Kết Quả Về Trình Độ Kỹ Năng Của Cbql, Giảng Viên Đhsp Ở Lần Thử Nghiệm 1


Qua biểu đồ 3.3 và 3.4 có thể thấy, đường biểu diễn tần suất và tần suất tích lũy trong lần thử nghiệm 2 đều cao hơn và dịch chuyển về bên phải so với lần thử nghiệm 1. Điều đó chứng tỏ kết quả của lần thử nghiệm 2 cao hơn lần thử nghiệm 1.

ii) Kết quả thử nghiệm về kỹ năng của CBQL và GV trường ĐHSP

- Ở lần thử nghiệm 1

Kết quả thử nghiệm về trình độ kỹ năng của CBQL và GV trường ĐHSP ở

lần 1 được thể hiện ở bảng 3.12.

Bảng 3.12. Kết quả về trình độ kỹ năng của CBQL, giảng viên ĐHSP ở lần thử nghiệm 1

Nhóm

Các kỹ năng (%)



X

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10


Đối chứng (211)

Khá

30.8

(65)

28.5

(60)

31.8

(67)

28.0

(59)

29.9

(63)

31.8

(67)

28.5

(60)

29.9

(63)

24.6

(52)

26.5

(56)

29.0

TB

53.6

(113)

57.3

(121)

53.6

(113)

57.3

(121)

53.0

(112)

53.6

(113)

57.3

(121)

53.0

(112)

54.5

(115)

55.5

(117)

54.9

Yếu

15.6

(33)

14.2

(30)

14.6

(31)

14.6

(31)

17.1

(36)

14.6

(31)

14.2

(30)

17.1

(36)

20.9

(44)

18.0

(38)

16.1


Thử nghiệm (210)

Khá

41.4

(87)

38.1

(80)

40.0

(84)

38.1

(80)

38.1

(80)

40.0

(84)

38.1

(80)

38.1

(80)

30.5

(64)

32.9

(69)

37.5

TB

48.1

(101)

50.0

(105)

50.5

(106)

50.0

(105)

52.4

(110)

50.5

(106)

50.0

(105)

52.4

(110)

51.4

(108)

52.4

(110)

50.8

Yếu

10.5

(22)

11.9

(25)

9.5

(20)

11.9

(25)

9.5

(20)

9,5

(20)

11.9

(25)

9.5

(20)

18.1

(38)

14.7

(31)

11.7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Bảng 3.12 cho thấy kết quả về trình độ kỹ năng của nhóm thử nghiệm cao hơn nhóm đối chứng. Cụ thể là:

+) Số người được xếp ở mức độ khá của nhóm thử nghiệm cao hơn nhóm đối chứng (37.5% so với 29.0%).

+) Số người xếp ở mức độ yếu của nhóm thử nghiệm nhỏ hơn nhóm đối

chứng (11.7% so với 16.1%).

- Ở lần thử nghiệm 2

Kết quả về trình độ kỹ năng của CBQL và GV trường ĐHSP ở lần thử

nghiệm 2 được thể hiện ở bảng 3.13.


Bảng 3.13. Kết quả về trình độ kỹ năng của CBQL,

giảng viên ĐHSP ở lần thử nghiệm 2



Nhóm


Các kỹ năng (%)



X

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10


Đối chứng (211)

Khá

33.6

(71)

29.9

(63)

34.1

(72)

29.9

(63)

33.6

(71)

34.1

(72)

29.9

(63)

33.6

(71)

26.5

(56)

28.0

(59)

31.3

TB

53.6

(113)

54.5

(115)

53.6

(113)

54.5

(115)

53.6

(113)

53.6

(113)

54.5

(115)

53.6

(113)

55.5

(117)

56.4

(119)

54.3

Yếu

12.8

(27)

15.6

(33)

12.3

(26)

15.6

(33)

12.8

(27)

12.3

(26)

15.6

(33)

12.8

(27)

18.0

(38)

15.6

(33)

14.4


Thử nghiệm (210)

Khá

54.3

(114)

51.0

(107)

54.3

(114)

51.0

(107)

53.3

(112)

51.0

(107)

51.0

(107)

53.3

(112)

51.0

(107)

52.4

(110)

52.3

TB

45.7

(96)

49.0

(103)

45.7

(96)

49.0

(103)

46.7

(98)

49.0

(103)

49.0

(103)

46.7

(98)

49.0

(103)

47.6

(100)

47.7

Yếu

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

Bảng 3.13 cho thấy kết quả về trình độ ký năng của nhóm thử nghiệm cao hơn nhóm đối chứng. Cụ thể là:

+) Số người được xếp ở mức độ khá của nhóm thử nghiệm cao hơn nhóm đối chứng (52.3% > 31.3%).

+) Ở nhóm thử nghiệm không còn người xếp loại Yếu nhưng ở nhóm đối

chứng vẫn còn 14.4% người xếp loại yếu.

Từ bảng 3.12 và bảng 3.13, có thể lập được bảng 3.14 để so sánh kết quả về trình độ kỹ năng của CBQL và GV trường ĐHSP giữa lần thử nghiệm 1 và thử nghiệm 2.

Bảng 3.14. So sánh kết quả về trình độ kỹ năng của CBQL, giảng viên ĐHSP ở lần thử nghiệm 1 và thử nghiệm 2

Nhóm

Các kỹ năng (%)


X

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Thử nghiệm 1

(210)

Khá

41.4

38.1

40.0

38.1

38.1

40.0

38.1

38.1

30.5

32.9

37.5

TB

48.1

50.0

50.5

50.0

52.4

50.5

50.0

52.4

51.4

52.4

50.8

Yếu

10.5

11.9

9.5

11.9

9.5

9.5

11.9

9.5

18.1

14.7

11.7

Thử nghiệm 2

(210)

Khá

54.3

51.0

54.3

51.0

53.3

51.0

51.0

53.3

51.0

52.4

52.3

TB

45.7

49.0

45.7

49.0

46.7

49.0

49.0

46.7

49.0

47.6

47.7

Yếu

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0


Để có cái nhìn trực quan đối với kết quả về trình độ kỹ năng của CBQL và GV trường ĐHSP ở lần thử nghiệm 1 và thử nghiệm 2, chúng tôi sử dụng biểu đồ dưới đây:


Thử nghiệm 1 Thử nghiệm 2 Biểu đồ 3 5 So sánh kết quả về trình độ kỹ 1Thử nghiệm 1 Thử nghiệm 2 Biểu đồ 3 5 So sánh kết quả về trình độ kỹ 2


Thử nghiệm 1 Thử nghiệm 2


Biểu đồ 3.5. So sánh kết quả về trình độ kỹ năng của CBQL

và giảng viên ĐHSP ở lần thử nghiệm 1 và thử nghiệm 2


3.4.2.3. Phân tích kết quả thử nghiệm về mặt định tính

Thông qua tìm hiểu thực tế ở các trường ĐH, chúng tôi có thể đưa ra những đánh giá khái quát sau đây:

CBQL và GV sau khi được bồi dưỡng đã có hiểu biết đúng đắn hơn về đặc trưng, nội dung, phương pháp, kĩ thuật đánh giá của sinh viên ĐHSP theo TCNL; cách thức triển khai các hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL...

- Đồng thời với việc bồi dưỡng về kiến thức, họ còn được bồi dưỡng các kỹ năng đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL như: Kỹ năng xác định mục đích, yêu cầu đánh giá, kỹ năng thiết kế CĐR, mức đo theo thang Bloom đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL; kỹ năng lập kế hoạch đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL; kỹ năng thiết kế các bài tập đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL; kỹ năng xây dựng ngân hàng đề thi đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL; kỹ năng quy trình hóa hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL; kỹ năng sử dụng đa dạng các phương pháp và hình thức đánh giá


KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL; Kỹ năng xây dựng rubric đánh giá KQHT của SV theo CĐR môn học, hoạt động học của sinh viên ĐHSP theo TCNL; kỹ năng ứng dụng CNTT trong đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL; kỹ năng sử dụng thông tin về KQHT của SV để cải tiến hoạt động giảng day, QL đào tạo; kỹ năng giúp đỡ SV tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về KQHT.

- Việc nâng cao NL đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL cho CBQL và GV đã có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chất lượng đào tạo của các trường ĐH theo TCNL, đặc biệt là việc xác định mục đích, CĐR của học phần, thiết kế các rubric đánh giá đóng vai trò quan trọng trong QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


1. Trong chương 3 luận án đã đề xuất được 06 giải pháp QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL. Đó là: Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, giảng viên ĐHSP về QL hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL; Xây dựng kế hoạch đánh giá KQHT của SV theo TCNL phù hợp với hoạt động đào tạo của từng trường ĐHSP; Xây dựng quy trình QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL; Tổ chức bồi dưỡng nâng cao NL đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL cho đội ngũ CBQL, giảng viên; Xây dựng khung năng lực để làm căn cứ đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL; Thiết lập các điều kiện đảm bảo cho QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL.

2. Kết quả thăm dò ý kiến CBQL, giảng viên ở các trường ĐHSP cho thấy các giải pháp đề xuất có tính cấp thiết và có tính khả thi, có thể triển khai trong thực tiễn QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL, góp phần nâng cao chất lượng đánh giá kết quả đào tạo của nhà trường.

3. Qua kết quả thử nghiệm và phân tích, tổng hợp các ý kiến đánh giá, có thể khẳng định được sự cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp đề xuất trong QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL. Các giải pháp đề xuất là phù hợp những yêu cầu của đổi mới CTĐT ở các trường ĐHSP theo TCNL, đó là đào tạo giáo viên đủ kiến thức, kĩ năng và phẩm chất đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình GDPT mới.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.1. Đánh giá KQHT của sinh viên ĐH nói chung, sinh viên ĐHSP nói riêng theo TCNL là hướng đổi mới ĐG tiến bộ hướng vào người học, vì người học. Đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL là quá trình đo lường chính xác, khách quan, toàn diện về mức độ đạt được của SV về hệ thống NL (bao gồm NL chung và NL cốt lõi) được hình thành trong quá trình đào tạo. Hoạt động này có những đặc trưng riêng, được sử dụng phối hợp nhiều phương pháp, hình thức ĐG khác nhau, tập trung đánh giá NL, các NL chung và NL sư phạm của SV.

Quản lý hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL là một nội dung quan trọng trong QL hoạt động đào tạo ở trường ĐHSP. Đó là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và giám sát hoạt động đánh giá KQHT của SV để đảm bảo cho hoạt động này xác định được sự phát triển về NL, sự tiến bộ của SV ở từng giai đoạn học tập. Tham gia QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL có nhiều chủ thể với vai trò, trách nhiệm khác nhau thông qua các chức năng QL. QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan.

1.2. Kết quả khảo sát thực trạng ĐG và QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL tại 5 trường ĐHSP cho thấy cán bộ lãnh đạo, CBQL, giảng viên và SV đã nhận thức tương đối đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của ĐG và QL các hoạt động đánh giá KQHT của SV và có nhiều biện pháp như tăng cường nâng cao nhận thức của cán bộ, xây dựng đội ngũ, xây dựng kế hoạch, quy trình, tăng cường các điều kiện đảm bảo… khi áp dụng phương thức đào tạo TCNL. Tuy nhiên, việc ĐG và QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng những đổi mới, yêu cầu của đào tạo TCNL: các CĐR của CTĐT và các môn học chưa thật sự phù hợp trong hệ quy chiếu, ĐG đang tập trung ĐG kiến thức, nặng về lý thuyết, chưa đồng bộ về xây dựng kế hoạch ĐG, quy trình ĐG năng lực của SV chưa thực sự tuân thủ các bước quy định, các câu hỏi đề thi, kiểm tra đo các NL theo thang đo chưa đủ độ tin cậy, chưa có quy trình ĐG phản hồi một cách khoa học, mối quan hệ đối tác cùng tham gia đánh giá KQHT, đặc biệt là ĐG năng lực nghiệp vụ SP giữa các trường ĐHSP và các trường phổ thông chưa thực sự phát huy hết tiềm năng.


Nguyên nhân của thực trạng trên là do CBQL một số trường chưa nắm vững cơ sở lý luận về ĐG và QL hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL, chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ ĐG và QL hoạt động ĐG một cách qui củ và kịp thời, một số cán bộ, GV chưa cố gắng đổi mới, tự bồi dưỡng NL còn hạn chế.

1.3. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đã đề xuất 06 giải pháp QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL. Đó là: Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, giảng viên ĐHSP về QL hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL; Xây dựng kế hoạch đánh giá KQHT của SV theo TCNL phù hợp với hoạt động đào tạo của từng trường ĐHSP; Xây dựng quy trình QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL; Tổ chức bồi dưỡng nâng cao NL đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL cho đội ngũ CBQL, giảng viên; Xây dựng khung năng lực để làm căn cứ đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL; Thiết lập các điều kiện đảm bảo cho QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL.

Kết quả ĐG về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp qua trưng cầu ý kiến và thử nghiệm cho thấy các giải pháp đề xuất có tính cấp thiết và khả thi, có thể triển khai trong thực tiễn QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Hoàn thiện và ban hành các văn bản quy định thống nhất về hoạt động ĐG

và QL hoạt động dánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL.

- Triển khai các chương trình bồi dưỡng chủ thể QL hoạt động đánh giá

KQHT theo TCNL.

- Hỗ trợ, tư vấn cho các trường ĐHSP còn gặp nhiều thách thức trong quá trình đào tạo ĐH theo TCNL, trong đó hỗ trợ, tư vấn nghiệp vụ, kỹ thuật ĐG cần được quan tâm kịp thời.

2.2. Đối với các trường ĐHSP

- Tích cực triển khai kế hoạch bồi dưỡng CBQL và GV theo chương trình bồi dưỡng, tập huấn của Bộ GD&ĐT, trong đó chú ý tới nội dung ĐG và QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên theo TCNL.

- Nhà trường chủ động các hoạt động nâng cao nhận thức của CBQL, giảng viên về ĐG và QL hoạt động ĐG, chủ động trong nghiên cứu, khuyến khích cán bộ,


GV tự nghiên cứu nâng cao NL nghiệp vụ, kỹ năng, kỹ thuật ĐG và QL hoạt động đánh giá.

- Huy động các nguồn lực, tăng cường các điều kiện đảm bảo để công tác

QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên theo TCNL hiệu quả.

- Tổ chức phối hợp có hiệu quả giữa các phòng ban chức năng, các khoa đào tạo trong đánh giá KQHT của sinh viên theo TCNL.

2.3. Đối với GV các trường ĐHSP

Giảng viên các trường ĐHSP là người trực tiếp thực hiện đánh giá KQHT của SV theo TCNL, là người có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy. Vì vậy, mỗi GV sư phạm phải nhận thức đúng đắn về sự cần thiết và tầm quan trọng của đánh giá KQHT của SV theo TCNL trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD, từ đó đổi mới phương pháp và hình thức đánh giá KQHT của SV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Xem tất cả 236 trang.

Ngày đăng: 28/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí