Quy Trình, Phương Pháp Nghiên Cứu


Journal of Travel Research, pg: 84-93.

165. Yutaka Arahi, “Rural tourism in Japan: The Regeneration of rural communities”, Japan

166. Zhang, X. (2012), “Research on the development strategies of rural tourism in Suzhou Based on SWOT Analysis”, Energy Procedia, 16, 1295-1299.

167. Zhu, P. (2009), “Studies on sustainable development of ecological sports tourism resources and its industry”, Journal of Sustainable Development, 2(2), 29-31.


PHỤ LỤC


Phụ lục 1. QUY TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

PL1.1. Quy trình nghiên cứu

PL1.1.1. Giai đoạn nghiên cứu tổng quan và thu thập dữ liệu định tính

Giai đoạn này được thực hiện bằng việc nghiên cứu tài liệu kết hợp với phỏng vấn cá nhân và khảo sát thực tế.

Kỹ thuật phỏng vấn sâu được áp dụng trong giai đoạn này nhằm mục đích khám phá, điều chỉnh, bổ sung các yếu tố tác động đến sự phát triển của du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng. Đối tượng được phỏng vấn là những người kinh doanh du lịch nông thôn, các điều hành, hướng dẫn du lịch có tổ chức chương trình du lịch nông thôn và các khách du lịch nông thôn. Cuộc phỏng vấn dựa trên một dàn bài thảo luận đã được định trước để khám phá và điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng.

PL1.1.2. Giai đoạn điều tra thử nghiệm

Đây là giai đoạn đầu tiên trong số các giai đoạn nghiên cứu định lượng, bao gồm việc xây dựng bảng hỏi điều tra thí điểm (pilot test questionaire), được xây dựng từ lý thuyết và thông tin thu được từ giai đoạn 1.

Sau khi phỏng vấn sâu, đề tài tiến hành xây dựng bảng hỏi thử nghiệm và phỏng vấn thực tế đối với 37 khách du lịch nông thôn và 32 cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn để từ đó điều chỉnh và hoàn thiện thang đo đưa vào phỏng vấn chính thức.

PL1.1.3. Giai đoạn điều tra chính thức

Giai đoạn này được thực hiện từ tháng 06/2020 đến tháng 12/2020. Sau khi phân tích kết quả điều tra thử nghiệm, đề tài tiến hành điều chỉnh mô hình nghiên cứu và hoàn thiện bảng hỏi. Mục đích chính của giai đoạn này là điều tra và thu thập các số liệu sơ cấp trong mẫu khảo sát.

* Đối với phiếu khảo sát khách du lịch nông thôn: Đề tài đã tiến hành khảo sát trên 420 khách du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Việc phỏng vấn được thực hiện theo nguyên tắc:

- Mỗi điểm du lịch chỉ hỏi tối đa trong 1 tuần

- Mỗi điểm chỉ hỏi tối đa 10 đoàn khách hoặc 20 khách đi lẻ

- Mỗi đoàn khách chỉ hỏi tối đa 3 khách du lịch


1/6


* Đối với phiếu khảo sát cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn: Đề tài đã tiến hành khảo sát trên 381 cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Đối tượng phỏng vấn là chủ hoặc người phụ trách cơ sở kinh doanh. Việc phỏng vấn được thực hiện theo nguyên tắc phân tầng:

- Mỗi điểm du lịch chỉ hỏi tối đa 5 cơ sở

- Mỗi điểm không hỏi lặp lại các cơ sở có cùng quy mô, cùng sản phẩm và loại hình

PL1.1.4. Giai đoạn điều tra bổ sung

Giai đoạn này được thực hiện từ tháng 03/2022 đến tháng 04/2022 đối với đối tượng là các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn nhằm loại bỏ các dữ liệu trùng lặp, bổ sung và hoàn thiện cơ sở dữ liệu khảo sát.

PL1.1.5. Giai đoạn phân tích sơ bộ kết quả khảo sát.

Giai đoạn này được thực hiện trong tháng 01 và 02/2021 nhằm đánh giá mức độ tin cậy và kiểm tra tính đồng bộ của số liệu cũng như loại bỏ các kết quả khảo sát không phù hợp.

* Đối với phiếu khảo sát khách du lịch nông thôn: Sau khi tiến hành điều tra mẫu nghiên cứu với quy mô 420 phiếu, đề tài đã thu về 388 phiếu có đủ thông tin. Như vậy còn 388 phiếu đưa vào nhập liệu.

* Đối với phiếu khảo sát cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn: Sau khi tiến hành điều tra mẫu nghiên cứu với quy mô 381 phiếu, đề tài đã thu về 343 phiếu có đủ thông tin. Trong giai đoạn điều tra bổ sung, đề tài thu về thêm 50 phiếu trong đó có 41 phiếu hợp lệ. Như vậy có 384 phiếu đưa vào nhập liệu.

PL1.1.5. Giai đoạn kiểm tra chéo (triangulation) và phân tích số liệu.

Giai đoạn này được thực hiện trong hai tháng 03 và 04/2021 nhằm xử lý dữ liệu, xác minh và đồng bộ hoá các kết quả nghiên cứu.

* Đối với phiếu khảo sát khách du lịch nông thôn: Sau khi nhập kết quả khảo sát của 388 phiếu và xử lý sơ bộ đã phát hiện ra 7 phiếu trả lời không logic. Sau khi loại bỏ các phiếu không tương quan, đề tài sử dụng phần các công cụ thống kê mô tả để xử lý, phân tích các dữ liệu thu thập được từ 381 phiếu hợp lệ. Nội dung phân tích gồm cơ cấu thị trường, đặc điểm tiêu dùng và nhận định, đánh giá của du khách


2/6


về chất lượng các sản phẩm du lịch nông thôn

* Đối với phiếu khảo sát cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn: Sau khi nhập kết quả điều tra của 343 phiếu, do chưa đủ quy mô mẫu tối thiểu, đề tài tiến hành điều tra bổ sung được thêm 41 phiếu hợp lệ và đã phân tích, xử lý các dữ liệu thu thập được từ 384 phiếu hợp lệ. Nội dung phân tích gồm cơ cấu, đặc điểm của cung du lịch nông thôn, các nhân tố tác động đến sự phát triển của du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng.

Các kết quả này từ quá trình này được sử dụng để viết báo cáo nghiên cứu.


3/6


PL1.2. Phương pháp nghiên cứu

PL1.2.1. Các phương pháp nghiên cứu định tính.

Nghiên cứu theo cách tiếp cận định tính là nghiên cứu tạo ra dữ liệu mang tính mô tả nhiều hơn, thông qua ngôn từ ở dạng nói hoặc viết của những người tham gia cùng với hành vi của họ mà ta có thể quan sát (Taylor và Bogdan, 1984), “Bắt nguồn từ những biểu hiện và hoạt động của người ta trong bối cảnh cụ thể của họ” (Flick, 2002).

PL1.2.1.1. Nghiên cứu thăm dò sử dụng cách tiếp cận định tính (Giai đoạn 1)

Trọng tâm của giai đoạn thăm dò nhằm xác định các yếu tố tác động đến sự phát triển du lịch nông thôn.

Trình tự thu thập dữ liệu mang tính diễn giải (interpretive data) được thực hiện theo các bước sau (Bryman, 2004). Bước đầu tiên đó là thiết lập câu hỏi nghiên cứu tổng thể. Bước thứ hai nhằm lựa chọn địa điểm và đối tượng phù hợp. Đối tượng được lựa chọn là những điều hành, hướng dẫn viên và và các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn mà có thể trả lời câu hỏi một cách thuận tiện nhất. Bước thứ ba nhằm thu thập các yếu tố được xem xét trong quá trình xác định các yếu tố ảnh hưởng và tầm quan trọng tương đối của các yếu tố đó. Bước thứ tư nhằm diễn giải dữ liệu theo phương pháp phân tích theo chủ đề (thematic analysis) và phương pháp so sánh liên tục (constant comparative methodology) (Glasser và Strauss, 1967). Mục đích ở đây là nhằm tăng cường tính chuẩn xác của các kết quả bằng quá trình so sánh liên tục những sự tương đồng và sự khác biệt trong hành vi, thái độ và cách nhìn từ nhiều nguồn khác nhau (Boeije, 2004). Khi tất cả dữ liệu được so sánh, các kết quả của nghiên cứu xác tín những thông tin trong cơ sở lý luận. Điều này tạo điều kiện xây dựng bảng hỏi điều tra thí điểm, tập trung vào bối cảnh của hoạt động du lịch nông thôn.

PL1.2.1.2. Phân tích dữ liệu phỏng vấn

Việc phân tích dữ liệu được thực hiện bằng phương pháp so sánh liên tục (CCM). CCM là công cụ bắt nguồn từ lý thuyết thực địa (grounded theory), theo đó thông tin thu thập được được mã hóa thành các chủ đề xuất hiện (Glasser và Strauss, 1967; Glasser, 1999; Grbich, 1999). Dữ liệu sau đó được xem xét lại nhiều lần cho đến khi không có chủ đề mới nào xuất hiện. Các chủ đề sau đó được phân


4/6


loại để phục vụ cho việc diễn giải. Quá trình lặp đi lặp lại có thể diễn ra nhiều lần để liên tục so sánh với những kết quả trước đó. Với việc vận dụng phương pháp này, đề tài đã tổng kết các ý tưởng, chủ đề và những liên quan về mặt lý thuyết, được phát triển thông qua quá trình mã hóa và phân loại dữ liệu.

PL1.2.2. Các phương pháp định lượng

PL1.2.2.1. Thu thập dữ liệu từ khảo sát thí điểm

Tác giả bắt đầu quá trình thu thập dữ liệu (giai đoạn 2) từ bảng hỏi khảo sát thí điểm. Mục đích nhằm đảm bảo tính thiết thực của phương pháp thu thập dữ liệu và nhằm rà soát ngôn ngữ sử dụng, đánh giá tính tin cậy của bảng hỏi. Những người tham gia vào nghiên cứu được yêu cầu cho ý kiến về những vấn đề như: cảm nhận của họ về bảng hỏi; bảng hỏi có dễ hiểu không; tính logic của bảng hỏi; hình thức bảng hỏi; trình tự bảng hỏi có hợp lý không; bảng hỏi có gây nhầm lẫn không; độ dài và thời gian cần để hoàn thành bảng hỏi (Cooper và Schindler, 2003). Từ đó, bảng hỏi được xem xét và điều chỉnh lại cách đặt câu hỏi cũng như trình tự và cách dùng từ.

* Đối với phiếu khảo sát khách du lịch nông thôn: Tổng cộng 37 bảng hỏi được lấy mẫu thuận tiện (convenience sampling). Kết quả, tác giả thu được 32 bảng hỏi, trong đó có 3 bảng hỏi không đạt yêu cầu. Tổng cộng, có 29 bảng hỏi được phân tích, đạt tỷ lệ phản hồi đầy đủ là 78,38%.

* Đối với phiếu khảo sát cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn: Tổng cộng 32 bảng hỏi được phát cho mẫu thuận tiện (convenience sample). Kết quả, tác giả thu được 29 bảng hỏi, trong đó có 2 bảng hỏi không đạt yêu cầu. Tổng cộng, có 27 bảng hỏi được phân tích, đạt tỷ lệ phản hồi đầy đủ là 84,38%.

PL1.2.2.2. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi

Theo Hair và cộng sự, để sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thước mẫu tốt khi tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1 [15, tr.398]. Theo lý thuyết, nghiên cứu sử dụng 50 biến đo lường, do đó số mẫu tối thiểu cần lấy là n

= 50 x 5 = 250.

Khi quy mô tổng thể đủ lớn có thể áp dụng công thức tính cỡ mẫu:


n = z2

p.q

e2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng - 24


5/6


Trong đó:

n là cỡ mẫu

z là giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn

p là ước tính tỷ lệ phần trăm trong tập hợp

q= 1 – p

e là sai số cho phép

Với độ tin cậy là 95% (giá trị z tương ứng là 1,96), ước tính % tập hợp p = 60% và sai số chấp nhận 5% thì quy mô mẫu tối thiểu là:

n = 1,962 x

0,6.(1-0,6)

= 369

0,0025

Như vậy, cỡ mẫu đủ để nghiên cứu trong trường hợp này phải đạt tối thiểu

369.

* Đối với phiếu khảo sát khách du lịch nông thôn: Đề tài đã tiến hành phát ra

420 phiếu và thu về 388 phiếu trong đó có 7 phiếu không hợp lệ. Như vậy số phiếu đưa vào phân tích là 381

* Đối với phiếu khảo sát cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn: Đề tài đã tiến hành phát ra 431 phiếu (cả 2 giai đoạn) và thu về 384 phiếu hợp lệ.


6/6

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/02/2023