Hình 2.3. Biểu đồ ý kiến đánh giá về nội dung phát triển năng lực dạy học
60
50
40
30
20
Giảng viên Sinh viên
Tỉ lệ chung
10
0
Rất phù hợp
Phù hợp
Tương đối phù hợp Không phù hợp
2.4.2.3. Thực trạng các con đường trải nghiệm để phát triển năng lực dạy học
Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của các con đường trải nghiệm đến sự phát triển năng lực dạy học của sinh viên, chúng tôi đã thu được như bảng sau (Bảng 2.11):
Bảng 2.11. Các con đường trải nghiệm ảnh hưởng đến phát triển năng lực dạy học của sinh viên
Các con đường | Đối tượng | Mức độ ảnh hưởng (%) | |||||
Ảnh hưởng rất nhiều | Ảnh hưởng nhiều | Ảnh hưởng trung bình | Ít ảnh hưởng | Không ảnh hưởng | |||
1 | Thông qua hoạt động dạy học | Sinh viên | 5,6 | 28,2 | 52,6 | 12,2 | 1,4 |
Giảng viên | 0,0 | 22,8 | 66,7 | 10,5 | 0,0 | ||
Giáo viên | 0,0 | 14,5 | 52,7 | 32,7 | 0,0 | ||
Trung bình | 1,87 | 21,8 | 57,3 | 18,5 | 0.5 | ||
2 | Thông qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm | Sinh viên | 12,9 | 56,1 | 29,3 | 1,7 | 0 |
Giảng viên | 21,1 | 73,7 | 5,2 | 0 | 0 | ||
Giáo viên | 5,5 | 63,6 | 30,9 | 0 | 0 | ||
Trung bình | 13,2 | 64,5 | 21,8 | 0,6 | 0 | ||
3 | Thông qua các hoạt động thực tế, kiến tập, thực tập sư phạm | Sinh viên | 32,6 | 40,8 | 26,0 | 0 | 0 |
Giảng viên | 36,8 | 54,4 | 8,8 | 0 | 0 | ||
Giáo viên | 43,6 | 54,5 | 1,8 | 0 | 0 | ||
Trung bình | 37,7 | 49,9 | 12,2 | 0 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Vật Chất Và Thiết Bị Dạy Học Đhsp Nghệ Thuật
- Đánh Giá Năng Lực Thực Hiện Các Biện Pháp Và Kĩ Thuật Dạy Học Cụ Thể Trong Dạy Học Nghệ Thuật
- Tổng Hợp Chung Về Năng Lực Dạy Học Của Sinh Viên Đhsp Nghệ Thuật
- Nguyên Tắc Xác Định Biện Pháp Phát Triển Năng Lực Dạy Học Cho Sinh Viên Đhsp Nghệ Thuật
- Yêu Cầu Kiến Thức Và Kĩ Năng Của Các Năng Lực Dạy Học Nghệ Thuật
- Xây Dựng Quy Trình Thực Hiện Giờ Học Để Phát Triển Năng Lực Dạy Học Cho Sinh Viên
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
Số liệu khảo sát cho thấy, sinh viên, giảng viên và giáo viên phổ thông đã đánh giá tương đối đúng đắn về ảnh hưởng của các con đường trải nghiệm đến sự phát triển năng lực dạy học của sinh viên.
Trong đó, các ý kiến tập trung nhấn mạnh đến ảnh hưởng của con đường Thông qua hoạt động thực tế, kiến tập, thực tập sư phạm: 37,7% ý kiến cho rằng hoạt động thực tế, kiến tập, thực tập sư phạm ảnh hưởng rất nhiều, 49,9% ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển năng lực dạy học của sinh viên.
Về con đường Thông qua hoạt động dạy học: các ý kiến còn dàn trải. Giảng viên và giáo viên nhìn nhận thực tế hơn, một số ít sinh viên còn tập trung vào con đường dạy học ở trường sư phạm. Cá biệt có 5,6% sinh viên cho rằng đây là con đường ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển năng lực dạy học ở họ. Với đánh giá như vậy sẽ chi phối và ảnh hưởng đến quá trình và hiệu quả phát triển năng lực dạy học của sinh viên.
2.4.2.4. Thực trạng quy trình thực hiện giờ học để phát triển năng lực dạy học
Qua quan sát, dự giờ, nghiên cứu giáo án của các giảng viên chúng tôi thấy các giảng viên tiến hành dạy học theo 3 giai đoạn: Chuẩn bị dạy học, Tiến hành dạy học, Kết thúc dạy học. Mỗi giai đoạn thực hiện các công việc (hoạt động) nhất định.
Năng lực dạy học được hình thành và phát triển qua các giai đoạn của quá trình rèn luyện kĩ năng, thông qua quy trình như sau: (1) Hướng dẫn ban đầu; ( 2) Hướng dẫn thường xuyên; (3) Hướng dẫn kết thúc.
Đánh giá chung về mức độ phù hợp của quy trình phát triển năng lực dạy học tại các trường đào tạo ĐHSP Nghệ thuật hiện nay, có 12,5% ý kiến cho rằng quy trình không phù hợp với thực tiễn và 64,2% khẳng định quy trình chỉ là tương đối phù hợp (bảng 2.12). Thật vậy, chỉ trong thời gian ngắn, với quá nhiều mục tiêu, thực hành năng lực dạy học không thể tập trung vào năng lực thực hiện của giáo viên nghệ thuật. Mặt khác, quy trình phát triển năng lực dạy học có tính độc lập tương đối, trong khi thực tiễn, các công việc này có thể thực hiện xen ghép với nhau.
Bảng 2.12. Đánh giá quy trình thực hiện giờ học để phát triển năng lực dạy học
Mức độ | Giảng viên (%) | Sinh viên (%) | Tỷ lệ chung (%) | |
1 | Rất phù hợp | 0 | 0 | 0 |
2 | Phù hợp | 26,3 | 22,6 | 23,3 |
3 | Tương đối phù hợp | 66,7 | 63,8 | 64,2 |
4 | Không phù hợp | 7,0 | 13,6 | 12,5 |
Khảo sát giảng viên và sinh viên về mức độ sử dụng từng công việc trong các bước tiến hành giờ dạy của giảng viên để phát triển năng lực dạy học cho sinh viên, kết quả kháo sát được thể hiện ở bảng 2.13:
Bảng 2.13. Mức độ sử dụng bước tiến hành giờ học để phát triển năng lực dạy học
Mức độ sử dụng các bước trong tiến hành dạy học | ||||||||
Rất thường xuyên | Thường xuyên | Không thường xuyên | Không sử dụng | |||||
GV | SV | GV | SV | GV | SV | GV | SV | |
1. Hướng dẫn ban đầu | ||||||||
1.1. Nêu mục tiêu bài học | 3,5 | 3,8 | 49,1 | 46,7 | 42,1 | 43,6 | 5,3 | 5,9 |
1.2. Kiểm tra điều kiện và kiến thức liên quan bài học | 1,8 | 1,4 | 47,4 | 49,1 | 43,9 | 41,5 | 7,0 | 8,0 |
1.3. Xác định kiến thức, kĩ năng, phẩm chất và thái độ | 3,5 | 2,8 | 40,4 | 43,6 | 49,1 | 44,9 | 7,0 | 8,7 |
1.4. Xác định nhiệm vụ và nội dung bài tập thực hành | 8,8 | 8,0 | 54,4 | 50,9 | 36,8 | 39,0 | 0,0 | 2,1 |
1.5. Nêu khái quát trình tự các bước, các thao động tác | 5,3 | 4,5 | 50,9 | 54,7 | 43,9 | 40,8 | 0,0 | 0,0 |
1.6. Biểu diễn và phân tích hành động mẫu | 1,8 | 3,1 | 68,4 | 70,0 | 29,8 | 26,1 | 0,0 | 0,7 |
1.7. Hướng dẫn phiếu, thiết bị, dụng cụ, nhóm luyện tập | 0,0 | 0,0 | 38,6 | 36,9 | 49,1 | 47,4 | 12,3 | 15,7 |
2.Hướng dẫn thường xuyên | ||||||||
2.1. Giảng viên nêu nội dung bài tập thực hành | 8,8 | 7,3 | 59,6 | 55,4 | 31,6 | 37,3 | 0,0 | 0,0 |
2.2. Sinh viên nghiên cứu bài tập, tìm hướng giải quyết | 7,0 | 5,9 | 57,9 | 51,9 | 33,3 | 38,0 | 1,8 | 4,2 |
2.3. Sinh viên và nhóm học tập thực hiện luyện tập | 14,0 | 12,5 | 63,2 | 66,9 | 22,8 | 20,6 | 0,0 | 0,0 |
2.4. Sinh viên tự đánh giá, nhóm đánh giá, giảng viên theo dõi, uốn nắn, kiểm tra | 0,0 | 0,7 | 49,1 | 46,7 | 36,8 | 40,1 | 14,0 | 12,5 |
3. Hướng dẫn kết thúc | ||||||||
3.1. Củng cố kiến thức | 0,0 | 1,0 | 47,4 | 48,4 | 36,8 | 32,4 | 15,8 | 18,1 |
3.2. Củng cố kỹ năng | 3,5 | 2,1 | 42,1 | 37,6 | 42,1 | 46,3 | 12,3 | 13,9 |
3.3. Lưu ý ưu điểm, hạn chế sinh viên thường gặp | 0,0 | 1,7 | 33,3 | 30,0 | 47,4 | 52,3 | 19,3 | 16,0 |
Tỉ lệ trung bình: | 4,1 | 3,9 | 50,1 | 49,2 | 39,0 | 39,3 | 6,8 | 7,6 |
Trung bình chung | 4,0 | 49,7 | 39,1 | 7,2 |
Kết quả khảo sát cho thấy, quy trình thực hiện giờ học để phát triển năng lực dạy học cho sinh viên được giảng viên thực hiện thông qua giáo án và nội dung bài giảng để sinh viên tiếp thu kiến thức, luyện tập kĩ năng, hình thành kĩ xảo, tay nghề, phẩm chất và thái độ nghề nghiệp. Giảng viên đã tính tới những biện pháp phát huy tính tích cực, độc lập của sinh viên trong quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng nắm tri thức của sinh viên. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy, trung bình mức độ sử dụng các bước trong tiến hành dạy học có đến 39,1% không thường xuyên 7,2%
không sử dụng và 49,7% thường xuyên, giảng viên chưa chú trọng nhiều đến rèn luyện để phát triển năng lực dạy học cho sinh viên. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, các học phần nghiệp vụ với thời lượng thực hành còn ít, biên chế lớp học đông, gây khó khăn cho giảng viên trong quá trình phát triển năng lực dạy học cho sinh viên. Vì vậy, mặc dù đã phản ánh tương đối bài bản và đầy đủ kiến thức, kĩ năng ấn định nhưng trong điều kiện thực tế hiện nay, quy trình này dễ làm cho sinh viên nhận thức và luyện tập thụ động, kém hiệu quả. Từ đó có thể làm cho sinh viên thiếu chủ động, không tích cực trong học tập, khi tốt nghiệp ra trường nhiều sinh viên chưa thật sự có năng lực thực hiện, lúng túng và không bắt nhịp ngay công việc của người giáo viên dạy nghệ thuật ở trường phổ thông.
2.4.2.5. Thực trạng đánh giá kết quả phát triển năng lực dạy học
Đánh giá kết quả phát triển năng lực dạy học có ý nghĩa rất lớn đối với chất lượng đào tạo giáo viên nghệ thuật. Đánh giá kết quả phát triển năng lực dạy học nhằm phân loại chính xác năng lực sư phạm của từng giáo sinh trước khi trở thành nhà giáo thực sự. Đánh giá đúng đắn khoa học còn góp phần tạo nên sự công bằng trong giáo dục đào tạo, tạo động cơ lành mạnh thúc đẩy sinh viên thường xuyên rèn đức, luyện tài để có đủ phẩm chất và năng lực hoàn thành nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Nghiên cứu kết quả năng lực dạy học của sinh viên các trường đào tạo ĐHSP Nghệ thuật cho thấy: Kết quả năng lực dạy học của sinh viên chủ yếu là khá, giỏi (khá 50,2%, giỏi 32,1%), trung bình (17,8%) - bảng 2.14.
Bảng 2.14. Kết quả phát triển năng lực dạy học
Kết quả phát triển năng lực dạy học | Sinh viên trường (%) | Tỷ lệ chung (%) | |||
Đại học VH, TT, DL Thanh Hóa | ĐHSP Hà Nội | ĐHSP Nghệ thuật TW | |||
1 | Giỏi | 40,2 | 52,6 | 57,1 | 50,2 |
2 | Khá | 33,7 | 33,0 | 29,6 | 32,1 |
3 | Trung bình | 26,1 | 14,4 | 13,3 | 17,8 |
4 | Yếu, kém | 0 | 0 | 0 | 0 |
Hình 2.4. Biểu đồ tổng hợp kết quả phát triển năng lực dạy học
60
50
40
30
20
10
0
Giỏi Khá
Trung bình
Yếu, kém
Đại học VH, TT, DL Thanh Hóa
ĐHSP Hà Nội
ĐHSP NT TW
Tỷ lệ chung
Theo đánh giá của nhiều giảng viên hướng dẫn thực hành năng lực dạy học, việc đánh giá kết quả thực hành nghiệp vụ sư phạm nói chung, thực hành năng lực dạy học nói riêng hiện nay không phản ánh đúng thực tế chất lượng rèn luyện, thường cao hơn so với thực tế (bảng 2.15): 16,9% ý kiến cho rằng việc đánh giá là không phù hợp; 60,8% khẳng định việc đánh giá chỉ ở mức tương đối phù hợp. Tuy nhiên, một số (chủ yếu là giảng viên hướng dẫn - chiếm 26,3%) cho rằng việc đánh giá phản ánh đúng chất lượng rèn luyện. Không có ý kiến nào cho rằng việc đánh giá kết quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, phát triển năng lực dạy học thấp hơn thực tế.
Bảng 2.15. Tổng hợp ý kiến đánh giá kết quả phát triển năng lực dạy học
Mức độ | Giảng viên (%) | Sinh viên (%) | Tỷ lệ chung (%) | |
1 | Rất phù hợp | 0 | 0 | 0 |
2 | Phù hợp | 26,3 | 21,6 | 22,4 |
3 | Tương đối phù hợp | 64,9 | 60,0 | 60,8 |
4 | Không phù hợp | 8,8 | 18,5 | 16,9 |
Hình 2.5. Biểu đồ tổng hợp ý kiến đánh giá kết quả phát triển năng lực dạy học
70
60
50
40
30
Giảng viên Sinh viên
Tỉ lệ chung
20
10
0
Rất phù hợp
Phù hợp
Tương đối phù hợp Không phù hợp
Theo tác giả, nếu việc đánh giá phản ánh đúng chất lượng rèn luyện năng lực dạy học (thỏa mãn mục tiêu thực hành nghiệp vụ sư phạm đặt ra) có nghĩa là mục tiêu thực hành nghiệp vụ sư phạm, mục tiêu phát triển năng lực dạy học hoàn toàn không phù hợp với thực tiễn, không đáp ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục (kết quả chỉ phản ánh chất lượng bên trong quá trình thực hành nghiệp vụ dạy học chứ chưa đáp ứng được chất lượng bên ngoài). Chính kết quả khảo sát về năng lực dạy học của sinh viên sư phạm nghệ thuật là minh chứng cho những đánh giá đó.
2.4.2.6. Thực trạng những khó khăn trong quá trình phát triển năng lực dạy học cho sinh viên ĐHSP Nghệ thuật dựa vào giáo dục trải nghiệm
a. Những khó khăn mà sinh viên gặp phải khi phát triển năng lực dạy học dựa vào giáo dục trải nghiệm
Bảng 2.16. Những khó khăn mà sinh viên gặp phải trong phát triển năng lực dạy học
Các khó khăn | Tỉ lệ (%) | |
1 | Thiếu mục tiêu để vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn nghề nghiệp | 27,9 |
2 | Thiếu động lực để tích cực rèn luyện | 27,2 |
3 | Năng khiếu, khả năng của sinh viên hạn chế | 36,9 |
4 | Thiếu giáo trình, tài liệu, học liệu tham khảo | 16,4 |
5 | Thiếu thời gian | 14,3 |
6 | Giảng viên chưa quan tâm, khuyến khích sinh viên rèn luyện | 16,7 |
7 | Thị phạm mẫu và quy trình rèn luyện chưa phù hợp | 18,1 |
8 | Giảng viên chưa hướng dẫn cụ thể cách học tập, rèn luyện | 19,5 |
9 | Thiếu điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị thuận lợi để rèn luyện | 26,5 |
10 | Thiếu bầu không khí tâm lí tích cực, say mê để khuyến khích sinh viên rèn luyện | 28,2 |
11 | Khó khăn khác | 17,4 |
Về mặt chủ quan, sinh viên thường hay gặp những khó khăn: Năng khiếu, khả năng của sinh viên hạn chế (36,9%) là lựa chọn cao nhất; Thiếu mục tiêu để vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn nghề nghiệp (27,9%), Thiếu động lực để tích cực rèn luyện (27,2%).
Về mặt khách quan, sinh viên thường gặp những khó khăn: Thiếu điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị thuận lợi để rèn luyện (26,5%), Thiếu bầu không khí tâm lí tích cực, say mê để khuyến khích sinh viên rèn luyện (28,2%) - Bảng 2.16.
b. Những khó khăn mà giảng viên gặp phải khi tổ chức rèn luyện phát triển năng lực dạy học cho sinh viên ĐHSP Nghệ thuật dựa vào giáo dục trải nghiệm
Về mặt chủ quan, đa số giảng viên gặp khó khăn như: Kiến thức và kĩ năng về tổ chức đào tạo theo định hướng phát triển năng lực còn hạn chế (42,1%) và Thiếu động lực để tổ chức sinh viên tích cực rèn luyện (33,3%). Về những khó khăn khách quan: Môi trường làm việc hợp tác tích cực, hiệu quả cho sinh viên còn hạn chế
(42,1%). Một khó khăn khác mà giảng viên cũng hay gặp phải khi tổ chức rèn luyện năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm nghệ thuật theo định hướng phát triển năng lực, đó là Năng khiếu, khả năng của sinh viên hạn chế (31,6%) - Bảng 2.17. Trong đào tạo sư phạm nghệ thuật, một trong những đặc thù là năng khiếu của người học cũng đóng vai trò quan trọng, tác động không nhỏ tới chất lượng hoạt động đào tạo.
Bảng 2.17. Những khó khăn mà giảng viên gặp phải khi tổ chức rèn luyện phát triển năng lực dạy học
Các khó khăn | Tỉ lệ (%) | |
1 | Môi trường để sinh viên vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn nghề nghiệp còn hạn chế | 29,8 |
2 | Thiếu động lực để tổ chức sinh viên tích cực rèn luyện | 33,3 |
3 | Năng khiếu, khả năng của sinh viên hạn chế | 31,6 |
4 | Thiếu giáo trình, tài liệu, học liệu tham khảo | 22,8 |
5 | Thiếu thời gian | 19,3 |
6 | Thiếu điều kiện tiếp xúc gần gũi để quan tâm, khuyến khích sinh viên rèn luyện | 28,1 |
7 | Kiến thức và kĩ năng về tổ chức đào tạo theo định hướng phát triển năng lực còn hạn chế | 38,6 |
8 | Môi trường làm việc hợp tác tích cực, hiệu quả cho sinh viên còn hạn chế | 42,1 |
9 | Thiếu điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị thuận lợi để rèn luyện | 24,6 |
10 | Thiếu bầu không khí tâm lí tích cực, say mê để khuyến khích sinh viên rèn luyện | 28,1 |
11 | Khó khăn khác | 17,5 |
2.5. Đánh giá chung về thực trạng
2.5.1. Những mặt mạnh
- Việc tổ chức rèn luyện, phát triển năng lực dạy học tại các trường đào tạo ĐHSP Nghệ thuật đã phần nào hình thành và phát triển năng lực dạy học cho sinh viên, đóng góp quan trọng vào việc cung cấp số lượng đáng kể giáo viên nghệ thuật cho các trường phổ thông những năm qua.
- Quá trình rèn luyện, phát triển năng lực dạy học cho sinh viên ĐHSP Nghệ thuật đã bám sát quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo; diễn ra tương đối liên
tục trong quá trình đào tạo, mỗi giai đoạn đề ra nội dung, yêu cầu cụ thể khác nhau. Một số năng lực dạy học của sinh viên đã được hình thành tương đối thuần thục. Sinh viên sau khi tốt nghiệp phần nào đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn giáo dục.
2.5.2. Những hạn chế
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu, khảo sát thực trạng, kết hợp với đánh giá từ thực tiễn đào tạo ĐHSP Nghệ thuật cho thấy:
Xét tổng thể, nhà trường đã áp dụng các biện pháp cơ bản trong phát triển năng lực dạy học cho sinh viên thông qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên; kiến tập, thực tập sư phạm; dự giờ giáo viên dạy giỏi. Tuy nhiên, quá trình rèn luyện, phát triển năng lực dạy học chưa thể hiện rõ tính liên tục, mục tiêu cụ thể cho mỗi giai đoạn rèn luyện chưa được xác định rõ ràng. Quá trình đào tạo còn khái quát chung chung, chưa đi vào cụ thể, chi tiết, chưa bám sát thực tiễn. Trong quá trình huấn luyện năng lực dạy học cho sinh viên chưa chú ý phân tích cấu trúc năng lực của giáo viên nghệ thuật để sinh viên có tiêu chí rèn luyện, phấn đấu. Phần lớn các năng lực dạy học của sinh viên mới dừng lại ở mức độ làm được nhưng chưa thuần thục, hoặc khi làm được khi không.
- Nội dung các năng lực dạy học chưa được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới, đặc biệt chưa xác định các năng lực dạy học mới, những năng lực nảy sinh do yêu cầu của thời đại như năng lực sử dụng máy vi tính trong dạy học, năng lực sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại…
- Trong quá trình giảng dạy, phần thực hành bị cắt xén để dạy lí thuyết, đặc biệt các bộ môn Tâm lí học, Giáo dục học, thời gian dành cho thực hành khá nhiều nhưng phần lớn giảng viên đều dùng để dạy lí thuyết, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành năng lực dạy học cho sinh viên.
- Trong quá trình rèn luyện, chủ yếu tập trung rèn luyện các năng lực truyền thụ, chưa xem việc rèn luyện năng lực chỉ là một khâu của việc hình thành năng lực nghề nghiệp cho sinh viên. Với nội dung rèn luyện như vậy có thể giúp cho người giáo viên thực hiện được các nhiệm vụ truyền thống lâu nay nhưng chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn giáo dục hiện nay.
- Năng lực thiết kế dạy học còn chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là trong việc soạn giáo án, đề cương bài giảng. Một số sinh viên còn nhầm lẫn giữa mục đích và mục tiêu dạy học; không biết thiết kế hoạt động dạy học để phát huy được tính tích cực của người học. Việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy