Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Kế Hoạch Hđ Tcm Khtn Ở Trường Thcs

Bảng 2.12. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch HĐ TCM KHTN ở trường THCS



TT


Nội dung quản lý

Đánh giá của khách thể



X



TB

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Xác định mục đích, chức

năng, nhiệm vụ của TCM

198

71.0

53

19.0

28

10.0



3,61

Tốt

1

2

Phân tích thực trạng HĐ TCM

và quản lí hoạt động TCM

165

59.1

28

10.0

84

30.1

2

0.7

3,29

Tốt

4

3

Xây dựng nội dung, kế hoạch

hoạt động TCM

143

51.3

107

38.4

29

10.4



3,41

Tốt

3

4

Xác định các công việc thực

hiện kế hoạch HĐ TCM

48

17.2

120

43.0

44

15.8

67

24.0

2,53

Khá

8

5

Chuẩn bị đội ngũ giáo viên

tham gia thực hiện HĐ TCM

166

59.5

70

25.1

41

14.7

2

0.7

3,43

Tốt

2


6

Chuẩn bị cơ sở vật chất,

phương tiện… cho các hoạt động TCM


150


53.8


27


9.7


100


35.8


2


0.7


3,16


Khá


7

7

Lập các kế hoach khác phục

vụ cho hoạt động TCM

54

19.3

98

35.1

49

17.6

78

28.0

2,47

TB

6


8

Trình bày kế hoạch TCM trước Hội đồng nhà trường và Hiệu

trưởng duyệt kế hoạch


107


38.4


132


47.3


29


10.4


11


3.9


3,28


Tốt


5


X chung = 3,15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 8

Nhìn vào bảng 2.12, ta thấy:

Mức độ thực hiện công tác xây dựng kế hoạch hoạt động TCM KHTN trong các trường THCS tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang được đánh giá là đạt loại khá

(với X = 3,15). Tất cả các nội dung quản lý được đánh giá mức độ thực hiện từ khá trở lên, điều này cho thấy các CBQL và GV trong các trường THCS tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã quan tâm việc xây dựng kế hoạch hoạt động TCM KHTN. Tuy nhiên, hiêu quả thực hiện ở các nội dung quản lý còn tương đối khiêm tốn.

Kết quả thực hiện ở các nội dung quản lý không đồng đều, trong đó:

- Các nội dung quản lý được đánh giá tốt nhất: Xác định mục đích, chức năng, nhiệm vụ của TCM với 71% số phiếu được đánh giá tốt (với ĐTB=3,61 xếp TB1); Tiếp theo là nội dung Chuẩn bị đội ngũ giáo viên tham gia thực hiện HĐ TCM với 59,5% tổng số các phiếu đánh giá mức độ tốt (với ĐTB=3,43 xếp TB2); Thứ ba là nội dung Xây dựng nội dung, kế hoạch hoạt động TCM với 51,3% tổng số các phiếu đánh giá mức độ tốt (với ĐTB = 3,41 xếp TB 3).

Sở dĩ có được kết quả này là vì mục đích, chức năng, nhiệm vụ của TCM KHTN đã được quy định rõ ràng trong Điều lệ trường trung học và mỗi nhà trường căn cứ vào thực tế điều kiện hoàn cảnh của trường mình để cụ thể hóa các nội dung đó cho phù hợp với tình hình đặc điểm của nhà trường. Chính vì vậy, Hiệu trưởng có nhiều thuận lợi trong việc xác định mục đích, chức năng, nhiệm vụ của TCM. Cũng xuất phát từ mục đích, chức năng, nhiệm vụ của TCM và căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi nhà trường, Hiệu trưởng sẽ chỉ đạo TCM xây dựng nội dung, kế hoạch hoạt động TCM cũng như chuẩn bị đội ngũ GV tham gia thực hiện kế hoạch để đạt mục đích mà TCM đặt ra.

- Các nội dung quản lý được đánh giá hiệu quả thực hiện thấp là: Xác định các công việc thực hiện kế hoạch hoạt động TCM với chỉ 17,2% số phiếu được hỏi đánh giá tốt (với ĐTB = 2,53 xếp TB8); Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện… cho các hoạt động TCM với 53,8% số phiếu đánh giá tốt (với ĐTB = 3,16 xếp TB7).

Sở dĩ các nội dung quản lý này bị CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện thấp hơn bởi các lý do sau:

+ Để xác định các công việc thực hiện kế hoạch hoạt động TCM và lập được các kế hoạch khác phục vụ cho hoạt động TCM thì người tổ trưởng TCM phải có con mắt khái quát các công việc, phải có năng lực quản lý một cách sâu rộng. Trong khi đó, như đã đề cập đến ở trên, đa số các tổ trưởng TCM đều quản lý, điều hành TCM theo kinh nghiệm chứ chưa được tập huấn, đào tạo quản lý bài bản, vì vậy họ vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc xác định, dự kiến các công việc liên quan phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch.

+ Đôi khi, trong một số nhà trường, Hiệu trưởng can thiệp quá sâu vào việc chỉ đạo hoạt động TCM khiến cho tính chủ động trong quản lý của tổ trưởng TCM bị giảm sút, gây khó khăn cho họ trong việc thực hiện kế hoạch HĐ TCM.

Điều này dẫn đến việc thực hiện các nội dung quản lý trên được đánh giá là chưa thực sự hiệu quả. Như vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động TCM, Ban Giám hiệu cần chú trọng bồi dưỡng cho CBQL không chỉ về năng lực chuyên môn mà còn cần phải bồi dưỡng cả năng lực quản lý cho họ nữa.

Tóm lại, mức độ thực hiện công tác xây dựng kế hoạch hoạt động TCM trong các trường THCS tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đạt loại khá. Điều này cho thấy, mặc dù các CBQL trong các trường THCS đã quan tâm đến việc xây dựng kế

hoạch hoạt động TCM KHTN nhưng hiệu quả thực hiện ở các nội dung quản lý còn tương đối khiêm tốn. Kết quả thực hiện ở các nội dung quản lý không đồng đều. Trong đó, các nội dung được đánh giá tốt nhất: Xác định mục đích, chức năng, nhiệm vụ của TCM KHTN Xây dựng nội dung, kế hoạch hoạt động TCM KHTN. Các nội dung quản lý được thực hiện chưa tốt là Xác định các công việc thực hiện kế hoạch hoạt động TCM KHTN Lập các kế hoạch khác phục vụ cho hoạt động TCM KHTN.

2.3.3. Thực trạng tổ chức việc thực hiện kế hoạch HĐ TCM trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Qua phiếu khảo sát 279 khách thể (gồm 235 GV và 44 CBQL) về các thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động TCM tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, kết quả thu được thể hiện ở bảng sau: ở bảng 2.13:

Bảng 2.13. Thực trạng tổ chức việc thực hiện kế hoạch TCM ở trường THCS



TT


Nội dung quản lý

Đánh giá của khách thể



X



TB

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Triển khai kế hoạch hoạt

động TCM đã xây dựng

78

28.0

198

71.0



3

1.1

3,28

Tốt

3


2

Xác định các lực lượng tham gia QL và thực hiện

HĐ TCM.


81


29.0


174


62.4


24


8.6




3,29


Tốt


2


3

Chỉ đạo tổ trưởng TCM phân công nhiệm vụ cho GV trong tổ, đảm bảo tính công bằng hợp lý, khoa học

và sư phạm.


53


19.0


223


79.9


3


1.1




3,18


Khá


4


4

Bồi dưỡng năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức điều hành

TCM cho tổ trưởng TCM


75


26.9


144


51.6


60


21.5




3,05


Khá


8

5

Bồi dưỡng c.môn, nghiệp

vụ cho GV theo kế hoạch.

56

20.1

202

72.4

18

6.5

3

1.1

3,11

Khá

5

6

QL sinh hoạt TCM trong

nhà trường.

175

62.7

72

25.8

27

9.7

5

1.8

3,49

Tốt

1

7

Quản lý việc thực hiện kế

hoạch của TCM

48

17.2

207

74.2

24

8.6



3,09

Khá

7

8

Đánh giá việc thực hiện kế

hoạch của TCM

45

16.1

213

76.3

21

7.5



3,10

Khá

6


X chung = 3,19

Qua số liệu ở bảng 2.13 ta thấy:

- Kết quả công tác tổ chức việc thực hiện kế hoạch HĐ TCM trong các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ

thông mới được đánh giá là đạt loại khá (với X = 3,19). Các nội dung quản lý đều được đánh giá mức độ thực hiện từ trung bình khá trở lên. Điều này cho thấy, Hiệu trưởng và các CBQL trong các trường THCS tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã thực sự quan tâm đến quá trình tổ chức việc thực hiện kế hoạch HĐ TCM KHTN. Sở dĩ như vậy, bởi vì các nhà quản lý đều nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động TCM KHTN, chất lượng dạy học cũng như uy tín, thương hiệu của nhà trường luôn gắn liền với kết quả thực hiện hoạt động dạy học, hoạt động chuyên môn của nhà trường.

- Kết quả thực hiện ở các nội dung quản lý cũng được đánh giá là không đồng đều. Trong đó, các nội dung quản lý được đánh giá tốt nhất: Quản lý sinh hoạt TCM trong nhà trường với 62,7% số ý kiến đánh giá tốt (với ĐTB=3,49 xếp TB1); Tiếp theo là nội dung Xác định các lực lượng tham gia quản lý và thực hiện hoạt động TCM với 29% tổng số các phiếu đánh giá mức độ tốt (với ĐTB=3,29 xếp TB 2). Điều này rất phù hợp với thực tế, bởi vì việc quản lí sinh hoạt TCM KHTN trong nhà trường luôn được Hiệu trưởng và CBQL chú trọng thực hiện. Hiệu trưởng và các CBQL đều nhận thức rõ tầm quan trọng của việc quản lí sinh hoạt TCM KHTN. Nếu quản lí sinh hoạt TCM tốt thì sẽ tiến hành được đồng bộ các hoạt động giáo dục trong nhà trường và sẽ dẫn đến hiệu quả giáo dục cao.

BGH đã luôn có những biện pháp quản lí phù hợp như kiểm tra thường xuyên các hoạt động của TCM KHTN, tham gia trực tiếp vào quá trình kiểm tra, thanh tra toàn diện GV để kịp thời điều chỉnh những sai lệch trong quá trình giảng dạy cũng như quá trình giáo dục; tham dự các buổi họp, các buổi sinh hoạt TCM, có ý kiến chỉ đạo cụ thể, sát sao, có sự góp ý chi tiết, tỉ mỉ cho GV để điều chỉnh những sai lệch của họ.

Hiệu trưởng và CBQL đã xác định tốt được tầm quan trọng của các lực lượng tham gia quản lí và thực hiện hoạt động TCM KHTN như: phân công đội ngũ cán bộ GV chủ nhiệm lớp, phân công giáo viên dạy các môn học, GV bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém,… một cách phù hợp với năng lực, điều kiện sức khỏe, điều kiện gia đình, tinh thần trách nhiệm của họ. Vì thế chất lượng giáo dục trong các nhà trường luôn được đảm bảo tốt.

Các nội dung quản lý được đánh giá hiệu quả thực hiện thấp hơn là: Bồi dưỡng năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức điều hành TCM cho tổ trưởng TCM với chỉ 26,9% số phiếu được hỏi đánh giá tốt (với ĐTB=3,05 xếp TB 8); Quản lý việc thực hiện kế hoạch của TCM với chỉ 17,2% số phiếu được hỏi đánh giá tốt (với ĐTB=3,09 xếp TB 7).

Sở dĩ các nội dung quản lý này bị CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện thấp hơn là vì trong thực tế, phòng GD&ĐT, các nhà trường còn ít tổ chức các lớp bồi dưỡng về năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức điều hành cũng như năng lực quản lí việc thực hiện kế hoạch TCM cho đội ngũ tổ trưởng TCM. Hầu hết, các tổ trưởng TCM còn xây dựng kế hoạch, tổ chức điều hành TCM, quản lí việc thực hiện kế hoạch của TCM bằng kinh nghiệm thuần túy của cá nhân mà chưa được đào tạo một cách bài bản theo lý thuyết phương pháp luận quản lí giáo dục. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch và việc tổ chức thực hiện kế hoạch của tổ trưởng TCM còn có phần mò mẫm, thiếu khoa học, thậm chí là cóp nhặt, sao chép của đồng nghiệp.

Như vậy, mức độ tổ chức việc thực hiện kế hoạch HĐ TCM trường THCS bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới được đánh giá là đạt loại khá. Các nội dung quản lý đều được đánh giá mức độ thực hiện từ khá trở lên. Kết quả thực hiện ở các nội dung quản lý không đồng đều, trong đó, các nội dung quản lý: Quản lý sinh hoạt TCM trong nhà trường với 62,7% được đánh giá tốt nhất; Tiếp theo là nội dung Xác định các lực lượng tham gia quản lý và thực hiện hoạt động TCM. Các nội dung hiệu quả thực hiện thấp là: Bồi dưỡng năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức điều hành TCM cho tổ trưởng Quản lý việc thực hiện kế hoạch của TCM.

2.3.4. Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động TCM trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Kết quả tìm hiểu thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động TCM trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới. được thể hiện ở bảng 2.15.

Bảng 2.14. Thực trạng công tác chỉ đạo HĐ TCM ở trường THCS



TT


Nội dung quản lý

Đánh giá của khách thể


X


Xếp hạng


TB

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Chỉ đạo TCM xây dựng kế hoạch hoạt động TCM

194

69.5



85

30.5



3,39

Tốt

6


2

Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên đầu đàn trong hoạt động tổ chuyên môn


166


59.5


70


25.1


41


14.7


2


0.7


3,43


Tốt


3

3

Chỉ đạo TCM chú trọng nâng cao chất lượng từng bài dạy

143

51.3

107

38.4

29

10.4



3,41

Tốt

4

4

Chỉ đạo việc thực hiện nề nếp ra vào lớp theo quy định

217

77.8

21

7.5

41

14.7



3,63

Tốt

1

5

Chỉ đạo TCM sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học

107

38.4

158

56.6

7

2.5

7

2.5

3,31

Tốt

5


6

Chỉ đạo các TCM xây dựng và thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn, NV


198


71.0


53


19.0


28


10.0




3,61


Tốt


2


7

Chỉ đạo việc dạy chuyên đề trao đổi kinh nghiệm về đổi mới PP

dạy học, bồi dưỡng HS


124


44.4


85


30.5


26


9.3


44


15.8


3,04


Khá


7


X chung = 3,40

Kết quả thể hiện ở bảng 2.14 cho thấy: Các nội dung quản lý chỉ đạo HĐ TCM KHTN ở trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới được các khách thể đánh giá đạt loại tốt (với ĐTB= 3,40), trong đó nội dung được đánh giá thực hiện yếu nhất vẫn đạt loại khá ( X =3,04), nội dung thực hiện tốt nhất đạt loại tốt ( X = 3,61). Điều này cho thấy, việc chỉ đạo hoạt động TCM KHTN ở trường THCS được Hiệu trưởng rất quan tâm và thực hiện một cách thường xuyên. Có được kết quả này là do xuất phát từ việc Hiệu trưởng đã nhận thức rõ được vai trò của hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Đây chính là cơ sở để đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường cũng như của ngành GD nên họ đã có sự chỉ đạo hoạt động TCM rất sát sao.

Khi đề cập đến nội dung quản lý này, thầy giáo Dương Văn Kiên, Hiệu trưởng trường THCS Yên Sơn đã đánh giá: “Hoạt động của các TCM KHTN trong nhà trường chính là cơ sở quyết định chất lượng và hiệu quả trong hoạt động giáo dục

của nhà trường. Chất lượng giáo dục của nhà trường phổ thông chỉ có thể đạt được kết quả tốt khi TCM KHTN hoạt động tốt. Vì thế, trong việc quản lí các hoạt động của nhà trường, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc chỉ đạo hoạt động TCM”.

- Ở nội dung này, mức độ thực hiện từng nội dung quản lý không đồng đều mà xếp thành thứ bậc:

Các nội dung quản lý được đánh giá tốt nhất là Chỉ đạo việc thực hiện nề nếp ra vào lớp theo quy định với 77,8% số phiếu được đánh giá tốt (với ĐTB=3,63, xếp TB1); Tiếp theo là nội dung Chỉ đạo các TCM xây dựng và thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ với 71% tổng số các phiếu đánh giá mức độ tốt (với ĐTB=3,61 xếp TB2) và xếp thứ 3 là nội dung Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên đầu đàn trong hoạt động tổ chuyên môn với 59,5% tổng số các phiếu đánh giá mức độ tốt (với ĐTB=3,43 xếp TB3).

Sở dĩ, có được kết quả này là vì Hiệu trưởng nhà trường luôn coi nề nếp dạy học, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên và kinh nghiệm sư phạm của đội ngũ giáo viên là những tiêu chí hàng đầu trong việc đánh giá chất lượng dạy học của nhà trường, vì vậy họ đã rất coi trọng các nội dung quản lý này.

Các nội dung quản lý được đánh giá thấp hơn là: Chỉ đạo TCM xây dựng kế hoạch hoạt động TCM với chỉ 69,5% số phiếu được hỏi đánh giá tốt (với ĐTB=3,39 xếp TB6); Chỉ đạo việc dạy chuyên đề trao đổi kinh nghiệm về đổi mới PP dạy học, bồi dưỡng HS với 44,4% số phiếu đánh giá tốt (với ĐTB=3,04 xếp TB7). Mặc dù các nội dung quản lý này xếp thứ bậc thấp so với số các nội dung khác, nhưng chúng vẫn có điểm trung bình khá cao (xếp loại khá). Điều này cho thấy, các nội dung này vẫn được Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện nhưng đôi khi còn có phần lơi lỏng, thiếu tính quyết liệt và chưa thường xuyên. Qua thực tế ta thấy, việc trao đổi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng HSG cũng có vai trò rất quan trọng trong việc tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo. Vì vậy, Hiệu trưởng cũng cần quan tâm hơn nữa để chỉ đạo TCM KHTN thực hiện tốt các nhiệm vụ này.

Đi sâu tìm hiểu về vấn đề này, cô giáo Trần Diễm Giang, một GV giỏi có thâm niên công tác nhiều năm ở trường THCS Vô Tranh cho biết: “Trong sinh hoạt TCM KHTN, tinh thần tự học và học hỏi đồng nghiệp của chị em GV khá tốt nên kết quả giảng dạy luôn đảm bảo. Tuy nhiên, nếu được tham dự nhiều lớp chuyên đề về việc đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng HSG… thì kết quả dạy học sẽ tốt hơn,”.

Tóm lại, mức độ chỉ đạo hoạt động TCM của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới được

đánh giá là đạt loại tương đối tốt. Các nội dung quản lý đều được đánh giá mức độ thực hiện từ trung bình khá trở lên. Kết quả thực hiện ở các nội dung quản lý không đồng đều, trong đó: Nội dung được đánh giá tốt nhất: Chỉ đạo việc thực hiện nề nếp ra vào lớp theo quy định và nội dung quản lý được đánh giá hiệu quả thực hiện thấp là: Chỉ đạo việc dạy chuyên đề trao đổi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng HS.

2.3.5. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động TCM KHTN trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới Qua phiếu khảo sát 279 khách thể (gồm 235 GV và 44 CBQL) về các thực

trạng xây dựng kế hoạch hoạt động TCM KHTN tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.15. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá HĐ TCM KHTN ở trường THCS



TT


Nội dung quản lý

Đánh giá của khách thể


X

Hạng

Xếp

thứ

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%




1

Kiểm tra việc xây dựng kế

hoạch hoạt động TCM

22

7.9

237

84.9

14

5.0

6

2.2

2,99

Khá

8

2

Kiểm tra hoạt động của các

TCM trong nhà trường.

151

54.1

104

37.3

24

8.6



3,46

Tốt

5


3

Kiểm tra việc thực hiện các hoạt động của GV theo kế

hoạch đặt ra.


209


74.9


54


19.4


16


5.7




3,69


Tốt


3


4

Điều chỉnh những sai lệch

trong quá trình thực hiện kế hoạch HĐ TCM


252


90.3


26


9.3


1


0.4




3,90


Tốt


1


5

Đánh giá việc thực hiện mục

tiêu ở TCM, tổng kết, rút kinh nghiệm HĐ TCM.


172


61.6


69


24.7


38


13.6




3,48


Tốt


4


6

Đánh giá việc chia sẻ kiến thức chuyên môn, đổi mới

PPDH của GV trong TCM


79


28.3


199


71.3


1


0.4




3,28


Tốt


6


7

Đánh giá việc dự giờ thăm lớp, hỗ trợ và trợ giúp nhau để hoàn thiện các KN hiện có, bổ sung những KN mới và giải quyết các vấn đề liên quan tới lớp học của GV

trong TCM


212


76.0


67


24.0






3,76


Tốt


2


8

Đánh giá việc đáp ứng tiêu

chuẩn thực hiện nghiên cứu bài học của nhà trường đề ra.


69


24.7


194


69.5


16


5.7




3,19


Tốt


7


X chung = 3,47

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/06/2023