Quy Mô, Mạng Lưới Trường Lớp, Học Sinh Năm Học 2019-2020 Huyện Lục Nam Tỉnh Bắc Giang.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG THCS HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC‌

GIANG THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI


2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng‌

2.1.1. Vài nét về khách thể khảo sát

Lục Nam là một huyện miền núi của Tỉnh Bắc Giang gồm 25 xã và 2 thị trấn, trong đó có 5 xã đặc biệt khó khăn; 6 xã khu vực II trong đó có 14 thôn, bản đặc biệt khó khăn, có tổng diện tích 597,15km2. Dân số khoảng 21,8 vạn người gồm 9 dân tộc chủ yếu sinh sống: Kinh, Tày, Nùng, Cao lan, Hoa, Sán dìu, Sán chí, Dao và Mường; trong đó người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 13%. Lục Nam có vị trí chiến lược trọng yếu, có nhiều đường giao thông lớn nối liền với các huyện, các tỉnh trong vùng; cụ thể: Quốc lộ 31, Quốc lộ 37; tỉnh lộ 293; tuyến đường sắt Hà Nội-Quảng Ninh và đường sông Lục Nam.

2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

- Về kinh tế: Trong những năm qua, đặc biệt năm 2019 là năm có sự cố gắng vươn lên vượt bậc của các cấp chính quyền và nhân dân toàn huyện trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện lần thứ XXI, thực hiện kế hoạch 5 năm (2016

- 2020) và tiếp tục mở ra những thời cơ và thuận lợi mới cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nền kinh tế của huyện Lục Nam có những chuyển biến rõ rệt, cơ cấu nền kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực với mức tăng trưởng khá.

- Về GD đào tạo: Qui mô trường lớp được duy trì và ổn định; đã đạt phổ cập MN cho trẻ 5 tuổi vào năm 2013; công tác phổ cập GD TH đúng độ tuổi và phổ cập THCS được duy trì vững chắc; đội ngũ cán bộ quản lý, GV và nhân viên được tăng cường về số lượng, chất lượng đào tạo ngày càng cao; công tác xây dựng CSVC trường học, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được quan tâm đầu tư đến hết năm 2019 toàn huyện đã có 75 trường học đạt chuẩn quốc gia; chất lượng GD đang không ngừng phát triển và đạt kết quả khá cao, bước đầu đáp ứng nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, thúc đẩy các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, mục tiêu xoá đói giảm nghèo của địa phương.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được ở trên, Lục Nam còn không ít những khó khăn thách thức đó là: Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp còn cao trong cơ cấu kinh tế; thu nhập bình quân đầu người thấp. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn tuy đã được tăng cường một bước song chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển KT-XH; chất lượng một số tuyến đường giao thông nông thôn còn kém, giao thông đi lại còn rất khó khăn. Các điều kiện phục vụ dạy và học, nâng cao chất lượng GD toàn diện còn nhiều bất cập, chất lượng GD văn hoá chưa đồng đều giữa các xã, các vùng trong huyện. Huyện xác định phát triển KT-XH từ nay đến năm 2020 là phải nằm trong chiến lược phát triển của tỉnh theo hướng bền vững kinh tế - văn hóa - xã hội. Chuyển đổi cơ cấu và thực hiện CNH-HĐH phù hợp điều kiện của huyện nhằm đưa huyện đứng vào loại khá trong tỉnh, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa Lục Nam so với các huyện, thành phố mạnh của tỉnh, cùng với cả nước chủ động tham gia hội nhập kinh tế thế giới.

Hiện tại (năm học 2019-2020) toàn huyện có 91 trường từ MN đến THPT và 01 Trung tâm GD thường xuyên.

- Giáo dục THCS:có 25 trường THCS và 6 trường có 2 cấp học (TH&THCS). Tổng số lớp là 356 với 11709 học sinh, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp trên số trẻ trong độ tuổi là 99,9%; tỷ lệ trẻ hoàn thành chương trình TH vào lớp 6 là 100%; tỷ lệ duy trì sỹ số là 99,96%

Bảng 2.1. Quy mô, mạng lưới trường lớp, học sinh năm học 2019-2020 huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang.

