Quản Lý Hoạt Động Học Các Môn Khtn Của Hs Theo Hướng Tích Hợp


1.4.2.3. Quản lý hoạt động học các môn KHTN của HS theo hướng tích hợp

ở trường THCS

Nhà trường cùng GV có kế hoạch xây dựng nội qui học tập, thực hành thí nghiệm, nội qui học tâp nhóm, học tập thông qua trải nghiệm cuộc sống. Triển khai đến học sinh các qui định về đổi mới trong đánh giá kết quả học tập theo hướng tích hợp. Tổ chức thực hiện nội quy, nề nếp học tập các môn KHTN. Chỉ đạo GV bồi dưỡng cho HS phương pháp, hình thức học tập phù hợp với nội dung dạy học tích hợp liên môn, xuyên môn.

GV có kế hoạch hỗ trợ và hướng dẫn HS cách thức tiếp cận nhiều nguồn tài liệu tham khảo trong học tập liên môn. Tổ chức hướng dẫn học sinh sử dụng phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại phù hợp dạy học tích hợp liên môn.

GV tổ chức hướng dẫn HS vận dụng kiến thức liên hệ thực tế trong quá trình học tập tích hợp nhiều môn. Tổ chức cho HS vận dung kiến thức giải thích các tình huống thực tế. Khuyến khích HS tham gia các cuộc thi khoa học kỹ thuật, “Sáng tạo thanh thanh thiếu niên và nhi đồng”, cuộc thi vận dụng các kiến thức liên môn để giải thích các vấn đề trong thực tiễn.

GV tổ chức cho HS tham quan thực tế có kết hợp các kiến thức được học để giải thích các hiện tượng trong đời sống, sản xuất. Yêu cầu HS trao đổi kinh nghiệm học tập theo các chủ đề tích hợp.

Nhà trường chỉ đạo tốt công tác tổ chức các HĐDH liên môn, thường xuyên đánh giá kết quả học tập của HS theo hiều hình thức khác nhau.

1.4.2.4. QL hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học các môn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS

CBQL xây dựng kế hoạch đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Triển khai hiệu quả việc phối hợp nhiều hình thức đánh giá kết quả dạy học các môn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS. Từ đó có kế hoạch chỉ đạo, phối hợp các tổ chuyên môn xây dựng bài kiểm tra, thi theo hướng tích hợp liên môn. Chỉ đạo phối hợp giữa các tổ xây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm tra thi theo hướng tích hợp. Qui định về số lần kiểm tra, các yêu cầu kiểm tra, hình thức kiểm tra, cách thức tính


điểm ở các chủ đề liên môn. CBQL, tổ chuyên môn thống nhất và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng dạy học tích hợp

CBQL chỉ đạo phối hợp các tổ chuyên môn xây dựng bài kiểm tra, thi theo hướng tích hợp liên môn, quan tâm xây dựng kho đề kiểm tra dưới dạng tích hợp liên môn làm tư liệu phục vụ tốt cho việc kiểm tra, đánh giá những năm học sau. Tổ chức tập huấn đổi mới kiểm tra, đánh giá các môn KHTN theo hướng tích hợp. Chỉ đạo cách cho điểm, vào điểm, đánh giá năng lực HS năng nhiều hình thức. Chỉ đạo GV thường xuyên đánh giá kết quả học tập của HS, GV hướng dẫn HS điều chỉnh hoạt động học

Nhà trường cần tổ chức thực hiện đa dạng các hình thức kiểm tra, thi, đánh giá theo hướng đổi mới nội dung dạy học. Phối hợp với tổ bộ môn kiểm tra quá trình thực hiện thi kiểm tra của giáo viên theo dạy học tích hợp. Rút kinh nghiệm, điều chỉnh các hình thức kiểm tra, thi phù hợp hơn với nội dung dạy học tích hợp.

1.4.2.5. QL các điều kiện phục vụ dạy học các môn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS

CBQL có kế hoạch mua sắm, tự làm trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ dạy học tích hợp. Tạo điều kiện cho giáo viên sử dụng trang thiết bi hiện đại trong dạy học tích hợp, khai thác tốt trang mạng “trường học kết nối” để trao đổi kinh nghiệm dạy học tích hợp.

Có kế hoạch mua thêm sách, tài liệu, băng đĩa, mô hình phục vụ dạy học tích hợp. Trang bị thêm nhiểu thiết bị dạy học hiện đại như: Tivi, máy chiếu, máy vi tính,… Xây dựng tập thể giáo viên thân thiện trong quan hệ, tích cực trong trao đổi

chuyên môn, rút kinh nghiệm trong những tiết dạy.

Có những đãi ngộ khuyến khích giáo viên đạt thành tích trong dạy học tích hợp. Tuyên dương khen thưởng các giáo viên đi đầu trong đổi mới dạy học theo hướng tích hợp.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp ở trường THCS

1.5.1. Các yếu chủ quan

Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác QL HĐDH các môn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS gồm: Sự chỉ đạo về chuyên môn của các cấp QL; năng


lực QL HĐDH các môn học theo hướng tích hợp của CBQL; nhận thức, năng lực dạy học theo hướng tích hợp của giáo viên cũng như nhận thức và tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của HS, trình độ, năng lực học tập của học sinh…

1.5.2. Các yếu tố khách quan

Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác QL HĐDH các môn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS gồm: Cơ sở vật chất, phòng thực hành thí nghiệm, dụng cụ, các trang thiết bị dạy hỗ trợ, cán bộ chuyên trách ở các phòng thực hành thí nghiệm; Tài liệu tham khảo, chuyên khảo về dạy học tích hợp; Sự thay đổi thường xuyên của chương trình dạy học, chương trình các môn KHTN; Sự đồng thuận của gia đình và ảnh hưởng từ môi trường xã hội.


Tiểu kết chương 1

HĐDH các môn KHTN theo hướng tích hợp ở các trường trung học cơ sở là xu hướng chung của dạy học hướng vào người học, dạy học phát triển năng lực, để đạt được hiệu quả giáo dục cần đổi mới từ nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp, phương tiện, công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn KHTN theo hướng tích hợp và hợp với điều kiện học tập của từng trường.

QL HĐDH các môn KHTN theo hướng tích hợp ở các trường THCS nhà QL vận dụng linh hoạt tất cả các chức năng QL để việc QL HĐDH mang lại hiệu quả cao nhất. QL động dạy học các môn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS gồm các nội dung: QL kế hoạch, nội dung chương trình; QL hoạt động dạy của GV; QL hoạt động học của HS; QL kiểm tra đánh giá và QL điều kiện phục vụ dạy học môn KHTN theo hướng tích hợp.


Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO HƯỚNG TÍCH HỢP

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN MỸ XUYÊN TỈNH SÓC TRĂNG

2.1. Khái quát về giáo dục trung học huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

Mỹ Xuyên là một trong 11 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Sóc Trăng. Diện tích tự nhiên là 37.095,15 ha. Về vị trí địa lý, huyện Mỹ Xuyên nằm gần Trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Sóc Trăng, Phía Bắc giáp thành phố Sóc Trăng và huyện Mỹ Tú, phía Nam giáp thị xã Vĩnh Châu và huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Phía Đông giáp huyện Trần Đề, phía Tây giáp huyện Thạnh Trị. Hiện tại, huyện bao gồm 10 xã và 01 thị trấn: thị trấn Mỹ Xuyên và các xã Đại Tâm, Thạnh Phú, Thạnh Quới, Tham Đôn, Hòa Tú 1, Hòa Tú 2, Gia Hòa 1, Gia Hòa 2, Ngọc Tố và Ngọc Đông. Dân số huyện Mỹ Xuyên có 156.370 người. Đặc biệt, có nhiều dân tộc sống chan hòa cùng nhau, trong đó dân tộc Kinh là 10.211 người, chiếm 65,36% dân số; dân tộc Khmer 51.807 người chiếm 33,13% dân số; dân tộc Hoa 4.336 người, chiếm 2,77% dân số; dân tộc khác 16 người. Mật độ dân số 421 người/km2 (Huyện ủy Mỹ Xuyên, 2015).

2.1.1. Quy mô giáo dục

Với sự phát triển của kinh tế huyện Mỹ Xuyên, giáo dục và đào tạo đã có bước tiến về nhiều mặt, mạng lưới trường lớp, qui mô học sinh được phát triển; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được đầu tư, nâng cấp. Đội ngũ nhà giáo và CBQL các cấp được bổ sung về số lượng và nâng dần về chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được quan tâm và đẩy mạnh. Hiện tại, huyện Mỹ Xuyên có 30/55 trường chuẩn quốc gia (tỉ lệ 54,5%), trong đó cấp mầm non có 08 trường, tiểu học có 13 trường, THCS có 09 trường.


Bảng 2.1. Quy mô giáo dục huyện Mỹ Xuyên năm học 2017-2018


Ngành/bậc học

Số

trường

Số lớp

HS

Tổng số CBQL,

GV, NV

Tổng

số GV

Mầm non, Mẫu giáo

16

199

6481

267

216

Tiểu học

27

467

13070

874

741

THCS

12

239

8030

569

498

Tổng cộng

55

905

27581

1710

1455

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp ở các trường trung học cơ sở huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng - 6

(Nguồn: Phòng GD – ĐT huyện Mỹ Xuyên tháng 5/2018)

2.1.2. Giáo dục THCS huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

2.1.2.1. Về quy mô, cơ cấu cấp trung học cơ sở ở huyện Mỹ Xuyên

Bảng 2.2. Quy mô, cơ cấu cấp THCS huyện Mỹ Xuyên


TT

Năm học

Số trường

Lớp

HS

CBQL

GV THCS

1

2013-2014

11

226

7493

26

503

2

2014-2015

11

229

7900

26

509

3

2015-2016

12

236

7940

28

512

4

2016-2017

12

238

8022

28

512

5

2017-2018

12

239

8030

28

498

(Nguồn: Phòng GD – ĐT huyện Mỹ Xuyên tháng 5/2018)

Những năm gần đây, qui mô lớp học cấp THCS ở huyện Mỹ Xuyên ổn định, số lớp và số học sinh 03 năm gần đây tăng so với các năm trước, năm học 2017-2018 so với năm 2016 -2017 tăng 01 lớp nhưng số HS tăng chỉ tăng 08 HS điều này cho thấy: có sự quan tâm đầu tư về chất lượng, số học sinh trên lớp thấp(34 HS/ lớp) tỉ lệ giáo viên trên lớp đạt 2,08 đảm bảo đúng với qui định chuẩn, số trường đạt chuẩn quốc gia 9/12 chiếm 75% .

2.1.2.2. Về chất lượng giáo dục THCS

Năm học 2017-2018 chất lượng giáo dục HS trung học đạt: loại giỏi là 1632 HS chiếm 16,32%; khá là 3008 HS chiếm 37,46%, trung bình 3170 HS chiếm 39,48

% HS xếp loại yếu, kém là 220 HS chiếm 2,74%; về hạnh kiểm, xếp loại khá – tốt đạt 99,99%, không có HS xếp loại hạnh kiểm yếu.


2.1.2.3. Về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

a) Đội ngũ cán bộ quản lý

CBQLGD các trường THCS ở huyện Mỹ Xuyên có 28 người, trong đó, thạc sĩ: 02, đại học: 26; về trình độ chính trị, trung cấp lý luận chính trị là 26, còn lại là trình độ sơ cấp lý luận chính trị. Nhìn chung, đội ngũ CBQL THCS huyện Mỹ Xuyên đảm bảo về số lượng. Về chất lượng, trình độ đào tạo, đội ngũ CBQL cơ bản đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo. Tuy nhiên, khả năng sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng CNTT trong công tác QL còn rất hạn chế. Ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức của CBQL giáo dục đa phần tốt. Năng lực QL của đa số CBQL có những hiểu biết về kinh tế, xã hội của địa phương, đất nước; nắm bắt được đường lối chủ trương chính sách và quy định của ngành giáo dục; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV.

a) Đội ngũ giáo viên trung học cơ sở

- Về số lượng và cơ cấu đội ngũ

Tổng số GV THCS là 498 người, đảm bảo số lượng theo qui định của ngành. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tình trạng mất cân đối giữa giáo viên ở các địa bàn khác nhau (thừa GV ở thị trấn, thiếu giáo viên ở vùng sâu); sự thiếu đồng đều về số lượng giáo viên ở các môn học (thừa giáo viên dạy văn hoá, thiếu giáo viên dạy các môn đặc thù).

Về trình độ đào tạo, chuẩn đào tạo, thâm niên công tác, thể hiện qua các biểu bảng, biểu đồ như sau:

Bảng 2.3. Trình độ đội ngũ GV THCS huyện Mỹ Xuyên


TT

Trình độ đào tạo

Cán bộ QL

Giáo viên



Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Thạc sĩ

02

76,9

02

0,4

2

Đại học

26

23,1%

401

80,5

3

Cao đẳng

0

0

95

19,1

4

Trung cấp

0

0

0

0

Tổng số

28

100

498

100

(Nguồn: Phòng GD – ĐT huyện Mỹ Xuyên tháng 5/2018)


Căn cứ bảng 2.3 ta thấy cơ cấu trình độ đào tạo của đội ngũ CBQL trên chuẩn 100%, đội ngũ giáo viên trong huyện đạt chuẩn về trình độ đào tạo, có 403/498 trên chuẩn của GV chiếm tỉ lệ 80,9%. Từ số liệu này có thể kết luận về cơ cấu đội ngũ CBQL và GV rất thuận lợi cho thực hiện các chính sách đổi mới giáo dục của huyện.

Về cơ cấu độ tuổi, thâm niên công tác, GV THCS huyện Mỹ Xuyên là đội ngũ trẻ, thâm niên công tác từ 10-20 năm chiếm hơn 58%, trong đó, thâm niên 20 năm chiếm hơn 36%. Đây là một lợi thế rất lớn của huyện, thâm niên trên 20 năm chiếm 4%.

2.2. Khái quát tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Đối tượng khảo sát

Trong địa bàn huyện Mỹ Xuyên có 12 trường THCS, để đánh giá thực trạng HĐDH và QL HĐDH các môn KHTN theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Mỹ Xuyên, chúng tôi tiến hành tìm hiểu, khảo sát, trưng cầu ý kiến của CBQL, GV giảng dạy các môn thuộc KHTN của 7/12 trường THCS trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng gồm: trường Thực hành Sư Phạm Sóc Trăng, trường THCS Mỹ Xuyên, trường THCS Ngọc Đông, Trường THCS Đại Tâm, trường THCS Tham Đôn, trường THCS Hòa Tú 1, trường THCS Hòa Tú 2.

Bảng 2.4. Thống kê số lượng đối tượng khảo sát


Stt

Trường

CBQL

Giáo viên

1

Thực hành Sư phạm

2

16

2

THCS Mỹ Xuyên

3

41

3

THCS Ngọc Đông

2

15

4

THCS Đại Tâm

3

35

5

THCS Tham Đôn

2

14

6

THCS Gia Hòa 1

2

14

7

THCS Gia Hòa 2

2

16

Tổng

16

151

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 11/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí