Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khxh Ở Trường Thcs Thị Xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh

lượng các học sinh đạt học lực yếu, kém của môn Địa Lý là không có. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã có bước cải tiến, cơ bản đáp ứng với yêu hiện nay, thể hiện ở kết quả các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9. Tuy vậy, kết quả đạt được trong các kỳ học sinh giỏi còn thấp và không ổn định từng năm học, số lượng các em đạt giải còn ít.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH ở trường THCS Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Việc khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lý của CBQL, GV các trường THCS Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh được tiến hành bằng phiếu điều tra, quan sát hoạt động dạy học môn Lịch sử, Địa lý, phân tích, tổng hợp các biên bản thanh tra về công tác quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lý ở các tổ chuyên môn hàng năm do ban thanh tra của các trường, của Phòng GD&ĐT tiến hành. Qua kết quả điều tra theo bộ phiếu trưng cầu ý kiến của 26 đồng chí là Hiệu trưởng, Hiệu phó ở 14 trường THCS trên địa bàn Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh.

Nội dung khảo sát được xây dựng dựa trên các nội dung quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH ở trường THCS thị xã Từ Sơn hiện nay, nhằm tìm hiểu nhận thức của CBQL và GV về nội dung các giải pháp quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH mức độ thực hiện, mức độ hoàn thành và phù hợp của các biện pháp đó. Qua khảo sát, kết quả thu được như sau:

2.4.1. Quản lý việc thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy học các môn KHXH

Bảng 2.13. Thực trạng công tác quản lý việc thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy học các môn KHXH


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện (%)

Kết quả thực hiện (%)

Thường xuyên

Không

thường xuyên

Không

thực hiện


Tốt


Khá


TB


Yếu


1

CBQL tổ chức cho GV

nghiên cứu, nắm vững mục


87.5


12.5


-


53


40.6


6.3


-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học xã hội tại các trường trung học cơ sở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh - 8

TT


Nội dung

Mức độ thực hiện (%)

Kết quả thực hiện (%)

Thường xuyên

Không thường

xuyên

Không thực

hiện


Tốt


Khá


TB


Yếu


tiêu dạy học, phân phối

chương trình dạy học.









2

Tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn GV lập kế hoạch giảng dạy cho năm học,

kiểm tra, duyệt kế hoạch.


84.3


15.7


-


78.1


19


3.15


-


3

Tổ chuyên môn tổ chức thảo luận về cách thực hiện chương trình mới,

nội dung khó, bài khó.


81.2


18.8


-


84.3


9.4


6.3


-


4

CBQL theo dõi, kiểm tra việc GV thực hiện đúng, đủ chương trình, đảm bảo tiến độ về thời gian, sử

dụng CNTT hợp lý.


86.5


13.5


-


60.2


30


9.8


-


5

CBQL xử lý kịp thời những GV vi phạm quy chế chuyên môn và kiểm

tra đánh giá.


70


30


-


60.8


36.2


3.0


-


6

Tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá việc thực hiện

chương trình dạy học.


78.5

70%


21.5


-


50.7


39.8


9.5


-



Qua bảng số liệu cho thấy, CBQL đã tổ chức cho GV nghiên cứu, nắm vững mục tiêu dạy học; cung cấp cho từng GV đầy đủ kế hoạch phân phối

chương trình dạy và cả nội dung đổi mới của môn học, phổ biến kịp thời các chỉ thị của cấp trên về việc thực hiện chương trình. Tuy vậy, có 53% số ý kiến đánh giá CBQL đã thực hiện tốt biện pháp này, 40.6% đánh giá khá và 6.3% số ý kiến đánh giá ở mức TB. Điều đó phản ánh thực trạng là vẫn còn một số GV chưa thực sự nắm vững nội dung chương trình Lịch sử, Địa lý cấp THCS. Công tác quản lý việc lập kế hoạch giảng dạy của tổ chuyên môn và GV đã được CBQL các trường rất quan tâm; thể hiện ở 78.1% số ý kiến đánh giá tốt; 19% đánh giá khá; chứng tỏ các hiệu trưởng rất quan tâm đến giải pháp này. Vẫn còn 3.15% kế hoạch mang tính chung chung, thiếu cụ thể, thậm chí còn sao chụp của nhau. Đến nội dung thứ 3 mặc dù CBQL đặc biệt quan tâm đến nội dung chương trình mới, nội dung khó và các bài khó tổ chức cho GV thảo luận, tìm ra phương pháp dạy phù hợp cho từng đối tượng người học, nhưng vẫn còn 6.3% ý kiến trung bình chứng tỏ chỉ đạo của CBQL chưa triệt để nhằm giúp GV tháo gỡ những vấn đề vừa mới lại vừa khó, do đó hiệu quả dạy học chưa thật cao. Đối với dạy học môn Lịch sử, mặc dù các trường còn nhiều khó khăn về CSVC, đội ngũ GV còn chậm đổi mới trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Song các nhà trường đều đã khắc phục để hoàn thành chương trình giảng dạy.

Đánh giá về việc thực hiện dạy đúng, đủ chương trình có 9.8% số ý kiến đánh giá trung bình. Thực vậy, trong thực tế tại các trường vẫn còn hiện tượng một số ít GV chưa thực hiện dạy đủ các tiết trong phân phối chương trình như các tiết trả bài các tiết Lịch sử địa phương, Địa lý địa phương. Đây chính là hậu quả của việc GV chưa nắm vững mục tiêu yêu cầu của các tiết trả bài, các tiết Lịch sử địa phương, Địa lý địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông; đồng thời cũng xuất phát từ công tác kiểm tra của CBQL thiếu sâu sát, chặt chẽ. Khi phát hiện GV vi phạm quy chế, các nhà quản lý đã kịp thời nhắc nhở

và đã có tác dụng trong việc thực hiện chương trình giảng dạy của GV, song vẫn còn 3.0% ý kiến trung bình, chứng tỏ việc nhắc nhở, xử lý chưa triệt để. CBQL các trường đã quan tâm đến việc tổ chức, phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chương trình, kế hoạch qua từng giai đoạn của năm học, tuy nhiên vẫn còn 9.8% ý kiến đánh giá ở mức trung bình, điều này chứng tỏ các trường làm việc này còn mang tính hình thức, đơn giản.

Tóm lại, CBQL các trường THCS Thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh đã nắm vững được tầm quan trọng và đã sử dụng nhiều biện pháp quản lý việc thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy học trong quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử, Địa lý tại đơn vị và thực hiện khá tốt những biện pháp này. Song, để thực sự đáp ứng được yêu cầu của cấp học và sự đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thì CBQL các trường THCS Thị xã Từ Sơn cần phải khắc phục một số tồn tại như: Khâu tổ chức nghiên cứu, quán triệt mục tiêu chương trình mới môn Lịch sử, Địa lý chưa sâu sắc. Còn có những GV thực hiện chương trình, sử dụng các tiết trả bài, các tiết Lịch sử địa phương, Địa lý địa phương chưa đúng mục đích yêu cầu, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học còn chậm; việc xử lý GV vi phạm chưa triết để. Khâu kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện mục tiêu, chương trình còn mang tính hình thức.

2.4.2. Quản lý hồ sơ chuẩn bị lên lớp của giáo viên dạy các môn KHXH

Chất lượng giờ lên lớp phụ thuộc rất nhiều vào việc soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp của GV. CBQL các trường THCS Thị xã Từ Sơn đã tổ chức phổ biến cho GV nắm vững các quy định, yêu cầu về soạn giáo án, chuẩn bị giờ lên lớp một cách cụ thể, thường xuyên và có chất lượng (96,3%) . Đồng thời, chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức nghiên cứu, thảo luận về quy định soạn bài, thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với môn học và đối tượng HS. Qua khảo

sát điều tra vẫn còn 6.0% đạt ở mức trung bình (ở nội dung 2), giải pháp 3 vẫn còn 3.0% đạt ở mức trung bình, chủ yếu các trường chưa cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu tham khảo ngoài sách giáo khoa và sách GV, các băng đĩa phục vụ cho bài dạy; điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy trong chương trình của GV. Nội dung 4 được coi là giai đoạn cuối để khẳng định chất lượng, hiệu quả hỗ trợ chuyên môn cho GV, trong thực tế vẫn còn 5.3% đạt TB.

Bảng 2.14. Thực trạng công tác quản lý hồ sơ chuẩn bị lên lớp của giáo viên dạy các môn KHXH


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện (%)

Kết quả thực hiện (%)

Thường xuyên

Không thường

xuyên

Không thực

hiện


Tốt


Khá


TB


Yếu


1

Phổ biến cho GV nắm vững

các quy định về soạn giáo án và chuẩn bị giờ lên lớp.


93.3


6.7


-


85.5


14.5


-


-


2

Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức thảo luận về quy định soạn bài, thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ

chức dạy học.


92.2


7.8


-


78.2


15.8


6.0


-


3

Cung cấp cho GV đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, các

băng đĩa phục vụ cho bài dạy.


93.4


6.6


-


72.4


24.6


3.0


-

4

Quy định cụ thể về hồ sơ

Chuyên môn GV phải thực hiện.

88.6

11.4

-

50.2

37.5

12.3

-

5

Kiểm tra giáo án và hồ sơ

chuyên môn.

91.2

8.8

-

78.6

16.1

5.3

-

Từ những phân tích ở trên, có thể thấy rằng CBQL các trường đã có nhiều nỗ lực trong quản lý việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên. Song trong thực tế vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như: Chất lượng bài soạn của GV chưa cao, chưa đầu tư nhiều về quỹ thời gian cho bài soạn theo phương pháp mới phù hợp với đối tượng HS từng lớp, từng trường, thiếu tính liên hệ thực tế trong bài soạn. CBQL chưa quan tâm thường xuyên về chất lượng kiểm tra giáo án, chuẩn bị giờ lên lớp của GV. Nếu khắc phục được các hạn chế trên thì quản lý việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp sẽ có hiệu quả tốt trong các giờ giảng dạy của GV.

2.4.3. Quản lý hoạt động dạy học trên lớp và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của giáo viên dạy các môn KHXH

Bảng 2.15. Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của giáo viên dạy các môn KHXH


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện (%)

Kết quả thực hiện (%)

Thường xuyên

Không thường

xuyên

Không thực

hiện


Tốt


Khá


TB


Yếu


1

Quản lý giờ dạy thông qua thời khoá biểu, lịch báo giảng, kế hoạch bài dạy, sổ

đầu bài của GV.


96.2


3.8


-


83.5


16.5


-


-


2

Quy định chế độ thông tin, báo cáo, bố trí dạy thay kịp

thời, dạy bù khi vắng GV.


97.3


2.7


-


75.2


13.3


11.5


-


3

Nhắc nhở và xử lý nghiêm việc GV vi phạm thời gian giờ dạy trên lớp, tổ chức hoạt động ngoại khoá không đúng với kế hoạch

đăng ký.


93.3


6.7


-


70.2


28.8


1.1


-

4

Kiểm tra giáo án, chương

trình, kế hoạch, nội dung

81.2

18.8

-

50.5

32.8

16.7

-

TT


Nội dung

Mức độ thực hiện (%)

Kết quả thực hiện (%)

Thường xuyên

Không

thường xuyên

Không

thực hiện


Tốt


Khá


TB


Yếu


tổ chức hoạt động ngoại khoá; dự giờ đột xuất, định kỳ ngay trên lớp, phân tích

sư phạm tiết dạy của GV.









5

Thông qua kiểm tra chất lượng để đánh giá hiệu quả dạy học và tổ chức các hoạt động ngoại khoá của GV, quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ

đạo học sinh yếu kém.


91


9.0


-


78.2


15.7


4.1


2.0



Hoạt động dạy học trong nhà trường chủ yếu diễn ra bằng hình thức dạy và học trên lớp. Giờ lên lớp giữ vai trò quyết định chất lượng dạy học. Qua bảng trên ta thấy việc quản lý hoạt động trên lớp và các hoạt động ngoài giờ lên lớp của GV, Hiệu trưởng các trường đều thực hiện cơ bản tốt và rút ra một kết luận: Nền nếp lên lớp và các hoạt động ngoại khoá của GV cơ bản là tốt, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận GV chấp hành thời gian ra, vào lớp chậm, chế độ báo cáo chưa tuân thủ theo quy định, phân công dạy thay, dạy bù cho GV vắng còn có lúc thiếu kịp thời. Chất lượng dạy học, tổ chức các hoạt động ngoài giờ của một số GV chưa đáp ứng được mục tiêu chương trình mới; giải pháp cho công tác này đang còn nặng về sự việc, mất nhiều thời gian, hiệu quả lại thấp, chưa thật sự đi sâu vào chuyên môn, đổi mới PPGD còn lúng túng. Xử lý việc vi phạm giờ trên lớp và các hoạt động ngoài giờ của GV chưa nghiêm, dự giờ đột xuất ít, phân tích sư phạm giờ dạy, nội dung cách tổ chức một hoạt động ngoại khoá còn sơ sài, tác dụng thấp.

Một trong những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường đó là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tạo ra chất lượng mũi

nhọn và phụ đạo học sinh yếu để nâng cao chất lượng đại trà. Hoạt động này được các trường THCS Thị xã Từ Sơn rất quan tâm, xây dựng kế hoạch cụ thể và thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện kế hoạch chưa hiệu quả; việc kiểm tra, đôn đốc của CBQL chưa sâu sát, chặt chẽ, vẫn còn 2.0% số ý kiến đánh giá thực hiện ở mức yếu. Như vậy, CBQL các trường THCS Thị xã Từ Sơn tuy đã có nhiều nỗ lực trong quản lý hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp của GV, song đang dừng lại nhiều ở các mặt nền nếp, còn các hoạt động đi vào chiều sâu chuyên môn thì kết quả chưa thật tốt. Những bất cập, tồn tại này cần được khắc phục để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử, Địa lý ở các nhà t rường.

2.4.4. Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học các môn KHXH

Trong những năm gần đây, toàn ngành giáo dục Từ Sơn đã và đang tập trung thực hiện nhiều biện pháp đổi mới phương pháp dạy học, nhằm thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, phù hợp với đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Kết quả điều tra công việc này thể hiện như sau:

Căn cứ vào số liệu điều tra ở bảng dưới đây cho thấy CBQL các trường THCS chưa nhận thức hết được tầm quan trọng, tính cần thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), nhiều GV còn lúng túng dẫn đến thực hiện còn yếu, hiệu quả giảng dạy còn thấp. Đa số đổi mới PPDH còn mang tính hình thức, chưa có chiều sâu, thiếu trọng tâm, phức tạp trong bài giảng, học sinh khó tiếp thu, tư duy thụ động. Một số GV chưa thay đổi thói quen dạy học theo kiểu truyền thống, còn đọc chép cho HS khi giảng bài. Ban Giám hiệu nhà trường chưa phát huy hết vai trò của tổ chuyên môn trong đổi mới PPDH, đa phần GV còn lúng túng khi thực hiện PPDH mới, việc phối hợp giữa PPDH truyền thống với PPDH hiện đại chưa linh hoạt. Kỹ năng ra đề kiểm tra, đánh giá HS theo hướng tích cực còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được tư duy lôgic, năng lực cảm thụ của HS.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 03/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí