DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ | Viết tắt | |
1 | Cán bộ quản lý | CBQL |
2 | Chưa đạt yêu cầu | CĐYC |
3 | Cần thiết | CT |
4 | Đạt yêu cầu | ĐYC |
5 | Điểm trung bình | ĐTB |
6 | Độ lệch chuẩn | ĐLC |
7 | Giáo viên | GV |
8 | Học sinh | HS |
9 | Hoạt động dạy học | HĐDH |
10 | Hiệu trưởng | HT |
11 | Khả thi | KT |
12 | KHTN | |
13 | Khoa học xã hội | KHXH |
14 | Không cần thiết | KCT |
15 | Không khả thi | KKT |
16 | Quản lý | QL |
17 | Phương pháp dạy học | PPDH |
18 | Phó Hiệu trưởng | PHT |
19 | Sách giáo khoa | SGK |
20 | Số thứ tự | Stt |
21 | Thứ hạng | TH |
22 | Tổ trưởng chuyên môn | TTCM |
23 | THCS | |
24 | Rất cần thiết | RCT |
25 | Rất khả thi | RKT |
26 | It cần thiết | ICT |
27 | Ít khả thi | IKT |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp ở các trường trung học cơ sở huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng - 1
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Thcs.
- Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tích Hợp
- Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Các Môn Khtn Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Thcs
Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Quy mô giáo dục huyện Mỹ Xuyên năm học 2017-2018 34
Bảng 2.2. Quy mô, cơ cấu cấp THCS huyện Mỹ Xuyên 34
Bảng 2.3. Trình độ đội ngũ GV THCS huyện Mỹ Xuyên 35
Bảng 2.4. Thống kê số lượng đối tượng khảo sát 36
Bảng 2.5. Thống kê về đặc điểm của đối tượng khảo sát 37
Bảng 2.6 Quy ước xử lý số liệu thống kê 38
Bảng 2.7. Thực trạng nhận thức về mục tiêu dạy học các môn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS 39
Bảng 2.8. Thực trạng thực hiện nội dung dạy học các môn KHTN theo hướng
tích hợp 42
Bảng 2.9. Thực trạng hình thức tổ chức, phương pháp, phương tiện dạy học các
môn KHTN theo hướng tích hợp 44
Bảng 2.10. Thực trạng thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS 48
Bảng 2.11. Thực trạng QL kế hoạch, chương trình dạy học các môn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS 51
Bảng 2.12. Thực trạng QL hoạt động dạy các môn KHTN của giáo viên theo hướng tích hợp ở trường THCS 54
Bảng 2.13. Thực trạng QL hoạt động học các môn KHTN của HS theo hướng
tích hợp ở trường THCS 60
Bảng 2.14. Thực trạng QL hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học các môn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS 64
Bảng 2.15. Thực trạng QL điều kiện phục vụ dạy học các môn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS 69
Bảng 2.16. Các yếu tố làm hạn chế thực trạng QL hoạt động HĐDH các môn KHTN theo hướng tích hợp 72
Bảng 2.17. Nguyên nhân khách quan hạn chế công tác QL hoạt động HĐDH các
môn KHTN theo hướng tích hợp 74
Bảng 3.1. Biện pháp nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về đổi mới hoạt động
dạy học các môn KHTN theo hướng tích hợp 87
Bảng 3.2. Biện pháp đổi mới xây dựng kế hoạch dạy học các môn KHTN theo hướng tích hợp 89
Bảng 3.3. Biện pháp chỉ đạo đổi mới hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn 90
Bảng 3.4. Biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học các môn khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp cho giáo viên 92
Bảng 3.5. Biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức phát triển năng lực học tập của
HS theo hướng tích hợp 94
Bảng 3.6. Biện pháp chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học các
môn khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp 95
Bảng 3.7. Biện pháp đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp 96
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Hoạt động dạy học 13
Sơ đồ 1.2. Các hình thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học 25
1. Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Trong mọi thời đại, giáo dục luôn có vai trò to lớn và là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Ngày nay, với xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức, Giáo dục - Đào tạo được xem là quốc sách, chiến lược quan trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Đảng và Nhà nước xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, Đại hội Đảng lần thứ XII đã khẳng định: “Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, cách mạng Khoa học - Công nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục được đẩy mạnh. Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh.” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2017).
Trong chiến lược phát huy nhân tố con người thì giáo dục phổ thông có vai trò quan trọng, là bậc học nền tảng, cơ sở nhằm chuẩn bị người lao động tiên phong trong xây dựng và phát triển đất nước. “Giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn” (Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013).
Giáo dục cấp THCS là cầu nối giữa cấp Tiểu học và Trung học phổ thông tiếp tục thực hiện yêu cầu giáo dục cơ sở định hướng cho HS lên lớp trên hoặc học nghề, vào đời tùy theo năng lực HS, điều kiện hoàn cảnh gia đình HS, đáp ứng những đòi hỏi của xã hội. Cấp học này có vai trò quan trọng quyết định chất lượng học tập và quá trình hình thành và phát triển nhân cách của HS cấp THCS.
Trong các hoạt động của nhà trường phổ thông, HĐDH là một hoạt động trung tâm, quan trọng, xuyên suốt của mỗi nhà trường. Do vậy, việc đảm chất lượng giáo dục của một nhà trường phải bảo đảm chất lượng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của HS. Dạy học theo định hướng tích hợp là một quan điểm dạy học nhằm hình thành và phát triển ở HS những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn. Thông qua dạy học tích hợp,
HS có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở cho quá trình học tập tiếp theo; cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày.
“Công tác QL giáo dục mang đặc thù riêng, đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao về khoa học và thực tiễn, QL giáo dục là một một nghệ thuật” (Nguyễn Cảnh Chất, 2002). Sự phát triển của xã hội kéo theo sự thay đổi không ngừng của giáo dục. Môi trường QL, đối tượng, nội dung, phương pháp,...có nhiều thay đổi phức tạp, đòi hỏi người QL không chỉ bằng kinh nghiệm cảm tính, bằng thói quen chủ quan mà cần được thực hiện trên cơ sở khoa học và thực tiễn đã được nghiên cứu và thực nghiệm một cách khả thi.
Công tác QL các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu to lớn. Nhà QL đã tiếp cận tốt những nội dung đổi mới trong công tác QL, vận dụng đúng đắn một số quan điểm trong QL giáo dục và QL nhà trường. Quản lý nhà trường thực hiện nhiều nội dung QL trong đó QL HĐDH mang tính chủ đạo, quyết định nên kết quả của nhà QL. Tuy nhiên, công tác QL HĐDH nói chung và QL HĐDH theo hướng tích hợp nói riêng trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều hạn chế như: thiếu văn bản hướng dẫn, chỉ đạo; đội ngũ CBQL chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của vấn đề, công tác tổ chức thực hiện kế hoạch QL còn nhiều hạn chế.
Xuất phát từ những cơ sở trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng” làm vấn đề nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành QL giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, xác định thực trạng QL HĐDH các môn KHTN theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Từ đó, đề xuất những biện pháp QL HĐDH các môn KHTN theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học các môn KHTN theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác QL HĐDH các môn KHTN theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng có thể đã đạt được kết quả trong việc QL hoạt động học; QL kiểm tra, đánh giá kết quả học tập,...Tuy nhiên, công tác này có thể vẫn còn một số mặt hạn chế như: QL hoạt động giảng dạy, QL điều kiện phục phụ HĐDH,... Nếu đánh giá đúng thực trạng QL HĐDH các môn KHTN theo hướng tích hợp ở các trường THCS thì có thể đề xuất biện pháp QL HĐDH các môn KHTN theo hướng tích hợp có tính cần thiết, khả thi ở các trường này.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp ở trường THCS.
5.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
5.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Về chủ thể QL: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp QL HĐDH các môn KHTN theo hướng tích hợp ở các trường THCS của HT, các phó HT và TTCM các tổ KHTN. Không nghiên cứu biện pháp QL của cấp Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Về nội dung: Do đặc trưng chương trình và định hướng tiếp cận chương trình phổ thông mới nên đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp QL HĐDH các môn KHTN theo hướng tích hợp ở các trường THCS ở các môn vật lý, hóa học, sinh học.
- Về địa bàn khảo sát: Đề tài tập trung nghiên cứu khảo sát thực trạng QL HĐDH các môn KHTN theo hướng tích hợp ở 7/11 trường THCS thuộc huyện Mỹ
Xuyên, tỉnh Sóc Trăng gồm: Trường Thực hành Sư Phạm Sóc Trăng; Trường THCS Mỹ Xuyên; Trường THCS Ngọc Đông; Trường THCS Đại Tâm; Trường THCS Tham Đôn; Trường THCS Hòa Tú 1; Trường THCS Hòa Tú 2.
- Về thời gian: năm 2017 đến 2018.
7. Phương pháp luận nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
7.1. Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu
7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Quan điểm hệ thống – cấu trúc nghiên cứu hiện tượng một cách toàn diện, trên nhiều mặt, dựa vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận. Xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm quy luật phát triển (Ngô Đình Qua, 2013).
Vận dụng quan điểm hệ thống - cấu trúc vào đề tài nhằm nghiên cứu thực trạng công tác QL HĐDH các KHTN theo hướng tích hợp ở các trường THCS trong mối quan hệ với công tác QL hoạt động khác trong trường THCS. Trong mối quan hệ này, công tác QL HĐDH trong nhà trường là một hệ thống, trong đó QL động dạy học các môn KHTN theo hướng tích hợp là một hệ thống con với các yếu tố hợp thành như: QL kế hoạch, chương trình dạy học; QL hoạt động dạy; QL hoạt động học; QL hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học; QL các điều kiện phục vụ dạy học các môn KHTN theo hướng tích hợp. Nghiên cứu theo quan điểm này, giúp người nghiên cứu đánh giá chính xác thực trạng công tác QL HĐDH các môn KHTN theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic
Quan điểm lịch sử - logic sẽ giúp người nghiên cứu xác định được lịch sử, phát hiện những nảy sinh, phát triển của vấn đề dạy học và QL HĐDH các môn KHTN theo hướng tích hợp trong điều kiện không gian, thời gian, hoàn cảnh cụ thể. Từ đó, xây dựng giải pháp điều tra, thu thập số liệu chính xác, trình bày các nội dung theo trình tự logic. Theo quan điểm này, đề tài được giới hạn ở các trường THCS tại huyện Mỹ Xuyên, đánh giá các vấn đề nghiên cứu theo các nội dung QL của nhà QL giáo dục.
7.1.3. Quan điểm thực tiễn
Thông qua kết quả khảo sát thực trạng HĐDH và QL HĐDH các môn KHTN theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng; trên cơ sở