Khảo Nghiệm Tính Cần Thiết Và Khả Thi Của Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Lịch Sử - Địa Lý Ở Các Trường Thcs Huyện Xín Mần, Tỉnh

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là một thành tố cơ bản trong quá trình dạy học, đặc biệt dạy học môn Lich sử - Địa lý theo hướng tích hợp nói riêng. Thành tố này có vai trò quan trọng như các thành tố nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức, kết quả và môi trường giáo dục,...; đồng thời có tác động tương hỗ đến các thành tố cấu trúc khác của quá trình dạy học để đạt tới mục đích môn học và giáo dục toàn diện.

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đóng vai trò là một trong những điều kiện mang tính tất yếu để các lực lượng giáo dục trong nhà trường thực hiện được chức năng và nhiệm vụ. Do đó, để thực hiện được mục tiêu quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp thì cần khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong nhà trường. Đảm bảo đủ các phương tiện và điều kiện cơ sở vật chất cho việc thực hiện các hoạt động dạy, hoạt động học và các hoạt động khác; đồng thời góp phần thực hiện chủ trương chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa giáo dục.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

Tổ chức xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng các yêu cầu của hoạt động dạy học của các trường THCS nói chung cho hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp nói riêng. Tổ chức sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học vào các hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp một cách có hiệu quả. Tổ chức bảo quản hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường để sử dụng lâu dài.

Tham mưu với chính quyền địa phương, Phòng GD&ĐT để khi xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học phục vụ yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 phải đảm bảo đúng quy cách, phù hợp với yêu cầu dạy học tích hợp liên môn, yêu cầu đổi mới giáo dục của cấp THCS.

Xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết huy động mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhằm phục vụ có hiệu quả hoạt động dạy học theo

yêu cầu đổi mới giáo dục và dạy học liên môn.

Xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Cân đối về tài chính để thường xuyên bổ sung mua sắm các tài liệu tham khảo cho thư viện, các thiết bị cần thiết phục vụ dạy học, đặc biệt chú trọng trang bị cơ sở hạ tầng để phát triển CNTT phục vụ đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học.

Tăng cường công tác quản lý, khai thác tối đa tránh thất thoát, hư hỏng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

3.2.5.3. Cách thức và điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng, sử dụng, bảo quản, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường đối với việc nâng cao chất lượng dạy học. Cán bộ phụ trách thiết bị dạy học có chuyên môn, nghiệp vụ, nhiệt tình trong công tác. Giáo viên tích cực, tự giác sử dụng thiết bị dạy học, học sinh tích cực kết hợp học với hành thông qua việc sử dụng thiết bị dạy học.

Xây dựng kế hoạch, dự toán về nhu cầu trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học trước khi bước và năm học mới: Tổ chuyên môn lập kế hoạch năm học trong đó đề xuất rõ các thiết bị dạy học cần sử dụng. Nhà trường lập kế hoạch chung về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho toàn nhà trường trên cơ sở tổng hợp kế hoạch của các tổ chuyên môn. Từ kế hoạch chung này hiệu trưởng yêu cầu mỗi tổ chuyên môn phổ biến cho giáo viên, yêu cầu khi thiết kế bài giảng cần ghi rõ thiết bị dạy học phục vụ cho bài học đó.

Tổ chức sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tuân thủ các yêu cầu chung, từ kế hoạch dạy học của toàn trường đến kế hoạch của các tổ. Thực hiện tốt chế độ kiểm tra, kiểm kê, kiểm định, bảo dưỡng định kỳ khi có biến động về tổ chức và điều kiện khách quan. Có chế độ động viên, khen thưởng kịp thời những các nhân, tổ nhóm huy động tốt sự ủng hộ của xã hội cho việc xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị cho nhà trường.

Làm tốt công tác tham mưu với ủy ban nhân dân huyện, Phòng GD-ĐT để

tăng cường nguồn đầu tư, mua sắm, nâng cấp các thiết bị dạy học, đồ dùng thí nghiệm cần thiết. Ưu tiên mua sắm các thiết bị dạy học hiện đại như: máy chiếu, máy vi tính, hệ thống máy nghe nhìn,... Sửa chữa cải tiến trang thiết bị hiện có, bổ sung thiết bị dạy học mới, thanh lý những thiết bị quá cũ.

Tổ chức mời các chuyên gia tập huấn, hướng dẫn sử dụng các phương tiện, trang thiết bị cho đội ngũ giáo viên. Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng danh mục các bài giảng có sử dụng thiết bị dạy học để đưa vào kế hoạch của giáo viên, bảo đảm thực hiện nghiêm túc việc sử dụng các trang thiết bị dạy học.

Xây dựng môi trường sư phạm của nhà trường đảm bảo sự thuận lợi cho việc sử dụng thiết bị dạy học. Xây dựng hệ thống phòng bộ môn theo hướng ngày càng chuyên môn hóa. Cải tạo và nâng cấp hệ thống lớp học đảm bảo các yêu cầu: đủ ánh sáng, chống ẩm, ấm về mùa đông thoáng mát về mùa hè; bảng, bàn ghế, chỗ ngồi phù hợp với phương pháp dạy học tích cựu; sân chơi, khuôn viên nhà trường có cây xanh với tiêu chí “xanh, sạch, đẹp”.

Xây dựng thư viện và phòng đọc theo hướng “chuẩn hóa”. Tăng cường số lượng, đa đảng chủng loại sách, báo,...phục vụ cho giáo viên và học sinh của nhà trường. Phát động phong trào đọc sách ở thư viện, ủng hộ sách báo cho học sinh nghèo hay ủng hộ sách cho thư viện nhà trường.

Tổ chức cho giáo viên nhất là giáo viên cập nhật những kiến thức về tin học để vận dụng vào công tác giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.

Vận động các lực lượng xã hội như Hội cha mẹ học sinh, cựu học sinh nhà trường, các nhà hảo tâm đầu tư nâng cấp phòng học chuẩn, phòng thí nghiệm,

..trên cơ sở pháp luật cho phép.

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác quản lý, bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học theo văn bản chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trên. Hiệu trưởng nhà trường thường xuyên kiểm tra việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học bằng cách: nghe báo cáo của nhân viên phụ trách phòng thiết bị dạy học, kiểm tra sổ đăng ký sử dụng đồ dùng dạy học, dự giờ lên lớp của giáo viên, qua phỏng vấn

học sinh.

Các tài sản của nhà trường phải có sổ theo dõi, định rõ giá trị, đánh giá, kiểm kê đầy đủ, có người quản lý, mượn trả rõ ràng, quy định chế độ bảo quản, trách nhiệm của từng thành viên. Hàng năm tiến hành kiểm kê, thanh lý tài sản.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý

Trong các biện pháp trên, mỗi biện pháp có thế mạnh, có vị trí cần thiết nhất định trong quá trình quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp của giáo viên và học sinh các nhà trường. Chúng có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được hiệu quả cao nhất thì không thể xem nhẹ biện pháp nào, không thể thực hiện riêng biệt, tách rời các biện pháp nêu trên mà phải thực hiện một cách đồng bộ. Vì các biện pháp có sự gắn kết, quan hệ ràng buộc mật thiết với nhau, tạo điều kiện hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình quản lý nhà trường.

Biện pháp thứ nhất Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về quản lý hoạt động dạy học môn Lich sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS là nền tảng cho việc triển khai hiệu quả các biện pháp khác. Tuyên truyền giúp mọi người có nhận thức đầy đủ và chính xác hơn về tầm quan trọng của đổi mới hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp trong các trường THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Biện pháp này có ý nghĩa tiên quyết, tạo tiền đề để thực hiện có hiệu quả các biện pháp khác.

Biện pháp thứ hai Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn và phương pháp dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp cho giáo viên là biện pháp cơ bản trang bị cho giáo viên kiến thức, kỹ năng trong dạy học nói chung, dạy học theo hướng tích hợp nói riêng và hình thành các điều kiện cần thiết cơ bản để đảm bảo thành công của quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS rong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

Biện pháp thứ ba Đổi mới quản lý hoạt động học của học sinh theo hướng

tích hợp liên môn học là biện pháp có ý nghĩa tác dụng quan trọng trong việc phát huy sức mạnh, phát huy mối quan hệ giữa 2 chủ thể chính trong hoạt động hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp trong các trường THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

Biện pháp thứ tư Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Lich sử - Địa lý theo hướng tích hợp của giáo viên đây là biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo cho công tác quản lý hoạt động dạy học thực hiện có hiệu quả, đảm bảo chất lượng hiệu quả qua đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp và chất lượng giáo dục toàn diện của các trường THCS huyện Xín Mần và đúng tinh thần đổi mới giáo dục hiện nay.

Biện pháp thứ năm Quản lý có hiệu quả các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Lich sử - Địa lý theo hướng tích hợp Đây là biện pháp điều kiện, hỗ trợ quyết định thực hiện hiệu quả hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp của các trường THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

Việc triển khai thực hiện các biện pháp trên giúp nhà trường khai thác và phát huy hiệu quả quản lý đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp nói riêng, chất lượng giáo dục toàn diện của các trường THCS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang nói chung, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý ở các trường THCS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Xín Mầm, tỉnh Hà Giang được dựa trên cơ sở lý luận của vấn đề cần nghiên cứu, cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS trên địa bàn huyện. Để tiến hành xác định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo

hướng tích hợp, luận văn tiến hành khảo sát thực tế bằng điều tra thông qua phiếu xin ý kiến dành cho các cán bộ quản lý và Tổ trưởng chuyên môn của các trường THCS ở huyện Xín Mần (31 CBQL và 9 tổ trưởng dạy môn Lich sử - Địa lý). Mỗi biện pháp được đánh giá trên hai phương diện tính cần thiết và tính khả thi. Mỗi biện pháp được đánh giá ở 3 mức độ

Tính cấp thiết: Rất cần thiết (3 điểm), cần thiết (2 điểm), Ít cần thiết (l điểm)

Tính khả thi: Rất khả thi (3 điểm), Khả thi (2 điểm), Ít khả thi (l điểm)

Bảng 3.1. Kết quả mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất


TT

Tên biện pháp

Mức độ

ĐTB

Thứ bậc

RCT

CT

ICT


1

Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về quản lý hoạt động dạy học môn Lich sử - Địa lý

theo hướng tích hợp ở các trường THCS


33


7



2,82


2


2

Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn và phương pháp dạy học môn Lịch sử - Địa

lý theo hướng tích hợp cho giáo viên


32


6


2


2,75


4

3

Đổi mới quản lý hoạt động học của học

sinh theo hướng tích hợp liên môn học

34

4

2

2,87

3


4

Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Lich sử - Địa lý theo hướng tích

hợp của giáo viên


36


4



2,9


1


5

Quản lý có hiệu quả các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Lich sử - Địa lý

theo hướng tích hợp


31


6


3


2,7


5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử - địa lý theo hướng tích hợp ở các trường trung học cơ sở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang - 13

Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy tính cấp thiết của các biện pháp đều thể hiện ở rất cấp thiết 𝑋̅2,7. Trong đó đứng đầu các biện pháp về tính cấp thiết đó là “Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Lich sử - Địa lý theo hướng tích hợp của giáo viên” điểm trung bình 𝑋̅=2,90 điểm, với 36 ý kiến đánh giá rất cấp thiết, 4 ý kiến đánh giá cấp thiết. Tiếp theo là biện pháp “Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về quản lý hoạt động dạy học môn Lich sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS” điểm trung bình 𝑋̅= 2,82 với 33 ý kiến đánh giá rất cấp thiết, 7 ý kiến đánh giá cấp thiết Biện pháp đánh giá có tính cấp thiết thấp nhất là “Quản lý có hiệu quả

các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Lich sử - Địa lý theo hướng tích hợp” điểm trung bình 𝑋̅= 2,7 với 31 ý kiến đánh giá rất cấp thiết, 6 ý kiến đánh giá cấp thiết, 3 ý kiến đánh giá chưa cấp thiết.

Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất


TT

Tên biện pháp

Mức độ

ĐTB

Thứ

bậc

RKT

KT

IKT


1

Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về quản lý hoạt động dạy học môn Lich sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các

trường THCS


34


6



2,85


4


2

Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn và phương pháp dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp

cho giáo viên


36


4



2,9


2


3

Đổi mới quản lý hoạt động học của học sinh theo hướng tích hợp liên

môn học


32


6


2


2,75


5


4

Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động

dạy học môn Lich sử - Địa lý theo hướng tích hợp của giáo viên


37


3



2,93


1


5

Quản lý có hiệu quả các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Lich sử -

Địa lý theo hướng tích hợp


35


5



2,88


2

Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy tính khả thi của các biện pháp đều thể hiện ở rất khả thi 𝑋̅2,75. Trong đó đứng đầu các biện pháp về tính khả thi đó là “Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Lich sử - Địa lý theo hướng tích hợp của giáo viên” điểm trung bình 𝑋̅=2,93 điểm, với 37 kiến đánh giá rất khả thi, 3 ý kiến đánh giá khả thi. Tiếp theo là biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn và phương pháp dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp cho giáo viên” điểm trung bình 𝑋̅= 2,9 với 36 ý kiến đánh giá rất khả thi, 4 ý kiến đánh giá khả thi. Biện pháp đánh giá có tính khả thi thấp nhất là “Đổi mới quản lý hoạt động học của học sinh theo hướng tích hợp liên môn học”

điểm trung bình 𝑋̅= 2,75 với 32 ý kiến đánh giá rất khả thi, 6 ý kiến đánh giá khả thi, 2 ý kiến đánh giá khả thi.

Tóm lại: Kết quả đánh giá các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp được đề xuất theo ý kiến của những người tham gia đánh giá đều cho rằng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp đều có tính cần thiết và khả thi. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động, nhà trường phải tiến hành các biện pháp quản lý đồng bộ và có hệ thống. Tuy nhiên, trong từ thời điểm mà quan tâm, áp dụng đến biện pháp khác cho phù hợp để khả thi và phát huy hiệu quả.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 23/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí