Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Các Môn Khtn Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Thcs


là người đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học phù hợp năng lực cùa HS. GV dựa vào mục tiêu bài lựa chọn, phối hợp các hình hình thức dạy học nhằm mang lại hiệu quả như học tập trên lớp, học tập theo nhóm ngoài lớp, thực hành trải nghiệm môn học, học tập trong môi trường thực tiễn, học tập qua nghiên cứu khoa học.

- Tổ chức học tập trên lớp: Quá trình diễn ra trên lớp học, toàn thể học sinh của cả lớp đều được thực hiện cùng một mục tiêu. Hoạt động này được diễn ra trong quá trình dạy học lý thuyết, dạy các khái niệm chung, triển khai các nhiệm vụ chung giữa các nhóm.

- Tổ chức học tập theo nhóm ngoài lớp: Thực hiện các nghiên cứu về lý thuyết, các nội dung thực hành, các thí nghiệm, các dự án dạy học nhỏ dựa vào năng lực của từng nhóm đối tượng học sinh giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể.

- Tổ chức học tập thực hành trải nghiệm môn học: Giáo viên tổ chức các hoạt động thực hành thí nghiệm môn học, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.

- Tổ chức học tập trong môi trường thực tiễn: Giáo viên tổ chức học tập thông qua các hoạt động tham quan thực tế, thí nghiệm thực tế.

- Học tập qua nghiên cứu khoa học: Học sinh đóng vai trò là nhà nghiên cứu thực hiện các dự án, từ đó giải quyết các vấn đề nêu ra trong thực tiễn cuộc sống.

Phương pháp dạy học các môn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS là những cách thức làm việc giữa GV và học sinh, nhờ đó mà học sinh nắm vững được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành được phẩm chất và năng lực. Không có phương pháp nào là tối ưu nhất, trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phối hợp các phương pháp sao cho đạt kết quả giáo dục cao nhất.

Hệ thống các phương pháp dạy học các môn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS gồm:

- Phương pháp dạy học truyền thống: Phương pháp dạy học thuyết trình, trình diễn, phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận, phương pháp trực quan, phương pháp thực hành,… là nhóm phương pháp giáo viên dung lời nói để trình bày một nội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.


dung, trình diễn một thí nghiệm nào đó theo sự chuẩn bị của giáo viên, HS thụ động lắng nghe, quan sát.

Quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp ở các trường trung học cơ sở huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng - 5

- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề: Trong học tập và trong đời sống hàng ngày luôn đặt ra những vấn đề cần giải quyết thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành công. “Dạy học giải quyết vấn đề là một phương pháp dạy học, trong đó giáo viên nêu ra vấn đề học tập, tạo ra tình huống có vấn đề, tổ chức, hướng dẫn người học tự tìm tòi cách giải quyết vấn đề, qua đó người học lĩnh hội tri thức mới và cách hành động mới, hình thành, phát triển năng lực sáng tạo” (Trần Thị Hương, 2012).

Quy trình thực hiện PPHD giải quyết vấn đề:

Bước 1: Phát hiện vấn đề: Phát hiện một vấn đề, phát biểu vấn đề và đặt mục tiêu giải quyết vấn đề.

Bước 2: Tìm giải pháp: Phân tích vấn đề, tìm chiến lược giải quyết vấn đề, kiểm tra tính đúng đắn của giải pháp. Các bước được thể hiện qua sơ đồ sau

Bước 3: Trình bày giải pháp: HS nêu lại toàn bộ quá trình giải pháp

Bước 4: Nghiên cứu sâu giải pháp: Tìm hiểu khả năng ứng dụng các giải pháp, đề xuất vấn đề mới có liên quan.

Các mức độ: Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề dựa vào mức độ GV tổ chức, hướng dẫn, điều khiển quá trình người học tiếp nhận tri thức có thể phân thành 3 mức sau:

Mức 1: Phương pháp trình bày nêu vấn đề Mức 2: Phương pháp tìm tòi bộ phận

Mức 3: Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề có tính chất nghiên cứu

- Phương pháp dạy học theo nhóm là cách thức giáo viên chia lớp thành từng nhóm nhằm đảm bảo cho tất cả các học sinh cùng hoạt động. Hoạt động học tập theo nhóm nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo khi hoạt động cùng nhau, hình thành ý thức trách nhiệm, mối quan hệ với cộng đồng, tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau. Tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Trong


nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu bết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp.

Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Kiến thức hiểu được là nhờ quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.

- Phương pháp dạy học theo dự án được xem như là một PPHD, trong đó GV tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ học tập phức hợp thông qua quá trình giải quyết một bài tập tình huống gắn liền với thực tiễn – dự án(project). Dạy học theo dự án thực có những đặc trưng cơ bản sau:

+ Định hướng vào người học: Quá trình thực hiện dự án người học tham gia tích cực, chủ động trong việc lập kế hoạch, quá trình thực hiện dự án và kiểm tra dự án.

+ Dạy học hướng vào thực tiễn, giải thích được các vấn đề nên ra trong thực tiễn. Giúp người học vận dụng kiến thức đã học vào xử lí các tình huống trong tự nhiên và xã hội.

+ Dạy học hướng vào sản phẩm của quá trình dạy học: Kết quả của việc thực hiện các dự án mang lại gồm các sản phẩm lý thuyết, mẫu vật, mô hình, các kĩ năng.

- Phương pháp nghiên cứu tình huống là cách thức giáo viên tổ chức cho người học tự lực nghiên cứu các tình huống thực tiễn gắn với chủ đề học tập giúp người học lĩnh hội kiến thức, kĩ năng xử lí các tình huống phát sinh trong đời sống. Dạy học theo tình huống giúp HS luôn đặt mình trong tình huống có vấn đề và người học phải phân tích, bình luận, đánh giá và vận dụng thể hiện được kiến thức, kĩ năng để giải quyết.


Phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” là PPDH nhắm kích tích tính tò mò, ham muốn khám phá, say mê khoa học cho các em. Dưới sự giúp đỡ của GV chính HS tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình (Nguyễn Vinh Hiển, 2011).

Ngoài những PPDH đã nêu thì quá trình tổ chức dạy học người giáo viên phải biết vận dụng phối hợp nhiều phương pháp, hình thức dạy học với sự hỗ trợ của các phương tiên khác để việc dạy học đạt hiệu quả cao nhất.

1.3.2.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS

Kiểm tra, đánh giá là một khâu cuối cùng, quan trọng trong quá trình dạy học. Kiểm tra, đánh giá giúp HS tự đánh giá mức độ chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng thái độ học tập so với mục tiêu dạy học. Kiểm tra, đánh giá giúp GV thu được những thông tin ngược từ HS về khả năng tiếp thu tri thức, trình độ tổ chức các HĐDH từ đó thúc đẩy quá trình dạy học.

Kiểm tra, đánh giá trong dạy học tích hợp ngoài việc đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức, quan tâm nhiều đến đánh giá kĩ năng, thái độ, chú ý sử dụng nhiều kênh luồng khác nhau của tri thức, chú trọng đánh giá năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề học tập theo hướng tích hợp. Ngoài ra chú trọng đến tinh thần, thái độ và cách ứng xử của cá nhân đối với môi trường xung quanh. Sơ đồ các hình thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học:

CÁC HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

KT-ÑG

đònh tính

KT- ÑG

định lượng

KT- ÑG

chuẩn

KT- ÑG

tiêu chí

KT- ÑG

chuẩn đoán

KT- ÑG

quá trình

KT- ÑG

kết quả


Sơ đồ 1.2. Các hình thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học

Việc đánh giá kết quả học tập của học dựa vào qui định hiện hành của Thông tư 58/ 2011/TT-BGDĐT về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá như: GV đánh giá học sinh, HS tự đánh gia, HS đánh giá chéo, đánh giá kết quả phối hợp đánh giá quá trình, phối hợp đánh giá bằng điểm với đánh giá bằng nhận xét, đề kiểm tra trên tinh thần tích hợp nhiều môn hoc.

Đổi mới việc đánh giá hoạt động dạy của giáo viên theo qui định hiện hành, phối hợp với đánh giá theo công văn số Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT. Quan tâm đánh giá giờ dạy theo định hướng vào hoạt động học của HS, xây dựng tiêu chí đánh giá các chủ đề tích hợp, các dự án dạy học. Thường xuyên tổ chức điều chỉnh, rút kinh nghiệm hình thức, phương pháp nội dung đánh giá trong tập thể GV. Thường xuyên tổ chức ứng dụng CNTT vào đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá.

1.3.2.6. Điều kiện phục vụ dạy học các môn KHTN theo hướng tích hợp ở

trường THCS

Việc tổ chức dạy học các môn KHTN theo hướng tích hợp ở các trường THCS phụ thuộc rất lớp vào điều kiện phụ vụ HĐDH này. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cần: Đảm bào có đủ phòng học, phòng thực hành thí nghiệm có đầy đủ dụng cụ, đủ cho dạy lý thuyết và cả thực hành. Xây dựng qui chế tính định mức tính mức tiết dạy hợp lí cho GV dạy theo hướng tích hợp, tổ chức tuyên dương, khen thưởng giáo viên đi đầu trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp. Năng lực của đội ngũ giáo viên và cán bộ QL ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng vụ dạy học các môn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS.

1.4. Quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp ở trường THCS

1.4.1. Phân cấp quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp ở trường THCS

QL HĐDH các môn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS là nhiệm vụ của HT, các phó HT, TTCM, giáo viên trong nhà trường.


- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng: QL kế hoạch, chương trình, QL HĐDH của GV, QL đổi mới PPDH, QL hoạt động kiểm tra, đánh giá, QL hoạt động học của học sinh, QL điều kiện thực hiện HĐDH các môn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS.

- Tổ trưởng chuyên môn: QL kế hoạch, chương trình, phân phối chương trình dạy học tích hợp, QL việc thực hiện chương trình, QL hoạt động giảng dạy của giáo viên, QL hoạt động học của học sinh, QL thực hiện đổi mới PPDH, QL kết quả học tập của HS, QL các điều kiện hỗ trợ HĐDH.

- Giáo viên: QL các hoạt động học tập của học sinh, QL kết quả học tập của HS, QL các điều kiện hỗ trợ HĐDH.

1.4.2. Nội dung quản lý động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp ở trường THCS

1.4.2.1. Quản lý việc xây dựng kế hoạch, chương trình dạy học các môn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS

Kế hoạch trong giáo dục là bản thiết kế các hoạt động giáo dục nhằm mục đích làm cho giáo dục đạt được các kết quả và có hiệu quả phù hợp với những yêu cầu và nhiệm vụ của người học và xã hội đặt ra. QL kế hoạch gồm nắm vững các loại kế hoạch và xây dựng kế hoạch thực hiện.

Chương trình dạy học: Chương trình là bản thiết kế tổng thể mang tính quy định ràng buộc các hoạt động dạy và học tập. Một chương trình giáo dục phải: Xác định được mục đích, mục tiêu giáo dục; lựa chọn các trải nghiệm học tập hữu ích để đạt được các mục tiêu đó; sắp xếp các trải nghiệm đó theo một trình tự hiệu quả, dễ dạy, dễ học; chỉ ra được các biện pháp đánh giá về độ hiệu quả của các trải nghiệm học tập (Tyler, 2013). Còn theo K.Frey chương trình giáo dục được định nghĩa như sau: “Chương trình giáo dục là sự trình bày, diễn tả có hệ thống việc dạy - học được dự kiến trong một khoảng thời gian xác định mà sản phẩm của sự trình bày đó là một hệ thống xác định các thành tố khác nhau nhằm chuẩn bị, thực hiện và đánh giá một cách tối ưu việc dạy - học”.

QL kế hoạch chương trình dạy học là đảm bảo cho các HĐDH được thực hiện theo đúng các yêu cầu đề ra trước đó, đồng thời thông qua công tác QL nhà QL có thể


điều khiển, điều chỉnh các nguồn lực tham gia vào hoạt động này nhằm đưa hoạt động đi đúng quỹ đạo và đạt được kết quả như mục tiều đã đề ra. QL kế hoạch, chương chương trình dạy học các môn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS là một trong những khâu quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ của nhà QL. Để làm tốt công tác này CBQL với những nội dung cụ thể sau:

- Nhà QL nắm vững kế hoạch, chương trình dạy học do Bộ GD&ĐT ban hành; CBQL xây dựng kế hoạch dạy học các môn KHTN theo hướng tích hợp. Phổ biến cho tổ trưởng và GV bộ môn nắm vững kế hoạch, chương trình khung, các chủ để dạy học theo hướng tích hợp. Chỉ đạo tổ chuyên môn và GV xây dựng kế hoạch theo từng chủ điểm, chủ đề theo hướng tích hợp, tổ chức hội thảo triển khai thống nhất kế hoạch, kiểm tra và duyệt kế hoạch dạy học tích hợp.

- CBQL chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức, phương pháp dạy học theo hướng tích hợp, chú trọng dạy học theo phát triển năng lực, vận dụng tốt các phương pháp dạy học hiện đại, các kĩ thuật dạy học.

- Tổ trưởng phổ biến cho GV các kế hoạch, văn bản yêu cầu đổi mới chương trình dạy học, các quy định, yêu cầu về lập kế hoạch bài dạy tích hợp theo hướng tích hợp. Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch, chủ đề dạy học tích hợp trong nội bộ môn học. Các tổ trưởng chuyên môn/ các giáo viên giảng dạy các môn có liên quan tiến hành góp ý thống nhất xây dựng kế hoạch tích hợp liên môn, xuyên môn. Chỉ đạo GV hướng dẫn HS các hình thức học tập phù hợp với nội dung dạy học liên môn. Chỉ đạo GV bồi dưỡng cho HS năng lực học tập theo các chủ đề tích hợp liên môn.

Tóm lại: QL kế hoạch, nội dung chương trình dạy học các môn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS thực hiện đầy đủ chức năng của nhà QL như xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, thường xuyên kiểm tra quá trình thực hiện.

1.4.2.2. Quản lý hoạt động dạy các môn KHTN của giáo viên theo hướng tích hợp ở trường THCS

QL hoạt động giảng dạy của giáo viên là nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu của nhà QL giáo dục, QL hoạt động dạy các môn KHTN của giáo viên theo hướng tích hợp ở


trường THCS góp phần mang lại hiệu quả công tác đổi mới giảng dạy và QL. Sự thành công của HĐDH này cần có sự chung tay của tập thể sư phạm nhà trường.

Trong nghệ thuật QL để việc đổi mới được thành công CBQL cần có biện pháp “nhóm dẫn đường” nghĩa là phải xây dựng nhóm GV cốt cán thực hiện đối mới dạy học theo hướng tích hợp, những GV này luôn đi đầu trong đổi mới, là hình mẫu, tiên phong trong các hoạt động.

Chỉ đạo tốt việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyên mô theo hướng nghiên cứu chuyên đề tích hợp, dạy học theo phát triển năng lực, dạy học theo chủ đề,… tinh thần công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT.

Tổ chức tập huấn cho giáo viên về thiết kế bài học theo hướng dạy học tích hợp, tiến hành các tiết dạy, các dự án, chủ đề theo hướng dạy học tích hợp để làm mẫu.

Chỉ đạo TTCM và GV dự giờ, thảo luận, đóng góp ý kiến về kế hoạch bài học theo đúng tinh thần dạy học tích hợp. Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy tích hợp theo hướng đánh giá hướng vào người học trong tổ chức dạy học.

Chỉ đạo xây dựng tài liệu tham khảo chuyên môn, khuyên khích các đề tài nghiên cứu, bài tham luận phục vụ nội dung day học tích hợp. CBQL chỉ đạo đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng dạy học tích hợp.

Chỉ đạo tổ CM xây dựng chuẩn giờ lên lớp các môn KHTN theo hướng tích hợp, bước đầu xây dựng chương trình khung các môn KHTN của chương trình hiện hành với tinh thần không dạy các nội dung trung lập giữa các môn, dạy các chủ đề liên môn theo hướng linh động phân phối chương trình.

CBQL tổ chức lưu trữ các sản phẩm, các kế hoạch dạy hay, các dự án dạy học hiệu quả của dạy học tích hợp. Có kế hoạch mua sắm đảm bảo đủ SGK, tài liệu và các điều kiện cơ sở vật chất, thời gian cho giáo viên dạy tích hợp.

Tổ chức nhiều hình thức học chuyên môn nhằm bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV như: tham quan, học tập kinh nghiệm ở trường bạn.

CBQL chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh các môn KHTN theo hướng dạy học tích hợp, có kế hoạch dự giờ, kiểm tra hoạt dộng giảng dạy theo hướng tích hợp nhằm tiếp nhận thông tin phản hồi từ đó điều chỉnh, bổ sung kế hoạch dạy học.

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 11/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí