Biện Pháp Quản Lí Hoạt Động Vận Dụng Các Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Ở Một Số


Kết luận chương 2

Từ kết quả khảo sát hoạt động vận dụng các PPDH tích cực và quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực ở một số trường tiểu học công lập quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh, tác giả rút ra những nhận định sau:

Đội ngũ CBQL và GV không ngừng đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức, có chú trọng đầu tư CSVC và UDCNTT vào hoạt động vận dụng các PPDH tích cực tuy nhiên kết quả còn hạn chế. Hiệu trưởng các trường nắm được các chức năng quản lí. Quan tâm đến xây dựng kế hoạch năm học trong đó có kế hoạch vận dụng các PPDH tích cực cho đơn vị. Các chỉ số khảo sát cho thấy công tác quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực tại các đơn vị có kết quả khả quan.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số bất cập ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục tại đơn vị. Một số CBQL và GV chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động vận dụng các PPDH tích cực. Ngoài ra, công tác tổ chức thực hiện đạt kết quả chưa cao vì một số CBQL, GV thực hiện còn hình thức, đầu tư CSVC còn hạn chế. Việc chỉ đạo tổ chuyên môn và GV chưa triển khai sâu rộng. Công tác kiểm tra chưa thường xuyên, chưa rút kinh nghiệm sau kiểm tra.

Với những hạn chế trên, các đơn vị cần nâng cao nhận thưc quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực. Nâng cao năng lực quản lí, trình độ chuyên môn của hiệu trưởng về PPDH tích cực. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra hoạt động vận dụng các PPDH tích cực tại đơn vị.


Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC Ở MỘT SỐ‌

TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

3.1.1. Cơ sở pháp lí‌

Quyết định số 711/QĐ-TTg Phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020” của thủ tướng chính phủ

Quản lí hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học công lập quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh - 11

Nghị quyết số 29 NQ/TW 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Văn bản số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 5 năm 2013 Hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác của Bộ giáo dục và đào tạo.

Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng.

Quyết định số 4887/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2015 của UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 29 NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI.

Văn bản số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03 tháng 10 năm 2017 Về hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018. Trong văn bản có nêu đổi mới phương pháp, hình thức dạy học.

Đề án số 1286/ĐA-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân Về nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn quận Bình Tân giai đoạn 2018-2019, phương hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.


Kế hoạch số 2934/KH-GDĐT-TH ngày 22 tháng 8 năm 2019 Kế hoạch công tác giáo dục tiểu học năm 2019-2020 của Sở GD&ĐT TP.HCM.

Văn bản số 1807/GDĐT ngày 29 tháng 8 năm 2019 của Phòng GD&ĐT về thực hiện một số nội dung định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh năm học 2019-2020.

Kế hoạch số 1840/GDĐT-TH ngày 04 tháng 9 năm 2019 Kế hoạch công tác giáo dục tiểu học năm học 2019 – 2020 của Phòng GD&ĐT quận Bình Tân.

3.1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn‌

Sau khi nghiên cứu về cơ sở lí luận và khảo sát thực trạng ở một số trường tiểu học CL quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh. Tác giả đề xuất một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại các đơn vị trên địa bàn quận, phương hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Đề án đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn. Phấn đấu đến năm 2030, chất lượng giáo dục và Đào tạo của quận nằm trong các nhóm đầu các quận thuộc Thành phố. Một trong những giải pháp của đề án là thực hiện hiệu quả các nội dung về đổi mới PPDH.

3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp‌

Để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động vận dụng các PPDH tích cực dựa trên những nguyên tắc sau:

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu‌

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp phải đảm bảo mục tiêu chung về giáo dục, mục tiêu giáo dục tiểu học. Đồng thời đảm bảo phù hợp với xu thế và sự phát triển của giáo dục nói chung và mục tiêu giáo dục của các trường tiểu học trên địa bàn quận Bình Tân.

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện và đồng bộ‌

Quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực là một hoạt động bao gồm xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp vận dụng, hình thức, v. v và các bước trong chức năng quản lí như xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo hoạt động và kiểm tra hoạt động vận dụng các PPDH tích cực. Vì vậy, các biện pháp có mối liên hệ qua lại giữa các thành tố và thực hiện đồng bộ từ các cấp quản lí nhằm đạt hiệu quả cao.


3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả‌

Việc đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả trong công tác quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn quận Bình Tân. Các biện pháp xây dựng phải phù hợp với trình độ của CBQL và GV trên địa bàn và đảm bảo CSVC đáp ứng việc thực hiện. Vì vậy, việc đề xuất các biện pháp phải mang tính khả thi và hiệu quả nhằm khắc phục những bất cập tại các đơn vị trên địa bàn quận.

3.3. Một số biện pháp quản lí hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học‌

tích cực ở một số trường tiểu học quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh

3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về quản lí hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực

a) Mục tiêu

Nâng cao nhận thức về ý thức, trách nhiệm của các lực lượng giáo dục về hoạt động vận dụng các PPDH tích cực. Hiểu rõ về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc vận dụng để thúc đẩy hoạt động vận dụng các PPDH tích cực đạt hiệu quả cao.

Sự đồi hỏi cao về chất lượng giáo dục đáp ứng nhu cầu hội nhập là cơ hội và thách thức với nền giáo dục. Do đó cần có sự nhận thức đồng bộ về hoạt động vận dụng các PPDH tích cực tại các đơn vị. Với nhận thức trên sẽ tạo đòn bẩy thúc đẩy hoạt động vận dụng các PPDH tích cực đạt chất lượng.

b) Nội dung

Quán triệt đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT.

Tăng cường tuyên truyền về tầm quan trọng, vai trò của hoạt động vận dụng các PPDH tích cực.

Xác định hoạt động vận dụng các PPDH tích cực là đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS, hình thành thói quen thực hành vận dụng các PPDH tích cực và góp phần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

c) Cách thực hiện

Thứ nhất, xác định điểm mạnh, điểm yếu về nguồn lực quản lí và GV về nhận thức hoạt động vận dụng các PPDH tích cực tại các đơn vị. CBQL đưa ra được


những điều cần phát huy và cần cải thiện trong nhận thức của đội ngũ. Đồng thời thống kế các văn bản, chỉ thị,… về pháp lý từ các cấp. Từ đó, đưa ra được những nội dung cần thiết trong xây dựng kế hoạch nâng cao nhận thức tại đơn vị.

Thứ hai, xây dựng kế hoạch nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, vị trí và ý nghĩa của hoạt động vận dụng các PPDH tích cực. Kế hoạch phải cụ thể từ quán triệt các văn bản của các cấp đến bồi dưỡng chuyên môn về vận dụng các PPDH tích cực. Kế hoạch xác định rõ từng gia đoạn thực hiện trong năm học. Ngoài ra, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch quản lí và đầu tư CSVC và UDCNTT một cách hiệu quả. Để CBQL và GV có thể nhận thức và vận dụng một cách hiệu quả các điều kiện hỗ trợ trong hoạt động vận dụng các PPDH tích cực.

Thứ ba, tổ chức thực hiện kế hoạch. Hiệu trưởng phân công và tổ chức các buổi tuyền truyền cụ thể qua các buổi họp hội đồng, chuyên môn, họp tổ. Tổ chức hội thi GV giỏi cấp trường, trong phần thi có nội dung tìm hiểu về văn bản, pháp chế ngành đặc biệt chú trọng các PPDH tích cực. Bên cạnh cạnh đó, phân công tuyên truyền nhận thức dưới cờ đến toàn thể GV và HS qua hình thức tuyên dương, khen thưởng để thúc đẩy hoạt động vận dụng các PPDH tích cực phát triển. Ngoài ra tổ chức giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, trường khác…Tổ chức một sân chơi để CBQL và GV chia sẻ, giao lưu về vận dụng các PPDH tích cực.

Thứ tư, xây dựng quy định về kiểm tra và đánh giá các hoạt động thực hiện trong kế hoạch hằng tháng. Hiệu trưởng phân công kiểm tra cụ thể đến từng bộ phận với thời gian 1HK/lần. Đánh giá kết quả khen ngợi và điều chỉnh hoạt động sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.

Thứ năm, tham mưu cấp dưới xây dựng các tiêu chí khen thưởng. Thực hiện chính sách khen thưởng kịp thời, thiết thực, công khai minh bạch nhằm tạo đòn bẩy thúc đẩy nhận thức về hoạt động vận dụng các PPDH tích cực phát triển.

3.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng công tác lập kế hoạch hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực‌

a) Mục tiêu

Quản lí các công tác hoạt động vận dụng các PPDH tích cực cụ thể, rõ ràng. Ngoài ra, dự kiến được mục tiêu chiến lược và các lực lượng tham gia phối hợp


thực hiện hoạt động.

Tạo một hệ thống quản lí thống nhất trong công tác hoạt động vận dụng các PPDH tích cực.

Xây dựng nên tảng cho việc ra các quyết định tiếp theo.

b) Nội dung

Xây dựng kế hoạch tổng thể về vận dụng các PPDH tích cực chung cho toàn trường.

Xây dựng kế hoạch thi đua về vận dụng các PPDH tích cực theo từng chủ

điểm


Xây dựng dựng kế hoạch quy định về phối hợp giũa các lực lượng giáo dục

trong nhà trong nhà trường trong hoạt động vận dụng các PPDH tích cực.

Xây dựng kế hoạch quản lí và đầu tư CSVC và UDCNTT trong công tác dạy và học.

b) Cách thực hiện

Thứ nhất, Hiệu trưởng căn cứ vào các văn bản, các chỉ đạo từ cấp trên xây dựng kế hoạch tổng thể trong năm học trong đó có hoạt động vận dụng các PPDH tích cực.

Hiệu trưởng xác định điểm mạnh, điểm yếu các nguồn lực giáo dục trong nhà trường xây dựng kế hoạch riêng cho vận dụng các PPDH tích cực. Kế hoạch xác định rõ thời gian thực hiện theo từng tháng và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng khối, phòng ban hỗ trợ.

Thứ hai, dựa trên kế hoạch chung cho toàn trường cần xác định và định hướng nội dung cho tập huấn chuyên môn về vận dụng các PPDH tích cực. Người quản lí cần chủ động trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Trong kế hoạch bồi dưỡng đầu tư bồi dưỡng các chuyên đề về dạy học dự án, dạy học theo dịnh hướng giáo dục Stem, các kĩ thuật và PPDH tích cực...Cần dự trù kinh phí và thời gian thực hiện các buổi tập huấn. Ngoài ra, cần lưu ý lựa chọn các đơn vị uy tín để triển khai. Đối với các buổi tập huấn mà do GV tại trường đạm nhận triển khai cần xây dựng sự hỗ trợ về tinh thần và vật chất để GV có động lực thực hiện tốt hơn.


Thứ ba, tăng cường xây dựng kế hoạch thi đua vận dụng các PPDH tích cực cho GV, HS theo chủ đề cho từng năm học. Việc thi đua chú trọng sản phẩm mang tính thực tiễn, sáng tạo. Đặc biệt khuyến khích sử dụng CNTT trong các sản phẩm do GV và HS thiết kế thông qua việc vận dụng các PPDH tích cực. Qua đó, tạo nguồn lực tham dự các kì thi Sáng tạo, Tin học trẻ, Giáo viên sáng tạo trên nền tảng CNTT… cấp quận, cấp thành phố, quốc gia.

Thứ tư, rà soát lại trang thiết bị phụ vụ cho việc dạy và học. Lên kế hoạch phân công và khai thác CSVC một cách hiệu quả. Giao quyền trực tiếp cho bộ phần thiết bị trong việc lên kế hoạch quản lí các trang thiết bị. Lên kế hoạch đầu tư CSVC và sử dụng CNTT trong dạy và học. Đặc biệt, huy động nguồn lực hỗ trợ về trang thiết bị bên ngoài nhà trường góp phần nâng cao số lượng và chất lượng trang thiết bị phục vụ dạy và học.

Thứ năm, xây dựng các quy định về hoạt động vận dụng các PPDH tích cực cụ thể, rõ ràng. Triển khai nội dung đến các thành viên trong nhà trường nắm các quy định. Đồng thời lấy ý kiến về của các tổ chuyên môn về cách thực hiện nhiệm vụ sao cho hiệu quả. Qua đó, có thể thu thập những ý kiến xây dựng hữu ích và thiết thực. Bên cạnh đó thống nhất quy định hỗ trợ giữa các bộ phận khi thực hiện hoạt động vận dụng các PPDH tích cực.

Thứ sáu, đánh giá công tác thực hiện kế hoạch hằng tháng thông qua các báo cáo. Qua đó rút kinh nghiệm và điều chỉnh kế hoạch kịp thời. Việc đánh giá và điều chỉnh kế hoạch kịp thời đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực.

3.3.3. Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực theo hướng tạo cơ chế, tạo động lực‌

a) Mục tiêu

Duy trì cơ cấu nhất định về những vai trò, nhiệm vụ và vị trí trong công tác quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực.

Tạo điều kiện cho tổ chuyên môn và giáo viên phát huy tối đa năng lực vận dụng các PPDH tích cực.

Tạo điều kiện phối hợp và thống giữa các bộ phận khi thực hiện nhiệm vụ


được giao.

Tăng cường tạo cơ chế, tạo động lực thúc đẩy hoạt động vận dụng các PPDH tích cực tại đơn vị.

b) Nội dung

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn về các PPDH tích cực đồng thời bồi dưỡng UDCNTT trong công tác vận dụng các PPDH tích cực.

Thiết lập các cơ chế, quy định thực hiện nhiệm vụ giữa các bộ phận, các tổ chuyên môn với Ban giám hiệu, giáo viên với tổ trưởng, tổ phó chuyên môn theo hướng xây dựng và khuyến khích động viên.

Phân công cấp dưới thực nhiệm vụ đã xây dựng trong kế hoạch.

Tổ chức các hội thi, giao lưu và học tập kinh nghiệm tại trường, các đơn vị khác cho GV và HS.

Đầu tư CSVC đáp ứng nhu cầu vận dụng các PPDH tích cực của GV.

c) Cách thực hiện

Thứ nhất, rà soát trình độ chuyên môn về các PPDH tích cực của CBQL, GV. Bồi dưỡng về các PPDH như dạy học dự án, dạy học theo định hướng giáo dục STEM. Đồng thời bồi dưỡng việc phối hợp các PPDH truyền thống và PPDH tích cực một cách hiệu quả nhất vì mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Bên cạnh đó cần bồi dưỡng các PPDH đặc thù từng bộ môn nhằm đạt kết quả cao nhất. Hiệu trưởng cần sử dụng hiệu quả nền tảng kiến thức đã có của cấp dưới. Từ đó, tổ chức bồi dưỡng những kiến thức mới, thực tế trong hoạt động vận dụng các PPDH tích cực đầu năm học, giữa năm học

Thứ hai, tạo sự liên kết mạnh mẽ giữa các bộ phận khi thực hiện nhiệm vụ được giáo. Phân công cụ thể nhiệm vụ từng gia đoạn và cần phối hợp với những bộ phận nào. Bên cạnh đó tham mưu cấp dưới về việc phân công nhiệm vụ theo lợi ích và tinh thần tự nguyện đăng kí thực hiện nhiệm vụ. Mỗi các nhân với tâm thế xem công việc phân công là trách nhiệm và nhiệm vụ bản thần thì kết quả thực hiện được càng cao.

Thứ ba, lập danh sách các việc cần thực hiện và phân công cụ thể đến từng đối tượng thực hiện. Từ danh sách phân công đó, quản lí cấp dưới tiếp tục thực hiện

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 20/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí