Thiết Lập Các Điều Kiện Đảm Bảo Cho Quản Lý Hoạt Động Đánh Giá Kết


từng nội dung, mức trình độ NL phải được thể hiện tương ứng với động từ trong thang Bloom, thường bắt buộc là mức NL tối thiểu người học phải đạt được.

Thứ ba, thống nhất về quy trình xây dựng khung NL của sinh viên ĐHSP

theo TCNL

Để xây dựng thành công khung năng lực của sinh viên ĐHSP theo TCNL cần có thống nhất quy trình có tính khoa khoa học để thực hiện:

(i) Xác định mục đích của xây dựng khung năng lực (Khung năng lực là cơsở quan trọng của hoạt động đào tạo, xác định nhu cầu đào tạo, nội dung CTĐTphát triển đội ngũ QL đào tạo và đánh giá)

(ii) Xác định khái niệm khung năng lực nghề nghiệp (kết cấu gồm những nhóm, khối NL nào, NL nào cần có đối với SV ngành SP); Ứng dụng của khung năng lực nghề nghiệp;

(iii) Xác định các cấp độ NL: Sau khi xác định và mô tả đầy đủ các NL bước tiếp theo vô cùng quan trọng là xác định cấp độ (mức độ) NL hay là tiêu chuẩn NL cho từng thành phần cấu thành khung năng lực. Có thể có nhiều cách tiếp cận để xác định cấp độ NL: Khảo sát các đối tượng trong hoặc ngoài liên quan tới ngành đào tạo; Thảo luận nội bộ trong bộ môn/khoa và những đối tượng liên quan tới ngành đào tạo. Cấp độ NL được xác định và mô tả theo thang trình độ năng lực Bloom. Sắp xếp NL ở các cấp độ.

(iv) Đánh giá khung năng lực. Sau khi xây dựng khung năng lực, bước quan trọng là khung năng lực cần được thông qua bộ môn chuyên ngành để các GV góp ý xây dựng và chỉnh sửa, sau đó được hội đồng cấp khoa tổ chức nghiệm thu cấp bộ môn. Cuối cùng Khung năng lực của SV sẽ được hội đồng nghiệm thu cấp nhà trường đánh giá và nghiệm thu.

(v) Khung năng lực của SV của từng ngành đào tạo SP sẽ được hiệu trưởng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

phê duyệt và ban hành.

Thứ tư, mẫu khung năng lực của sinh viên ĐHSP theo TCNL

Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực - 19

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc xây dựng và cụ thể hoá khung năng lực của sinh viên ĐHSP theo TCNL và những vấn đề phân tích trên, chúng tôi đề xuất mẫu khung năng lực chung đối với các ngành đào tạo SP như sau:

- Khung năng lực gồm 03 thành tố có mối quan hệ bao hàm và cấu thành: NL trụ cột, NL cốt lõi và NL thành phần;

- NL trụ cột gồm: NL kiến thức và lập luận ngành; NL kỹ năng nghề nghiệp và phẩm chất cá nhân; NL giao tiếp và làm việc nhóm;


- NL chung/cốt lõi của ngành SP gồm: NL kiến thức chung ngành; NL kiến thức khoa học nền tảng ngành; NL kiến thức cốt lõi ngành; NL kiến thức nâng cao ngành (thuộc NL trụ cột Kiến thức và lập luận ngành); NL nghề nghiệp; NL tư duy tầm hệ thống; NL nghiên cứu khoa học; NL ứng dụng CNTT và các phẩm chất cá nhân (thuộc NL trụ cột Kỹ năng nghề nghiệp và phẩm chất cá nhân); NL hoạt động trong xã hội; NL làm việc nhóm (thuộc NL trụ cột Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm);

- Các NL chuyên môn thành phần cụ thể: Mỗi NL cốt lõi gồm các NL thành phần cụ thể, được chi tiết hóa qua các kiến thức, kỹ năng của mỗi NL chung, NL thành phần đều có mức trình độ NL được thể hiện theo yêu cầu nghề nghiệp. Các NL thành phần của ngành đào tạo được xác định với một chỉ số NL theo thang đo NL 5 mức Bloom. Chỉ số NL là cơ sở để xây dựng các tiêu chí ĐG chất lượng NL.

Các NL chung và NL thành phần được thể hiện như sau:

Kiến thức chung

- Vận dụng được các kiến thức về nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để có hành động đúng trong cuộc sống, học tập và lao động nghề nghiệp GD.

- Hiểu biết những nội dung cơ bản của đường lối đấu tranh cách mạng, các bài học về lý luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam, hiểu biết về xã hội, pháp luật Việt Nam để có nhận thức, hành động đúng trong thực tiễn công tác học tập, GD, đào tạo và bảo vệ Tổ quốc.

- Sử dụng được các phương tiện CNTT trong học tập, NCKH và công tác trong GD.

- Đạt trình độ tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam

- Tự rèn luyện để củng cố và tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần của

cá nhân và cộng đồng.

Kiến thức khoa học nền tảng ngành SP

- Áp dụng kiến thức nền tảng của Tâm lý học

- Áp dụng` kiến thức nền tảng của Giáo dục học

- Áp dụng kiến thức nền tảng của Toán học/Văn…

- Áp dụng kiến thức nền tảng của Vật lý/Sử…

- Áp dụng kiến thức nền tảng của Hóa học/Địa…

- Áp dụng kiến thức nền tảng của Sinh học/GDCD….


Kiến thức cốt lõi ngành SP

- Vận dụng kiến thức về khả năng lập luận logic

- Vận dụng kiến thức về chuyên môn và phương pháp giảng dạy

- Vận dụng kiến thức về nghiệp vụ dạy học và GD

- Vận dụng kiến thức về tư duy hệ thống giải quyết vấn đề thực của cuộc sống

- Vận dụng kiến thức về kiến thức nền tảng

- Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ trong thời gian kiến tập,

thực tập SP

Kiến thức nâng cao ngành SP

- Vận dụng phát triển chương trình trung học phổ thông môn….

- Áp dụng các Lý luận và Phương pháp dạy học môn ………

- Áp dụng thực hành phương pháp dạy học môn …………

Phẩm chất cá nhân và kỹ năng nghề nghiệp

Kỹ năng nghề nghiệp

- Kỹ năng lập kế hoạch dạy học môn học, bài học

- Kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học/GD học sinh

- Kỹ năng đánh giá trong dạy học/GD học sinh

- Kỹ năng ứng dụng ICT trong dạy học

- Kỹ năng ứng xử với phụ huynh và cộng đồng

- Kỹ năng tìm hiểu và hướng nghiệp học sinh

- Kỹ năng thực hành các kỹ thuật phòng thí nghiệm (nếu có môn học thực

hành thí nghiệm)

- Kỹ năng lập luận, phân tích và giải quyết vấn đề

- Áp dụng kỹ năng tư duy khoa học

- Áp dụng kỹ năng mô hình hóa và phân tích mô hình GD

- Vận dụng NL phát hiện và giải quyết vấn đề trong GD

Kỹ năng tư duy tầm hệ thống

- Phân tích tổng thể cấu trúc hệ thống GD quốc dân

- Phân tích mối quan hệ và chức năng giữa các thành tố trong hệ thống GD

- Sắp xếp và phân loại theo thứ tự ưu tiên các yếu tố liên quan đến hệ thống

- Đánh giá sự ưu việt của hệ thống trong giải quyết các vấn đề GD

Kỹ năng NCKH

- Sử dụng kỹ năng đặt vấn đề nghiên cứu

- Áp dụng kỹ năng khảo sát tài liệu, điều tra và thống kê


- Áp dụng kỹ năng giải quyết vấn đề nghiên cứu

- Sử dụng kỹ năng công bố kết quả nghiên cứu

Các phẩm chất cá nhân

- Hình thành phẩm chất chính trị, tuân thủ pháp luật

- Hình thành phẩm chất nhân văn

- Hình thành phẩm chất nghề nghiệp

- Có ý thức bảo vệ môi trường.

- Có ý thức tôn trọng các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại và các giá trị nhân bản khác.

- Biết QL quỹ thời gian.

Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm

- Kỹ năng thành lập, tổ chức nhóm

- Kỹ năng tổ chức hoạt động nhóm

- Kỹ năng chia sẻ, hợp tác trong nhóm

- Áp dụng trong phát triển nhóm

- Vận dụng lãnh đạo nhóm

Các kỹ năng giao tiếp

- Áp dụng các chiến lược giao tiếp

- Vận dụng cấu trúc giao tiếp

- Vận dụng giao tiếp bằng văn bản

- Vận dụng giao tiếp bằng ICT

- Áp dụng các kỹ năng thuyết trình trước đám đông

- Áp dụng các kỹ năng thu thập thông tin và đối thoại

- Áp dụng các kỹ năng đàm pháp, vận động, thỏa hiệp và giải quyết mâu thuẫn

- Áp dụng các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh thông dụng (bậc 3/6) và dạy học một số chủ đề bằng tiếng Anh

Trên cơ sở mẫu Khung năng lực chung của sinh viên ĐHSP theo TCNL, từng chuyên ngành đào tạo và từng bộ môn cụ thể hoá khung năng lực một cách phù hợp.

Xây dựng khung N năng lực của sinh viên ĐHSP theo TCNL là công việc còn khá mới mẻ, không dễ ở trường ĐHSP. Trong quá trình xây dựng khung năng lực vẫn còn những nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của khung


năng lực, vẫn còn những cá nhân chưa nắm vững quy trình, gặp khó khăn khi thực hiện các công đoạn xây dựng khung năng lực. Vì vậy, để nâng cao nhận thức và NL xây dựng khung năng lực của SV các ngành SP theo TCNL cho cán bộ, GV cần tăng cường tổ chức tập huấn, seminar cấp bộ môn, cấp trường, các buổi trao đổi kinh nghiệm để trang bị đầy đủ kiến thức, tính hữu dụng của khung năng lực khi thực hiện CTĐT theo TCNL.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này, Hiệu trưởng nhà trường, trưởng các

phòng ban chuyên trách về ĐG, trưởng các khoa đào tạo, trưởng bộ môn cần:

- Ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn về xây dựng và cụ thể hoá

khung năng lực.

- Cung cấp đầy đủ tài liệu về lí luận xây dựng và hướng dẫn cụ thể hoá

khung năng lực của SV theo từng chuyên ngành, bộ môn.

- Đẩy mạnh bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng và cụ thể hoá khung năng lực theo TCNL cho cán bộ, GV để có đội ngũ thông thạo, có kiến thức, kĩ năng và trách nhiệm thực hiện xây dựng và cụ thể hoá khung năng lực của sinh viên ĐHSP theo CTĐT.

- Phân công cán bộ có NL chỉ đạo việc thực hiện xây dựng và giám sát, hỗ trợ

cụ thể hoá khung năng lực;

- Cung cấp các nguồn lực cần thiết cho việc xây dưng và cụ thể hoá khung năng lực của SV trong nhà trường.

3.2.6. Thiết lập các điều kiện đảm bảo cho quản lý hoạt động đánh giá kết

quả học tập của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực

3.2.6.1. Mục tiêu của giải pháp

Các điều kiện đảm bảo về nguồn lực để đáp ứng các yêu cầu QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL tác động rất lớn đối với trường ĐHSP, đòi hỏi phải xây dựng hạ tầng CSVC tiêu chuẩn, đổi mới cách QL, vận hành, sử dụng các trang thiết bị công nghệ theo một quy trình khoa học, hiệu quả.

Giải pháp đảm bảo các điều kiện về CSVC, tài chính và các nguồn lực khác đáp ứng yêu cầu QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL nhằm giúp lãnh đạo, CBQL và GV nhà trường triển khai hiệu quả quy trình, nội dung ĐG và thực hiện các giải pháp QL hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL, đồng thời cân nhắc hợp lý các biện pháp huy động, khai thác, đầu tư hợp lý các nguồn lực đáp ứng yêu cầu của hoạt động ĐG và QL hoạt động ĐG, là cơ sở để CBQL và


GV nhà trường triển khai bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao NL, kỹ năng tổ chức các điều kiện trong QL hoạt động đánh giá KQHT của SV.

3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp

Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện CSVC, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL

Hiệu trưởng cần dựa vào yêu cầu của đào tạo theo TCNL, trong đó có các yêu cầu đặc thù của ĐG và QL hoạt động đánh giá KQHT của SV để có chủ trương, định hướng, cơ chế, chính sách, giải pháp và kế hoạch đầu tư xây dựng, hoàn thiện hạ tầng CSVC cũng như đầu tư kinh phí trang bị các thiết bị phục vụ cho các hoạt động đào tạo và ĐG. Cụ thể:

- Xây dựng TTKT, trung tâm ĐBCL với các phòng thi, phòng chấm thi,

phòng máy vi tính phục vụ thi trắc nghiệm, xử lý dữ liệu, QL dữ liệu KQHT …

- Trang bị các thiết bị chuyên dụng phục vụ cho ĐG như máy chấm trắc

nghiệm, máy quét hình, máy in…

- Ban hành quy trình các thao tác ĐG, Quy định về nội quy sử dụng trang

thiết bị, nội quy bảo mật KQHT của SV…

Thứ hai, xây dựng hạ tầng CNTT hiện đại và mô hình ĐG phản hồi ứng dụng

CNTT

Hiệu trưởng nhà trường có kế hoạch chiến lược xây dựng hạ tầng CNTT

hiện đại phù hợp với yêu cầu hoạt động ĐG và QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL và các cách thức QL hoạt động ĐG:

- Xây dựng hạ tầng CNTT với phần mềm quản trị hệ thống hiện đại, trực tuyến, đảm bảo các quy trình, các mô đun về hoạt động ĐG: thiết lập xây dựng kế hoạch kiểm tra, thi; xây dựng ngân hàng đề thi, lựa chọn và tổ hợp đề thi, kiểm tra; đăng kí thi, hoãn thi, hệ thống nhập điểm; thông tin cho các đối tượng liên quan; quản lý KQHT theo quá trình (điểm chuyên cần, thái độ, hồ sơ học tập, thi kiểm tra giữa kì và thi kết thúc môn học); tổng hợp KQHT; đánh giá và phản hồi KQHT của SV.

- Xây dựng hệ thống LMS (Learning Management System) là hệ thống QL học trong đó có ĐG trực tuyến cho phép QL, vận hành hệ thống các tài liệu học tập, hướng dẫn, kiểm tra, ĐG và lưu trữ KQHT của người học. LMS có những chức năng cốt lõi thuận lợi, tiện ích và ưu việt. Đó là chức năng thống kê về mức độ hoàn thành các bài học, câu hỏi, bài tập, bài kiểm tra, tự động ghi điểm làm căn cứ cho GV đánh giá và TTKT quản lý lưu trữ dữ liệu kết quả ĐG; chức năng kiểm soát đăng kí học và thi; chức năng thi, kiểm tra cho phép SV tham gia kiểm tra NL


học tập, xếp loại trong và sau khi trải qua quá trình học tập; chức năng theo dõi, kiểm soát cho phép SV hoặc cán bộ trung gian (cán bộ chuyên trách khảo thí, cố vấn học tập hoặc chủ nhiệm lớp, GV đảm nhiệm môn học) QL người học kiểm soát được tiến trình học tập cũng như NL học qua từng giai đoạn; chức năng bảo mật giúp bảo vệ hệ thống dữ liệu an toàn và đặc biệt hữu dụng để GV, sinh viên tương tác, hỗ trợ về học thuật.

Hệ thống phần mềm LMS được xây dựng đảm bảo các tiêu chí LMS cho người học, GV và CBQL như có các chức năng phục vụ dạy, học trực tuyến, cung cấp học liệu, bài giảng, thảo luận, kiểm tra, khảo sát, theo dõi tiến trình học tập, các thao tác quản lý CTĐT, có chế độ bảo mật, mã hóa dữ liệu, có chức năng QL đề cương môn học và QL đánh giá theo CĐR.

Thứ ba, xây dựng mô hình Vòng đời đánh giá và phản hồi hoạt động ĐG

Để QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL một cách khoa học, hiện đại, ứng dụng CNTT, hiệu quả, minh bạch cần phải xây dựng cách thức QL theo mô hình vòng đời ĐG và phản hồi. Đánh giá, phản hồi đóng vai trò không thể thiếu được trong công tác đào tạo ở các cơ sở GD, đặc biệt với quy mô ở các trường ĐHSP. Việc có một mô hình QL hoạt động ĐG và phản hồi có tính khoa học, có quy trình chặt chẽ đóng góp rất to lớn đối với việc ĐBCL đào tạo của nhà trường. Từ thực tiễn và xem xét các mô hình quản lý ĐG và phản hồi, trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi đề xuất những nội dung cơ bản mô hình QL và quy trình cụ thể của mô hình nhằm góp phần xây dựng hệ thống QL hoạt động ĐG ở trường ĐHSP. Việc QL hoạt động đánh giá KQHT của SV được thực hiện theo một mô hình thống nhất, khép kín theo một chu kì vòng đời. Mô hình có thể áp dụng cho ĐG tổng hợp cho bất kì quy mô học tập nào, giúp cho các nhà QL và các bên liên quan đến hoạt động ĐG có cái nhìn toàn diện về các hoạt động ĐG và phản hồi về KQHT của SV, hỗ trợ để có những quyết định, chỉ đạo trong quá trình thực hiện và phát triển CTĐT, xem xét và cải tiến các quy trình thực hiện. Mô hình đặt ra yêu cầu để xây dựng và phát triển hạ tầng CNTT và công nghệ hỗ trợ dạy học, ĐG. Mô hình Vòng đời đánh giá và phản hồi cần được thiết kế khép kín theo chu kì năm học hoặc khóa học, đầy đủ các nội dung theo quy trình có tính nguyên tắc: từ xác định mục đích, xây dựng kế hoạch ĐG, phản hồi, phân nhiệm công việc cho các đối tượng tham gia ĐG và phản hồi, cách thức chia sẻ thông tin ĐG phản hồi cho các bên liên quan với mục đích tư vấn để điều chỉnh, cải tiến CTĐT, đổi mới phương pháp dạy và học.


1. Xác định mục đích

8. Phản hồi và tác động của đánh giá phản hồi

[

2. Thiết lập kế hoạch đánh giá, phản hồi

7. Cách thức chia

sẻ phản hồi

VÒNG ĐỜI ĐÁNH GIÁ

VÀ PHẢN HỒI

3. Hỗ trợ kỹ thuật,

học thuật

6. Lưu trữ điểm thi

4. Đề xuất kế hoạch

xử lý sự cố kỹ thuật

5. Phân nhiệm cho đối tượng tham gia đánh giá, phản hồi


Hình 3.1. Vòng đời đánh giá và phản hồi quản lý hoạt động đánh giá


Quy trình vòng đời ĐG và phản hồi QL hoạt động ĐG và phản hồi gồm 8 bước sau:

(1). Xác định mục đích của ĐG và phản hồi, gồm những nội dung:

+ Đánh giá kết quả dạy và học đáp ứng được mục tiêu, CĐR của CTĐT; Lưu lượng thông tin cần để cải thiện chương trình khóa học, đổi mới phương pháp dạy và học; Phân định nội dung phản hồi vào hệ thống đánh giá điện tử.

(2). Thiết lập kế hoạch ĐG và phản hồi, gồm: Thiết kế kế hoạch hoạt động ĐG và phản hồi; Cách thức phản hồi tới các bên liên quan: các nhà QL, cán bộ khảo thí và ĐBCL, giảng viên và SV; Lựa chọn thông tin nào phản hồi tới SV, đồng nghiệp (đội ngũ GV, quản trị viên, kỹ thuật viên) mà họ cần biết; Xây dựng kế hoạch dự phòng nếu cần đánh giá lại.

(3). Hỗ trợ kỹ thuật và học thuật: Xác định những vấn đề về kỹ thuật SV có cần hỗ trợ trong các hoạt động ĐG và phản hồi; Nội dung ĐG và phản hồi cần tập trung hướng tới trong quá trình dạy và học.

Xem tất cả 236 trang.

Ngày đăng: 28/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí