Phong cách thơ Lưu Quang Vũ - 6

Cả hai đều đã cố lảng tránh tình yêu. Cái sập cửa ấy không phải để đóng lại mà lại mở ra một điều gì mới mẻ, của một mối dây tình cảm mới. Để rồi có những khi “Nửa đêm nỗi nhớ”.

Em kì lạ làm sao, tôi vừa yêu vừa sợ Đã tránh đi vẫn muốn tìm gặp nữa Quá xa xôi em lại quá gần…

Và dường như, trong Lưu Quang Vũ trở lại sự ngây thơ của chàng trai lần đầu hò hẹn.

Lần đầu tiên nghĩ trọn về em Chẳng biết giấu lòng mình

Anh trẻ dại, anh có bao tính xấu Trước mặt em anh cứ huyên thuyên Đỏ mặt sợ mình lố bịch


Anh vẫn rụt rè không dám nói Chẳng lẽ em chưa biết hay sao…

Những câu thơ này, đến với người đọc bằng sự thực thà như thế. Dường như, Lưu Quang Vũ đã không hề có ý thức là mình đang làm thơ, anh chỉ chép lại lòng mình mà thôi. Và trong anh, cái cảm giác của người đàn ông đã lỡ làng, đứng trước tình yêu mới, thật thuần hậu.

Ước chi còn tất cả để trao em

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.


Mơ ước, tình yêu, nỗi vui sướng đầu tiên Gửi em hết, em đừng đi vắng nữa…

Phong cách thơ Lưu Quang Vũ - 6

Giản dị, anh đã nhận ra tự mình đã thay đổi “Những dòng thơ anh viết đã vui hơn … Anh lại có sự tươi bền của đất”…

Để rồi, sau bao khó nhọc, hai người đã đến được với nhau.

Bao nhiêu ngày tháng, bao đường sá Khuya sớm vui buồn nay có em

Em gầy đi đấy, đôi vai nhỏ Lẫn với bờ cây lẫn với thuyền

(Thu)


Đến với nhau và rồi nhận ra một nguồn đồng cảm lớn “Năm tháng và tuổi trẻ đi qua, mắt em buồn hoang vắng” và sự tin cậy “Sẽ hiểu được, sẽ không còn đáng sợ. Chúng ta sẽ chịu được khổ đau, sẽ làm việc. Đóng một cái đinh, treo một tấm áo.Và yêu nhau dưới một ngọn đèn”

Hết hành trình đó, cuối cùng sẽ đến tình yêu - một tình yêu tỉnh táo hơn, bớt ảo tưởng hơn:

Anh biết tình yêu không phải vô biên


Như tia nắng, chúng mình không sống mãi


(… Và anh tồn tại)


Và cuối cùng “Anh vẫn dựng ngôi nhà theo qui luật của tình yêu. Chẳng cần những lâu đài lạnh giá. Chỉ tin nơi nào có em đến ở. Chỉ sống bằng hơi thở của em thôi - Mắt của trời xanh”. Lưu Quang Vũ nhận ra tình yêu chỉ là những điều giản dị, và hạnh phúc gần gụi đến không ngờ:

Ngày của đời thường thành ngày - ở - bên – em


(…Và anh tồn tại)


Tình yêu trong thơ Lưu Quang Vũ bao giờ cũng nồng nàn da diết, nhưng không rơi vào sáo rỗng, trừu tượng, nó ấm áp, chân thực, gần gụi và giàu ý nghĩa:

Dành cho em, thao thức của đời anh Ngọn đèn sáng trên mặt bàn anh viết Những đôi cánh mơ hồ ẩn hiện

Cả mũi tên không tới đích bao giờ


Dành cho em, mong từng buổi em về Cuộc đời ngỡ ngắn đi vì ngóng đợi Vải đã hết tu hú còn gọi mãi

Dành cho em nỗi nhớ của mùa hè


(Dành cho em)


Tình yêu ấy khiến con người trưởng thành hơn:


Anh biết sống vững vàng không sợ hãi


Và lần đầu tiên, Lưu Quang Vũ tìm được cảm giác an toàn tuyệt đối:


Em của anh, đôi vai ấm dịu dàng


Người nhóm bếp mỗi chiều, người thức dậy mỗi tinh sương Em ở đấy đời chẳng còn đáng ngại

Em ở đấy, bàn tay tin cậy


(… Và anh tồn tại)


Và hơn cả, anh đã cảm nhận được tình yêu là lẽ sống: Giữa thế giới mong manh nhiều biến đổi Anh yêu em và anh tồn tại

Tình yêu được gìn giữ trong hạnh phúc gia đình, trong tất cả những khó khăn đau khổ nhất, trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Giờ đây, Lưu Quang Vũ không chỉ đắm say mê mải trong những hình bóng đẹp của người yêu, mà anh đã hướng ngòi bút về niềm hạnh phúc giản dị nhất, đó là những bức kí họa sinh hoạt đời thường: Thằng Mí, Nhà chật, Buổi chiều đón con, Em vắng… Đó là những hạnh phúc bình dị, đơn sơ như màu trắng giản đơn mà bây giờ Vũ mới nhận ra vẻ đẹp thực sự của nó (45/237 lần sắc trắng xuất hiện trong thơ anh giai đoạn này). Đây cũng là thời kì Vũ viết nhiều và hăng say, sung sức nhất, sáng tạo nhất, màu xanh lại ngập tràn trong thơ anh (47/237

lần xuất hiện) 7. Và đương nhiên, màu đỏ hồng của hạnh phúc cũng góp mặt 44/237 lần, khẳng định tình yêu đã trải qua “15 mùa hè chói lọi”, tình yêu đã có thời gian để mỗi lúc một bền bỉ mãnh liệt hơn:

Em mua rau ở chợ về, em chụm diêm nhóm lửa Chúng ta nhận ra nhau giữa triệu con người Anh thấy trán em lo âu, anh nghe tiếng em cười

Một thực tại rất gần, một thực tại có thể đưa tay là nắm được…

(Em)


Đây cũng là thời điểm hiếm hoi, mà cảm giác, sự “viển vông, cay đắng, u buồn” đã hoàn toàn từ bỏ anh, anh nhận thấy hạnh phúc, tình yêu là thực tại ở quanh mình, một thực tại “đưa tay là nắm được”. Và cũng ở đây, hình ảnh người đàn bà hiện lên trong thơ anh, rõ ràng, cụ thể, và gần gụi không ngờ.

Em ngẩng đầu, mái tóc đen cắt ngắn Đôi mắt to vừa dịu lành vừa gay gắt

(Em)


Và nếu như trong bi kịch đầu tiên của cuộc hôn nhân Lưu Quang Vũ “Hai ta không đi chung một ngả đường dài, Không chung khổ đau không cùng nhịp thở, Những gì em cần anh chẳng có, Em không màng những ngọn gió anh trao” thì bây giờ, anh hoàn toàn bình an với cuộc đời giản dị, với những cái “chung” kết nối hai con người.

Những ngày của riêng anh những ngày của riêng em bây giờ chung một Chung nhau chân trời chung nhau trang sách

Chung nhau một ngọn đèn và khung cửa mưa rơi… Chúng ta có hai bàn tay để gìn giữ vun trồng làm việc…

(Em)


7 Xin xem chi tiết trong bảng thống kê màu sắc ở Phụ lục, phần d) 15 năm hạnh phúc cuối đời (Từ 1973 – 1988)

Trong những sáng tác của Lưu Quang Vũ, “Em” là bài thơ mà tự tựa đề ngắn gọn của nó đã chứa bao hàm ý. Một sự khẳng định, một sự yêu thương, và xiết bao trân trọng. Và ở đây, ta thấy được sự trải nghiệm của một người đàn ông, khi đi qua biết bao những chặng đường tình ái gian truân, thực sự thấy được bến đỗ bình yên của cuộc đời mình.

Dù sao cuộc đời cũng dành em lại cho anh. Điều ước muốn đầu tiên, điều ở lại sau cùng. Hai ta đi bên nhau trên mặt đất.

Dẫu chỉ riêng điều đó là có thật.


Đủ cho anh mãi mãi biết ơn đời


(Em)


Và ở đó, tình yêu là mãi mãi.


Có một câu danh ngôn nói rằng, chỉ trong những tình yêu thực sự, người phụ nữ mới được tôn vinh. Trong thơ của Lưu Quang Vũ, người phụ nữ luôn được tôn vinh. Đó là điều có lẽ cũng là may mắn cho chính Lưu Quang Vũ, và cho những người đàn bà đã đi qua đời anh.

Lưu Quang Vũ đã viết khá nhiều về tình yêu, nếu để riêng từng hình ảnh, từng từ và âm điệu thì thơ anh không có gì mới mẻ so với nhiều nhà thơ khác. Nhưng qua tâm hồn nhiệt thành yêu và sống, qua sự chân thực đắm say của hồn thơ ấy, thì những ai đã từng yêu, đang yêu, và sẽ yêu đều tìm thấy trong đó sự đồng cảm sâu sắc. Từ thứ tình cảm ngây thơ đáng yêu tuổi học trò, đến sự say đắm cuồng nhiệt trong mối tình đầu tiên, sự dằn vặt trăn trở khát khao với những mối tình không đi đến bến cuối, và sau cùng là hạnh phúc giản dị mà sâu sắc, giàu ý nghĩa. Hành trình đó không chỉ thể hiện sự phong phú đa dạng những sắc màu trong thơ Lưu Quang Vũ, mà còn ghi dấu những giai đoạn trưởng thành trong cuộc đời của chính nhà thơ.

Riêng trong mảng thơ tình yêu, với những giai đoạn đầy biến đối thăng trầm của Lưu Quang Vũ, cũng đã cho ta thấy sự vận động không ngừng của

cái tôi trữ tình trong thơ anh. Nó cho thấy một Lưu Quang Vũ riêng tư nhất, yếu đuối nhất, cô đơn nhất, kiêu hãnh nhất, và cũng chân thành nhất. Nó cũng khiến cho người đọc khi bước vào thế giới thơ của anh với một niềm say mê và đồng cảm lớn.


2.1.3. Cái tôi mâu thuẫn


Cái Tôi trong thơ hiện đại không thuần nhất mà thường dung chứa những yếu tố mâu thuẫn, đối lập nhau. Trong đời sống hiện đại, thi sĩ là người phải trăn trở với muôn mặt phức tạp, mâu thuẫn trong cuộc sống. Với họ, thơ là cuộc tra vấn đầy khổ sở về ý nghĩa nhân sinh, là cuộc tìm kiếm miệt mài bản lai diện mục của chính mình. Giằng xé dai dẳng, quyết liệt giữa bóng tối và ánh sáng, hiện thực và ước mơ, ý thức và vô thức, cái hữu hạn của cá nhân và cái vô hạn của cuộc đời… Cái tôi trữ tình của Lưu Quang Vũ cũng vậy, và thậm chí ở anh, hiện tượng này còn được đẩy cao như một hiện tượng văn học rất dễ nhận diện. Điều đó có thể giải thích bằng nhiều nguyên nhân chủ quan hay khách quan, nhưng có thể thấy rằng, luôn luôn thế giới thơ của Lưu Quang Vũ đầy biến động, và cái tôi trữ tình của anh luôn đầy mâu thuẫn. Sự mâu thuẫn đó được thể hiện đầy đủ qua những cung bậc cảm xúc từ vui buồn cho tới đớn đau, hạnh phúc, hoang mang tuyệt vọng, và trong sự trộn lẫn, hoặc đẩy từ cực này sang cực khác.

Tâm hồn anh dằn vặt cuộc đời anh” – Câu thơ mở đầu tập Di cảo Bầy ong trong đêm sâu của Lưu Quang Vũ đã được NXB Hội Nhà văn ấn hành để kịp năm năm ngày mất của nhà thơ, cũng là câu thơ thể hiện rõ sự mâu thuẫn đó. Lúc sinh thời, Lưu Quang Vũ đã tập hợp một số bài thơ của mình đặt nhan đề chung là Cuốn sách xếp lầm trang. Hình ảnh này cũng thật phù hợp để nói về một quãng đời trai trẻ đầy trắc trở, lắm băn khoăn và dằn vặt của Lưu Quang Vũ, giữa một Hà Nội những năm cuối cùng của cuộc chiến tranh đầy xáo trộn.

Là một người không dễ bằng lòng với những lí giải đơn sơ, khi cuộc

sống và mọi vấn đề luôn phô bày những mặt trái của nó, trong Lưu Quang Vũ

luôn xuất hiện một nhu cầu nhận thức đời sống. Vì lẽ thế, anh hùng hồn “Phải biết yêu thương, hi vọng đấu tranh - Để giải thích và đổi thay cuộc sống”. Nhưng thực tế, cuộc đời nghiệt ngã với biết bao biến cố, mà không phải lời giải thích nào cũng thoả đáng. Nhiều lúc, Lưu Quang Vũ ngỡ ngàng với chính mình “Anh chẳng mang cho đời những tiệc vui ảo ảnh. Nỗi buồn chân thành đời chẳng nhận hay sao (Anh đã mất chi anh đã được gì). Cho nên, trong Lưu Quang Vũ, đầy mâu thuẫn. Anh mâu thuẫn khi thấy rằng:

Tất cả đều buồn cười vô nghĩa lí Mà khổ sở, mà chết người

(Người con giai đến phòng em chiều thu)


Nhưng rồi lại tự nhủ mình “Nhưng em ơi, đâu đã là tuyệt vọng”. Trong Lưu Quang Vũ, luôn có sự giằng co, tranh đấu như thế. Nhưng khi chưa biết sẽ hướng về đâu, trong anh lại dâng lên những nghi ngờ:

Va li nặng âm thầm quá khứ Mắt nghi ngờ u ám mây giăng

(Những người đi năm ấy)


Mâu thuẫn để luôn đi tìm kiếm, luôn lí giải, nhưng rồi, Lưu Quang Vũ đã nhận ra rằng mọi điều chỉ là ảo tưởng:

Tưởng hoa hồng là hương của đêm Hoa đã rụng và em không khóc được Những câu hỏi ban đầu đơn giản nhất Ngỡ giải đáp rồi nay vẫn xé lòng em.

(Gửi một người bạn gái)


Ta nhận ra Lưu Quang Vũ - một tâm hồn với phức hợp của những đối cực và nghịch lý, anh mâu thuẫn với cuộc đời và mâu thuẫn với chính bản thân mình, tự bồi đắp mình và cũng tự phủ nhận mình.

Anh xé quyển thơ anh viết mấy năm ròng

Anh xé lòng anh những đêm mất ngủ Cửa kính đóng xong anh đưa tay đập vỡ Đời anh ổn định rồi, anh lại phá tung ra

(Không đề)


Anh nhận ra “Thế giới xanh xao những sự thực gày gò. Em đã đập tan ra từng mảnh. Giấu sôi sục những đường nét lạnh. Em đi tìm thế giới của riêng em. Niềm vui và nỗi khổ riêng em. Niềm tin lớn giữa cuộc đời vô lí”… Thấy cả cái sự thực một thế giới “xanh xao”, “sự thực gày gò”, thế nhưng vẫn giữ lại một niềm tin lớn giữa cuộc đời vô lí. Đó là sự mâu thuẫn mà chính anh phải chấp nhận với chính mình.

Vừa tự chôn mình đằng sau những giới hạn, lại vừa muốn phá vỡ tất cả những rào cản của định mệnh, tâm hồn ấy dường như luôn lay hoay trong những cảm giác ngược chiều,: thấy ngột ngạt cả trong sự yên tĩnh, thấy nhàm chán tẻ ngắt ngay giữa những sự thỏa mãn của người đời:

Những bức tường dựng đứng quanh tôi Có những lúc tôi xuôi tay đuối sức Nhưng từ đáy nỗi buồn tôi thăm thẳm Một cái gì như nhựa thắm trong cây Một cái gì trắng xóa tựa mây bay

Là hoa gạo trong lòng tôi chẳng tắt Tôi đập tay lên bức tường lặng ngắt Dù tiếng tôi chỉ một người nghe

(Có những lúc)


Như một kẻ mộng du đi giữa trần gian đầy biến động, nhưng cũng lại là người gắn bó với trần gian trong cả những giấc mơ. Lẫn lộn trong đó là tuyệt vọng và hi vọng, là hoài nghi và khao khát niềm tin, là tiếc nuối sắc hương dĩ vãng và ước ao vẻ đẹp của tương lai. Bởi vậy có thể tin được rằng, ngay lúc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023