STT

Ngành học, cấp học

Số trường

Số lớp

Số học sinh

1

MN

28

422

12833

2

TH

26

641

19678

3

TH&THCS

6


356


11709

4

THCS

25

Cộng

105

1419

44220

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 6

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Lục Nam, Bắc Giang)

Bảng 2.2. Quy mô phát triển trường lớp, học sinh cấp THCS huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang.

Năm học

Số trường

Số lớp

Số HS

Tỷ lệ huy động HS hoàn

thành CT TH vào lớp 6 (%)

2015-2016

31

383

11557

100

2016-2017

31

372

11658

100

2017-2018

31

362

11470

100

2018-2019

31

356

11410

100

2019-2020

31

356

11709

100

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Lục Nam, Bắc Giang)

Nhận xét: Qua số liệu ở 2 bảng trên ta thấy quy mô trường lớp các ngành học, cấp học của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang trong 5 năm qua cơ bản ổn định và đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trong huyện.

Đối với cấp THCS: trong 5 năm qua số trường học ổn định gồm 31 trường TH&THCS, THCS, PT DTNT (TH&THCS: 06 trường, THCS 24 trường, PT DTNT:

01 trường).

Số lớp, số học sinh giảm nhẹ dần (do giảm dân số tự nhiên): năm học 2015- 2016 có 383 lớp với 11557 học sinh, đến năm học 2019-2020 có 356 lớp với 11709 học sinh (giảm 27 lớp, tăng 152 học sinh).

Tỷ lệ huy động học sinh hoàn thành chương trình TH vào học lớp 6 được duy trì và đạt 100%.

- Chất lượng giáo dục đại trà: trong những năm gần đây chất lượng của các ngành học, cấp học đều giữ ổn định và có chiều hướng phát triển; cụ thể:

GD THCS: Xếp loại hạnh kiểm Khá, Tốt đạt 95,1%, tỷ lệ xếp loại Yếu 0,2%. Không có học sinh vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội. Xếp loại học lực Khá, Giỏi 51,89%. Tổ chức dạy nghề cho 3031 học sinh lớp 8 (đạt 100% số học sinh lớp 8). Có 21 trường tổ chức dạy tin học cho học sinh có 143 lớp 3818 học sinh, đạt 33,2%. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 97,8%, huy động được 80,5% số học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT, bổ túc THPT các trường Trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề. 100% các xã và huyện đạt chuẩn phổ cập GD THCS từ năm 2003, đến nay duy trì đạt kết quả vững chắc chuẩn quốc gia về phổ cập GD THCS.

Bảng 2.3. Chất lượng GD đại trà cấp THCS (xếp loại học lực)

huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang



Năm học

T. số học sinh

Kết quả xếp loại học lực (tỷ lệ%)

Giỏi

Khá

Tr. bình

Yếu

Kém

2015-2016

11557

10,66

42,51

41,26

5,25

0,26

2016-2017

11470

9,89

41,37

42,92

5,65

0,16

2017-2018

11410

10,4

43,5

41,5

4,4

0,1

2018-2019

11709

9,98

43,86

41,09

4,89

0.18

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Lục Nam, Bắc Giang)

- Chất lượng giáo dục mũi nhọn: được quan tâm đầu tư đúng mức, vì vậy kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh ngày càng cao, huyện Lục Nam thường đứng ở tốp đầu trong các huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang.

Bảng 2.4. Kết quả học sinh giỏi các cấp của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang


Kết quả

Năm

học

Số lượng giải học sinh giỏi các cấp

Lớp 5

Lớp 9

Lớp 12

Huyện

Tỉnh

QG

Huyện

Tỉnh

QG

Tỉnh

2015 -2016

308

19


685

34


75

2016 -2017

370

36

1

771

112

3

89

2017 -2018

389

42

3

796

119

5

118

2018 -2019

376

48

2

812

121

6

121

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Lục Nam, Bắc Giang)

Qua các bảng trên ta thấy chất lượng GD trong 4 năm qua của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang ở các cấp học nói chung và cấp THCS nói riêng có chiều hướng phát triển tốt cả về chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà.

Công tác đội ngũ luôn được quan tâm: số lượng cán bộ, GV đảm bảo đáp ứng theo quy định. Hàng năm, làm tốt công tác phát triển đảng trong các trường học, làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ, trong liên tục nhiều năm qua, đội ngũ GV các cấp học được cử đi học nâng cao trình độ. Đến nay, đội ngũ CBGV cơ bản đạt trình độ chuẩn trở lên [21].

Bảng 2.5. Số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL, GV các cấp học



Cấp học


SL CBQLGV


Tỷ lệ gv/lớp


Nữ

Trình độ đào tạo


Đảng viên

Trên chuẩn

Chưa đạt chuẩn

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

MN

678

1,39

672

99.1

323

47,64

0

0

313

46.2

TH

1191

1,47

848

71.2

692

58,1

0

0

538

45.2

THCS

835

2,15

472

56,52

579

69,34

0

50

565

67,66

(Nguồn báo cáo của Phòng GD&ĐT Lục Nam - Bắc Giang)

2.2. Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn KHTN ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

2.2.1. Mục đích, nhiệm vụ, khách thể, nội dung, phương pháp khảo sát

2.2.1.1. Mục đích khảo sát

Việc điều tra, khảo sát để tìm hiểu, thu thập thông tin thực tiễn liên quan đến đề tài, làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động TCM khoa học tự nhiên các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo định hướng đổi mới giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trong các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

2.2.1.2. Nhiệm vụ khảo sát

- Đánh giá thực trạng hoạt động TCM KHTN và quản lý hoạt động TCM KHTN trong các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo định hướng đổi mới giáo dục.

- Đánh giá thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động TCM KHTN trong các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo định hướng đổi mới giáo dục.

2.2.1.3. Mẫu khách thể khảo sát

Để thực hiện mục tiêu đánh giá thực trạng, đề tài đã tiến hành điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến ở 7 trường THCS trong các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang với các thành phần có ảnh hưởng trực tiếp, cụ thể:

Bảng 2.6. Thống kê CBQL, CBGV và trình độ được khảo sát


STT

Tên trường

CB quản lý

CB giáo viên


Số lượng

Trình độ

Số lượng

Trình độ

1

THCS Trường Sơn

9

Đại học

33

Đại học

2

THCS Vô Tranh

6

Đại học

41

Đại học

3

THCS Lan Mẫu

6

Đại học

32

Đại học

4

THCS Cẩm Lý

6

Đại học

32

Đại học

5

THCS Yên Sơn

6

Đại học

30

Đại học

6

THCS Chu Điện

6

Đại học

35

Đại học

7

THCS TT Đồi Ngô

6

Đại học

32

Đại học

Tổng số

44

235



2.2.1.4. Nội dung khảo sát

Để đánh giá thực trạng hoạt động TCM KHTN và thực trạng quản lý hoạt động TCM KHTN, chúng tôi đã tiến hành các hoạt động khảo sát như sau:

- Xây dựng phiếu hỏi với các đối tượng CBQL, giáo viên về các nội dung liên quan đến nhận thức về vai trò, chức năng, nhiệm vụ, những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TCM KHTN trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo định hướng đổi mới giáo dục.

- Khảo sát về thực hiện quản lý hoạt động TCM trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo định hướng đổi mới giáo dục.

- Tổng hợp và phân tích kết quả đánh giá hoạt động TCM và quản lý hoạt động TCM trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo định hướng đổi mới giáo dục.

Tiến hành khảo sát 44 phiếu hỏi cho dành cho CBQL thu lại được 44 phiếu (Phụ lục 2); Tiến hành khảo sát 240 phiếu hỏi cho dành cho CBGV 7 trường THCS và thu lại được 235 phiếu (Phụ lục 1).

2.2.1.5. Phương pháp khảo sát

Điều tra bằng phiếu hỏi online bằng Google Form và phương pháp thống kê toán học để xử lý bằng phần mềm SPSS 18 và định hướng kết quả nghiên cứu.

Tổng hợp số liệu qua các phiếu điều tra các đối tượng khảo sát được thể hiện qua các bảng biểu số liệu, từ đó đánh giá mức độ nhận thức, mức độ tổ chức thực hiện của các nội dung khảo sát.

2.2.1.6. Cách đánh giá

* Chuẩn cho điểm

Câu hỏi có 4 mức độ trả lời, cho điểm theo các mức: Mức 1: Tốt: 4 điểm.

Mức 2: Khá, Rất quan trọng, Rất khả thi: 3 điểm. Mức 3: Trung bình, Quan trọng, Ít: 2 điểm

Mức 4: Không quan trọng, Yếu, Không: 1 điểm

* Chuẩn đánh giá

- Mean (số trung bình): Trung bình số học được tính đơn giản bằng tổng của tất cả các giá trị của dữ liệu trong mẫu chia cho kích thước mẫu.

Ta dùng thang đo Likert 4 lựa chọn trong bảng khảo sát Khi đó Giá trị khoảng 1

Ta dùng thang đo Likert 4 lựa chọn trong bảng khảo sát. Khi đó: Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n = (4-1)/4 = 0,75

Ý nghĩa các mức như sau (Với mức 4) 1,00 - 1,75: Kém

1,76 - 2,51: Trung bình

2,52 - 3.27: Khá

3,28 - 4,00: Tốt

Nhóm 2: có 3 mức giá trị tương ứng với các mức độ đánh giá khảo sát:

+ Mức 1 (từ 1.0 đến dưới 1.5): Không quan trọng/ Không khả thi/ Yếu.

+ Mức 2 (từ 1.5 đến dưới 2.5): Ít / Khả thi / quan trọng.

+ Mức 3 (từ 2.5 đến dưới 3.5): Rất quan trọng / Rất khả thi / Nhiều. Ý nghĩa các mức như sau (Với mức 3).

1,00 - 1,7: yếu/ Không quan trọng/ Không khả thi. 1,71 - 2,38: Ít / Khả thi / quan trọng.

2,39 - 3.00: Rất quan trọng / Rất khả thi / Nhiều.

2.2.2. Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn KHTN trường trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới

2.2.2.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động TCM KHTN trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Để khảo sát nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của hoạt động TCM KHTN trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, nhằm đánh giá điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hoạt của TCM KHTN trong nhà trường, chúng tôi đã gửi Email các phiếu hỏi đến từng CBQL và GV.

Qua khảo sát 279 khách thể (235 GV và 44 CBQL) về tầm quan trọng của hoạt động TCM KHTN trong các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng sau: (Bảng 2.8).

Bảng 2.7. Tầm quan trọng của hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS

STT


Thầy (cô) đánh giá tầm quan trọng của các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn KHTN ở các trường THCS


Tổng số

Bình thường

Quan trọng

Rất quan trọng

1

THCS Trường Sơn

2

25

7

34




12.2%

2

THCS Vô Tranh

0

0

48

48




17.2%

3

THCS Lan Mẫu

0

38

1

39




14.0%

4

THCS Cẩm Lý

0

11

28

39




14.0%

5

THCS Yên Sơn

0

18

19

37




13.3%

6

THCS Chu Điện

0

0

42

42




15.1%

7

THCS TT Đồi Ngô

0

0

40

40




14.3%

Tổng


2

92

185

279

0.7%

33.0%

66.3%

100.0%


Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.7 cho thấy: CBQL và GV các trường THCS trên địa bàn địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đều nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động TCM KHTN trong nhà trường nói chung và trường THCS hiện nay. 99,3% CBQL, GV đều đánh giá là quan trọng (trong đó có 66,3% CBQL, GV đánh giá đây là hoạt động rất quan trọng; 33% đánh giá quan trọng) chỉ có 0,7% ý kiến nào đánh giá bình thường (thuộc về GV THCS Trường Sơn). Đây là một nhận thức đúng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của trường THCS và phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay. Sở dĩ các CBQL và GV đều nhận thức rõ điều đó bởi vì, nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường là dạy học và giáo dục HS đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và để thực hiện được những nhiệm vụ đó, TCM KHTN có vai trò và chức năng vô cùng quan trọng. TCM KHTN chính là nơi tập trung, quy tụ các cán bộ GV để thực hiện mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường. Các thành viên trong TCM KHTN là những người trực tiếp thực hiện quá trình giáo dục. Mọi mặt chất lượng giáo dục đều được quyết định ở chính đội ngũ GV trong các TCM KHTN. Nếu không có hoạt động của TCM KHTN thì nhà trường sẽ không thể thực hiện được nhiệm vụ mà xã hội giao phó.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 17/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí