Vai Trò Của Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Thcs Hiện Nay

Để tìm hiểu nhận thức của CBQL và giáo viên về các chức năng, nhiệm vụ cụ thể của TCM KHTN, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi và thu được kết quả như sau: (Bảng 2.8).

Bảng 2.8. Vai trò của hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS hiện nay


TT

Vai trò

Đồng

ý

(%)

Không

đồng ý

%

Xếp

thứ

1

Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành của

nhà trường.

272

97,5

7

2,5

3

2

Là nơi trực tiếp triển khai các mặt HĐ giáo dục

và dạy học.

272

97,5

7

2,5

4


3

Là đầu mối quản lí mà Hiệu trưởng dựa vào đó để quản lí nhà trường trên nhiều phương diện, nhưng cơ bản là hoạt động giáo dục, dạy học và

HĐSP của giáo viên.


265


95


14


5


6


4

Là nơi tập hợp, đoàn kết giáo viên trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ giáo viên trong tổ hoàn

thành tốt nhiệm vụ.


276


98,9


3


1,1


1


5

HĐ TCM tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng SP và phát huy khả năng sáng tạo thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo

luận, chia sẻ sau khi dự giờ.


274


98,2


5


1,8


2


6

Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà nhà trường trường, tạo môi trường làm việc, dạy

và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người.


271


97,1


8


2,9


5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Kết quả bảng 2.8 cho thấy: Đa số các CBQL và giáo viên đều nhận thức rõ vai trò của hoạt động TCM (với trên 97% ý kiến đánh giá trở lên).

Trong đó, ở nội dung: Là nơi tập hợp, đoàn kết giáo viên trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ giáo viên trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ, có 276/279 (chiếm 98,9%%) ý kiến đồng ý.

Tiếp theo là nội dung: HĐ TCM KHTN tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng SP và phát huy khả năng sáng tạo thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ. Có 274/279 (chiếm 98,2%) ý kiến đồng ý. Sở dĩ như vậy, bởi vì đa số GV đều nhận thức rõ vai trò của TCM KHTN trong nhà trường. Đây là nơi mọi GV phải thường xuyên giao lưu, trao đổi với đồng nghiệp để cùng thực hiện nhiệm vụ giáo dục, là nơi họ thảo luận, đúc rút các kinh nghiệm qua từng hoạt động, qua các giờ lên lớp. Trong TCM, GV được cọ sát, được khẳng định mình, được học hỏi, rút kinh nghiệm cho bản thân những bài học quý giá trong chuyên môn. Chính từ TCM mà GV lớn lên, trưởng thành về cả chuyên môn, nghiệp vụ cũng như các kĩ năng khác.

Nội dung CBQL và GV đánh giá tầm quan trọng thấp nhất là: Là đầu mối quản lí mà Hiệu trưởng dựa vào đó để quản lí nhà trường trên nhiều phương diện, nhưng cơ bản là hoạt động giáo dục, dạy học và HĐSP của giáo viên. với 265/279 (chiếm 95%) ý kiến đồng ý. Tuy bị đánh giá tầm quan trọng thấp nhất trong số 6 vai trò của tổ chuyên môn nhưng nội dung này vẫn chiếm tỉ lệ rất cao (95%), điều này cho thấy, Hiệu trưởng quản lý nhà trường không chỉ dựa vào hoạt động của mỗi TCM KHTN mà còn nhiều thành phần khác. Qua đó thể hiện các CBQL và GV đã nghiên cứu kỹ lưỡng về TCM KHTN, chức năng, nhiệm vụ của TCM KHTN cũng như chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên trong TCM, vì vậy họ thấy rõ tầm quan trọng, ý nghĩa của hoạt động TCM trong các trường THCS nói chung và trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang nói riêng.

2.2.2.2. Thực trạng mức độ thực hiện các hình thức hoạt động TCM KHTN trường THCS tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

CBQL và GV nhận thức rất tốt về tầm quan trọng, chức năng, nhiệm vụ của TCM KHTN, tuy nhiên, trong các nhà trường THCS, các hình thức hoạt động TCM có được thực hiện thường xuyên hay không? Hiệu quả ra sao? Để tìm hiểu vấn đề này, tôi tiến hành điều tra 44 CBQL và 235 GV tại 7 trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.9. Mức độ thực hiện các hình thức hoạt động TCM KHTN ở nhà trường



STT


Các hình thức hoạt động tổ chuyên môn

Mức độ thực hiện

X

Xếp hạng

Xếp thứ

TX

Đôi khi

Không

SL

%

SL

%

SL

%

1

Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của TCM.

231

82,8

40

14,3

8

2,9

2,8

TX

7

2

Hướng dẫn xây dựng kế hoạch cá nhân của

tổ viên.

236

84,6

39

14

4

1,4

2,83

TX

6

3

Quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên.

182

65,2

93

33.3

4

1.4

2,64

TX

8

4

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

cho giáo viên theo kế hoạch.

254

91.0

18

6.5

7

2.5

2,89

TX

4

5

Duy trì chế độ sinh hoạt hai tuần một lần

theo đúng quy định.

237

84.9

41

14.7

1

0,4

2,85

TX

5

6

Tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên

của tổ theo chuẩn giáo viên.

255

91.4

24

8.6



2,91

TX

3

7

Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với GV

260

93.2

15

5.4

4

1.4

2,92

TX

2

8

Kiểm tra, đánh giá thực hiện nhiệm vụ

theo kế hoạch.

244

87.5

35

12.5



2,98

TX

1

Chung


X = 2,85

Nhận xét:

Kết quả thể hiện ở bảng 2.9 cho thấy, mức độ thực hiện các hoạt động của TCM KHTN ở các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang được CBQL và GV đánh giá thực hiện ở trung bình mức thường xuyên (ĐTB =2,85). Điều này cho thấy, mặc dù CBQL và GV ý thức rất rõ tầm quan trọng của hoạt động TCM KHTN.

Các mức độ thực hiện hoạt động TCM không đều nhau: có những hình thức hoạt động TCM thì thường xuyên được thực hiện nhưng có những hình thức hoạt động TCM thì ít khi thực hiện. Trong đó:

Nội dung kiểm tra, đánh giá thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch. (với ĐTB= 2,98 - xếp thứ 1).

Tiếp theo là đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với GV (với ĐTB = 2,92; xếp thứ 2). Kết quả khảo sát này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả quan sát hoạt động TCM tại các trường THCS trên địa bàn bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang của tôi. Sở dĩ như vậy là do có sự chỉ đạo sát sao của BGH đối với việc hoạt động của TCM KHTN và do sự chỉ đạo chuyên môn của phòng GD&ĐT huyện đối với các trường THCS trên địa bàn.

Hoạt động được đánh giá thấp nhất đó là Quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên, có 182/279 ý kiến đánh giá thường xuyên thực hiện (chiếm 65,2%), và 93/279 ý kiến đánh giá là đôi khi (chiếm 33,3%) với ĐTB= 2,64, xếp thứ 8. Lý giải về vấn đề này, Thầy giáo Nguyễn Văn Hậu, tổ trưởng tổ Khoa học Tự nhiên, trường THCS Yên Sơn cho biết: “Việc Quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên trong trường chúng tôi, thông thường chỉ xảy ra ở đầu năm học. Hàng tháng hoặc học kỳ có thể có sự điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế chứ chúng tôi không thường xuyên quản lý kế hoạch cá nhân của GV”. Đó là lý do chính khiến cho hình thức này không được TCM thực hiện thường xuyên.

Hoạt động được đánh giá mức độ thực hiện thấp thứ hai đó là Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của TCM KHTN có ĐTB=2,8 xếp thứ 7. Thực tế này cũng hoàn toàn trùng khớp với lý giải của thày giáo Nguyễn Văn Hậu ở trên, vì việc xây dựng kế hoạch chung của TCM thường chỉ thực hiện ở đầu mỗi năm học, căn cứ vào kế hoạch chung của TCM, mỗi tổ viên xây dựng kế hoạch cá nhân nhằm hoàn thành tốt kế hoạch

chung, vì vậy kế hoạch cá nhân của tổ viên cũng chỉ xây dựng một lần đầu năm học và đầu học kỳ.

CBQL và GV đánh giá mức độ thường xuyên thực hiện các các hình thức hoạt động TCM KHTN ở mức độ thường xuyên, vậy hiệu quả thực hiện hoạt động TCM KHTN ra sao? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.10. Hiệu quả thực hiện các hình thức hoạt động TCM ở nhà trường



STT


Hoạt động

của tổ chuyên môn

Hiệu quả thực hiện



X


Hạng


TB

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của TCM.


54


19,3


98


35.1


49


17.6


78


28.0


2,47


TB


8


2

Hướng dẫn xây dựng kế hoạch cá nhân của tổ viên.


150


53.8


27


9.7


100


35.8


2


0,7


3,16


Khá


6


3

Quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên.


143


51.3


107


38.4


29


10.4




3,41


Tốt


3


4

Tổ chức bồi dưỡng chuyên

môn, nghiệp vụ cho giáo viên theo kế hoạch.


165


59.1


28


10.0


84


30.1


2


0,7


3,28


Tốt


4


5

Duy trì chế độ sinh hoạt hai tuần một lần theo đúng quy định.


198


71.0


53


19.0


28


10.0




3,61


Tốt


1


6

Tham gia đánh giá, xếp loại

các thành viên của tổ theo chuẩn giáo viên.


150


53.8


27


9.7


100


35.8


2


0,7


3,16


Khá


6


7

Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với GV


107


38.4


132


47.3


29


10.4


11


3.9


3,20


Khá


5


8

Kiểm tra, đánh giá thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch.


166


59.5


70


25.1


41


14.7


2


0,7


3,43


Tốt


2

Chung X = 3,14

Kết quả thể hiện ở bảng 2.10 cho thấy:

- Hiệu quả hoạt động TCM KHTN của các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang được CBQL và GV đánh giá thực hiện ở mức độ Khá (ĐTB = 3,14). Điều này cho thấy, BGH các trường THCS và các tổ trưởng TCM đã nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động TCM KHTN đối với sự phát triển của nhà trường nói chung cũng như đối với hiệu quả việc thực hiện hoạt động dạy học trong trường nói riêng nên đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo và điều hành sát sao hoạt động này.

- Hiệu quả việc thực hiện các hình thức hoạt động của TCM KHTN không đều nhau mà xếp theo thứ bậc từ mức độ khá đến mức độ tốt. Trong đó:

Các mức độ thực hiện hoạt động TCM không đều nhau: có những hình thức hoạt động TCM thì thường xuyên được thực hiện nhưng có những hình thức hoạt động TCM thì ít khi thực hiện. Trong đó:

Hình thức được đánh giá thực hiện thường xuyên nhất là Duy trì chế độ sinh hoạt hai tuần một lần theo đúng quy định (với ĐTB= 3,61, xếp thứ 1).

Tiếp theo là hình thức Kiểm tra, đánh giá thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch (với ĐTB = 3,43, xếp thứ 2). Kết quả khảo sát này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả quan sát hoạt động TCM tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam của chúng tôi. Sở dĩ như vậy là do có sự chỉ đạo sát sao của BGH đối với việc hoạt động của TCM KHTN và do sự chỉ đạo chuyên môn của phòng GD&ĐT Huyện đối với các trường THCS trên địa bàn.

Hoạt động được đánh giá thấp nhất đó là Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của TCM có 54/279 ý kiến đánh giá tốt (chiếm 19,3%), 98/279 ý kiến đánh giá là khá (chiếm 35,1%), có 49/279 đánh giá mức trung bình (chiếm 17,6%), và có 78/279 ý kiến đánh giá yếu (chiếm 28%), với ĐTB= 3,16, xếp TB 8. Lý giải về vấn đề này, thầy giáo Nguyễn Văn Hậu, tổ trưởng tổ Khoa học Tự nhiên, trường THCS Huyền Sơn cho biết: “Việc xây dựng kế hoạch chung của TCM trong trường chúng tôi, thông thường chỉ xảy ra ở đầu năm học. Hàng tháng hoặc học kỳ có thể có sự điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế chứ chúng tôi không thường xuyên xây dựng kế hoạch hoạt động chung của TCM”. Đó là lý do chính khiến cho hình thức này không được TCM thực hiện thường xuyên.

Hoạt động được đánh giá mức độ thực hiện thấp thứ hai đó là Hướng dẫn xây dựng kế hoạch cá nhân của tổ viên Tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của

tổ theo chuẩn giáo viên đều có ĐTB=2,21, xếp TB6. Thực tế này cũng hoàn toàn trùng khớp với lý giải của thầy giáo Nguyễn Văn Hậu ở trên, vì việc xây dựng kế hoạch chung của TCM KHTN thường chỉ thực hiện ở đầu mỗi năm học, căn cứ vào kế hoạch chung của TCM, mỗi tổ viên xây dựng kế hoạch cá nhân nhằm hoàn thành tốt kế hoạch chung, vì vậy kế hoạch cá nhân của tổ viên cũng chỉ xây dựng một lần đầu năm học và đầu học kỳ. Ngoài ra việc Tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo chuẩn giáo viên cũng chỉ được thực hiện ở cuối mỗi học kỳ và cuối năm học theo kế hoạch chung của nhà trường và của Phòng GD&ĐT. Do đó, các khách thể cũng không đánh giá cao mức độ thực hiện thường xuyên của các hình thức hoạt động này là điều dễ hiểu.

Thực trạng này đòi hỏi cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao hơn của lãnh đạo các nhà trường để các TCM KHTN làm tốt hơn công tác xây dựng kế hoạch, từ đó sẽ thúc đẩy TCM KHTN hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của nhà trường.

Với mức độ thực hiện các hình thức hoạt động của TCM như trên, chúng tôi nhận thấy cần nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động TCM để từ đó đề xuất được những biện pháp quản lý hữu hiệu hơn, góp phần làm cho hoạt động TCM thực sự hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Để nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động TCM KHTN trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, tôi sẽ tiến hành khảo sát 279 khách thể (gồm 235 GV và 44 CBQL) trên các nội dung sau:

2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý về tầm quan trọng của quản lý hoạt động TCM KHTN trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang Kết quả khảo sát 279 khách thể (gồm 235 GV và 44 CBQL) về tầm quan trọng

của quản lý hoạt động TCM KHTN trường THCS tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.11. Tầm quan trọng của các biện pháp QL HĐ TCM KHTN ở các trường THCS



TT


Biện pháp quản lý

Đánh giá của khách thể


X


Xếp hạng


Thứ tự

Rất QT

QT

Không

QT

SL

%

SL

%

SL

%

1

Xây dựng kế hoạch hoạt

động của TCM

249

89.2

29

10.4

1

0.4

2,89

Rất QT

1

2

Tổ chức việc thực hiện kế

hoạch của TCM.

240

86.0

36

12.9

3

1.1

2,85

Rất QT

2

3

Chỉ đạo hoạt động TCM

222

79.6

54

19.4

3

1.1

2,78

Rất QT

3

4

Kiểm tra đánh giá hoạt động

TCM

145

52.0

129

46.2

5

1.8

2,50

Rất QT

4


X chung = 2,76

Nhìn vào bảng 2.11, có thể thấy, các CBQL và GV đánh giá cao tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động TCM KHTN trong các trường THCS (với X = 2,76), trong đó ở biện pháp quản lý khác nhau thì mức độ quan trọng cũng được đánh

giá khác nhau:

Biện pháp quản lý Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn được đánh giá quan trọng nhất (với X = 2,89 xếp thứ 1), nghĩa là 89,2% CBQL và GV đánh giá việc Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn là rất quan trọng.

Điều đó cho thấy CBQL và GV đều có nhận thức tốt về vai trò, ý nghĩa, tầm quan

trọng việc xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM KHTN.

Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên, là xuất phát điểm của mọi quá trình quản lý. Bất kể là cấp quản lý cao hay thấp, việc lập ra được những kế hoạch có hiệu quả sẽ là chiếc chìa khoá cho việc thực hiện một cách hiệu quả những mục tiêu đã đề ra. Quản lý hoạt động TCM ở trường THCS cũng không nằm ngoài xu thế đó, nó chỉ có thể đạt được hiệu quả tốt nhất khi các TCM xây dựng được kế hoạch hoạt động tốt nhất, hợp lý nhất. Chính vì thế, các CBQL và GV đánh giá cao tầm quan trọng của nội dung quản lý này là điều dễ hiểu.

Việc Tổ chức việc thực hiện kế hoạch của TCM được đánh giá quan trọng thứ hai trong các nội dung quản lý (với ĐTB = 2,85 xếp TB2), trong đó có 86% ý kiến đánh giá rất quan trọng, 12,9% đánh giá quan trọng và 1,1% đánh giá không quan

trọng. Thực tế cho thấy, việc việc xây dựng kế hoạch hoạt động TCM rất quan trọng. Tuy nhiên, kế hoạch có tốt đến đâu nhưng việc tổ chức thực hiện không hiệu quả thì cũng không thể đạt được mục đích quản lý. Vì vậy, công tác tổ chức việc thực hiện kế hoạch của TCM có tầm quan trọng không hề nhỏ.

Biện pháp quản lý được đánh giá là ít quan trọng nhất trong 4 nội dung quản lý là Kiểm tra đánh giá hoạt động TCM (với ĐTB = 2,5 xếp TB4): 52% ý kiến đánh giá quan trọng, 46,2% đánh giá quan trọng và 1.8% đánh giá không quan trọng. Như vậy, việc kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch được CBQL và GV đánh giá cũng là một trong những khâu quan trọng trong quản lý hoạt động TCM trong các trường THCS.

Kết quả trên cho thấy các CBQL và GV rất coi trọng tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động TCM KHTN trong các trường THCS hiện nay. Vậy, cụ thể công tác này được thực hiện như thế nào, chúng tôi xin tìm hiểu và phân tích kỹ hơn với các nội dung dưới đây.


Biểu đồ 2 1 Tầm quan trọng của các biện pháp quản lý hoạt động TCM 2 3 2 1

Biểu đồ 2.1. Tầm quan trọng của các biện pháp quản lý hoạt động TCM


2.3.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động TCM KHTN trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang chương trình giáo dục phổ thông mới

Qua phiếu khảo sát 279 khách thể (gồm 235 GV và 44 CBQL) về các thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động TCM tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/06/2023