Đánh Giá Về Công Tác Thực Hiện Chính Sách, Pháp Luật Về Tín Ngưỡng, Tôn Giáo

cụ quản lý tác động nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho việc thực thi chính sách.

Đồng thời, trong quá trình thực hiện chính sách nếu gặp khó khăn do môi trường thực tế thay đổi, chính sách tôn giáo xuất hiện những bất cập, hạn chế, không còn phù hợp với thực tiễn thì cán bộ trực tiếp làm công tác tôn giáo cần phải chủ động tham mưu, đề xuất với các cơ quan ban hành chính sách tôn giáo điều chỉnh chính sách và áp dụng các giải pháp, biện pháp thực hiện chính sách tôn giáo phù hợp với điều kiện thực tế phát triển của đất nước, nhưng không làm thay đổi mục tiêu chung.

2.2. Đánh giá về công tác thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

2.2.1. Những kết quả đạt được

Xác định tôn giáo và công tác tôn giáo là vấn đề có tầm quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, do đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo với tinh thần tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho các tín đồ thực hành tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật. Nhờ vậy, công tác thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo ở tỉnh Cao Bằng trong những năm vừa qua đạt được những kết quả đáng ghi nhận:

Thứ nhất, công tác tuyên truyền, phổ chiến chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

Thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo và Nghị định 92/2012/NĐ- CP, Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức được các lớp bồi dưỡng kiến thức về tôn giáo, cụ thể: Năm 2015 tổ chức 02 hội nghị với 260 người là cán bộ công chức, viên chức; tuyên truyền cho 123 chức sắc, chức việc đạo Tin lành; năm 2016 có 121 lượt chức sắc, chức việc đạo Tin lành; 1.394 lượt cán bộ chủ chốt cấp cơ sở và người có uy tín trong đồng bào dân tộc được tập huấn; năm 2017

có 490 cán bộ công chức cấp huyện, cấp xã được tham gia; 10 lượt chức sắc, chức việc của 03 tôn giáo trên địa bàn tỉnh tham gia hội nghị tuyên truyền, phổ biến kiến thức tại khu du lịch nghỉ dưỡng Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.

Nhằm kịp thời phổ biến các quan điểm, chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, trong đó trọng tâm là Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ Hướng dẫn chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo, Ban Tôn giáo đã tham mưu lãnh đạo Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Luật tín ngưỡng, tôn giáo cho các chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo và cán bộ, công chức làm tôn giáo cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức được 02 hội nghị cho 346 người là cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; 01 hội nghị dành cho 164 người là nhân sự các điểm nhóm; đối với UBND các huyện, thành phố đã tổ chức tuyên truyền cho hơn 375 lượt người tham gia. Riêng năm 2018, cấp tỉnh thực hiện tuyên truyền, triển khai được cho 1.178 lượt người, trong đó, số chức sắc, chức việc là 234 người, cán bộ công chức các cấp là 944 người tham gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Phối hợp với các ban, ngành, trung ương và địa phương mở 05 lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về tôn giáo. Triển khai luật tín ngưỡng, tôn giáo cho 335 cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo trong tỉnh; tuyên truyền cho 263 công chức trẻ cấp xã thông qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ khác. UBND các huyện mở được 03 lớp bồi dưỡng cho hơn 200 cán bộ; cấp xã triển khai lồng ghép với các hội nghị tuyên truyền, phổ biến đến các xóm, tổ dân phố trên toàn tỉnh được 123 cuộc và trên 500 lượt người.

Công tác tuyên truyền Luật tín ngưỡng, tôn giáo cho chức sắc, chức việc, tín đồ: Tổ chức được 05 hội nghị gặp mặt và tuyên truyền phổ biến pháp luật cho 112 trưởng, phó các điểm nhóm Tin lành tại các huyện có đạo Tin

Thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay - 7

lành; cử 21 chức sắc, chức việc các tôn giáo dự hội nghị tuyên truyền bồi dưỡng kiến thức An ninh quốc phòng do Trung ương tổ chức.

Thứ hai, công tác giải quyết các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của tổ chức, chức sắc, tín đồ tôn giáo

Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ đã chủ động phối hợp với các cấp, các ngành tham mưu UBND tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời những nhu cầu hợp lý, chính đáng của tổ chức tôn giáo. Trong những năm qua, đã tham mưu:

Trước năm 2015, UBND tỉnh đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Giáo xứ Hưng Long và Giáo xứ Bó Tờ huyện Phục Hòa; chấp thuận cho xây mới nhà thờ Hưng Long, nhà thờ Bó Tờ, các công trình phụ trợ của nhà thờ Thanh Sơn, Hưng Long, Bó Tờ; chấp thuận cho 6 tu sỹ đi học Đại chủng viện; chấp thuận thụ phong 2 Linh mục; Chấp thuận việc thuyên chuyển Linh mục, tu sỹ giữa các giáo xứ trong tỉnh và từ tỉnh khác đến hoạt động tại Cao Bằng; tạo điều kiện, đảm bảo về công tác an ninh trật tự trong khu vực nhân dịp tổ chức các ngày lễ trọng của các tổ chức tôn giáo.

Trong năm 2015, Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh chấp thuận thành lập 01 Giáo họ trực thuộc Giáo xứ (Giáo họ thánh Giuse Thợ trực thuộc Giáo xứ Thanh Sơn);

Năm 2016, thực hiện việc thí điểm thành lập tổ chức tôn giáo cơ sở trực thuộc Tổng hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) trên cơ sở hướng dẫn về nghiệp vụ của Trung ương, UBND tỉnh đã có văn bản chấp thuận việc thí điểm thành lập Chi hội Tin lành Cao Lù, thuộc xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình với 06 điểm nhóm thành lập 01 Chi hội, tuy nhiên sau đó Tổng hội thánh đã chỉ đạo các điểm nhóm không thành lập Chi hội với 06 điểm nhóm để thành lập 01 Chi hội. Đến tháng 3/2019, Tổng hội thánh tiếp tục có đơn đề nghị xin thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo trên cơ sở điểm nhóm Cao Lù thành lập 01 Chi hội Tin lành trực thuộc.

Về phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử: Trong năm 2015, UBND tỉnh chấp thuận cho Tổng hội Thánh Tin lành Việt Nam (Miền Bắc) bổ nhiệm chức vụ: Phụ trách linh vụ tỉnh Cao Bằng; trong năm 2017 chấp thuận cho Ban Trị sự Phật giáo tỉnh bổ nhiệm 01 sư trụ trì Chùa; suy cử 28 thành viên Ban Trị sự Phật giáo tỉnh.

Về thuyên chuyển chức sắc, nhà tu hành tôn giáo: Từ năm 2015 đến nay, Công giáo thuyên chuyển đến địa bàn tỉnh 09 trường hợp và thuyên chuyển ra ngoài địa bàn tỉnh 04 trường hợp.

Về đào tạo, bồi dưỡng: UBND tỉnh chấp thuận cho Tổng hội mở lớp bồi dưỡng cho những người chuyên hoạt động tôn giáo với 06 kỳ học, với 62 học viên tham gia; Sở Nội vụ chấp thuận 09 lớp bồi dưỡng, bồi linh của đạo Tin lành.

Bên cạnh đó, hướng dẫn UBND cấp xã cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho điểm, nhóm tôn giáo. Qua đó, xây dựng, củng cố, niềm tin của chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo trên địa bàn tỉnh đối với chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta.

Thông qua công tác giải quyết các nhu cầu tôn giáo, công tác tranh thủ, vận động chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả. Thường xuyên tham hỏi, động viên chức sắc, chức việc có uy tín vào các dịp lễ trọng, góp phần tích cực trong việc tăng cường tình cảm, gắn kết giữa các tổ chức tôn giáo với chính quyền.

Bên cạnh đó, tổ chức các cuộc làm việc với Tòa Giám mục Lạng Sơn – Cao Bằng, Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Ban Đại diện Tin lành Việt Nam (miền Bắc) tỉnh để trao đổi nắm bắt tình hình hoạt động tôn giáo, phối hợp giải quyết những vướng mắc, tồn tại và hướng dẫn chức sắc, tín đồ chấp hành tốt quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động đạo. Vì vậy, đã kịp thời động viên chức sắc, chức việc, người có uy tín trong các tôn

giáo gương mẫu chấp hành và vận động tín đồ chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần đấu tranh chống lại các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để chia rẽ nội bộ tôn giáo, chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Thứ ba, công tác về nhà, đất liên quan đến tôn giáo; xây dựng, nâng cấp sửa chữa cơ sở thờ tự; giải quyết việc khiếu kiện, khiếu nại liên quan đến tôn giáo:

Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà, đất liên quan đến tôn giáo được Tỉnh chú trọng, thường xuyên chỉ đạo các ngành chức năng và các địa phương liên quan rà soát tình hình quản lý sử dụng nhà, đất của các cơ sở tôn giáo cũng như việc quản lý, bố trí, sử dụng các cơ sở nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo của các cơ quan nhà nước được giao sử dụng, kịp thời chấn chỉnh những sai sót, không để xảy ra tranh chấp, khiếu nại, kiến nghị kéo dài hình thành điểm nóng. Công tác quản lý nhà, đất liên quan đến tôn giáo được các địa phương quan tâm thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, từng bước đảm bảo nhu cầu về nhà, đất và nơi sinh hoạt tôn giáo cho chức sắc, tín đồ các tổ chức tôn giáo.

Thực hiện Luật Đất đai 2013 và các quy định có liên quan, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định, chỉ đạo, hướng dẫn về công tác quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng, trong đó có quy định hạn mức đất xây dựng các công trình tôn giáo. UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Nội vụ phối hợp với các ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố rà soát, thống kê tổng thể về tình hình quản lý, sử dụng nhà, đất có liên quan đến tôn giáo tại địa phương; những khó khăn vướng mắc về nhà, đất liên quan đến tôn giáo; tình trạng kiến nghị, đòi lại cơ sở, tài sản có nguồn gốc tôn giáo tại địa phương, để từ đó có hướng giải quyết kịp thời và đúng theo quy định của pháp luật.

Kết quả đến nay cơ bản các cơ sở tôn giáo hoạt động hợp pháp đã được giao đất, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất đúng theo quy định của pháp luật;

đa số các cơ sở tôn giáo đã chấp hành tốt việc sử dụng đất, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự đúng quy định. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số cơ sở tôn giáo chưa chấp hành tốt việc quản lý, sử dụng đất và xây dựng cơ sở thờ tự khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.

Đến thời điểm hiện nay, Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Cao Bằng đã xây dựng mới 03 ngôi chùa (Trúc lâm Tà Lùng, huyện Phục Hòa và Phật tích Trúc lâm Bản Giốc, huyện Trùng Khánh; chùa Thiên Phúc tại thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Uyên), góp phần thuận lợi cho tín đồ tôn giáo có điều kiện sinh hoạt, có nơi thờ tự, địa phương có thêm lợi thế tiếp tục thu hút và phát triển du lịch văn hóa tâm linh, đồng thời đánh dấu chủ quyền trên dải biên giới bằng một cột mốc tâm linh, tạo niềm tin vững chắc trong nhân dân các dân tộc trên địa bàn; đối với việc sửa chữa có 01 chùa (Đống Lân), huyện Hòa An; trùng tu, tôn tạo chùa Phố Cũ; đối với việc chuyển nhượng hiến tặng đất đai liên quan đến tôn giáo, hiện nay có 01 hộ giáo dân Công giáo đang có đơn đề nghị được trả lại đất đang được cá nhân canh tác có nguồn gốc liên quan đến tôn giáo, chính quyền địa phương đang quá trình xem xét, giải quyết theo luật định.

Trong năm 2016, các hộ giáo dân theo Công giáo ở thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Uyên có đơn xin trả lại đất cho Giáo hội và có nguyện vọng được khôi phục xây dựng nhà thờ trên nền đất cũ, cơ quan chuyên môn đang trong quá trình xin ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền đề xuất các hướng giải quyết đất liên quan đến tôn giáo theo tinh thần Chỉ thị số 1940/2005/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính Phủ về nhà, đất liên quan đến tôn giáo.

Các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của tổ chức tôn giáo được giải quyết kịp thời đã tạo được sự phấn khởi, sự tin tưởng của chức sắc, tín đồ đối với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo; chấm dứt tình trạng đơn thư vượt cấp liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo kéo dài. Số lượng

các vụ việc liên quan đến tôn giáo ở địa phương trong 05 năm qua có 23 đơn (trong đó có 02 đơn khiếu nại, 21 đơn kiến nghị, đề nghị, tường trình).

Kết quả xử lý đơn: Đối với đơn khiếu nại: Trả lời, hướng dẫn công dân liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết: 02 đơn khiếu nại; Đối với các đơn thư khác: Trả lời và hướng dẫn công dân liên hệ với cơ quan có thẩm quyền: 02 đơn; chuyển đơn và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết: 06 đơn; phối hợp chính quyền các cấp đối thoại trực tiếp để làm rò những ý kiến đề nghị: 13 đơn.

Thứ tư, Công tác kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo:

Công tác tổ chức, bộ máy: Đối với cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo là Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ, theo đề án tổng số biên chế được giao 10 người, với 02 phòng chuyên môn. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, do công tác điều động, luân chuyển, nghỉ chế độ, thay đổi vị trí công tác nên chỉ còn 06 biến chế nhưng với tinh thần đoàn kết, phát huy tốt trí tuệ tập thể đã có tác động tích cực, hiệu quả trong công tác tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn. Đối với cấp huyện: Bố trí 01 công chức phòng Nội vụ phụ trách công tác tín ngưỡng, tôn giáo. Đối với cấp xã: Trên cơ sở hướng dẫn của cấp huyện, UBND xã phân công 01 Phó Chủ tịch và 01 cán bộ không chuyên trách thực hiện công tác QLNN về dân tộc, tôn giáo.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức luôn được chú trọng. Tiếp tục triển khai thực hiện đề án đào tạo trong năm 2020; xây dựng tập tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng, kiến thức về công tác tôn giáo; cử cán bộ, công chức tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do Trung ương tổ chức.

Thứ năm, Công tác phối hợp với các ngành, đoàn thể quần chúng về công tác tôn giáo:

Công tác phối hợp với các ngành, đoàn thể quần chúng về công tác tôn giáo luôn được triển khai đồng bộ, hiệu quả trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan. Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ là cơ quan tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh về quản lý tín ngưỡng và tôn giáo. Với chức năng được tham mưu, Ban Tôn giáo luôn chủ động trao đổi thông tin với các ngành, đoàn thể quẩn chúng để thống nhất triển khai thực hiện các văn bản của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về công tác tôn giáo.

Thực hiện chương trình công tác của Ban Tôn giáo Chính phủ trong công tác phối hợp trong hoạt động chuyên môn nhằm tăng cường và phối hợp hiệu quả, thường xuyên có sự trao đổi thống nhất giữa cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo với các ban, ngành, đoàn thể liên quan trong việc quản lý và hướng dẫn các tổ chức tôn giáo hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, trong thời gian qua Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ đã ký kết được chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân Việt Nam (giai đoạn 2012 - 2016) về việc vận động nông dân các tôn giáo thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước"; chương trình phối hợp giữa Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh về vận động phụ nữ các tôn giáo thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước (giai đoạn 2013-2017 và giai đoạn 2017-2022); chương trình phối hợp với Tỉnh đoàn Thanh niên Cao Bằng về đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách tôn giáo của Nhà nước và tăng cường công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên tín đồ tôn giáo (giai đoạn 2013 - 2017), nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường phối kết hợp với các ngành liên quan thực hiện tốt công tác tranh thủ chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong vùng đồng bảo theo đạo, đây là lực lượng rất quan trọng, là nòng cốt trong việc nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của đồng bào theo đạo. Qua đó, kịp thời ngăn chặn các hoạt

Xem tất cả 84 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí