Bản tiếng Việt, NXB Thông tin lý luận.

24. Nguyễn Văn Lê (1998), Khoa học quản lý nhà trường, NXB TPHCM.

25. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Đại cương về quản lý giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

26. Nguyễn Đức Lợi (2013), Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THPT ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, ĐHSP Thái Nguyên.

27. Luật giáo dục (2009), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

28. M.I. Kônđakôp, Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, Trường CBQL và Viện KHGD, Hà Nội, 1984.

29. Trầm Hữu Minh (2006), Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng các trường THCS có nhiều HS dân tộc Khmer thuộc huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh, ĐHSP Hà Nội.

30. Lưu Xuân Mới (2005), Kiếm tra, đánh giá trong giáo dục, Tập bài giảng sau đại học, Học viện CBQLGD&ĐT Hà Nội.

31. Nghị quyết 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CN hóa, HĐ hóa trong điều kiện KT thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”, tháng 10/2013.

32. Phan Trọng Ngọ (2007), Tâm lý học hoạt động và khả năng ứng dụng vào lĩnh vực dạy học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

33. Hà Thế Ngữ (1990), Giáo dục học, Tập 1; 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

34. Hoàng Phê ( 1992), Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Hà Nội.

35. P.V. Zimin, M. I. Kônđakôp, N. I. Xaxerđôtôp (1985), Những vấn đề quản lý trường học, Trường Cán bộ quản lý giáo dục - Bộ Giáo dục.

36. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý, Trường CBQL TW, Hà Nội.

37. Phạm Hồng Quang (2003),Tổ chức dạy học cho học sinh DTTS, NXB ĐHSP.

38. Trần Hồng Quân (1997), Về chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020.

39. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

40. Quốc hội (2000), NQ số 40/2000/QH10 - Nghị quyết về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (Thông qua ngày 09/12/2000).

41. Nguyễn Văn Thanh (2006), Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Phú Xuyên- Hà Tây, ĐHSP Hà Nội.

42. Trần Quốc Thành (2010), Khoa học quản lý, Tập bài giảng sau đại học, Trường ĐHSP Hà Nội.

43. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Quá trình dạy - tự học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

44. Bùi Trọng Tuân, Nguyễn Kỳ (1984), Một số vấn đề quản lý Giáo dục, NXB Hà Nội.

45. Bùi Trọng Tuân (2002), Tập bài giảng về lý luận quản lý nhà trường, Trường CBQLGD&ĐT, Hà Nội.

46. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

47. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

48. Phạm Viết Vượng (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022