Nguyên Tắc Đảm Bảo Tính Khả Thi, Tính Hiệu Quả

- Ban Giám đốc đã chỉ đạo cụ thể hóa các văn bản, nghị quyết, chính sách trong chăm sóc, giáo dục trẻ; xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục của Giám đốc đến phòng Giáo dục - Tư vấn, Phòng Y tế - Chăm sóc thực hiện rất thường xuyên và kết quả đạt được tốt.

- Cơ sở vật chất như phần nào đáp ứng được công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Hiện nay, Trung tâm nhận được sự tài trợ của Dự án Hy vọng (Cộng hòa Liên bang Đức) hỗ trợ cho các trẻ trong cấp học tiểu học mỗi năm là 100 triệu. Ngoài ra, các tổ chức, nhà hảo tâm, các doanh nghiệp ủng hộ trẻ quần áo, chăn, đồ dùng học tập… cho trẻ nhằm động viên về vật chất và tinh thần cho trẻ.

- Các chế độ của đối tượng (tiền ăn trong tháng và tiền sinh hoạt phí theo năm) tại Trung tâm được bảo đảm theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Quyết định 362/QĐ-UBND ngày 26/3/2015 của UBND tỉnh về việc quy định mức trợ cấp chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội trên địa bàn tỉnh.

2.6.2. Khó khăn, hạn chế, Nguyên nhân của hạn chế

* Khó khăn trong quản lý chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm BTXH & CTXH tỉnh Bắc Kạn

- Chính thức đi vào hoạt động được gần 1 năm, công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng của Trung tâm cơ bản ổn định. Mặc dù còn có những khó khăn nhất định do đối tượng mà đơn vị đang thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng thuộc nhiều độ tuổi, nhiều trường hợp phải chăm sóc, phục vụ tại chỗ như đã nói ở trên; các cháu nhỏ tâm lý kém, không ổn định nên phải quan tâm nhiều hơn, khi đi học phải đưa - đón. Các thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng cho đối tượng là người tâm thần, người bị khuyết tật hiện chưa được đầu tư. Cùng với đó, đường từ quốc lộ 3 vào Trung tâm rất khó khăn, đặc biệt khi trời mưa… đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động chung.

- Trung tâm BTXH tỉnh Bắc Kạn vẫn còn nhiều khó khăn như: Chế độ ăn tuy được quan tâm, cải thiện, song vẫn chưa đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng dành

cho trẻ với mức chung bình 810.000 đồng/người/tháng còn thấp; khuôn viên sân vườn chưa đồng bộ, thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng còn thiếu; chế độ đãi ngộ, lương cho nhân viên còn thấp…

- Còn tồn tại tư tưởng cho rằng công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm BTXH & CTXH tỉnh Bắc Kạn là công việc của Nhà nước, vì vậy còn có sự thiếu hiểu biết, sự quan tâm của cộng đồng đến chăm sóc, giáo dục trẻ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

- Chỉ có một nhân viên làm công tác tham vấn ở Trung tâm, vì thế, chưa kịp thời động viên, chia sẻ để giải quyết những căng thẳng với từng trẻ tại Trung tâm.

- Trung tâm BTXH & CTXH tỉnh Bắc Kạn mới thành lập theo Quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 31/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, vì vậy cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa đáp ứng đủ điều kiện trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn - 10

- Đội ngũ cán bộ, nhân viên thiếu về số lượng, chưa đào tạo đúng chuyên môn, nghiệp vụ về chăm sóc, giáo dục trẻ, chưa đào tạo kỹ năng và kiến thức về công tác xã hội tại Trung tâm BTXH & CTXH.

Cán bộ, nhân viên Trung tâm BTXH & CTXH tỉnh Bắc Kạn gặp khó khăn trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Một phần nguyên nhân vì môi trường kinh tế - xã hội tại tỉnh Bắc Kạn còn thấp, nhiều trẻ em bị bỏ rơi xuất thân từ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn và gặp phải những chấn thương về tâm lý. Một số trẻ em bị bỏ rơi gặp triệu chứng về rối loạn nhân cách, trong đó có tính chống xã hội, nếu người chăm sóc và giáo dục trẻ thờ ơ dẫn đến tình trạn trẻ có cảm nghĩ giận hờn, không chia sẻ cảm xúc.

Một số trẻ có tâm trạng đau khổ, lo lắng, thậm chí không tham gia vào hoạt động vui chơi và hoạt động ngoại khóa do Trung tâm tổ chức, một số trẻ ít tập trung, đôi khi trẻ căng thẳng hoặc dễ bị kích động dẫn đến phá phách khi có cảm xúc mạnh. Sự thiếu hụt nguồn lực về nhân viên tham vấn tâm lý cho trẻ cũng là một trong những khó khăn trong chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm.

* Hạn chế trong quản lý chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm BTXH & CTXH tỉnh Bắc Kạn

- Công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ vẫn chưa được tiến hành ở mức độ thường xuyên, vẫn còn mang tính hình thức. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã được thực hiện, tuy nhiên cán bộ quản lý còn thụ động, phụ thuộc vào kế hoạch của các cấp trên.

- Số lượng cán bộ, nhân viên, giáo viên còn ít, hiện nay năng lực và trình độ của đội ngũ này còn hạn chế, các hình thức và phương pháp giáo dục rất nghèo nàn, không phù hợp với trẻ.

Cán bộ, nhân viên vẫn thiếu hụt về phương pháp và kĩ năng đặc thù trong chăm sóc, giáo dục trẻ, thiếu tài liệu, thiếu các thiết bị giáo dục và hỗ trợ. CBQL cũng chưa chỉ đạo thường xuyên về đổi mới các phương pháp, hình thức trong chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Hình thức dạy nghề và tạo việc làm cho trẻ chưa đem lại hiệu quả tốt, trẻ thường được dạy những nghề cơ bản, không đòi hỏi kỹ năng và trình độ cao.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên Phòng Giáo dục - Tư vấn và đội ngũ cán bộ, nhân viên Phòng Y tế

- Chăm sóc chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng, hiện nay mới chỉ có một bác sĩ. Chính sách chăm lo cho cán bộ, nhân viên còn chậm được điều chỉnh.

- Các điều kiện về trang thiết bị dạy học và cơ sở vật chất của Trung tâm chưa đáp ứng được yêu cầu.

Kết luận chương 2


Khảo sát thực trạng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn cho thấy nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn. Trong thực hiện các nội dung của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ đã đảm bảo các điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm; CB tại TT thường xuyên sử dụng phương pháp khuyên giải, giao việc, rèn luyện, PP nêu gương và PP thuyết phục kết hợp cùng các hình thức tự học và dạy học hòa nhập… Trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một số cán bộ thiếu kinh nghiệm và chưa có kỹ năng tham vấn tâm lý, nên chưa giúp trẻ nhận thấy giá trị và tiềm năng của trẻ khi hòa nhập trở lại cộng đồng. Mặt khác, hiện nay cơ sở vật chất không đáp ứng đủ các thiết bị y tế cho chăm sóc trẻ.

Qua nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn, bên cạnh những mặt mạnh như xây dựng môi trường văn hóa bình đẳng, không phân biệt với trẻ, tổ chức phổ biến kế hoạch đến cán bộ, giáo viên, nhân viên cùng trao đổi và tổ chức sắp xếp điều kiện tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực để phối hợp và liên kết thực hiện kế hoạch, Bên cạnh đó, không có kiểm tra, đánh giá cho từng hoạt động đã nêu mà chỉ đạo kiểm tra, đánh giá còn hình thức, chung chung.

Khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn cho thấy các yếu tố như điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ CB và NV, nhận thức của cán bộ, giáo viên về chăm sóc, giáo dục trẻ là những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả quản lý chăm sóc, giáo dục trẻ. Vì vậy, cần chú trọng xây dựng các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ Ở TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI‌

TỈNH BẮC KẠN


3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Trong hoạt động quản lý chăm sóc, giáo dục trẻ em ở Trung tâm Bảo trợ xã hội và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn thì nguyên tắc đảm bảo tính mục đích đặt ra yêu cầu các biện pháp nêu trong luận văn cần chú trọng nâng cao hiệu quả quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu và nội dung của chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm. Các biện pháp đưa ra nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ về dinh dưỡng, học tập, nhận thức, tình cảm, kỹ năng sống và giáo dục hướng nghiệp cho trẻ.

Hoạt động quản lý cần phải xác định được các mục tiêu và tìm được các biện pháp phù hợp nhằm thực hiện các mục tiêu đó, vì vậy, các biện pháp đề xuất trong luận văn phải phù hợp với mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn, đảm bảo trẻ được hòa nhập với cộng đồng, được học tập và phát huy năng lực của mình

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện

Các biện pháp đề xuất trong luận văn đòi hỏi sự phối hợp của các cán bộ, nhân viên trong Trung tâm Bảo trợ xã hội và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn, tác động lên nhận thức, hành động để hoạt động quản lý chăm sóc, giáo dục trẻ đạt hiệu quả tốt nhất. Toàn bộ các biện pháp phải nằm trong một chỉnh thể, biện pháp này bổ sung, hỗ trợ cho biện pháp kia để tác động một cách toàn diện đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn không chỉ bằng những tác động cụ thể mà cần đảm bảo tính đồng bộ để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu của các mục tiêu đề ra. Tính đồng bộ thể hiện, trong chăm sóc, giáo dục

trẻ phải theo chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục & Đào tạo, đảm bảo cho trẻ tham gia hoạt động học tập hòa nhập với những trẻ khác và hòa nhập với cộng đồng.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn được đề xuất phải dựa trên cơ sở lý luận khoa học, dựa trên sự phân tích thực tiễn, đáp ứng với các yêu cầu thực tế để đảm bảo cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao, đảm bảo chất lượng cao với chi phí, thời gian và công sức thấp nhất; đồng thời phải đảm bảo tính khả thi cao, có thể vận dụng được vào thực tiễn quản lý tại Trung tâm Bảo trợ xã hội và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tiếp cận dựa trên Quyền trẻ em

Khi đề xuất các biện pháp phải dựa trên căn cứ về Quyền trẻ em, Luật bảo vệ trẻ em 2016, đó chính là quyền được đối xử bình đẳng và quyền được hưởng một nền giáo dục chất lượng. Vì vậy, đề xuất các biện pháp quản lý chăm sóc, giáo dục trẻ em tại Trung tâm Bảo trợ xã hội và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn phải đảm bảo được các điều kiện nhằm tạo cơ hội tốt nhất cho trẻ được học tập, phát triển và hòa nhập xã hội. Vì vậy cần đáp ứng nguyên tắc đảm bảo quyền trẻ em trong mọi quyết định quản lý, mọi biện pháp đưa ra, để trẻ em là trung tâm nhận được mọi lợi ích đạt được.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn

3.2.1. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với điều kiện thực tế của Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn

a. Mục tiêu của biện pháp

Để cụ thể hóa các mục tiêu của quản lý chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn, kế hoạch phải thể hiện qua trong các bảng chương trình, kế hoạch hành động, những yếu tố ảnh hưởng, người tham gia, nguồn lực sử dụng và quy định rõ thời gian thực hiện.

Yêu cầu đối với xây dựng mục tiêu cụ thể, kế hoạch chi tiết phải nêu rõ được: Nội dung kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và chỉ đạo thực hiện, kiểm tra và đánh giá, thời gian hoàn thành, các nguồn lực cần thiết, người thực hiện, kết quả mong đợi của Ban giám đốc trong phạm vi nguồn lực cho phép.

b. Nội dung và cách thức thực hiện

Quy trình thực hiện như sau:

- Kế hoạch nêu rõ hoàn cảnh, đặc điểm của trẻ tại TT BTXH & CTXH.

- Kế hoạch nêu rõ mục tiêu, nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Kế hoạch đánh giá năng lực của cán bộ, nhân viên TT, phân công nguồn nhân lực có trách nhiệm thực hiện và thời gian hoàn thành kế hoạch.

- Kế hoạch nêu rõ nguồn lực về cơ sở vật chất, sự phoosii hợp của các Phòng liên quan và các tổ chức, doanh nghiệp, chính quyền địa phương trong thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ.

CBQL chỉ đạo đánh giá nhu cầu được chăm sóc, giáo dục của trẻ: Đây là công tác quan trọng nhất trước khi xây dựng mục tiêu, kế hoạch. Nhìn nhận Phòng Giáo dục - Tư vấn và Phòng Y tế - Chăm sóc là trực tiếp chăm sóc về dinh dưỡng, thể chất, tinh thần cho trẻ, nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ… phải đặt lên hàng đầu. Công tác đánh giá nhu cầu của trẻ cho phép cán bộ quản lý, cán bộ và nhân viên trong Trung tâm có cái nhìn thực tế về nhu cầu và phân loại nhu cầu theo khả năng đáp ứng của Trung tâm. Căn cứ nhu cầu có khả năng đáp ứng để tiến hành xây dựng mục tiêu giáo dục và kế hoạch hoạt động để đạt được mục tiêu đó.

Trên cơ sở này, CBQL chỉ đạo xây dựng kế hoạch để xác định mục tiêu, nội dung, nguồn lực, thời gian, sự phối hợp các tổ chức, các lực lượng giáo dục trong tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ. Bản kế hoạch phải khái quát, mang tính khoa học, tính cụ thể, tính hiệu quả và tính khả thi. Chú ý đến phân công nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân.

Mục tiêu cần đạt của kế hoạch: gồm các mục tiêu để đạt tới hình thành cho trẻ kiến thức, hành vi và thái độ đúng đắn. Xây dựng mục tiêu, kế hoạch là hoạt động quản có tính kế thừa và phát triển, chịu sự chi phối của quá trình cũ, và hoạt

động hiện tại sẽ ảnh hưởng đến các kế hoạch tương lai. Vì vậy, cần phải đảm bảo thực hiện quy trình lập kế hoạch một cách nghiêm túc, đúng kỹ thuật. Vì vậy, cần phải xác định rõ thực trạng hoạt động của Phòng Giáo dục - Tư vấn và Phòng Y tế - Chăm sóc; Cần phải xác định thành phần tham gia, giữ nhiệm vụ thế nào, cơ chế chịu trách nhiệm; xác định nguồn lực cần thiết để hoạt động có thể diễn ra trên cơ sở có thể đáp ứng; thời gian hoàn thành nhiệm vụ; Có biện pháp kiểm tra, đánh giá và giám sát quá trình thực hiện kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

CBQL chỉ đạo đánh giá năng lực thực hiện chăm sóc, giáo dục của cán bộ, nhân viên (năng lực chuyên môn, kỹ năng đặc thù trong chăm sóc, giáo dục trẻ có hoàn cảnh khó khăn thuộc đối tượng bảo trợ xã hội; Đánh giá điều kiện vật chất: phòng ốc, thiết bị,... Đánh giá tổng thể nguồn lực của Trung tâm, nguồn lực cần thiết để thực hiện kế hoạch từ đó huy động sự chung tay của cộng đồng, các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm... CBQL phân công nguồn nhân lực có trách nhiệm thực hiện và thời gian hoàn thành kế hoạch.

Nội dung công việc: gồm chăm sóc, giáo dục trẻ toàn diện, chăm sóc trẻ về thể chất và giáo dục đạo đức, giáo dục giới tính, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục thể chất và giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.

Cách thức thực hiện: Từ việc đánh giá thực trạng, những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, Ban giám đốc Trung tâm căn cứ vào điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn lực để chỉ đạo việc xây dựng có hiệu quả các mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ của Phòng Giáo dục - Tư vấn và Phòng Y tế - Chăm sóc.

Cán bộ quản lý khi chỉ đạo lập kế hoạch phải thể hiện và phân công cụ thể các nội dung, thành phần tham gia, nguồn lực sử dụng, thời gian hoàn thành, luôn đối chiếu kế hoạch với điều kiện thực tế của Trung tâm để kế hoạch triển khai có tính khả thi. Cần thể hiện rõ trong kế hoạch nhiệm vụ của các bộ phận, các nhân phụ trách triển khai kế hoạch như: nhiệm vụ của Ban giám đốc; nhiệm vụ của cá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/07/2023