Tính Các Chỉ Tiêu Phản Ánh Mức Độ Mở Rộng Tín Dụng Đối Với Dnnqd Tại Vp Bank Giảng Võ.

2006 là 70323 triệu đồng, năm 2007 là 107591 triệu đồng tăng 53 % so với năm 2006, đến năm 2008 giảm xuống 106515 triệu đồng giảm 1% so với năm 2007. Cũng như tình hình chung về cho vay của VP Bank Giảng Võ thì dư nợ năm 2008 đã giảm xuống theo chính sách chung của VP Bank, hoạt động tín dụng đối với DNNQD cũng gặp khó khăn. Về hoạt động thu nợ ngân hàng thực hiện tốt. Đặc biệt là năm 2007 tình hình thu nợ rất khả quan. Năm 2008 do tình kình kinh tế khó khăn nên các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn vì vậy việc thu hồi nợ chậm hơn. Theo dự báo đến năm 2009 tình hình kinh tế vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp và đến hoạt động của ngân hàng. Để hoạt động có hiệu quả thì ngân hàng cần tiếp tục mở rộng cho vay nhưng phải hạn chế tỉ lệ nợ xấu, nợ khó đòi.

2.2. Cơ cấu cho vay DNNQD theo thời hạn

Bảng 2.16: Tình hình cho vay đối với DNNQD theo thời hạn

Đơn vị: Triệu đồng


Chỉ tiêu

2006

2007

2008

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

1. Doanh số cho vay

85957

100

141829

100

156012

100

- Ngắn hạn

46417

54

73751

52

63965

41

- Trung & dài hạn

39540

46

68078

48

92047

59

2. Doanh số thu nợ

15634

100

34238

100

49497

100

- Ngắn hạn

6723

43

10956

32

19799

40

- Trung & dài hạn

9811

57

23282

68

29698

60

3. Tổng dư nợ

70323

100

107591

100

106515

100

- Ngắn hạn

33755

48

40885

38

46867

44

- Trung & dài hạn

36568

52

66706

62

59648

56

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại VP bank Giảng Võ - 7

Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn là 46417 triệu đồng chiếm 54% doanh số cho vay đối với DNNQD, năm 2007 là 73751 triệu đồng chiếm 52%, năm 2008 là 32245 triệu đồng chiếm 41%. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn giảm do cơ cấu đầu tư của các DNNQD hiện nay là đầu tư vào các dự án dài hạn nên nhu cầu vốn ngắn hạn giảm đi. Ngược lại doanh số cho vay dài hạn tăng lên rất nhanh, năm 2006 là 39540 triệu đồng chiếm 46%, năm 2007 là 68078 triệu đồng chiếm 48% doanh số cho vay DNNQD, đến năm 2006 tăng lên rất cao 92047 triệu đồng chiếm 59%. Nguyên nhân chủ yếu là do các DNNQD thay đổi cơ cấu hoạt động kinh doanh, các DNNQD hiện nay không chỉ tập trung vào các ngành thương mại dịch vụ mà còn tập trung vào các ngành trọng điểm của đất nước, những ngành công nghiệp…

Cũng như doanh số cho vay ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn cũng giảm xuống. Năm 2006 là 33755 triệu đồng chiếm 48%, năm 2007 chiếm 38% tổng dư nợ, năm 2008 là 46867 triệu đồng chiếm 44%. Dư nợ dài hạn tăng lên, năm 2006 là 36568 triệu đồng, chiếm 52 % tổng dư nợ, năm 2007 là 66706 triệu đồng chiếm 62%, năm 2006 dư nợ dài hạn giảm xuống là 59648 triệu đồng chiếm 56%. Ngân hàng đã có những bước phát triển tích cực, việc mở rộng đối tượng khách hàng đã thu được những kết quả rất cao. Đặc biệt là công tác thu nợ của ngân hàng rất tốt. Nguyên nhân do ngân hàng đã đưa ra các chính sách vừa đảm bảo mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, đồng thời do những cố gắng của cán bộ A/O luôn kiểm tra theo dõi các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2.3. Tính các chỉ tiêu phản ánh mức độ mở rộng tín dụng đối với DNNQD tại VP Bank Giảng Võ.

Tính các chỉ tiêu về khách hàng:

Số lượng khách hàng vay

Tỷ trọng khách hàng vay =

Tổng số khách hàng vay

Bảng 2.8: Tỷ trọng khách hàng qua các năm


Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Tỷ trọng DNNQD vay vốn

47.3%

52.7%

65.6%


Ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động thu hút khách hàng đặc biệt là các DNNQD. Kết quả đạt được là tỷ trọng DNNQD tăng lên qua các năm. Năm 2006 là 47.3%, năm 2007 là 52.7%, năm 2008 là 65.6%. Số lượng DNNQD là chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay về qui mô, số lượng DNNQD càng nhiều nghĩa là ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn của nhiều khách hàng hơn. Nếu số lượng khách hàng tăng lên thì ngân hàng có được sự mở rộng cho vay về qui mô của ngân hàng. Qui mô càng lớn thì chứng tỏ ngân hàng làm ăn có hiệu quả hơn. Có được kết quả này là do ngân hàng đã có nhiều biện pháp thu hút khách hàng mới và giữ được mối quan hệ tốt với khách hàng cũ. Ngân hàng có những biện pháp thu hút khách hàng mới và giữ quan hệ tốt với khách hàng cũ bằng cách ưu đãi về lãi suất, về thời hạn và phương thức thanh toán….

+ Mức tăng trưởng tuyệt đối về số lượng khách hàng


Giá trị tăng trưởng

tuyệt đối

=

DNNQD năm (n)

-

DNNQD năm (n – 1)

+ Tỷ lệ tăng trưởng tương đối về số lượng khách hàng



Tỷ lệ tăng trưởng tương đối về số lượng DNNQD


=

Mức tăng trưởng tuyệt đối về số DNNQD


Tổng doanh số cho vay đối với DNNQD năm (n-1)


× 100%

Bảng 2.9: Mức độ tăng trưởng tương đối và tuyệt đối về số lượng DNNQD


Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Mức tăng trưởng tuyệt đối

558

1284

Tỉ lệ tăng trưởng tương đối

46.6%

73.1%


Ngân hàng vẫn đảm bảo được mức tăng trưởng về số lượng DNNQD. Đó là do sự điều hành, lãnh đạo của hội đồng quản trị, tổng giám đốc VP Bank nói chung, sự lãnh đạo của ban giám đốc VP Bank Giảng Võ nói riêng nhất là sự cố gắng của toàn thể CBNV. Năm 2007 tăng 558 doanh nghiệp, tăng 46.6% so với năm 2006, năm 2008 tăng 1284 doanh nghiệp, tăng 73.1 % so với năm 2007. Số lượng DNNQD tăng lên hằng năm do chính sách thu hút khách hàng của VP Bank Giảng Võ, mặt khác cũng do khách hàng tin tưởng và đến với ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ mở rộng cho vay nhanh hay chậm về quy mô. Ở đây tốc độ tăng trưởng về số lượng DNNQD > 0: số DNNQD kỳ sau > số DNNQD kỳ trước ngân hàng đã mở rộng việc cho vay đối với các DNNQD.

Tính các chỉ tiêu về doanh số cho vay:

Doanh số cho vay DNNQD

+Tỷ trọng doanh số cho vay =

Tổng doanh số cho vay

Bảng 2.10: Tỷ trọng doanh số cho vay DNNQD


Chi tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Tỉ trọng doanh số

cho vay DNNQD

45.8%

44.4%

45%

Qua ba năm ta thấy tỷ trọng doanh số cho vay DNNQD luôn ổn định. Năm 2006 chiếm 45.8% doanh số cho vay, năm 2007 chiếm 44.4% doanh số cho vay và năm 2008 là 45.0%. Doanh số thể hiện mức độ mở rộng tín dụng của ngân hàng. Thông qua tỉ trọng doanh số người ta sẽ thấy được tình hình kinh doanh của ngân hàng diễn ra như thế nào. Qua bảng trên ta thấy tình hình kinh doanh của ngân hàng luôn ổn định. Mặc dù năm 2008 ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng ngân hàng vẫn duy trì mức tỉ trọng doanh số cho vay cao chứng tỏ ngân hàng có uy tín, được khách hàng coi trọng và hoạt động có hiệu quả.

+ Mức tăng trưởng tuyệt đối về doanh số cho vay:


Giá trị tăng trưởng tuyệt đối


=

Tổng doanh số cho vay đối với DNNQD

năm (n)


-

Tổng doanh số cho vay đối với DNNQD năm

(n– 1)


+ Tỷ lệ tăng trưởng tương đối về doanh số cho vay



Tỷ lệ tăng trưởng tương đối về doanh số cho vay

Mức tăng trưởng tuyệt đối về

doanh số

=

x 100%

Tổng doanh số cho vay đối với

DNNQD năm (n-1)

Bảng 2.11: Mức độ tăng trưởng tương đối và tuyệt đối về doanh số cho vay


Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Mức tăng trưởng tuyệt đối về doanh số cho vay

55872

14183

Tỷ lệ tăng trưởng tương đối về doanh số cho vay

65%

10%


Năm 2007 tăng 55872 triệu đồng, tăng 65% so với năm 2006. Năm

2008 tăng lên là 14183 triệu đồng, tăng 10 % so với năm 2007. Năm 2007 mức tăng trưởng tuyệt đối về doanh số và tỉ lệ tăng trưởng tương đối đạt ở mức cao. Năm 2007 là một năm thành công của VP Bank Giảng Võ. Chính sách mở rộng hoạt động tín dụng cùng với tình hình kinh tế xã hội đã góp phần tạo lên thành công trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Năm 2008 do chính sách thu hẹp cho vay, tập trung vào thu hồi nợ xấu, nợ khó đòi nên tỉ lệ cho vay của ngân hàng giảm xuống đáng kể. Nhưng theo dự báo đến giữa năm 2009 khi tình hình khủng hoảng kinh tế được khắc phục thì tình hình cho vay sẽ được cải thiện.

Tính các chỉ tiêu về dư nợ


+ Tỷ trọng dư nợ cho vay=

Dư nợ đối với DNNQD


Tổng dư nợ

Bảng 2.12: Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNQD


Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Tỷ trọng dư nợ cho

vay DNNQD

47.7%

44.8%

45.7%


Dư nợ cho vay là số tiền mà ngân hàng hiện đang cho vay tính đến một thời điểm cụ thể. Tỉ trọng dư nợ càng lớn chỉ tiêu phản ánh mức độ mở rộng cho vay càng cao.

Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNQD qua các năm là cao, điều này cho thấy DNNQD là đối tượng khách hàng chính của ngân hàng. Năm 2006 là 47.7%, năm 2007 tuy có giảm đôi chút nhưng không đáng kể là 44.8% và năm 2008 tăng lên 45.7%. Dư nợ DNNQD ở mức cao đòi hỏi ngân hàng phải phân tích chất lượng tín dụng của đối tượng DNNQD rất chặt chẽ để tránh được rủi ro cho ngân hàng. Năm 2007 mặc dù doanh số cho vay đối với DNNQD tăng cao nhưng tỉ trọng dư nợ của ngân hàng giảm là do ngân hàng đã hoàn thành tốt hoạt động thu nợ.

+ Mức tăng trưởng tuyệt đối về dư nợ:


Mức tăng trưởng

tuyệt đối về dư nợ

=

Tổng dư nợ đối với

DNNQD năm (n)

-

Tổng dư nợ đối với

DNNQD năm (n– 1)

+ Tỷ lệ tăng trưởng tương đối về dư nợ:


Tỷ lệ tăng trưởng

tương đối về dư nợ


Mức tăng trưởng tuyệt đối về dư nợ


=

Tổng dư nợ đối với DNNQD năm (n-1)

x 100%


Bảng 2.13 : Mức độ tăng trưởng tương đối và tuyệt đối về dư nợ


Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Mức tăng trưởng tuyệt đối về dư nợ

37268

(1076)

Tỷ lệ tăng trưởng tương đối về dư nợ

53 %

(1)%


Mức dư nợ năm 2007 cao hơn năm 2006 do chính sách ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng đối với các DNNQD nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng. Năm 2008 giảm là do chính sách thu hẹp tín dụng của ngân hàng phù hợp với điều kiện kinh tế suy thoái và tình hình hoạt động của VP Bank nói chung. Năm 2008 là một năm khó khăn không chỉ đối với VP Bank Giảng Võ mà đối với các NHTM nói chung. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu cùng với tình hình kinh tế trong nước đã ảnh hưởng đến hoạt động của

các doanh nghiệp trong nước làm cho hoạt động của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Thể hiện năm 2008 các ngân hàng đã phải thu hẹp hoạt động tín dụng và thắt chặt điều kiện đối với các khoản vay.

Tính các chỉ tiêu về doanh số thu nợ

Thu nợ đối với DNNQD

+ Tỷ trọng thu nợ cho vay =

Tổng thu nợ

Bảng 2.14: Tỷ trọng thu nợ cho vay


Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Tỷ trọng thu nợ cho vay

38.7%

43.3%

44.3%


Trong ba năm qua ngân hàng đã thực hiện rất tốt việc thu nợ. Năm 2006 tỷ trọng thu nợ là 38.7%, năm 2007 là 43.3%, năm 2008 là 44.3 %. Trong năm 2007, 2008 ngân hàng đã thực hiện tốt việc thu nợ nhất là các khoản nợ xấu, nợ khó đòi. Đó là do sự cố gắng của các cán bộ A/O trong công tác thu hồi nợ cho ngân hàng. Ngân hàng phải kiểm soát các khoản nợ xấu, nợ khó đòi thông qua việc kiểm soát các điều kiện vay vốn. Nếu làm tốt việc này không những ngân hàng sẽ mở rộng hoạt động tín dụng mà còn quản lý tốt các khoản nợ xấu, nợ khó đòi giúp cho ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.

+ Mức tăng trưởng tuyệt đối về thu nợ:


Giá trị tăng trưởng

tuyệt đối

=

Tổng thu nợ đối với

DNNQD năm (n)

-

Tổng thu nợ đối với

DNNQD năm (n – 1)


+ Tỷ lệ tăng trưởng tương đối về thu nợ:


Tỷ lệ tăng trưởng

=

Mức tăng trưởng tuyệt đối về thu nợ

x 100%

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/05/2022