- Huyện Đoan Hùng có 26 trường THCS, năm học 2014 - 2015 toàn huyện có 9 trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Với quy mô và số lượng trường đạt chuẩn quốc gia như vậy, thì đây cũng là điều kiện thuận lợi để thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tích hợp, liên môn.
- Các trường THCS trên địa bàn của huyện phân bố rải khắp các xã, vì vậy phục vụ tốt cho nhu cầu học tập của học sinh ngay tại địa bàn dân cư của xã.
- Trong những năm gần đây, cùng với việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, các trường THCS trên địa bàn huyện Đoan Hùng đã và đang được trang bị phương tiện dạy học ngày càng đầy đủ và hoàn chỉnh.
2.1.3.1. Số lượng học sinh
Hiện nay giáo dục và đào tạo huyện có quy mô phát triển và tương đối ổn định, cơ bản đáp ứng được yêu cầu học tập của học sinh. Chất lượng giáo dục toàn diện có chuyển biến trên tất cả các trường. Số lượng học sinh hàng năm tăng, tỷ lệ học sinh giỏi ngày càng tăng, không có học sinh vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
2.1.3.2. Đội ngũ CBQL, GV, NV
- Đội ngũ giáo viên giảng dạy 99% đạt chuẩn (Tốt nghiệp cao đẳng SP trở lên) và trên chuẩn theo quy định. Đây là thuận lợi cơ bản để đảm bảo ổn định chất lượng dạy học nói chung, đổi mới phương pháp dạy học liên môn nói riêng. Trong đó có tới 25% Giáo viên đào tạo trên chuẩn, đây là điều kiện thuận lợi có ảnh hưởng tích cực đến phát huy chất lượng giảng dạy của các bộ môn, điều kiện học tập trao đổi lẫn nhau trong đội ngũ giáo viên.
- Tuy nhiên, với số giáo viên không được đào tạo chính quy (Trong đó có 27% giáo viên, chủ yếu là các bộ môn Tin học, Ngoại Ngữ…thuộc hệ đào tạo không chính quy) là một khó khăn lớn trong dạy học tích hợp liên môn. Bởi số giáo viên này được đào tạo tại các Trung tâm GDTX của tỉnh liên kết với các trường ĐH và Cao đẳng đào tạo ngoài kế hoạch theo kiểu liên kết, hoặc tại chức với chất lượng đào tạo không đảm bảo yêu cầu cao về kiến thức và kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm.
2.1.3.3.Phòng học, phòng chức năng phục vụ công tác dạy và học ở cấp THCS
- Cơ sở vật chất của các trường THCS trong huyện ngày càng được cải thiện theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá. Các phòng học cấp 4 đang được thay thế dần bằng phòng học kiên cố.
- Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn mặt tồn tại đó là: Mạng lưới trường lớp chưa đồng bộ về cơ sở vật chất, vẫn còn trường có phòng học nhỏ, thiếu sân chơi, thiếu phòng chức năng.
2.2. Thực trạng dạy học liên môn ở trường THCS trên địa bàn huyện Đoan Hùng - Phú Thọ
2.2.1. Khái quát về khảo sát thực tế
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi 120 người ở bốn trường (trường THCS Tiên Phong, trường THCS Tây Cốc, trường THCS Đoan Hùng và THCS Hùng Long) trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, với các thành phần có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động dạy học liên môn. Cụ thể như sau:
Bảng 2.2. Bảng thống kê số người khảo sát
Đối tượng khảosát | Số lượng | |
1 | Cán bộ quản lý và giáo viên các trường THCS | 60 |
2 | Cha mẹ học sinh | 30 |
3 | Học sinh | 30 |
Tổng số | 120 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hướng Dẫn Giáo Viên Dạy Học Các Chủ Đề Tích Hợp Liên Môn
- Vai Trò Của Người Hiệu Trưởng Trong Quản Lý Dạy Học Liên Môn Cho Học Sinh Thcs
- Quản Lý Hoạt Động Phục Vụ Dạy Học Của Tổ Hành Chính - Quản Trị
- Thực Trạng Thực Hiện Giờ Dạy Trên Lớp Của Giáo Viên.
- Thực Trạng Về Diều Kiện Cơ Sở Vật Chất Đảm Bảo Cho Hoạt Động Dạy Học Liên Môn Tại Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Đoan Hùng
- Những Nguyên Tắc Của Việc Đề Xuất Các Biện Pháp
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
2.2.2. Kết quả khảo sát về thực trạng dạy học liên môn cho học sinh THCS
2.2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, về lợi ích, vai trò dạy học liên môn
Để có cơ sở đánh giá quá trình nhận thức của Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về hoạt động dạy học liên môn cho học sinh, tác giả đã khảo sát 15 cán bộ quản lý và 45 giáo viên. Kết quả khảo sát về vấn đề này được thể hiện như số liệu bảng 2.3:
Bảng 2.3. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò dạy học liên môn trong trường THCS
Nội dung | Tổng số đối tượng khảo sát | Ý kiến | ||||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Ít cần thiết | ||||||
SL | TL% | SL | TL% | SL | TL% | |||
1 | Triển khai thực hiện dạy học liên môn đối với các bộ môn KHTN đối với học sinh THCS | 60 | 43 | 71.67 | 12 | 20 | 5 | 8.33 |
2 | Hoạt động dạy học liên môn nhằm khắc phục hạn chế của chương trình SGK hiện hành, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. | 60 | 32 | 53.33 | 22 | 36.67 | 6 | 10 |
3 | Xây dựng các chuyên đề liên môn đảm bảo thuận lợi cho việc áp dụng hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực. | 60 | 33 | 55 | 21 | 35.00 | 6 | 10 |
4 | Tổ chức các lớp tập huấn, học tập về hoạt động dạy học liên môn trong giai đoạn hiện nay. | 60 | 60 | 100 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Qua bảng thống kê trên chúng ta thấy, về cơ bản các cán bộ quản lý và các giáo viên ở các trường THCS được khảo sát đã có nhận thức đúng đắn, xác định được tầm quan trọng và tính cấp thiết của hoạt động dạy học liên môn trong gia đoạn hiện nay.
Tuy nhiên qua bảng thống kê kế quả, kết hợp với phỏng vấn đối tượng điều tra tác giả nhận thấy một bộ phận chưa đánh giá cao hoạt động này. Điều đó được giải thích bởi nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất, một số quan điểm cho rằng chương trình sách giáo khoa hiện hành vẫn còn phù hợp, dễ thực hiện.
Thứ hai, một bộ phận cho rằng tổ chức dạy học liên môn gặp rất nhiều khó khăn. Từ khâu xây dựng chuyên đề cho đến triển khai thực hiện do trình độ giáo viên chưa đồng đều và đây là một nội dung mới nhưng chưa có hình thức đào tạo chính quy nào. Công tác học tập nâng qua các chương trình tập huấn còn rất nhiều hạn chế.
Thứ ba, việc xây dựng chương trình vượt quá sức của người giáo viên. Có thể dẫn tới việc làm vỡ cấu trúc khung chương trình, ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục. Mặt khác, cơ sở vật chất còn chưa đảm bảo cho việc thực hiện hoạt động dạy học liên môn trong các nhà trường.
2.2.2.2. Thực trạng nội dung bài dạy học liên môn cho học sinh THCS
Để tìm hiểu về thực trạng thực hiện nội dung DHLM tác giả đã tiến hành khảo sát 10 CBQL và 40 GV về việc thực hiện các nội dung DHLM trong trường THCS. Kết quả thể hiện ở bảng 2.4:
Bảng 2.4. Đánh giá mức độ thực hiện nội dung hoạt động dạy học liên môn
Nội dung hoạt động dạy học liên môn | Mức độ thực hiện | ||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | ||
1 | Công tác quản lý chỉ đạo thực hiện mục tiêu dạy học liên môn cho học sinh Hiệu trưởng | 26 | 24 | 0 | 0 |
2 | Xây dựng kế hoạch dạy học liên môn. | 43 | 12 | 05 | 0 |
3 | Thiết kế tiến trình dạy học. | 20 | 26 | 04 | 0 |
4 | Tổ chức hoạt động dạy học liên môn. | 25 | 22 | 03 | 0 |
5 | Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về hoạt động dạy học liên môn. | 20 | 26 | 04 | 0 |
6 | Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi liên môn, sinh hoạt chuyên môn trên trường học trực tuyến.... | 30 | 14 | 01 | 0 |
7 | Các điều kiện giáo dục trong và ngoài nhà trường phục tổ chức hoạt động dạy học liên môn cho học sinh. | 25 | 24 | 1 | 0 |
8 | Môi trường giáo dục | 45 | 5 | 0 | 0 |
Kết quả khảo sát cho thấy, các nội dung hoạt động dạy học liên môn bước đầu đã được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên kết quả khảo sát đã thể hiện
trung thực thực trạng đang diễn ra trong các trường THCS, việc triển khai nội dung dạy học liên môn còn tồn tại nhiều hạn chế. Việc chỉ đạo thực hiện mục tiêu dạy học liên môn của các nhà quản lí còn chưa cao. Công tác xây dựng kế hoạch dạy học liên môn, thiết kế tiến trình dạy học của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn.
2.3. Thực trạng công tác quản lí hoạt động dạy học liên môn ở trường THCS trên địa bàn huyện Đoan Hùng - Phú Thọ
2.3.1. Thực trạng quản lý việc thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học
Từ kết quả thống kê ở bảng 2.5 cho thấy những nội dung thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học liên môn ở các trường THCS huyện Đoan Hùng đã được giáo viên quan tâm thực hiện, tuy nhiên mức độ quan tâm chưa đồng đều, chưa thường xuyên.
Các hoạt động sau đây đã được giáo viên bộ môn các trường quan tâm thường xuyên đó là các biện pháp quản lý:
- Lập kế hoạch dạy học có 100% ý kiến đánh giá đã tiến hành thường xuyên. Thiết kế giáo án trước khi lên lớp có 95,4% ý kiến đánh giá đã tiến hành thường xuyên.
- Kết hợp nghiên cứu hồ sơ giáo viên chúng tôi thấy hầu hết giáo viên đều có công tác chuẩn bị bài lên lớp rất tốt, có kế hoạch giảng dạy theo học kỳ và theo năm học và theo khối lớp.
- Thực hiện đầy đủ nội dung chương trình dạy học có 95,4% ý kiến đánh giá đã tiến hành thường xuyên.
- Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh có 90,7% ý kiến đánh giá đã tiến hành thường xuyên.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi có 76,9% ý kiến đánh giá đã tiến hành thường xuyên.
Bảng 2.5. Đánh giá mức độ thực hiện nội dung, chương trình dạy học ở các trường THCS huyện Đoan Hùng
Nội dung thực hiện | Mức độ thực hiện | |||
Thường xuyên | Chưa thường xuyên | Không thực hiện | ||
1 | Lập kế hoạch dạy học | 100 | 0 | 0 |
2 | Thiết kế giáo án trước khi lên lớp | 95.4 | 4.6 | 0 |
3 | Thực hiện đầy đủ nội dung chương trình dạy học | 95.4 | 4.6 | 0 |
4 | Thăm lớp, dự giờ đồng nghiệp | 59.3 | 40.7 | 0 |
5 | Tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh | 0 | 68.5 | 31.5 |
6 | Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo | 9.3 | 64.8 | 25.9 |
7 | Tự nghiên cứu những tài liệu mới về dạy học | 68.5 | 31.5 | 0 |
8 | Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong các giờ lên lớp | 91.2 | 8.8 | 0 |
9 | Tích hợp hoạt động dạy học liên môn | 54.6 | 45.4 | 0 |
10 | Thực hiện phân hóa trong dạy học | 63.9 | 31.5 | 4.6 |
11 | Bồi dưỡng học sinh giỏi | 76.9 | 13.9 | 9.2 |
12 | Phụ đạo học sinh yếu kém | 86.1 | 9.3 | 4.6 |
13 | Đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học | 63.9 | 36.1 | 0 |
14 | Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh. | 90.7 | 9.3 | 0 |
15 | Các nội dung khác | 18.5 | 77.8 | 3.7 |
Các nội dung chưa được giáo viên quan tâm thường xuyên ở mức độ cao trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học đó là các nội dung sau đây:
- Thăm lớp, dự giờ đồng nghiệp có 59,3% ý kiến đánh giá đã tiến hành thường xuyên.
- Tự nghiên cứu những tài liệu mới về dạy học có 68,5% ý kiến đánh giá đã tiến hành thường xuyên.
- Thực hiện phân hóa trong dạy học có 63,9% ý kiến đánh giá đã tiến hành thường xuyên.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học có 63,9% ý kiến đánh giá đã tiến hành thường xuyên.
- Tích hợp hoạt động dạy học liên môn có 54,6% ý kiến đánh giá đã tiến hành thường xuyên.
Một số nội dung công việc chuyên môn chưa được giáo viên quan tâm, hoặc mức độ quan tâm thấp đó là các nội dung sau đây:
- Tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh có 0,0% giáo viên quan tâm thường xuyên.
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo có 9,3% giáo viên quan tâm thường xuyên.
Nhận xét đánh giá chung: Về cơ bản giáo viên đã thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn trong dạy học, tuy nhiên còn hạn chế ở một số nội dung đó là: Tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, thăm lớp dự giờ đồng nghiệp.
2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học liên môn của giáo viên
Có thể nói rằng hoạt động giảng dạy của giáo viên là yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường. Vì vậy, mỗi nhà trường đòi hỏi phải bố trí, dành một quỹ thời gian nhất định cho hoạt động này.
2.3.2.1. Công tác soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng và thiết bị dạy học
Hoạt động giảng dạy là phần việc quan trọng của người GV, đầu tư cho một giờ lên lớp của GV chiếm phần lớn thời gian trong các hoạt động chuyên môn của một nhà giáo, để thực hiện thành công một chủ đề liên môn thì việc thiết kế bài giảng trước khi lên lớp của GV là một công việc hết sức quan trọng, bài soạn quyết định đến chất lượng giờ dạy.
Giảng dạy là một hoạt động nhằm tổ chức quá trình nhận thức cho người học. Dưới sự hướng dẫn, kích thích, gợi mở của người GV, người học sẽ chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc khám phá lĩnh hội tri thức mới. Bài soạn của GV là sự cụ thể hóa chương trình học tập, đảm bảo phù hợp với
từng đối tượng HS, thể hiện phương pháp dạy phù hợp cho từng bài, từng phần kiến thức trong chương trình, sự phân bố thời gian hợp lý sao cho người thầy chủ động dẫn dắt HS lĩnh hội hết kiến thức, chương trình cần truyền tải. Do vậy việc đầu tư thích đáng cho một bài soạn là rất cần thiết. Bài soạn còn là một trong những cơ sở pháp lý để khẳng định GV đã thực hiện chương trình một cách khoa học và HS hoàn thành khối lượng kiến thức cần phải lĩnh hội qua từng lớp, cấp học.
Phòng GD-ĐT Đoan Hùng rất chú trọng đến công tác soạn bài của GV và đã có nhiều biện pháp QL việc soạn bài của GV trước khi lên lớp, chúng tôi đã giáo viên trước khi lên lớp, kết quả cho bởi bảng 2.6 dưới đây:
Bảng 2.6. Khảo sát cán bộ và giáo viên về thực trạng quản lý việc soạn bài của giáo viên trước khi lên lớp
Nội dung | Mức độ thực hiện (%) | |||
Tốt | Trung Bình | Chưa tốt | ||
1 | Có quy định cụ thể, thống nhất mẫu giáo án trong toàn huyện | 68.3 | 25.0 | 6.7 |
2 | Kiểm tra giáo án từng tuần, tổ trưởng ký duyệt | 53.3 | 30.0 | 16.7 |
3 | Kiểm tra đột xuất bài soạn của GV | 60.0 | 26.7 | 13.3 |
4 | Bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV về giáo án và sử dụng các phương tiện dạy học theo phương pháp mới | 45.0 | 36.7 | 18.3 |
5 | Tổ chức soạn giáo án mẫu. | 26.7 | 36.7 | 35.0 |
6 | Trong tổ bộ môn tổ chức kiểm tra chéo giáo án giữa các GV. | 65.0 | 25.0 | 10.0 |
Qua kết quả khảo sát cho thấy, hiện nay phòng giáo dục và đào tạo huyện Đoan Hùng đã thống nhất mẫu giáo án trong toàn huyện được đánh giá là đang được thực hiện tốt tại các nhà trường chiếm 68.3%, đây là một điều thuận lợi cho công tác quản lý trong các nhà trường, lấy đó làm căn cứ pháp lý để đánh giá, kiểm tra hồ sơ giáo viên. Tuy nhiên trong những năm