1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn KHTN ở trường THCS
1.4.1. Yếu tố chủ quan
Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác quản lý HĐDH nói chung, QL hoạt động DHTH các môn KHTN nói riêng ở trường THCS bao gồm trình độ, năng lực, phẩm chất của người HT và đội ngũ GV. Nhà trường THCS có thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của nhà trường và của ngành hay không phần lớn phụ thuộc vào các yếu tố này.
1.4.1.1. Phẩm chất, năng lực của người Hiệu trưởng
HT là người đi đầu trong công tác QL của nhà trường. HT phải hiểu rõ mục tiêu giáo dục, am hiểu sâu sắc nội dung giáo dục, nắm chắc phương pháp giáo dục, các nguyên tắc giáo dục xã hội chủ nghĩa để từ đó truyền tải và hướng dẫn chỉ đạo đội ngũ CBGV nhà trường thực hiện tốt.
HT trường THCS phải là người có trách nhiệm, tâm huyết, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Nhưng để quản lý giáo dục tốt thì HT phải là người giỏi về chuyên môn, có năng lực quản lý, có tâm và tầm nhìn chiến lược, biết cách tổ chức HĐDH các môn KHTN có hiệu quả.
1.4.1.2. Chất lượng của đội ngũ giáo viên
Trong nhà trường THCS, GV là lực lượng chủ chốt thực hiện các nhiệm vụ dạy học, GV là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh. Vì vậy, GV phải có đủ đức và tài.
Đối với bậc học THCS yêu cầu trình độ chuẩn với GV là tốt nghiệp cao đẳng sư phạm. Đại bộ phận đội ngũ cán bộ GV trẻ đạt chuẩn và trên chuẩn, bên cạnh đó còn tồn tại một bộ phận không nhỏ số GV có thâm niên công tác cao được đào tạo từ trung cấp hoặc hệ trung học, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc phân công giảng dạy tại các trường THCS. Để GV thực sự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ HT cần phải quan tâm thường xuyên tới việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ GV. HT không chỉ quan tâm đến
công việc của GV ở trường mà cần phải nắm bắt được điều kiện của từng GV để hỗ trợ kịp thời, giúp GV có điều kiện và an tâm công tác, dành tâm huyết, năng lực vào công tác giảng dạy, đồng thời hướng dẫn hợp lý, đạt hiệu quả cao.
1.4.1.3. Tính tích cực của học sinh tham gia vào quá trình học tập và rèn luyện
Đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới việc quản lý hoạt động DHTH các môn KHTN bởi HS chính là đối tượng của hoạt động này. Học sinh là nhân tố có tính chất quyết định tới kết quả của mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Tính tự giác, tính tích cực tham gia vào quá trình học tập, rèn luyện, giáo dục của học sinh sẽ giúp học sinh tự chủ trong quá trình lĩnh hội, trải nghiệm, rèn luyện tri thức, kỹ năng đã được học để phát triển nhân cách.
1.4.2. Các yếu tố khách quan
1.4.2.1. Sự quan tâm, lãnh đạo của cấp trên
Ngoài các văn bản, nghị định hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở, Phòng GD&ĐT thì QL hoạt động DHTH các môn KHTN sẽ mang lại hiệu quả thiết thực khi được sự quan tâm lãnh đạo của cấp trên với những chính sách và đường lối đúng đắn nhằm hướng dẫn, khuyến khích, động viên CBGV thực hiện các hoạt động GD trong nhà trường.
1.4.2.2. Các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường
Các điều kiện về CSVC - TBDH là yếu tố rất quan trọng, là một trong những thành tố cấu thành nên quá trình dạy học trong nhà trường nói chung và nhà trường THCS nói riêng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy học.
Để nâng cao chất lượng dạy học thì vai trò, vị trí của thành tố CSVC - TBDH rất quan trọng. Mặt khác TBDH là phương tiện thực nghiệm, trực quan, thực hành trong khi đó bất kỳ một loại hoạt động nào cũng luôn luôn đi liền với tư duy và tư duy luôn gắn kết với hoạt động, đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học và hơn nữa CSVC - TBDH góp phần lớn vào việc cải tiến và đổi mới phương pháp giáo dục, dạy học.
CSVC - TBDH chẳng những tạo điều kiện đi sâu vào các đề tài nghiên cứu mà còn cho phép trình bày các vấn đề trừu tượng một cách sinh động.
Việc QL hoạt động dạy và học của HT sẽ mang lại hiệu quả cao nếu hệ thống trường lớp được xây dựng khang trang, đúng quy định, điều kiện và phương tiện, TBDH hiện đại được xây dựng đầy đủ và đồng bộ.
1.4.2.3. Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục
Quản lý hoạt động DHTH các môn KHTN diễn ra trong nhà trường và ngoài nhà trường, các lực lượng giáo dục có ảnh hưởng tới hoạt động đó là: các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường và ngoài nhà trường, PHHS, GV, CBQL và HS.
Đối với HS THCS, lứa tuổi hồn nhiên, năng động,… nên việc giáo dục HS cần được chuyển tải một cách "nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả", tránh nặng nề, gây cho HS những áp lực tinh thần, phản tác dụng giáo dục.
Việc giáo dục HS không chỉ có nhà trường và gia đình mà phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: Nhà trường, gia đình và xã hội. Các lực lượng tham gia phối hợp bao gồm: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, GVCN, GV bộ môn, nhân viên, Hội cha mẹ HS, các tổ chức xã hội,... Mỗi lực lượng giáo dục đều có thế mạnh riêng, vì vậy quản lý tốt việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt hoạt động DHTH các môn KHTN chính là thực hiện xã hội hóa giáo dục, tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho HS.
Tiểu kết chương 1
Từ các kết quả nghiên cứu lý luận về QL, QL giáo dục, QL nhà trường, QL hoạt động dạy học và QL hoạt động DHTH các môn KHTN, có thể thấy:
Trong QL nhà trường thì QL dạy học là vấn đề cơ bản. Một trong những mục đích phát triển giáo dục của nước ta trong giai đoạn hiện này là phải nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
QL dạy học nói chung, QL hoạt động DHTH các môn KHTN nói riêng luôn là một nội dung cốt lõi mà người HT luôn phải quan tâm. Chính vì vậy, HT phải nắm vững kiến thức lý luận về QL, QL hoạt động DHTH các môn KHTN, có trình độ chính trị vững vàng, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp quản lý phù hợp nhất với thực tế nhà trường.
Do vậy, để quản lý tốt hoạt động DHTH các môn KHTN thì cần làm tốt một số nội dung: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động DHTH các môn KHTN sẽ có tác dụng không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Đặc biệt phải chú ý các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý DHTH các môn KHTN ở trường THCS. Đó là các yếu tố: Chất lượng đội ngũ giáo viên, tính tích cực chủ động của học sinh, khả năng quản lý của HT và các yếu tố khách quan khác như: Sự quan tâm của lãnh đạo của cấp trên, cơ sở vật chất và sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường. Có như vậy mới thực sự QL có hiệu quả hoạt động DHTH các môn KHTN ở các trường THCS hiện nay.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THCS
THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Vài nét khái quát về khách thể khảo sát
2.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
* Vị trí địa lý, kinh tế: Quảng Yên là thị xã ven biển, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích tự nhiên: 31 919,34 ha (chiếm 5.3 diện tích toàn tỉnh). Dân số năm 2014 là 130 106 người (chiếm khoảng 11% dân số toàn tỉnh), với 19 đơn vị hành chính cấp xã, phường.
* Điều kiện kinh tế: Đến năm 2017, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của thị xã đã chiếm 37,1%; du lịch - dịch vụ - thương mại chiếm 29,5%; sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp chỉ còn 33,4%. Từ 2015-2017, giá trị tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn đã tăng bình quân hàng năm xấp xỉ 15%, thu nhập bình quân đầu người tăng 145%. Thị xã không còn hộ đói, số hộ nghèo giảm còn 4,18%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng hơn 2 lần, chi cho đầu tư phát triển tăng 2,25 lần. Trong giai đoạn hiện nay, tỉnh Quảng Ninh được Nhà nước chủ trương xây dựng là tỉnh trung tâm của vùng đông bắc đất nước, vì thế thị xã Quảng Yên sẽ có lợi thế để đẩy nhanh CNH - HĐH.
* Về giáo dục - đào tạo: Toàn thị xã có 6 trường THPT, 18 trường THCS, 01 trường TH&THCS, 01 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, 20 trường Tiểu học và 21 trường Mầm non. Trong những năm qua các cấp học, các trường học trong toàn thị xã với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đã tập trung xây dựng kiên cố hóa trường học, tất cả các cấp học đều có lớp học cao tầng và mái bằng. Thực hiện Nghị quyết 05/NQTU của Ban chấp hành Đảng bộ thị xã, các địa phương đã chỉ đạo phong trào xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, đến nay có 50/66 trường, đạt 75,8%. Đội ngũ GV đã tương đối đủ ở tất cả các cấp học. Chất lượng GD&ĐT đặc biệt ở cấp THCS phát triển bền vững với kết quả năm sau cao hơn năm trước.
2.1.2. Đặc điểm giáo dục THCS thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
Những năm qua sự nghiệp giáo dục của thị xã Quảng Yên đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm và coi trọng, chất lượng giáo dục ngày càng được củng cố và nâng cao. Quảng Yên là địa phương đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2006. Quy mô trường, lớp ổn định, chất lượng giáo dục ngày một cao hơn.
Thị xã Quảng Yên có 18 trường trung học cơ sở, 01 trường TH&THCS. Mạng lưới các trường trung học cơ sở được phân bố hợp lý trên địa bàn đảm bảo cho học sinh không phải đi học quá xa và đáp ứng được với nhu cầu học tập của học sinh.
Diễn biến sĩ số 3 năm qua như sau:
Bảng 2.1: Quy mô mạng lưới trường, lớp, HS cấp THCS
Số trường | Số lớp | Số HS | Bình quân hs/lớp | Học sinh lưu ban (%) | Học sinh bỏ học (%) | Tỷ lệ huy động vào lớp 6 (%) | |
2015-2016 | 19 | 242 | 8.582 | 35,5 | 0,16 | 0,35 | 100 |
2016-2017 | 19 | 237 | 8.313 | 35,1 | 0,12 | 0,26 | 100 |
2017-2018 | 19 | 246 | 8.182 | 33,2 | 0,12 | 0,2 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 2
- Quản Lý Dạy Học Tích Hợp Các Môn Khoa Học Tự Nhiên
- Mục Tiêu Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Tích Hợp Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Ở Trường Thcs
- Thực Trạng Hoạt Động Dạy Học Tích Hợp Các Môn Khtn Ở Các Trường Thcs Thị Xã Quảng Yên Tỉnh Quảng Ninh
- Thực Trạng Xác Định Mục Tiêu Dh Tích Hợp Các Môn Khtn Của Cbgv Các Trường Thcs Thị Xã Quảng Yên
- Thực Trạng Chỉ Đạo Thực Hiện Kế Hoạch Dạy Học Tích Hợp Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Ở Các Trường Thcs Thị Xã Quảng Yên
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo Phòng GD&ĐT Quảng Yên)
Chất lượng giáo dục là yếu tố quan trọng bậc nhất, là yếu tố làm nên thành công hay thất bại của một nhà trường. Từ năm học 2002 - 2003 Bộ GD&ĐT đã triển khai đồng loạt đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời, Bộ GD&ĐT cũng ban hành Thông tư 58/2011/TT-BGĐT về quy chế đánh giá xếp loại HS trung học, do đó công tác đánh giá xếp loại HS được thực hiện nghiêm túc và thực chất hơn. Đặc biệt hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” của Bộ GD&ĐT, những năm học vừa qua, hoạt động giảng dạy và giáo dục ở các nhà trường nói chung, việc đánh giá xếp loại HS nói riêng được toàn ngành triển khai đánh giá chặt chẽ hơn, sát với trình độ và năng lực của HS hơn.
* Về chất lượng giáo dục đạo đức: Nhìn chung học sinh THCS ở thị xã Quảng Yên ngoan, lễ phép, biết vâng lời thầy cô giáo, ông bà và cha mẹ, hăng hái tham gia các hoạt động ở trường, lớp và các hoạt động văn hóa ở địa phư- ơng. 100% các nhà trường không có hiện tượng HS tiêm chích, hút hít ma túy, an ninh trường học đảm bảo tốt. Tỷ lệ HS xếp loại đạo đức tốt ngày càng tăng so với những năm trước, đây chính là tiền đề nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một bộ phận HS xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu, có lối sống đua đòi, lười học, bỏ giờ đi chơi điện tử, gây gổ đánh nhau trong trường...
* Về chất lượng giáo dục các bộ môn văn hóa: Nhờ thực hiện tốt kỷ cương, nề nếp trong giảng dạy mà chất lượng học tập của HS tiếp tục được giữ vững và nâng cao. Việc thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học đã đem lại hiệu quả đáng khích lệ. Chất lượng đại trà được duy trì và nâng cao, HS có học lực khá, giỏi đạt tỷ lệ cao. Chất lượng mũi nhọn HS giỏi cả về số lượng và chất lượng ngày càng tăng. Thị xã Quảng Yên luôn là đơn vị đứng trong tốp đầu về chất lượng học sinh giỏi cấp Tỉnh và HS vào học trường THPT chuyên Hạ Long của tỉnh.
Tuy vậy, tỷ lệ HS có học lực yếu, kém vẫn còn, đặc biệt là năm học 2017- 2018 tỷ lệ HS học lực yếu là 1,39%, HS học lực kém là 0,07%. Đây là vấn đề cần quan tâm trong những năm học tiếp theo để nâng cao chất lượng trí dục và tiếp tục triển khai có chiều sâu cuộc vận động “Hai không”.
Bảng 2.2: Kết quả 2 mặt giáo dục 3 năm qua
Số HS | Hạnh kiểm (%) | Học lực (%) | ||||||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | Giỏi | Khá | TB | Yếu | Kém | ||
2015-2016 | 8.562 | 64,96 | 32,22 | 2,76 | 0,06 | 13,42 | 44,03 | 40,96 | 1,55 | 0,05 |
2016-2017 | 8.284 | 65,42 | 31,52 | 3,04 | 0,02 | 15,46 | 43,05 | 39,96 | 1,52 | 0,01 |
2017-2018 | 8.117 | 65,61 | 31,64 | 2,75 | 0 | 15,35 | 43,70 | 39,49 | 1,39 | 0.07 |
(Nguồn: Báo cáo của Phòng GD&ĐT thị xã Quảng Yên)
* Về đội ngũ CBQL: Trong những năm qua cùng với sự phát triển của toàn ngành GD&ĐT, đội ngũ CBQL các trường Mầm non, Tiểu học, THCS đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, chất lượng đội ngũ CBQL ngày một nâng cao cả về chuyên môn và năng lực quản lý đã phát huy có hiệu quả trong công tác quản lý. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ chưa thực sự đáp ứng đ- ược yêu cầu của giai đoạn hiện nay đặc biệt là năng lực quản lý, qua bảng số liệu sau ta sẽ thấy rõ điều đó.
Bảng 2.3: Đội ngũ CBQL THCS 3 năm qua
TS trường | TSCB QL | Trình độ đào tạo | Xếp loại hàng năm | |||||||
ThS | ĐH | CĐ | Chưa đạt chuẩn | Tốt | Khá | Đạt yêu cầu | Chưa đạt yêu cầu | |||
2015-2016 | 19 | 40 | 5 | 27 | 8 | 0 | 13 | 27 | 0 | 0 |
2016-2017 | 19 | 38 | 5 | 25 | 8 | 0 | 35 | 3 | 0 | 0 |
2017-2018 | 19 | 36 | 6 | 24 | 6 | 0 | 28 | 8 | 0 | 0 |
(Nguồn: Báo cáo của Phòng GD&ĐT thị xã Quảng Yên)
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CBQL các trường THCS ngày một nâng cao. Hiện nay, số CBQL có trình độ đại học và có trình độ Trung cấp lý luận chính trị đạt tỷ lệ cao (100%).
* Về đội ngũ GV: GV là nhân tố tiên quyết làm nên chất lượng giáo dục, hiện nay chất lượng của một bộ phận GV còn yếu do một trong những nguyên nhân là những GV dạy lâu năm chỉ mới được chuẩn hóa, việc củng cố tích lũy kiến thức và việc tự học tự bồi dưỡng chưa đạt hiệu quả. GV ở các trường THCS hiện nay vẫn thiếu và bất cập về chủng loại GV như thiếu GV Mỹ thuật, Âm nhạc và Tin học. Bởi vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục yêu cầu quan tâm đầu tiên là chất lượng đội ngũ GV.