Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Của Việt Nam Vào Eu Qua Các Năm

USD thì nay đã lên tới 12,27 tỷ USD (năm 2007) tăng 2 tỷ USD so với năm 2006 và tăng 4 tỷ so với năm 2005 [6].

Bảng 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vào EU qua các năm

Đơn vị: triệu USD


Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Xuất khẩu

5.450

7.100

8.170

Nhập khẩu

2.650

3.120

4.100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

(Nguồn: Viện nghiên cứu Châu Âu)

2.1. Xuất khẩu của Việt Nam vào EU

2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu

Hiện nay, EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, là một thị trường xuất khẩu lớn của nước ta. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU ngày càng lớn. Điều đó được thể hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU (2001-2007)


Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

(1) XK của VN sang EU

( Triệu USD)


3151


3311


3852


4971


5450


7100


8170

(2) Tổng KNXK của

VN

(Triệu USD)


15029


16705


19688


26503


32233


39605


48000

Tỷ trọng % (1)

trong (2)

20.0

18.9

19.1

18.8

16.9

17.9

17.1

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Với 8,17 tỷ USD, EU đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam trong năm 2007, chỉ đứng sau Mỹ (10,3 tỷ USD), vượt cả Nhật Bản (5,7 tỷ USD), các nước ASEAN (8 tỷ USD) và gấp hơn 2,7 lần Trung Quốc (3,2 tỷ USD) [6].

Nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang EU còn được thể hiện ở chỗ tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong tổng

kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng và khá ổn định. Năm 2000, EU đã trở thành địa chỉ xuất khẩu hàng đầu cho Việt Nam và liên tục duy trì vị trí này cho đến nay. Bắt đầu từ năm 2002, xuất khẩu vào Mỹ tăng đột biến nhờ Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, thị trường EU có giảm về tỷ trọng, nhưng vẫn duy trì là một trong những thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam [6].

2.1.2. Cơ cấu xuất khẩu

Việt Nam xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU tập trung ở một số mặt hàng chủ yếu như giày dép, dệt may, thủy sản, nông sản, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ..

Giày dép: EU hiện là thị trường nhập khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam. Sau nhiều năm đứng thứ 2 (sau Hoa Kỳ) thì đến năm 2007, EU đã vượt lên thứ nhất. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trường EU năm 2007 đạt 2,1 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2006 chiếm 7,2% tổng kim ngạch nhập khẩu giày dép của EU (29 tỷ USD).

Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU


Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Kim ngạch

(Triệu USD)

1181,5

1363,7

1605,5

1785,4

1810,9

1951,0

2100,0

Tăng trưởng (%)

11,3

15,4

17,7

11,0

16,0

7,8

8,0

(Nguồn: Hải quan Việt Nam)

Việt Nam là nhà cung cấp giày dép lớn thứ hai, chỉ sau Trung Quốc, vào thị trường EU. Các loại sản phẩm chủ yếu là giày thể thao, chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường này, giày vải chiếm gần 20%, giày nữ chiếm xấp xỉ 15%, dép khoảng 17% và giày da chiếm hơn 1,5% [6].

Số lượng giày dép nhập khẩu từ Việt Nam của từng nước trong EU khác nhau qua các năm nhưng nhìn chung thị trường nhập khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam trong khối EU là Anh, Đức, Bỉ, Hà Lan, Pháp, Italia [4].

Tuy vậy, xuất khẩu mặt hàng này vào EU vẫn còn nhiều hạn chế như nguyên liệu đầu vào chủ yếu vẫn phải nhập khẩu bên ngoài, khâu tiêu thụ còn phụ thuộc nhiều vào đối tác trong liên doanh, nghiên cứu thị hiếu thị trường, thiết kế mẫu và phát triển sản phẩm mới còn yếu.

Hàng dệt may: là mặt hàng có giá trị kim ngạch lớn thứ hai của Việt Nam sang EU. Thị trường EU thực sự mở rộng đối với ngành dệt may của Việt Nam khi khung pháp lý về thị trường đã được mở hoàn toàn và hơn thế, EU còn dành cho Việt Nam cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.

Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường EU


Năm

2003

2004

2005

2006

2007

ước tính 2008

Kim ngạch

(Triệu USD)

612

684

800

1243

1500

1650

Tăng trưởng (%)

-

11,76

66,25

12,78

12,00

13,80

(Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam)

Năm 2007, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào EU đạt 1,5 tỷ USD, chiếm 9% kim ngạch xuất khẩu vào khu vực này và tăng 12% so với năm 2006. Năm 2008 ước tính ngành dệt may sẽ đạt khoảng 1,65 tỷ USD tăng 13,8% so với năm 2007 [20].

Mặc dù ngành dệt may nhìn tổng thể có sự phát triển khá ấn tượng, song sự phát triển của ngành dệt còn hạn chế. Nguyên nhân một phần là do các doanh nghiệp dệt may chủ yếu làm gia công cho nước khác mà không tự sản xuất hàng xuất khẩu trực tiếp được do vấn đề nguyên liệu đầu vào không sẵn có. Mặt khác, hàng dệt may còn chịu sự cạnh tranh gay gắt từ phía các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ… Những khó khăn này đã hạn chế rất nhiều đến sự phát triển của ngành dệt may của Việt Nam.

Hàng thủy sản: EU là khách hàng lớn thứ ba của hàng thủy sản Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ yếu bao gồm tôm, mực đông lạnh, cá tra, cá ba sa…Năm 2007, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đạt 920 triệu USD, tăng 27% so với năm 2006, đứng thứ 2 sau Hoa Kỳ (1,1 tỷ USD) và vượt cả Nhật Bản (700 triệu USD) [4].


Biểu đồ 1: Mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu và thị trường chính của Việt Nam


Trong ba tháng đầu năm 2008 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới EU đạt 66 7 1

Trong ba tháng đầu năm 2008, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới EU đạt 66,7 nghìn tấn, với kim ngạch đạt 210,3 triệu USD, tăng 23,3% về lượng và 20,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2007, chiếm khoảng 26% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Một trong những vấn đề lớn của ngành thủy sản là vấn đề an toàn sản phẩm, đặc biệt là về thuốc kháng sinh và các hóa chất khác tìm thấy trong sản phẩm xuất khẩu. Vấn đề này đã hạn chế hoặc thậm chí là ngăn cản hàng thủy sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU. Bên cạnh đó, quy định mới về xuất xứ của EU, có hiệu lực năm 2005, đòi hỏi ngành phải có những chuyển biến lớn và đầu tư nhiều hơn vào hệ thống thu mua, trung gian và chế biến. Ngoài ra, những vụ kiện chống bán phá giá cũng là rủi ro mà ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần đặc biệt quan tâm.

Mặt hàng nông sản: Hàng nông sản của Việt Nam hiện được xuất khẩu sang EU ngày càng tăng về kim ngạch, trong đó cao nhất là cà phê, chè…

Đối với cà phê, EU là thị trường nhập khẩu lớn nhất của cà phê Việt Nam. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU đạt 879 triệu USD, chiếm tỷ trọng 40-50% kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam. So với thị phần nhập khẩu mặt hàng này của EU thì kim ngạch nhập khẩu cà phê của Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng từ 4-5% kim ngạch nhập khẩu cà phê của EU hàng năm.

Về chè, xuất khẩu chè tiếp tục tăng trưởng một cách khá ổn định về khối lượng. Trong mấy năm qua, Việt Nam xuất khẩu chè sang khu vực EU không nhiều, mỗi năm chỉ được vài ba triệu USD. Trong khi đó, EU phải nhập khẩu gần như 100% chè uống, khối lượng lên tới 450.000-470000 tấn/năm.

Tuy được hưởng mức thuế thấp nhưng mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU vẫn chưa phản ánh đúng được tiềm năng. Nguyên nhân một phần là do hàng nông sản của ta xuất sang EU thường ở dạng thô, chưa có tên tuổi, việc sản xuất chế biến và tiêu thụ hàng nông sản chưa đa dạng, chưa chuyên sâu, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng còn yếu. Mẫu mã, bao bì hàng nông sản của Việt Nam vẫn còn sơ sài đơn điệu.

Đồ gỗ: Đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào EU hiện nay đang hưởng thuế GSP với mức thuế suất chủ yếu là 0% (một số mã hàng chịu thuế 2,1%) đã giúp Việt Nam có một lợi thế nhất định khi chen chân vào thị trường EU so với Trung Quốc, Indonesia, Braxin, Malaysia...do các nước này không được hưởng GSP. Kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ của Việt Nam vào EU trong thời gian qua có mức tăng trưởng trung bình 38%/năm, tập trung vào đồ gỗ nội thất và đồ dùng ngoài trời. Năm 2007, đồ gỗ EU đạt khoảng 2,37 tỷ USD.

Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường EU

Đơn vị : Triệu USD


1930

1592

1094

672

246

335

435

2370


2500


2000


1500


1000


500


0

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007


(Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam)

Theo con số thống kê của Vụ xuất nhập khẩu_ Bộ Thương mại năm 2007, đồ gỗ của Việt Nam đã thâm nhập được vào hầu hết các nước EU trong đó các nước nhập khẩu chính là Anh chiếm 24,8%, Pháp (29,1%), Đức (6,8%), Ý (12,6%), Hà Lan (9,0%), Bỉ (7,2).

Tuy nhiên so với tổng lượng nhập khẩu và tiêu dùng của EU thì mức xuất khẩu của Việt Nam còn khiêm tốn. Một trong những nguyên nhân là đồ gỗ Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với hàng Trung Quốc, Indonesia, Philipin và Đông Âu…Mặt khác, đồ gỗ Việt Nam còn mắc phải một số nhược điểm như cơ sở sản xuất nhỏ, còn manh mún, thiếu đầu tư từ mẫu mã đến chất lượng, công tác xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường còn kém, thiếu hiệu quả, nguồn cung nguyên liệu và phân phối còn chưa đồng bộ, ít nhiều còn manh nha… [4].

Hàng thủ công mỹ nghệ: Đây là mặt hàng xuất khẩu tiềm năng lớn của Việt Nam sang EU. Các sản phẩm gỗ mỹ nghệ, gốm sứ, mây tre đan được xem là những thế mạnh chủ yếu.

Biểu đồ 3: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

Đơn vị: Triệu USD



300

250

200

150

100

50

0


111


120


142


193


225


254

298

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

(Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam)

Theo đánh giá của đa số Doanh nghiệp Việt Nam đang xuất khẩu vào thị trường EU thì Anh, Đức, ý, Tây Ban Nha là những nước có nhu cầu rất lớn về mặt hàng mây tre lá và sơn mài; Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Thụy Điển có nhu cầu lớn về hàng gốm sứ; Pháp, Bỉ có nhu cầu về trang sức [19].

Tuy kim ngạch tăng cao nhưng tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU lại rất thấp (chỉ khoảng 3%). Nguyên nhân là do chúng ta phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc, Thái Lan và nhiều nước Đông Nam Á khác, trong khi đó doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào EU bị mất hẳn lợi thế cạnh tranh về giá cả. Điều này xuất phát là do hàng hóa bị đóng gói cồng kềnh và phải chịu một mức phí vận tải khác lớn, góp phần làm tăng giá thành sản phẩm. Ngoài ra, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam nhìn chung tại thị trường EU còn non kém về chất lượng, thiếu đa dạng về mẫu mã, khó chịu được thời tiết khắc nghiệt, dẫn đến biến dạng và hư hỏng sản phẩm [6].

Các sản phẩm nhựa, điện tử- vi tính, cao su: Đây là những mặt hàng xuất khẩu mới đầy triển vọng. Trong đó, mặt hàng điện tử-vi tính có khả năng trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, có hàm lượng giá trị gia tăng cao của Việt Nam. Năm 2007, sản phẩm nhựa và cao su tăng 59% và 50%, kim ngạch đạt trên 164,3 triệu tấn và 233,2 triệu USD; các sản phẩm điện tử-vi tính tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt mức 40% với kim ngạch 385,2 triệu USD.

2.1.3. Thị trường xuất khẩu

Trong các nước thành viên EU, Đức và Anh là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình 20-30%/năm. Năm 2006, Đức nhập khẩu từ Việt Nam 1,3 tỷ USD, Anh nhập 1,1 tỷ USD. Tiếp theo là Pháp và Hà Lan nhập khẩu từ 700-800 triệu USD, tăng trưởng trung bình từ 19 đến 27%/năm. Các nước Thụy Điển, Áo, Ailen và Bồ Đào Nha là những thị trường nhỏ hơn, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam thấp hơn. Tây Ban Nha và Hy Lạp là những thị trường mới nhưng có nhiều hứa hẹn với mức tăng trưởng hàng năm tương đối cao [4].

Như vậy quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã được mở rộng và tăng trưởng ở mức khá, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đã có chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng chất xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô. Ở nhiều mặt hàng, Việt Nam đã có vị trí nhất định trên thị trường EU. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn một số những tồn tại như hàng hóa Việt Nam xuất sang EU tăng trưởng nhanh nhưng chưa ổn định, dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động của môi trường bên ngoài như cạnh tranh, biến động giá cả trên thị trường thế giới, sự xuất hiện của các rào cản; khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam chưa cao, mẫu mã, chất lượng còn kém; hoạt động xúc tiến thương mại cũng còn nhiều hạn chế [4].

2.2. Nhập khẩu của Việt Nam từ EU

2.2.1. Kim ngạch nhập khẩu

Theo số liệu từ Viện nghiên cứu Châu Âu, hàng nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường EU năm 2007 đạt trên 4,1 tỷ USD, tăng gần 1 tỷ USD so với năm 2006 (3,12 tỷ USD) và vượt xa năm 2005 (2,65 tỷ USD). Kim ngạch nhập khẩu từ EU năm 2007 vào Việt Nam chỉ chiếm 6,8% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước 60,8 tỷ và thấp hơn tỷ lệ này của năm 2006 (7%) bằng 33

% của khối ASEAN 12 tỷ USD.

2.2.2. Cơ cấu nhập khẩu

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 21/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí