Sự Cần Thiết Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Tỉnh

Xét về hình thức biểu hiện bên ngoài, ngân sách cấp tỉnh là toàn bộ các khoản thu, chi trong dự toán đã được HĐND tỉnh quyết định và được thực hiện trong một năm nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho chính quyền nhà nước cấp tỉnh trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về quản lý kinh tế, xã hội trên địa bàn.

Xét về bản chất, ngân sách cấp tỉnh là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa chính quyền nhà nước cấp tỉnh với các chủ thể khác phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính nhằm tạo lập quỹ ngân sách tỉnh, trên cơ sở đó mà đáp ứng cho các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền nhà nước cấp tỉnh.

Ngân sách cấp tỉnh là công cụ, phương tiện để huy động thu ngân sách theo luật định và quản lý cấp phát ngân sách theo các cấp, các ngành nhằm duy trì hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước và trợ giúp các đoàn thể trong việc lãnh đạo và điều hành, quản lý kinh tế - xã hội ở tỉnh. Thông qua ngân sách tỉnh, chính quyền cấp tỉnh kiểm soát các hoạt động kinh tế - xã hội của các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư, tạo môi trường hấp dẫn hợp tác đầu tư với nước ngoài, tạo thị trường cho phát triển kinh tế hàng hoá ở địa phương.

Thông qua các khoản chi cho giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh - quốc phòng do ngân sách tỉnh đảm nhận đã góp phần duy trì, củng cố và phát triển các mặt hoạt động trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội, tạo điều kiện giữ vững trật tự, an ninh, quốc phòng, xoá bỏ các tệ nạn xã hội, củng cố và xây dựng địa bàn tỉnh phát triển ổn định, an toàn, tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế - xã hội tích cực phát triển.

Như vậy, có thể hiểu: Quản lý NSNN cấp tỉnh là hoạt động của chủ thể quản lý NSNN cấp tỉnh sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý (hành chính, kinh tế, giáo dục...) và các công cụ quản lý (thể chế, tài chính, bộ

máy...) phù hợp để tác động và điều khiển hoạt động của NSNN cấp tỉnh nhằm đạt mục tiêu đã định của chính quyền cấp tỉnh.

2.2.2. Sự cần thiết quản lý ngân sách nhà nước cấp tỉnh

Quản lý NSNN nói chung, NSNN cấp tỉnh nói riêng là cần thiết, bởi các lý do xuất phát từ vai trò của NSNN cấp tỉnh trong hệ thống NSNN và thực tế công tác quản lý NSNN cấp tỉnh của địa phương. Cụ thể:

- NSNN cấp tỉnh là một bộ phận hữu cơ của ngân sách địa phương, là NSNN trên địa bàn tỉnh, đó là vai trò đảm bảo chức năng Nhà nước của chính quyền cấp tỉnh thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo luật định. Ngân sách cấp tỉnh là nguồn tài chính chủ yếu để đảm bảo cho chính quyền nhà nước cấp tỉnh thực thi các nhiệm vụ kinh tế, xã hội trên địa bàn. Để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về quản lý kinh tế, xã hội trên địa bàn theo sự phân cấp trong hệ thống chính quyền nhà nước, chính quyền tỉnh cần phải có nguồn tài chính đủ lớn. Trong số các quỹ tiền tệ mà chính quyền tỉnh được quản lý và sử dụng, thì ngân sách cấp tỉnh được coi là quỹ tiền tệ có quy mô lớn nhất, chỉ được phép sử dụng cho việc thực hiện các nhiệm vụ mà chính quyền tỉnh phải đảm nhận. Do vậy, khả năng đảm bảo nguồn tài chính từ ngân sách tỉnh như thế nào sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội của chính quyền Nhà nước cấp tỉnh.

- Ngân sách tỉnh là nguồn lực tài chính quan trọng để giúp chính quyền Nhà nước cấp tỉnh khai thác thế mạnh về kinh tế, xã hội trên địa bàn. Cơ chế phân cấp về quản lý kinh tế, xã hội cho chính quyền tỉnh ngày càng nhiều hơn, tạo thế chủ động cho các tỉnh trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Trong quá trình đó, ngân sách đã đóng góp vai trò không nhỏ thông qua việc tạo lập các nguồn tài chính cần thiết để chính quyền tỉnh đầu tư khai thác các thế mạnh về kinh tế, xã hội, nông thôn và từng bước tạo đà cất cánh cho kinh tế tỉnh những năm sau này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

- Ngân sách tỉnh là công cụ tài chính giúp chính quyền nhà nước cấp trên giám sát hoạt động của chính quyền tỉnh. Với một hệ thống tổ chức Nhà nước thống nhất, đồng thời lại có sự phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn quản lý kinh tế, xã hội cho chính quyền cấp dưới, thì đòi hỏi phải có sự giám sát thường xuyên của cơ quan chính quyền nhà nước cấp trên đối với hoạt động của các cơ quan chính quyền nhà nước cấp dưới. Ngân sách tỉnh trở thành một trong những công cụ hữu hiệu cho chính quyền nhà nước cấp trên thực hiện quyền giám sát của mình đối với hoạt động của chính quyền nhà nước cấp dưới, bởi hầu hết các tỉnh đều có một phần nguồn thu được tạo lập nhờ số chi bổ sung từ ngân sách cấp trên. Muốn nhận được số chi bổ sung của ngân sách cấp trên để tạo nguồn thu cho mình, chính quyền tỉnh buộc phải giải trình toàn bộ cơ cấu thu, chi và chỉ rõ số thiếu hụt; đồng thời phải cam kết thực hiện số thu bổ sung theo đúng quy định của quản lý NSNN hiện hành. Do đó, sự kiểm soát của chính quyền nhà nước cấp trên đối với hoạt động của chính quyền cấp tỉnh trở nên dễ dàng hơn.

- Ngân sách tỉnh định hướng cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển đúng đắn, phát huy những tiềm năng thế mạnh của địa phương. Trong giai đoạn mở cửa hội nhập và giao lưu quốc tế, tăng cường vai trò, vị trí ngân sách tỉnh là hết sức cấp thiết, ngoài việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động Nhà nước, ngân sách tỉnh còn hướng cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển đúng đắn, phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả những tiềm năng thế mạnh của địa phương, giải quyết các nhu cầu cấp thiết về vấn đề phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, phát triển cơ sở hạ tầng ở địa phương. Đặc biệt là vấn đề xoá đói giảm nghèo tại các huyện, các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, đảm bảo sự công bằng giữa các vùng miền, giữ vững quốc phòng, an ninh xã hội.

Quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Luang Prabang nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 7

- Công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách cấp tỉnh chưa được chú ý đúng mức. Một số đơn vị do điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ công

chức hạn chế, công tác quản lý còn bị buông lỏng... dẫn đến hiệu quả sử dụng NSNN chưa đạt hiệu quả cao.

- Công tác quản lý thu, chi ngân sách tỉnh còn bộc lộ những hạn chế và yếu kém nhất định. Hạn chế cơ bản nhất vẫn là có nhiều sự lãng phí trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, công tác quản lý chi ngân sách chưa được chặt chẽ, tinh thần trách nhiệm chưa cao. Trước yêu cầu đòi hỏi trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - xã hội, công tác quản lý thu, chi ngân sách tỉnh trong điều kiện hiện nay cần thiết phải được củng cố, tăng cường, góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia, tăng cường nội lực bằng tài chính, nâng cao hiệu quả chi của Nhà nước để đẩy mạnh và thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại đất nước, làm cho nguồn tài chính công được quản lý chặt chẽ, thống nhất, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Chính vì thế, hoạt động NSNN cần thiết phải có sự quản lý chặt chẽ để đảm bảo tính tuân thủ pháp luật trong thu - chi; đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động ngân sách; giảm thiểu lãng phí, tham nhũng trong chi ngân sách; hạn chế thu ngân sách một cách bừa bãi, thiếu kế hoạch, thiếu dự toán; đồng thời tăng dần tính tự chủ của các cấp chính quyền ở địa phương, giảm dần sự phụ thuộc vào NSTW.

2.2.3. Nội dung quản lý ngân sách nhà nước cấp tỉnh

Quản lý ngân sách nhà nước gồm 4 nội dung cơ bản sau:

2.2.3.1. Quản lý thu ngân sách nhà nước cấp tỉnh

Thu NSNN là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước. Để tăng cường khai thác và nâng cao các nguồn thu, vấn đề quản lý các nguồn thu có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Quản lý thu ngân sách tại tỉnh tập trung vào một số vấn đề chủ yếu như: xác lập hệ thống chính sách thu, lập kế hoạch thu và biện pháp thu, quy trình thu, tổ chức bộ máy thu phù hợp. Theo tính chất các khoản thu, có thể

phân các nguồn thu ngân sách tại tỉnh thành hai loại: Các khoản thu thường xuyên có tính chất bắt buộc (thuế, phí, lệ phí); các khoản thu không thường xuyên (bao gồm thu từ kinh tế nhà nước, thu từ hoạt động sự nghiệp, tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước, các khoản thu khác).

Quản lý thu ngân sách nhà nước gồm:

- Lập kế hoạch thu

Kế hoạch thu NSNN được lập trên cơ sở dự kiến dự toán thu NSNN năm lập ngân sách và mức tăng trưởng thu dự kiến cho năm sau, đảm bảo nguyên tắc mọi khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định phải được tổng hợp, phản ánh đầy đủ vào cân đối NSNN theo quy định của Luật NSNN.

Tỷ lệ tăng trưởng thu dự kiến cho sau được xác định theo đúng chính sách, chế độ thu NSNN hiện hành, đồng thời tính đến khả năng phát triển kinh tế cả nước, từng ngành nghề, lĩnh vực và địa phương; các yếu tố thay đổi về năng lực đầu tư, phát triển sản xuất - kinh doanh và hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu của từng năm; các yếu tố tác động của quá trình hội nhập quốc tế; các yếu tố dự kiến làm tăng, giảm thu do điều chỉnh chính sách thu; tác động từ việc điều chỉnh giá các dịch vụ sự nghiệp công.

Đối với các khoản thu phí, lệ phí nộp ngân sách và để lại chi theo quy định, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương căn cứ số dự kiến thu năm hiện hành để xây dựng kế hoạch thu năm tiếp theo

Đối với các khoản thu học phí, giá dịch vụ y tế, dịch vụ sự nghiệp không thuộc danh mục phí và lệ phí, các khoản thu chuyển sang cơ chế giá dịch vụ không thuộc nguồn thu NSNN, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương lập kế hoạch thu và xây dựng phương án sử dụng để gửi cơ quan có thẩm quyền giám sát và tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn từ khoản thu này

- Tổ chức thu

Cơ quan thu ngân sách là cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu NSNN. Chỉ cơ quan thu ngân sách được tổ chức thu ngân sách. Cơ quan thu ngân sách có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan nhà nước liên quan tổ chức thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Bộ Tài chính, cơ quan quản lý cấp trên, UBND và sự giám sát của HĐND về công tác thu ngân sách tại địa phương; Tổ chức quản lý và thực hiện thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước. Trường hợp được phép thu qua ủy nhiệm thu thì phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính; kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu của ngân sách; kiểm tra, thanh tra việc chấp hành kê khai, thu, nộp ngân sách và xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Kho bạc Nhà nước được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại để tập trung các khoản thu của ngân sách nhà nước; hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào ngân sách, điều tiết các khoản thu cho ngân sách các cấp theo đúng quy định.

- Kiểm tra, thanh tra thu

Công tác kiểm tra, thanh tra thu ngân sách là một trong những công tác quan trọng để đảm bảo nguồn thu, chống thất thu cho ngân sách nhà nước.

Ngoài việc thực hiện thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch đã được phê duyệt, công tác thanh tra, kiểm tra còn tiến hành sau hoàn thuế, đảm bảo hoàn thuế đúng đối tượng.

2.2.3.2. Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh

Chi NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước. Thực chất chi NSNN chính là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước.

Quản lý chi NSNN tại tỉnh là việc đề xuất các chính sách chi ngân sách, lập kế hoạch, tổ chức, điều hành chi NS và kiểm tra mọi khoản chi tiêu từ NSNN trong phạm vi tỉnh. Các nội dung cụ thể của quản lý chi NSNN tại tỉnh là xây dựng các chính sách về chi NSNN theo các mục tiêu mà nhà nước đề ra; ban hành các chế độ, định mức về chi ngân sách, tạo cơ sở để quản lý chi ngân sách một cách khoa học và thống nhất. Việc tổ chức điều hành chi ngân sách cấp tỉnh dựa trên dự toán NSNN đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 20 Luật NSNN Lào năm 2015 quy định các nhiệm vụ chi của NSNN bao gồm: (1) Chi thường xuyên; và (2) Chi đầu tư nhà nước.

- Chi thường xuyên gồm có chi phục vụ bộ máy nhà nước, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, chi cho an ninh quốc phòng và chi các khoản tài chính khác mà chính phủ phụ trách. Cụ thể:

+ Chi tiền lương và tiền thưởng cho CBCC nhà nước.

+ Tiền chế độ và hỗ trợ hoạt động của cơ quan nhà nước.

+ Chi điều hành và mua sắm phục vụ bộ máy nhà nước.

+ Chi điều tiết và khuyến khích.

+ Các khoản chi khác mà chính phủ phụ trách bao gồm: Tiền nghĩa vụ cho cơ quan quốc tế; Chi trả lãi suất vay vốn; Chi cho quỹ dự trữ nhà nước; và một số các khoản chi khác theo quy định…

- Chi đầu tư của nhà nước: là sử dụng vốn từ NSNN có nguồn vốn, vay vốn và hỗ trợ ODA vào đầu tư cơ sở hạ tầng; mua, đầu tư hoặc góp vốn vào các doanh nghiệp; hoặc chi mua sắm tài sản cố định có hạn sử dụng một năm trở lên.

Ngoài phân loại chi NSNN theo định trong Điều 20 của Luật NSNN của Lào năm 2015 như đã trình bày trên, chi NSNN còn phân loại theo ngành, kế hoạch và dư án như sau:

- Phân loại theo ngành: Giáo dục, y tế, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học, môi trường, quản lý, an ninh - quốc phòng, phúc lợi xã hội và các ngành khác.

- Phân loại theo kế hoạch và dự án là kế hoạch và dự án đuợc thông qua trong từng giai đoạn như dự án phát triển nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo, dự án sản xuất hàng hóa và an sinh lương thực…

2.2.3.3. Quản lý cân đối ngân sách nhà nước cấp tỉnh

NSNN là một bảng kế hoạch tài chính của một quốc gia trong đó dự trù các khoản thu và chi được thực hiện trong một năm. Trên thực tế quá trình thu chi NSNN luôn trong trạng thái biến đổi không ngừng, nó bị ảnh hưởng bởi sự vận động của nền kinh tế quốc gia, có khi những khoản thu dự kiến không đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong năm đó, hoặc có khi mức thu lại vượt xa những khoản chi. Do vậy các khoản chi tiêu và thu NSNN phải được tính toán chính xác và phù hợp với thực tế để đảm bảo cho NSNN trong trạng thái cân bằng, ổn định.

Thu và chi ngân sách là hai vấn đề quan trọng để đảm bảo cho NSNN được cân đối, hai vấn đề này lại nằm trong mối tương quan giữa tài chính và kinh tế, vì kinh tế có phát triển thì Nhà nước mới huy động được nguồn thu vào NSNN, còn kinh tế không ổn định, kém phát triển thì nguồn thu vào NSNN giảm và còn phải chi nhiều để hỗ trợ. Điều đó dễ dẫn đến NSNN bị mất cân đối.

- Xét về góc độ tổng thể, cân đối NSNN phản ánh mối tương quan giữa thu và chi trong một tài khóa. Nó không chỉ là sự tương quan giữa tổng thu và tổng chi mà còn thể hiện sự phân bổ hợp lý giữa cơ cấu các khoản thu và cơ cấu các khoản chi của NSNN.

- Xét về bản chất, cân đối NSNN là cân đối giữa các nguồn thu mà Nhà nước huy động được tập trung vào NSNN trong một năm và sự phân phối, sử dụng nguồn thu đó thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước trong năm đó.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/02/2023