Ql Điều Kiện Phục Vụ Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Thcs


2.4.5. QL điều kiện phục vụ dạy học các môn khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp ở trường THCS

Điều kiện dạy học là một trong những yếu tố tạo nên môi trường dạy học, trong dạy học tích hợp việc sử dụng hợp lý các điều kiện dạy học sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả dạy và học. Bảng 2.15 là kết quả thực trạng QL các hoạt động sử dụng điều kiện dạy học trong dạy học theo hướng tích hợp.

Bảng 2.15. Thực trạng QL điều kiện phục vụ dạy học các môn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS

Stt

Nội dung

Tỉ lệ (%)

ĐTB

ĐLC

TH

Đạt

mức

Tốt

Khá

ĐYC

KĐYC


1

CBQL có kế hoạch mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ dạy học

tích hợp.


8,4


74,2


15,6


1,8


2,89


0,55


7


Khá


2

CBQL tạo điều kiện cho giáo viên sử dụng trang thiết bi hiện đại trong dạy

học tích hợp


9,0


83,2


6,6


1,2


3,00


0,45


1


Khá


3

Cung cấp tài liệu, sách báo phục vụ dạy học tích

hợp


13,2


68,8


15


3


2,92


0,63


2


Khá


4

Có những đãi ngộ khuyến khích giáo viên đạt thành tích trong dạy học tích

hợp


12


65,9


20,9


1,2


2,89


0,61


3


Khá


5

Xây dựng tập thể giáo viên thân thiện trong quan hệ, tích cực trong trao đổi chuyên môn, rút kinh nghiệm trong những

tiết dạy.


12


65,9


20,9


1,2


2,86


0,60


5


Khá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp ở các trường trung học cơ sở huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng - 11


Stt

Nội dung

Tỉ lệ (%)

ĐT

B

ĐLC

T

H

Đạt

mức

Tốt

Khá

ĐYC

KĐYC


6

Xây dựng môi trường sư phạm trong nhà trường

chuẩn mực


12


65,9


20,9


1,2


2,8

7


0,61


4


Khá


7

Xây dựng lớp học HS

tích cực tham gia các tiết học tích hợp


7,8


74,8


15,6


1,8


2,8

5


0,54


6


Khá

ĐTB chung

2,89

Đạt mức

Khá

Bảng 2.15 là kết quả khảo sát thực trạng QL các điều kiện phục vụ dạy học. Tuy vẫn còn một số ý kiến chưa thực sự đánh giá cao công tác QL hiện nay ở các trường về nội dung này, nhưng ĐTB chung 2,89 cho thấy CBQL nhà trường và các bộ phận chuyên trách đã có nhiều cố gắng tạo mọi điều kiện có thể của nhà trường về cơ sở vật chất phục vụ cho HĐDH tính hợp liên môn.

Nội dung “CBQL tạo điều kiện cho giáo viên sử dụng trang thiết bi hiện đại trong dạy học tích hợp” có điểm trung bình 3,00 đạt mức “ khá” xếp thứ hạng 1. Độ lệnh chuẩn 0,45 cho thấy kết quả không có sự phân tán. Khảo sát của nội dung này được đánh giá cao nhất bảng, điều này đồng nghĩa với việc hoạt động này được QL phù hợp với yêu cầu dạy học tích hợp hiện nay ở các trường. Dạy học tích hợp đòi hỏi sự hỗ trợ rất nhiều từ thiết bị dạy học cho đến môi trường hoạt động nhận thức cũng như môi trường thực hành các kĩ năng. Cho nên việc nhà QL chuẩn bị tốt các yếu tố hỗ trợ dạy học sẽ tạo thuận lợi cho giáo viên thể hiện hết khả năng chuyển tải tri thức trong những điều kiện tố ưu nhất. Giúp HS tiếp nhận kiến thức, kĩ năng với nhiều lựa chọn khác nhau, phù hợp với đặc điểm tình hình của bản thân. Khảo sát cho thấy không có sự phân tán nhiều các ý kiến và mức đồng tình đánh giá hoạt động ở mức “khá”.

Nội dung xếp thứ hạng hai của bảng là “Cung cấp tài liệu, sách báo phục vụ dạy học tích hợp” ĐTB 2,92. Đa số đồng tình về việc HT và các tổ trưởng chuyên môn chuẩn bị đầy đủ tài liệu tham khảo cho HĐDH tích hợp. Mức đánh giá của công tác này là “khá”. Tuy nhiên, sự đánh giá này chưa phải là tuyệt đối, vẫn còn những ý kiến


chưa thực sự đồng tình với các nhận định trên. Hiện tại một số trường khảo sát vẫn còn những cơ sở về vật chất phục vụ HĐDH tích hợp chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của giáo viên, công tác QL hoạt động này vẫn còn nhiều điều bất cập về quy mô tổ chức cũng như QL phục vụ.

Xếp thứ hạng 3 của bảng là “Có những đãi ngộ khuyến khích giáo viên đạt thành tích trong dạy học tích hợp” điểm trung bình 2,89. Đây là công tác QL rất được nhiều người mong đợi hiện nay. Khảo sát cho thấy hoạt động nảy được đánh giá khá cao tại các trường. Tuy nhiên, sự đánh giá này chỉ dừng lại ở mức độ quan tâm của các nhà QL. Để có cơ sở thực hiện tốt thì ngoài sự quan tâm của HT các trường thì nguồn kinh phí cấp cho hoạt động này cũng là vấn đề mà các nhà QL quan tâm.

Môi trường sư phạm và các yếu tố liên quan đến hoạt động giảng dạy có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của HS. Nếu được hoạt động học tập trong môi trường thân thiện, thoáng mát, cở mở thì tinh thần và thái độ học tập của các em sẽ có hiệu quả cao. Khảo sát nội dung liên quan đến môi trường, bầu không khí tập thể có điểm khảo sát tương đối cao. Chứng tỏ hoạt động này được thực hiện khác tốt hiện nay tại các trường.

Nội dung “Xây dựng lớp học hoc sinh tích cực tham gia các tiết học tích hợp” có điểm khảo sát 2,85. Đánh giá về điểm số so với bảng khảo sát 2.14 không cao, thứ thứ hạng 6 chứng tỏ so với các nội dung khảo sát khác, việc các nhà QL và giáo viên thực hiện tổ chức lớp học theo yêu cầu tiếp nhận tri thức liên môn còn nhiều vấn đề bất cập.

Nội dung xếp cuối bảng là “CBQL có kế hoạch mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ dạy học tích hợp”. Đánh giá của khảo sát không cao về hoạt động QL nội dung này. Một số ý kiến lựa chọn mức độ thực hiện mức “ĐYC”. HĐDH tích hợp liên môn ngoài việc chuẩn bị đầy đủ các bước thực hiện thì cơ sở vật chất hỗ trợ dạy học đóng vai trò quan trọng. Nếu chuẩn bị tốt các điều kiện này sẽ tạo thuận lợi cho quá trình chuyển tải và tiếp thu bài học nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Kết quả phỏng vấn về QL điều kiện phục vụ dạy học các môn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS các CBQL cho rằng: Cần có cơ chế khen thưởng hợp


lí cho GV đi đầu trong dạy học tích hợp, trang bị thêm nhiều phương tiện phục vụ, chú trong việc hướng dẫn GV khai thác CNTT phục vụ dạy học tích hợp,…

Qua kết quả khảo sát cho thấy nhà trường đã có nhiều cố gắng tạo mọi điều kiện có thể đủ cơ sở vật chất phục vụ cho HĐDH tính hợp liên môn, tuy vậy vẫn cần rất nhiều sự chung tay của toàn xã hội việc đảm bảo điều kiện phục vụ tốt cho HĐDH theo hướng tích hợp.

2.5. Nguyên nhân hạn chế công tác quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

Hoạt động dạy học tính hợp hiện nay đang nhận được nhiều sự quan tâm của các cơ quan QL nhà nước về giáo dục cũng như những cá nhân được giao phụ trách lĩnh vực này. Dạy học tích hợp là xu thế phát triển tất yếu hiện nay của các nền giáo dục hiện đại vì những tính ưu việt của nó mang lại. Nhưng trong quá trình triển khai thực hiện còn có một số vướng mắc nhất định làm ảnh hưởng đến công tác QL. Việc nhận diện được những yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp trong nội tại hình thức dạy học này hay những yếu tố bên ngoài tác động vào sẽ giúp các nhà QL có hướng khắc phục. Dưới đây là những nguyên nhân tác động đến công tác QL HĐDH tích hợp.

2.5.1. Nguyên nhân chủ quan

Để tìm hiểu những nguyên nhân bên trong công tác QL HĐDH tích hợp gây ra những khó khăn cho hoạt động này, người nghiên cứu tiết hành khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tại bảng 2.16.


Bảng 2.16. Các yếu tố làm hạn chế thực trạng QL hoạt động HĐDH các môn


KHTN theo hướng tích hợp



Stt


Nội dung

Tỉ lệ (%)


ĐTB


ĐLC


TH

Ảnh hưởng

KAH

AH

AHN

AH

RN


1

Sự chỉ đạo về chuyên môn của các cấp QL

chưa sâu sát


3,0


6,6


81,4


9,0


2,96


0,53


1


Nhiều


2

Năng lực QL HĐDH các môn học theo hướng tích hợp của

CBQL còn hạn chế


1,2


15,0


70,6


13,2


2,96


0,57


1


Nhiều


3

Nhận thức, năng lực dạy học theo hướng tích hợp của giáo viên

còn yếu


1,2


20,9


65,9


12


2,89


0,61


3


Nhiều


4

Nhận thức và tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của HS

hạn chế


3,6


24,0


63,4


9


2,78


0,65


4


Nhiều

5

Trình độ, năng lực học

tập của HS còn yếu

4,2

24,0

62,2

9,6

2,77

0,67

5

Nhiều

Điểm trung bình chung

2,87

Đạt mức

Ảnh hưởng nhiều

Kết quả khảo sát bảng 2.16 cho thấy các nội dung được hỏi đều có ảnh hưởng đến công tác QL HĐDH theo hướng tích hợp hiện nay tại các trường. Đánh giá của khảo sát toàn bảng 2.16 ở mức độ “ảnh hưởng nhiều”.

Hai nội dung có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động QL dạy học tích hợp là “Sự chỉ đạo về chuyên môn của các cấp QL chưa sâu sát” và “Năng lực QL HĐDH các môn học theo hướng tích hợp của CBQL còn hạn chế” có ĐTB 2,96. Như vậy, những người được hỏi đều đồng tình hiện nay sự chỉ đạo của các cấp có liên quan về các HĐDH tích hợp ở các khâu là nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hưởng đến công tác QL


hoạt động này. Ngoài ra, năng lực QL của các đối tượng có liên quan cũng là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến hoạt động QL. Độ lệch chuẩn 0,53 0,57 cho thấy những nhận định này về các nội dung trên là hoàn toàn hợp lý.

Nội dung “Nhận thức, năng lực dạy học theo hướng tích hợp của giáo viên còn yếu” điểm trung bình 2,89 chứng tỏ các ý kiến khảo sát đa số cho rằng, nhận thức và năng lực của giáo viên cũng một phần gây ảnh hưởng đến công tác QL hoạt động này. Độ lệch chuẩn 0,61 khá cao so với bảng, độ lệch chuẩn cho thấy có sự phân tán không đồng đều giữa các lựa chọn. Một số ít lựa chọn nhận thức của giáo viên “rất ảnh hưởng” đến công tác QL, số này không nhiều nhưng cũng phần nào nói lên tầm quan trọng cũa nhận thức giáo viên về dạy học tích hợp. Điểm trung bình 2,78 là nội dung “Nhận thức và tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của HS hạn chế”. Điểm số cho thấy nhận thức của HS cùng với tính chủ động tiếp nhận tri thức của các em có ảnh hưởng nhất định đến công tác của nhà QL.

2.5.2. Nguyên nhân khách quan

Các yếu tố bên ngoài tác động vào QL HĐDH tích hợp cũng gây ra những khó khăn nhất định đến công tác QL của HT. Bảng 2.16 là kết quả khảo sát các nội dung khách quan tác động cản trở công tác QL.

Bảng 2.17. Nguyên nhân khách quan hạn chế công tác QL hoạt động HĐDH các môn KHTN theo hướng tích hợp


Stt


Nội dung

Tỉ lệ (%)


ĐTB


ĐLC


TH


Ảnh hưởng

KAH

AH

AHN

AH

RN


1

Sự thay đổi thường xuyên của chương trình

dạy học


6,6


18,0


66,4


9,0


2,78


0,70


4


Nhiều

2

Cơ sở vật chất phục vụ

dạy học thiếu thốn


4,2


15,6


72,4


7,8


2,84


0,61


1


Nhiều


Stt


Nội dung

Tỉ lệ (%)


ĐTB


ĐLC


TH


Ảnh hưởng

KAH

AH

AHN

AH

RN



3

Tài liệu tham khảo, chuyên khảo về dạy học tích hợp còn hạn

chế


4,2


15


77,2


3,6


2,80


0,56


2


Nhiều

4

Thiếu sự đồng thuận

của gia đình


4,8


20,9


63,5


10,8


2,80


0,69


2


Nhiều

5

Ảnh hưởng tiêu cực từ

môi trường xã hội


6,0


23,4


61


9,6


2,74


0,71


5


Nhiều

Điểm trung bình chung

2,79

Đạt mức

Ảnh hưởng nhiều

Căn cứ vào bảng 2.17 trên ta thấy: Các điều kiện khảo sát đều được đánh giá ở mức “ảnh hưởng nhiều”. Nội dung “Cơ sở vật chất phục vụ dạy học thiếu thốn” điểm trung bình khảo sát 2,84 cho thấy đa số các ý kiến được hỏi đều thống nhất cơ sở vật chất là yếu tố tác động đến công tác QL HĐDH tích hợp của người HT. Tiếp đến là tài liệu tham khảo và sự đồng thuận của gia đình, cũng là những điều gây trở ngại trong hoạt động QL của HT.

Các ý kiến được hỏi trực tiếp từ CBQL cho rằng: điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, sự thiếu đồng thuận trong tâp thể nhà trường ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả QL hoạt động HĐDH các môn KHTN theo hướng tích hợp.

Kết quả khảo sát cho thấy đa số các đánh giá đều nhận định những nội dung nêu trên có ảnh hưởng ở mức “Ảnh hưởng nhiều” đến công tác QL của HT đối với việc điều hành HĐDH tích hợp các môn khoa học tự nhiên.


Tiểu kết chương 2

Kết quả khảo sát và phân tích thực trạng HĐDH các môn khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp tại các trường THCS cho thấy: Về nhận thức đa số CBQL, GV đều nhận thức được tầm quan trọng của HĐDH các môn KHTN theo hướng tích hợp. Tuy nhiên, do có nhiều yếu tố chi phối nên vẫn còn một số giáo viên chưa nhận thức hết được tính ưu việt mà HĐDH này mang lại. Về nội dung dạy học đa số các trường có sự chuẩn bị chu đáo từ tài liệu tham khảo cho đến kế hoạch soạn thảo giáo án và tổ chức các hoạt động lên lớp. Công tác kiểm tra đánh giá cũng được xem xét cho phù hợp với chương trình nội dung dạy học mới. CBQL và các bộ phận liên quan chủ động đầu tư cơ sở vật chất và huy động các nguồn lực có thể để phục vụ HĐDH này.

Về thực trạng QL HĐDH tích hợp cho thấy các nội dung khảo sát đều nhận được ý kiến tích cực từ những đối tượng được hỏi. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau nên vẫn còn những ý kiến chưa thực sự đồng tình với cách thức QL hiện nay của cán bộ QL. Trong đó, hoạt động QL kế hoạch chương trình dạy học còn nhiều ý kiến chưa đánh giá cao, do kế hoạch thực hiện các nội dung dạy học có những vấn đề chưa sát thực tế, phải điều chỉnh ở nhiều khâu. QL hoạt động dạy ở một số khâu chưa thực sự sâu sát nhằm hướng dẫn giáo viên xử lý những tình hướng nảy sinh. Hoạt động học của HS tính chủ động còn hạn chế do quá trình tổ chức lớp học và các điều kiện hỗ trợ học tập còn hạn chế.

Trên đây là những thành tựu và những vướng mắc còn tồn tại trong HĐDH tích hợp các môn khoa học tự nhiên tại các trường THCS. Đây cũng là những cơ sở để người nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhẳm cải thiện HĐDH các môn khoa học tự nhiên trong chương 3.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/08/2023