Tổ Chức Các Cuộc Thi Vận Dụng Kiến Thức Liên Môn Để Giải Quyết Các Tình Huống Thực Tiễn Cho Học Sinh

3.2.3. Tổ chức các cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp khả năng tự học, tự nghiên cứ của học sinh. Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục; thúc đẩy sự tham gia của gia đình và cộng đồng vào công tác giáo dục.

Là một công cụ cho việc đánh giá hiệu quả của việc triển khai nội dung dạy học liên môn trong nhà trường.

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện

Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi cấp trường đảm bảo phù hợp đặc điểm tình hình nhà trường và căn cứ vào nội dung cuộc thi cấp huyện, tỉnh.

Thành lập ban tổ chức cuộc thi, ban hành điều lệ, hướng dẫn tổ chức cuộc thi và triển khai cuộc thi đảm bảo hiệu quả và thiết thực.

Cuộc thi phải đảm bảo nội dung khuyến khích học sinh phát hiện vấn đề và đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn về các chủ đề theo quy định của cuộc thi.

Tổ chức rút kinh nghệm sau khi tổ chức cuộc thi đồng thời lựa chọn những bài thi có chất lượng tham gia cuộc thi cấp huyện.

3.2.3.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Phải xây dựng được kế hoạch cuộc thi cấp trường đảm bảo tính hiệu quả, khả thi. Phát động tạo được phong trào, hiệu ứng tốt đối với học sinh toàn trường.

Lựa chọn, phân công nhiệm vụ các thành viên ban tổ chức cuộc thi phải căn cứ vào năng lực cán bộ và tình hình cụ thể của nhà trường.

Có sự chuẩn bị đầy đủ về kinh phí tổ chức, kinh phí khen thưởng và các điều kiện vật chất khác phục vụ cho cuộc thi.

3.2.4. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá trong hoạt động dạy học liên môn

3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp

Kiểm tra, đánh giá là một chức năng quan trọng của hoạt động QL, nó giúp HT quản lý được chất lượng giảng dạy của GV, kết quả học tập và rèn luyện của HS.

Kiểm tra, đánh giá là quyền hạn, trách nhiệm của người cán bộ quản lý trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch của nhà trường, của tổ, của cá nhân. Kiểm tra nhằm phát hiện ưu điểm và thành tích của GV, HS. Từ đó có sự động viên, khen thưởng kịp thời, nhân rộng các điển hình. Mặt khác, uốn nắn kịp thời sai phạm, thiếu sót; tham gia, góp ý, điều chỉnh hợp lý nhằm đưa nâng cao chất lượng dạy học.

Đổi mới việc kiểm tra đánh giá phù hợp với việc đổi mới nội dung chương trình dạy học, giúp GV đánh giá chính xác kết quả học tập của HS, có thông tin chính xác, giúp GV có những thay đổi hợp lý trong hoạt động dạy học với từng đối tượng HS.

Quan trọng hơn, kiểm tra đánh giá là mối liên hệ ngược trong quản lý, hình thành nguyên lý tự kiểm tra cho mỗi cán bộ GV và HS, tạo khả năng cho cán bộ GV và HS tự đánh giá, tự điều chỉnh nhằm phù hợp với lợi ích chung của nhà trường.

3.2.4.2. Nội dung và các thức tiến hành

Thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.

Với mỗi chuyên đề liên môn đã xây dựng, xác định và mô tả 4 cấp độ tư duy (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao), trên cơ sở đó biên soạn các câu hỏi/bài tập để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động học và kiểm tra, đánh giá;

Các tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với việc điều chỉnh nội dung dạy học và kế hoạch

dạy học các môn học. Việc xây dựng ma trận đề kiểm tra theo quy định tại Văn bản 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra.

Trong bài kiểm tra định kỳ, nội dung chuyên đề có thể được đưa vào nội dung kiểm tra như nội dung khác trong chương trình hiện hành; xây dựng câu hỏi, bài tập theo hướng mở, liên môn, xác định năng lực, phẩm chất cần đánh giá học sinh ở mỗi bài kiểm tra; coi trọng việc đánh giá quá trình để thấy được sự tiến bộ của từng học sinh, kiểm tra các hoạt động học, đánh giá chất lượng sản phẩm, độ chính xác, mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh trên lớp, ở nhà.

Tổ chức cho GV học tập, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn; nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về mục đích, ý nghĩa, vai trò của hoạt động kiểm tra, đánh giá; thống nhất kế hoạch, hình thức và nội dung kiểm tra đánh giá ; quy định rõ trách nhiệm của người kiểm tra và đối tượng kiểm tra; xây dựng được chuẩn đánh giá cho từng hoạt động cụ thể của giáo viên, quán triệt và tổ chức thực hiện trong hội đồng giáo dục nhà trường từ đầu năm học và ở mỗi học kỳ.

3.2.4.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Có kế hoạch rõ ràng cụ thể, các văn bản pháp quy cần thiết và thiết thực để đánh giá ĐĐ học sinh trong giai đoạn hiện nay.

- Có sự chỉ đạo sát sao, có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng GD để đánh giá học sinh một cách khách quan.

- Xây dựng chế độ thưởng phạt nghiêm minh với học sinh, sắp xếp, bố trí con người, thời gian và các điều kiện phục vụ công tác kiểm tra các bộ phận, cá nhân. Có thể một trong những người trong BGH làm trưởng ban thành lập một tổ kiểm tra công tác.

- Thời gian kiểm tra đưa ra phải phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ mang tính chất tổng kết kịp thời.

- Kiểm tra trên những tiêu chuẩn đã đề ra trước.

- Khi tiến hành kiểm tra soạn thảo mẫu biên bản trước để có những kết luận chính xác.

3.2.5. Quản lí việc tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trong hoạt động dạy học liên môn

3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp

Tạo điều kiện tối đa khả năng tài chính hiện có, huy động tối đa nguồn lực từ bên ngoài, nội lực bên trong của nhà trường để trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học liên môn trong nhà trường.

Quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả trang thiết bị, đồ dùng dạy học hiện có trong nhà trường đặc biệt là hệ thống máy tính.

Phát huy tinh thần, ý thức tự giác sử dụng thiết bị vào giảng dạy đổi mới phương pháp dạy học, có ý thức bảo vệ, bảo quản tốt, tự đóng góp thêm các đồ dùng dạy học trang thiết bị tự làm trong điều kiện khó khăn của nhà trường.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp Mục tiêu biện pháp

- Đầu năm học HT nhà trường thống kê cơ sở vật chất hiện có, trạng thiết bị.

- Lập kế hoạch xây dựng, sửa chữa, bổ sung mới cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đảm bảo có đủ phòng học, bàn ghế, có đủ đồ dùng dạy học, phòng học bộ môn, tài liệu tham khảo cho GV và HS.

- Huy động tối đa nội lực trong tập thể GV, HS trong nhà trường, tổ chức đóng góp ý tưởng thiết kế các đồ dùng cho các bài học, thi làm đồ dùng dạy học, đóng góp làm phong phú trang thiết bị dạy học của nhà trường

- QL tốt công tác sử dụng, bảo quản đồ dùng, thiết bị trường học theo tinh thần tiết kiệm, có ý thức trách nhiệm cao trong sử dụng, đảm bảo hiệu quả sử dụng cao nhất.

- Hàng năm HT nhà trường thống kê được cụ thể cơ sở vật chất trong nhà trường, bao gồm: Nhà điều hành, phòng họp, trang thiết bị cho nhà điều hành; phòng học, số phòng kiên cố, phòng học bộ môn, bàn ghế, số thiết bị trang bị cho phòng học... Từ đó so sánh nhu cầu thực tế cần sử dụng với cơ sở vật chất hiện có. Lập kế hoạch và phương án giải quyết. Huy động tối đa các nguồn lực của nhà trường, xin kinh phí cấp trên, dự án đầu tư về trang thiết bị trường học.

- Căn cứ vào báo cáo thực tế HT căn cứ tình hình thực tế có kế hoạch dự trù kinh phí để mua sắm, tăng cường trang thiết bị phục hoạt động dạy và học nói chung, dạy học liên môn nói riêng.

- Trong việc mua sắm thiết bị, ưu tiên việc mua sắm các thiết bị hiện đại, phục vụ cho việc đổi mới nội dung phương pháp dạy học, tài liệu tham khảo cho năm học tiếp theo trên cơ sở đề nghị các tổ chuyên môn, HT duyệt mua các loại sách báo thật cần thiết theo khả năng tài chính và quy chế chi tiêu nhà trường quy định.

- Căn cứ số lượng thiết bị dạy học của nhà trường, HT cử GV có năng lực hỗ trợ cán bộ phụ trách việc bảo quản, sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị dạy học bộ môn, có sổ theo dõi thường xuyên việc sử dụng thiết bị dạy học vào bài giảng của GV và kiểm tra việc bảo quản thiết bị sau mỗi giờ học.

3.2.5.3. Để thực hiện thành công biện pháp trên, HT nhà trường nên lưu ý đảm bảo các điều kiện sau

- Tạo dựng được sự quan tâm của các cấp: UBND huyện, Phòng GD- ĐT, Phòng tài chính về việc hỗ trợ kinh phí cho việc tăng cường cơ sở vật chất trường học.

- Sự quan tâm của chính quyền địa phương về kinh phí, nhân lực giúp tăng cường cơ sở vật chất theo tinh thần xã hội hóa giáo dục.

- Sự QL chặt chẽ của nhà trường về việc sử dụng đảm bảo có hiệu quả các thiết bị, bảo quản tốt thiết bị, có ý thức trách nhiệm trong sử dụng của công.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp, mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Để hoạt động DHLM cho học sinh có hiệu quả nhà trường phải thực hiện một cách đồng bộ, có sự phối hợp linh hoạt các biện pháp trên. Trong đó, biện pháp “Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và các lực lượng liên quan về hoạt động DHLM học sinh” có ý nghĩa tiên quyết, tạo tiền đề để thực hiện hiệu quả các biện pháp khác. Nhận thức định hướng cho hành động. Nhận thức đúng là một trong những điều kiện cơ bản để có hành động đúng. Nhận thức đúng bao hàm cả tư tưởng đúng. Nhận thức, ý thức, định hướng, soi sáng cho hành động, nhận thức sâu sắc, ý thức cao sẽ giúp nâng cao trách nhiệm và hành động thực tiễn đạt hiệu quả tốt. Trong QL hoạt động DHLM học sinh, nhận thức phải được nâng cao ở tất cả các lực lượng CB - GV - CNV

- PHHS, các lực lượng này tương tác với nhau và quyết định mọi sự thành bại.

Như vậy các biện pháp trên vừa là tiền đề vừa là kết quả của nhau; quan hệ gắn bó với nhau, cùng hỗ trợ nhau, bổ sung nhau trong suốt quá trình quản lí hoạt động DHLM học sinh. Do đó, nhà trường phải triển khai thực hiện chúng một cách đồng bộ, nhất quán mới đạt chất lượng cao trong hoạt động DHLM cho học sinh

3.4. Khảo nghiệm nhận thức của cán bộ quản lí, cán bộ, giáo viên về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Để khắc phục tính chủ quan, tôi đã trưng cầu ý kiến 20 cán bộ quản lý và GV về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động DHLM học sinh. 20 cán bộ quản lý và GV bao gồm: 5 cán bộ quản lí, 5 tổ trưởng chuyên môn, 10 giáo viên dạy bộ môn. Về khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp, kết quả thể hiện trong bảng 3.1:

Bảng 3.1. Khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý được đề xuất


TT


Các biện pháp

Mức độ cần thiết


Giá trị TB


Thứ hạng

Rất cần thiết

(3đ)

Cần thiết (2đ)

Không cần thiết (lđ)


1

Nâng cao năng lực, nhận thức dạy học

liên môn cho đội ngũ giáo viên

19

1

0

2.95

1


2

Chỉ đạo Tổ chuyên môn, giáo viên xây

dựng thực hiện kế hoạch dạy học liên môn cho học sinh


18


2


0


2.9


2


3

Tổ chức các cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình

huống thực tiễn cho học sinh.


17


3


0


2.85


3


4

Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá

trong hoạt động dạy học liên môn.

15

5

0

2.63

4


5

Quản lí việc tăng cường xây dựng cơ sở

vật chất, trang thiết bị trong hoạt động dạy học liên môn.


19


1


0


2.95


1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học liên môn ở trường THCS trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ - 12

Với kết quả trưng cầu ý kiến của các cán bộ quản lý và giáo viên ở bảng

3.1 cho thấy: Số người đánh giá mức độ rất cần thiết của các biện pháp dao động từ 15 đến 19 người, mức độ cần thiết dao động từ 1 đến 5 người. Điều này chứng tỏ các biện pháp nêu ra đều được mọi người quan tâm. Tổng cộng cả hai mức độ có số người đồng thuận là tuyệt đối. Như vậy là ý kiến đồng thuận về tính cần thiết, phù hợp của các đối tượng về các biện pháp là sát với thực tiễn, có cơ sở khoa học để thực hiện mục đích của đề tài.

Về khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp, kết quả thu được thể hiện trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp



TT


Các biện pháp

Tính khả thi


Giá trị TB


Thứ bậc

Rất khả thi (3đ)

Khả

thi (2đ)

Không

khả thi (1đ)

1

Nâng cao năng lực, nhận thức dạy học liên

môn cho đội ngũ giáo viên

18

2

0

2.9

1


2

Chỉ đạo Tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng thực hiện kế hoạch dạy học liên môn

cho học sinh


17


1


0


2.85


2


3

Tổ chức các cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực

tiễn cho học sinh.


18


2


0


2.9


1

4

Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá trong

hoạt động dạy học liên môn.

16

4

0

2.8

3


5

Quản lí việc tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trong hoạt động dạy học

liên môn.


14


6


0


2.7


4

Căn cứ vào bảng 3.2 có thể thấy với điểm trung bình dao động từ 2,7 đến 2,9 các biện pháp quản lí hoạt động DHLM cho học sinh của các trường THCS trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ được đề xuất ở trên được đánh giá là có tính khả thi cao.

Từ các kết quả trên có thể nhận thấy, tất cả số thành viên đánh giá các biện pháp quản lí hoạt động DHLM trên là cần thiết và khả thi, có thể vận dụng vào thực tiễn quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng DHLM ở các trường trên địa bàn huyện cũng như các trường THCS có điều kiện, hoàn cảnh tương tự ở Tỉnh Phú Thọ.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí