Khảo Sát Tính Cấp Thiết Và Tính Khả Thi Của Giải Pháp Đề Xuất


(4). Đề xuất kế hoạch xử lý sự cố kỹ thuật gồm: Phương án dự phòng khi xảy ra sự cố kỹ thuật trong quá trình ĐG và thu thập đánh giá phản hồi; Yếu tố đặc biệt nào được áp dụng khi có sự cố xảy ra.

(5). Phân nhiệm cho các đối tượng tham gia đánh giá, phản hồi: Phân cấp, phân nhiệm công việc cho các đơn vị và cá nhân; Lựa chọn mẫu ĐG, phản hồi; Cách thức chuẩn thu thập phản hồi; Xác định yếu tố nào có thể tác động tới thu nhận phản hồi.

(6). Lưu trữ dữ liệu kết quả ĐG và phản hồi, gồm: Phân nhiệm người lưu giữ điểm kiểm tra, thi và đánh giá phản hồi: Phân nhiệm người kiểm tra giám sát cán bộ lưu trữ kết quả ĐG và phản hồi; Xác định và quy định dữ liệu ĐG phản hồi nào cần được lưu trữ; Thời hạn lưu giữ dữ liệu.

(7). Cách thức chia sẻ phản hồi gồm: Nhận xét, phản hồi riêng biệt hay cùng chung cho cùng loại đối tượng; Mẫu và kỹ thuật tiêu chuẩn đánh giá phản hồi; Thông tin đánh giá, phản hồi dạng văn bản hay video chia sẻ cho SV.

(8). Phản hồi và tác động của đánh giá phản hồi gồm: SV làm gì với phản hồi; Người đánh giá làm gì với phản hồi; Tác động của phản hồi tới SV; Tác động của đánh giá phản hồi tới GV.

Thứ tư, thành lập mạng lưới các cơ sở GD cùng tham gia đào tạo và đánh

giá KQHT của SV các ngành SP.

Đây là mối liên kết tương hỗ và hợp tác giữa trường ĐHSP và cơ sở GD - cơ quan trực tiếp tuyển dụng sản phẩm từ các trường ĐHSP. Trường ĐHSP và các Sở GD&ĐT, cơ sở GD cùng phối hợp xây dựng các văn bản quy định, hướng dẫn, các tiêu chí đánh giá KQHT về kiến thức, nghiệp vụ, kĩ năng và thái độ nghề nghiệp của SV các ngành SP trên cơ sở yêu cầu của chương trình GDPT mới. Sở GD&ĐT, các cơ sở GD chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp, tổ chức, ĐG công tác rèn nghề, học tập trải nghiệm của SV các ngành SP, phản hồi thực trạng và khuyến nghị để trường ĐH điều chỉnh, cải tiến CTĐT nhằm nâng cao NL nghề nghiệp của SV.

Thứ năm, chủ động tìm kiếm, khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL

Với nguồn lực hiện nay, các trường ĐHSP chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước do vậy việc đầu tư để triển khai thực hiện hoạt động ĐG và QL đánh giá KQHT của SV không phải không gặp khó khăn. Vì thế, nhà trường cần cân


đối ngân sách, có kế hoạch ưu tiên đầu tư chiến lược cho các hạng mục xây dựng và mua sắm các trang thiết bị, bên cạnh đó chủ động tìm kiếm, khai thác các nguồn lực của các đối tác phục vụ cho hoạt động này. Để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực sẵn có và được huy động, nhà trường cần xây dựng cơ chế, chính sách phân bổ nguồn lực hợp lý.

Thứ sáu, xây dựng cơ chế phối hợp và cơ chế hoạt động hiệu quả trong QL hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL

Hiệu trưởng nhà trường ban hành cơ chế hoạt động, cơ chế QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL một cách phù hợp nhằm tạo sự phối hợp giữa các hình thức QL, các biện pháp QL với mục đích thu được những kết quả như mục tiêu đã xác định. Cụ thể đó là cơ chế thống nhất, phối hợp giữa các đơn vị phòng ban, TTKT, trung tâm ĐBCL, các khoa đào tạo, các thành viên tham gia ĐG khi triển khai các hoạt động thiết lập các điều kiện đảm bảo cho ĐG và QL hoạt động đánh giá KQHT của SV. Cơ chế được xem là “kim chỉ nam” dẫn đường cho các hoạt động ĐG và QL hoạt động ĐG. Nếu không có cơ chế rõ ràng, phù hợp thì mục tiêu ĐG và QL hoạt động ĐG khó thực hiện thành công.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện giải pháp này có hiệu quả, Hiệu trưởng nhà trường phải cân đối và huy động, phân bổ nguồn lực cho các bộ phận, cho các hoạt động ĐG và QL hoạt động đánh giá KQHT của SV. Trưởng các bộ phận, các đơn vị chịu trách nhiệm sử dụng đúng mục đích, đúng quy chế, quy định, hiệu quả các nguồn lực. Thực hiện khai thác, sử dụng tối đa các nguồn lực, CSVC sẵn có của nhà trường nhằm tiết kiệm và tránh lãng phí.

3.3. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của giải pháp đề xuất

3.3.1. Mục đích khảo sát

Nhằm thu thập thông tin để ĐG về tính cấp thiết, tính khả thi, của các giải pháp QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL mà luận án đã đề xuất.

3.3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát

3.3.2.1. Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát tập trung vào tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL đã được đề xuất.


3.3.2.2. Phương pháp khảo sát

Khảo sát được thực hiện với hai loại là bảng hỏi và trao đổi phỏng vấn.

a) Bảng hỏi: Bảng hỏi gồm danh sách các câu hỏi trên giấy, người tham gia

điều tra sẽ điền nhận xét, ý kiến đánh giá của mình.

Thu thập thông tin qua Bảng hỏi được thực hiện theo hai cách:

- Bảng hỏi điều tra nhóm có giám sát (control group): Một nhóm người tham gia điều tra tập trung và được yêu cầu trả lời bảng câu hỏi.

- Bảng hỏi gửi qua email hoặc Zalo. Cách này có những tiện ích: số lượng người tham gia đông, tiện lợi, chi phí thấp nhưng tỷ lệ phản hồi không cao.

Bảng hỏi dựa vào 2 nội dung chính của khảo sát và chia thành 3 mức (Phụ

lục 10)

1. Rất cấp thiết; Cấp thiết; Không cấp thiết

2. Rất khả thi; Khả thi; Không khả thi

Phân tích dữ liệu: sử dụng kĩ thuật phân tích phần mềm thống kê SPSS.

b) Phỏng vấn dưới 2 dạng: Phỏng vấn không cấu trúc (một số chủ đề cần phỏng

vấn) và phỏng vấn bán cấu trúc (phỏng vấn sâu).

Phân tích dữ liệu khảo sát dựa vào phương pháp của công trình nghiên cứu Glasser, Strauss và Morse. Phân tích dữ liệu được thực hiện theo quy trình ba giai đoạn: (1). Thu gọn dữ liệu, tổ chức thông tin; (2). Thể hiện thông tin: cô đọng và tổ chức sơ đồ thông tin; (3). Phác thảo kết luận và khẳng định kết quả.

Phân tích dữ liệu: thu thập dữ liệu, xác định chủ đề, xây dựng danh mục mã hóa (codebook), mô tả hiện tượng và so sánh độ lệch các biến số.

Cách đánh giá bằng cách cho điểm. Trong đó tính cấp thiết/khả thi được tính theo thang điểm chia theo mức độ từ 1 đến 3: Rất cấp thiết/Rất khả thi (3 điểm), cấp thiết/Khả thi (2 điểm), không cấp thiết/không khả thi (1 điểm).

Áp dụng công thức hệ số tương quan thứ bậc Spearman rho:

r = 1 - Trong đó Với r là hệ số tương quan D là hệ số thứ bậc giữa các đại 1

Trong đó: Với r là hệ số tương quan; D là hệ số thứ bậc giữa các đại lượng;

N là số các giải pháp QL đề xuất.

Quy ước: Nếu r >0 là tương quan thuận; Nếu r <0 là tương quan nghịch; Nếu r càng gần 1 thì tương quan càng chặt chẽ. Nếu r càng xa 1 thì tương quan càng lỏng.


3.3.2.3. Đối tượng khảo sát

Với mục đích thăm dò đánh giá mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các giải pháp được đề xuất trên đây, chúng tôi khảo sát với 200 CBQL, giảng viên của một số trường ĐHSP và trường ĐH có khoa /ngành SP. Cụ thể ở bảng 3.2:

Bảng 3.2. Tổng hợp các đối tượng khảo sát


TT

Đối tượng

Số lượng

1

Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường ĐHSP và trường ĐH

có khoa /ngành SP

10


2

Trưởng, Phó khoa/ ngành SP; Trưởng, Phó các bộ môn chuyên

ngành, trợ lí đào tạo các khoa của các trường ĐHSP và trường ĐH có khoa /ngành SP


42

3

Trưởng, Phó phòng chức năng của các trường ĐHSP và trường

ĐH có khoa /ngành SP

12

4

Giám đốc; Phó giám đốc TTKT; Trung tâm ĐBCL của các

trường ĐHSP và trường ĐH có khoa /ngành SP

16

5

GV sư phạm, cán bộ hướng dẫn thực hành thí nghiệm của các

trường ĐHSP và trường ĐH có khoa /ngành SP

120

200

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực - 20

3.3.3. Kết quả khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đã đề xuất

3.3.3.1. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết

Bảng 3.3. Kết quả đánh giá của CBQL, giảng viên về tính cấp thiết

của các giải pháp đã đề xuất



TT


Các giải pháp

Mức độ cấp thiết của các giải pháp (Tỷ lệ

%)

Rất cấp

thiết

Cấp

Thiết

Không

cấp thiết

X tbc

Thứ bậc


1

Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, giảng viên ĐHSP về QL hoạt động đánh giá

KQHT của SV theo TCNL


74.29


24.29


1.43


2.73


5


2

Xây dựng kế hoạch đánh giá KQHT của SV theo TCNL phù hợp với hoạt động đào tạo

của từng trường ĐHSP


80.95


18.1


0.95


2.80


3



3

Xây dựng quy trình QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh

viên ĐHSP theo TCNL


79.52


19.52


0.95


2.79


4


4

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao NL đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL cho

đội ngũ CBQL, giảng viên


82.38


17.62


0.00


2.82


2


5

Xây dựng khung năng lực làm

căn cứ để đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL


85.24


14.76


0.00


2.85


1


6

Thiết lập các điều kiện đảm bảo cho QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP

theo TCNL


75.24


22.86


1.90


2.73


5


Qua số liệu từ bảng 3.3. cho thấy các giải pháp được luận án đề xuất đều được đánh giá là cấp thiết, điểm trung bình về độ cấp thiết của các giải pháp tương đối cao (từ 2.73 đến 2.85). Trong đó giải pháp “Xây dựng khung năng lực để đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL” được đánh giá là “rất cấp thiết” chiếm tỷ lệ cao (85.24%) và xếp thứ bậc đánh giá là 1). Giải pháp “Thiết lập các điều kiện đảm bảo cho QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL ” tuy có tỷ lệ đánh giá ở mức cấp thiết thấp nhất (thứ bậc 5) nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao (75.24%); Giải pháp “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao NL đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL cho đội ngũ CBQL, giảng viên” các ý kiến đánh giá ở mức “rất cấp thiết” chiếm tỷ lệ cao (82.38%), xếp thứ bậc 2; Đối với giải pháp “Xây dựng kế hoạch đánh giá KQHT của SV theo TCNL phù hợp với hoạt động đào tạo của từng trường ĐHSP "cũng là giải pháp được đánh giá cao ở mức “rất cấp thiết” chiếm tỉ lệ 80.95% (thứ bậc 3).

Chúng tôi nhận thấy, sự đánh giá này chứng tỏ các giải pháp được đề xuất là cấp thiết trong ĐG và QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL.

Tính tương quan của các giải pháp được tính theo công thức Spearman rho cho hệ số tương quan r = 0.54 chứng minh rằng các giải pháp đề xuất của luận án có tính tương quan thuận về tính cấp thiết.


3.3.3.2. Kết quả khảo sát về tính khả thi

Bảng 3.4. Kết quả đánh giá của CBQL, giảng viên về tính khả thi

của các giải pháp đã đề xuất



TT


Các giải pháp

Mức độ khả thi của các giải pháp

(Tỷ lệ %)

Rất

khả thi

Khả

thi

Không

khả thi

X tbc

Thứ

bậc


1

Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, giảng viên ĐHSP về QL hoạt động đánh giá

KQHT của SV theo TCNL


74.29


23.33


2.38


2.72


5


2

Xây dựng kế hoạch đánh giá KQHT của SV theo TCNL phù hợp với hoạt động đào tạo của

từng trường ĐHSP


77.14


20.48


2.38


2.75


4


3

Xây dựng quy trình QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh

viên ĐHSP theo TCNL


79.05


19.05


1.90


2.77


3


4

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao NL đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL cho đội

ngũ CBQL, giảng viên


79.05


19.52


1.43


2.78


2


5

Xây dựng khung năng lực làm

căn cứ để đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL


81.90


18.10


0.00


2.82


1


6

Thiết lập các điều kiện đảm bảo cho QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP

theo TCNL


73.81


23.81


2.38


2.71


6

- Giải pháp được ĐG cao nhất ở mức “rất khả thi” là: “Xây dựng khung năng lực để đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL”, chiếm tỉ lệ 81.90% (thứ bậc 1); Giải pháp: “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao NL đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL cho đội ngũ CBQL, giảng viên” và giải pháp “Xây dựng quy trình QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL” có tỉ lệ người đánh giá cao ở mức “rất khả thi”, cùng có tỉ lệ 79.05% và xếp thứ bậc 2 và 3.


- Giải pháp có tỷ lệ ĐG ở mức khả thi thấp nhất có tỉ lệ 73.81% (thứ bậc 6) là giải pháp: “Thiết lập các điều kiện đảm bảo cho QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL”.

So sánh với ĐG về sự cấp thiết, ĐG về tính khả thi của các giải pháp đề xuất có tỉ lệ thấp hơn và có sự khác về tỉ lệ giữa các giải pháp ở mức khả thi. Tuy vậy, sự khác nhau này chỉ có ý nghĩa về mặt thống kê, hơn nữa, theo dữ liệu phân tích, các giải pháp được đề xuất đều được ĐG là có tính khả thi ở mức độ trung bình từ 2.71 đến 2.82, tính tương quan của các giải pháp được tính theo công thức Spearman rho cho hệ số tương quan r = 0.50, vì vậy, các giải pháp là tương đương nhau và có thể triển khai trong thực tiễn ĐG và QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL.

Kết quả khảo sát ở bảng 3.3. và bảng 3.4. cho thấy mối quan hệ giữa sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các giải pháp được ĐG là cấp thiết và có tính khả thi có tỉ lệ ĐG cao là: Xây dựng khung năng lực để đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL; Tổ chức bồi dưỡng nâng cao NL đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL cho đội ngũ CBQL, giảng viên; Xây dựng quy trình QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL; Xây dựng kế hoạch đánh giá KQHT của SV theo TCNL phù hợp với hoạt động đào tạo của từng trường ĐHSP.

Qua kết quả khảo sát tại bảng 3.3. và bảng 3.4. có thể nhận xét rằng các giải pháp đề xuất về ĐG và QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL là có sự cấp thiết và có tính khả thi cao.

3.4. Thử nghiệm sư phạm

3.4.1. Tổ chức thử nghiệm

3.4.1.1. Mục đích thử nghiệm

Mục đích thử nghiệm là nhằm xác định hiệu quả, tính khả thi của một trong các giải pháp đã đề xuất.

3.4.1.2. Giả thuyết thử nghiệm

Có thể nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ CBQL, giảng viên về đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường ĐHSP, nếu áp dụng giải pháp Tổ chức bồi dưỡng nâng cao NL về đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL.


3.4.1.3. Nội dung và cách thức thử nghiệm

i) Nội dung thử nghiệm

Vì điều kiện thời gian, chúng tôi chỉ chọn tổ thử nghiệm giải pháp Tổ chức bồi dưỡng nâng cao NL đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL cho đội ngũ CBQL, giảng viên.

Lý do để chúng tôi chọn giải pháp này thử nghiệm để vì đây là giải pháp được xác định có ý nghĩa then chốt nhất trong các giải pháp đề xuất. Thực hiện tốt giải pháp này là cơ sở để thực hiện tốt các giải pháp khác. Hơn nữa, việc thử nghiệm giải pháp này còn đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu đối với một thử nghiệm.

Chủ thể thực hiện bồi dưỡng nâng cao NL đội ngũ CBQL, giảng viên về đánh giá KQHTcủa sinh viên ĐHSP theo TCNL là các chuyên gia về đo lường, đánh giá trong GDĐH dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng các trường ĐHSP.

ii) Cách thức thử nghiệm

Thử nghiệm được tiến hành hai lần (lần thứ nhất và lần thứ hai), theo hình thức song song, trong đó tương ứng với các nhóm thử nghiệm có các nhóm đối chứng. Nhóm thử nghiệm là nhóm thực hiện việc bồi dưỡng nâng cao NL theo nội dung và quy trình do chúng tôi đề xuất, còn nhóm đối chứng không thực hiện việc bồi dưỡng nâng cao NL theo nội dung và quy trình này.

3.4.1.4. Tiêu chuẩn và thang đánh giá thử nghiệm

Kết quả thử nghiệm được ĐG dựa trên sự phát triển NL của CBQL và GV về đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL. Trong khi đó, NL của đội ngũ này lại được thể hiện rõ nhất ở kiến thức và kỹ năng triển khai các hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL. Vì thế, kết quả thử nghiệm được ĐG dựa trên hai tiêu chí này.

i) Đánh giá kiến thức của CBQL và GV về đánh giá KQHT của sinh viên

ĐHSP theo TCNL

Đánh giá mức độ nắm vững kiến thức về các nội dung được bồi dưỡng của khách thể thử nghiệm thông qua việc trả lời các câu hỏi trong Phiếu đánh giá kiến thức (Phụ lục 11), gồm: khái niệm về đánh giá theo TCNL; hình thức, quy trình đánh giá; nội dung và thành tố của QL hoạt động dánh giá; nội dung các kỹ năng đánh giá; các bước thiết kế rubric phiếu khảo sát. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. Kết quả đánh giá được xếp thành 4 loại như sau:

a. Loại tốt: Trả lời đúng từ 9 - 10 câu.

b. Loại khá: Trả lời đúng từ 7 - 8 câu.

Xem tất cả 236 trang.

Ngày đăng: 28/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí