Chỉ Đạo Đổi Mới Nội Dung, Phương Pháp Chăm Sóc, Giáo Dục Trẻ Ở Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Và Công Tác Xã Hội Tỉnh Bắc Kạn

nhân cán bộ, nhân viên phụ trách Phòng Giáo dục - Tư vấn và Phòng Y tế - Chăm sóc; nhiệm vụ của những bộ phận, cá nhân tham gia phối hợp.

Để xây dựng một bản kế hoạch tốt, Ban giám đốc, đóng vai trò như một nhạc trưởng điều khiển dàn nhạc của mình, tập trung mọi thành viên liên quan phối hợp để cùng nhau vạch ra bản kế hoạch, Ban giám đốc là người quyết định cuối cùng phê duyệt bản kế hoạch.

Sự tham gia đóng góp ý kiến của Sở Lao động Thương binh & Xã hội tỉnh Bắc Kạn, Ban giám đốc Trung tâm, cán bộ, nhân viên trong xây dựng kế hoạch có ý nghĩa quan trọng trong việc đóng góp, bổ sung nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục hòa nhập cho trẻ tại Trung tâm BTXH & CTXH tỉnh Bắc Kạn phải được thể hiện trong kế hoạch. Vì vậy, khi triển khai nội dung, phương pháp và hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ cũng cần bám sát mục tiêu chung.

Mỗi trẻ là một cá nhân riêng biệt, có hoàn cảnh khó khăn và sự phát triển thể chất cũng như tinh thần khác nhau, tuy nhiên các em có hoàn cảnh khó khăn, chịu nhiều thiệt thòi. Vì vậy, trẻ có các đặc điểm tâm lý khác nhau cũng như có các khả năng và nhu cầu rất khác nhau. Tất cả những vấn đề trên đòi hỏi trẻ phải được tiếp cận giáo dục cá nhân, và mỗi em phải được xây dựng một kế hoạch giáo dục riêng hay còn gọi là bản kế hoạch giáo dục cá nhân. Trong bản kế hoạch giáo dục cá nhân cần mô tả về đặc điểm hoàn cảnh của trẻ, sự phát triển tâm lý của trẻ, thấy được các điểm mạnh, sở thích và nhu cầu phát triển của trẻ, từ đó cán bộ, nhân viên phụ trách xây dựng kế hoạch giáo dục cho từng trẻ.

Bản kế hoạch cần thể hiện được tính mục đích, dự kiến được những hoạt động sẽ diễn ra và những điều kiện, thời gian nhất định thực hiện. Bản kế hoạch sẽ giúp cho cán bộ, nhân viên cố gắng thực hiện hiệu quả, có chất lượng trong chăm sóc, giáo dục trẻ là đối tượng bảo trợ xã hội.

Dựa vào bản kế hoạch giáo dục cá nhân, Ban giám đốc còn có thể huy động cộng đồng tham gia vào quá trình giáo dục trẻ như các đoàn thể xã hội, các nhà hảo tâm, các tổ chức trong và ngoài nước…

Nội dung của kế hoạch giáo dục cá nhân:

- Thông tin chung về trẻ: vì sao trẻ bị bỏ rơi, sự phát triển thể chất của trẻ, đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, gia đình trẻ.

- Mục tiêu giáo dục trẻ:

+ Mục tiêu trong năm học: đưa trẻ học hòa nhập tại cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

+ Mục tiêu tháng, mục tiêu tuần: đôn đốc, động viên trẻ học tập, tham gia các hoạt động vui chơi, hoạt động ngoại khóa.

+ Nội dung hoạt động: Tổ chức hội thi/cuộc thi trong các ngày lễ lớn, tổ chức vui Tết thiếu nhi, Tết trung thu, hoạt động tham quan, dã ngoại.

Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn - 11

+ Điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện hoạt động, nguồn tài chính cho hoạt động.

+ Thời điểm bắt đầu và thời gian thực hiện.

Tuy vào thời gian thực hiện và điều kiện tại Trung tâm, tùy vào trẻ mà cán bộ, nhân viên điều chỉnh kế hoạch giáo dục cá nhân phù hợp với trẻ. Cán bộ, nhân viên động viên và khuyến khích trẻ tham gia hoạt động, xây dựng mối quan hệ giao tiếp thân thiện, gần gũi, tạo cảm giác an toàn cho trẻ để trẻ cảm nhận được sự tôn trọng, giúp trẻ bớt tự ti, mặc cảm.

Đối với cán bộ phòng Giáo dục - Tư vấn cần xây dựng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên và định kỳ, cán bộ, nhân viên cần tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chăm sóc, giáo dục trẻ cho CBQL, cán bộ, nhân viên Phòng Giáo dục - Tư vấn và Phòng Y tế - Chăm sóc, tác giả đề xuất như sau:

- Tổ chức sinh hoạt chuyên đề về chăm sóc, giáo dục trẻ là đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó mời các chuyên gia hướng dẫn về: mục tiêu, những nội dung cơ bản của tài liệu, các hoạt động tự học và cách thức thực hiện, tự kiểm tra và đánh giá kết quả.

- CBQL, cán bộ, nhân viên tự nghiên cứu tài liệu, chỉ ra những vấn đề chưa rõ, những vấn đề còn thắc mắc hoặc chưa nhất trí.

- Tổ chức cho CBQL, cán bộ, nhân viên thảo luận theo các nhóm có cùng nội dung bồi dưỡng. Các nhóm sẽ đánh giá, thảo luận, trao đổi về những vấn đề trọng tâm, những vấn đề mà các thành viên đặt ra, ghi lại những vấn đề còn thắc mắc, chưa nhất trí. Các thành viên của nhóm đánh giá lẫn nhau về kết quả bồi dưỡng. Phản ánh những vấn đề còn tồn tại, thắc mắc cho các chuyên gia.

- Các cốt cán hoặc chuyên gia nghiên cứu những câu hỏi, những vấn đề đặt ra từ quá trình tự học hoặc thảo luận nhóm của CBQL, cán bộ, nhân viên.

- Tổ chức giải đáp thắc mắc. Chuyên gia hoặc cốt cán giải đáp về những thắc mắc, những vấn đề mà CBQL, giáo viên đã đưa ra trong quá trình tự học và thảo luận.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Ban Giám đốc nghiên cứu kỹ các công cụ quản lý hoạt động của Phòng Giáo dục - Tư vấn và Phòng Y tế - Chăm sóc, điều kiện thực tế của Trung tâm để xây dựng kế hoạch.

- Cán bộ, nhân viên phải được bồi dưỡng, cử đi đào tạo kiến thức về chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Đầu tư về cơ sở vật chất về phòng ở, phòng học, khu vui chơi, tài liệu học tập và các phương tiện kỹ thuật hổ trợ công tác chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh.

- Huy động các nguồn lực về tài chính như nguồn ngân sách Nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước…

- Ban giám đốc thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, đôn đốc, động viên cán bộ, nhân viên tổ chức thực hiện kế hoạch. Có chính sách khen thưởng đối với cá nhân có thành tích.

3.2.2. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn

a. Mục tiêu của biện pháp

CBQL chỉ đạo tạo ra sự thay đổi về nội dung, phương pháp và hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ, từ đó thúc đẩy các CB, NV tìm tòi các phương pháp, hình

thức chăm sóc, giáo dục trẻ. Kích thích trẻ tích cực trong nhận thức, chủ động, sáng tạo để tránh sự thụ động và nhàm chán đối với trẻ.

b. Nội dung và cách thức thực hiện

Đổi mới nội dung, phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm hình thành kiến thức, hành vi và thái độ đúng đắn cho trẻ. Chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm hình thành hành vi độc lập, tự chủ và đưa ra quyết định bằng việc tự lên kế hoạch cho mình với những công việc đơn giản hàng ngày. Trẻ có kiến thức sẽ ý thức được lập kế hoạch, suy nghĩ và đưa ra lựa chọn giúp phát triển kỹ năng học tập, khả năng tư duy và ý thức về thời gian giúp trẻ có trách nhiệm và tự chủ hơn. Trẻ có thái độ đúng đắn sẽ yêu thương, quí trọng, bảo vệ cbản thân và bạn bè, biết cách ứng xử phù hợp với người thân và bạn bè.

Phương pháp giáo dục phải tạo cho trẻ ở TT BTXH & CTXH tỉnh Bắc Kạn được trải nghiệm và trẻ được thoải mái khám phá thế giới xung quanh trẻ với các hình thức tổ chức đa dạng và phong phú, với phương châm chơi mà học, học mà chơi. CBQL chỉ đạo CB, NV cần đổi mới môi trường chăm sóc, giáo dục trẻ tại TT nhằm tạo cơ hội cho trẻ và khuyến khích trẻ được khám phá, sáng tạo thông qua các hình thức như trò chơi, trải nghiệm sáng tạo, hình thức sân khấu, tham quan, dã ngoại. CB, NV cần đổi mới nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ bằng cách kết hợp giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn của trẻ với giáo dục cá nhân trẻ. Vì vậy, cần chú ý đến đặc điểm nhận thức, tình cảm và nhu cầu của từng trẻ để có nội dung giáo dục phù hợp. Tổ chức một cách hợp lý các hình thức hoạt động theo nhóm nhỏ, theo cá nhân phù hợp với độ tuổi của trẻ, hứng thú của trẻ và điều kiện thực tế tại TT BTXH & CTXH tỉnh Bắc Kạn, chính điều này hình thành thái độ cho trẻ biết tôn trọng bản thân và tôn trọng những người xung quanh, biết chia sẻ và biết cách quản lí cảm xúc của cá nhân qua nhiều hình thức khác nhau. Vai trò của Ban Giám đốc TT rất quan trọng trong chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ. Mục đích nhằm khuyến khích sự chủ động của trẻ, phá vỡ sự thụ động, phá vỡ các phương pháp truyền thống mà CB, NV đang sử dụng để phát huy được tính tích cực, tự giác, sáng tạo của trẻ, giúp trẻ có kiến thức về những bài học về cách bảo vệ mình được an toàn

trong xã hội, trong trường học và những nơi công cộng, cung cấp cho trẻ kiến thức về những rủi ro hoặc những tình huống mà trẻ có thể gặp phải và hướng dẫn hoặc cùng trẻ thảo luận về cách giải quyết các tình huống đó.

Ban Giám đốc TT cần bồi dưỡng cho CB, NV về phương pháp dạy học tích cực, lất trẻ làm trung tâm, để CB, NV thấy được vai trò trọng tâm của họ trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, đó là CB, NV phải thực sự hiểu trẻ, lắng nghe, đồng cảm và sẵn sàng tương tác với trẻ. CB, NV phải đặt mình trong suy nghĩ của trẻ, để hiểu trẻ, khuyến khích trẻ chia sẻ, mặt khác cũng nhằm mục đích phát huy thế mạnh của trẻ, nhằm hình thành thái độ và hành vi đúng đắn ở trẻ.

Do vậy, đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ gồm các nội dung: Nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ, mỗi đứa trẻ đều có sự khác biệt, vì vậy CB, NV phải tôn trọng sự khác biệt của trẻ để vận dụng các biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, sáng tạo để có hình thức chăm sóc, giáo dục đối với từng trẻ phù hợp nhất nhằm phát huy tiềm năng của trẻ cũng như thúc đẩy sự phát triển của trẻ về mặt thể chất, nhận thức, tình cảm, thái độ và hành vi. Trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ cần chú ý đến cảm giác của trẻ, xem trẻ có hài lòng hay không? Và chú ý đến trẻ có tham gia tích cực vào các hình thức chăm sóc giáo dục không?.

Ban Giám đốc cần chú ý đến các điều kiện thực tế tại TT như điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, khu vui chơi, đồ chơi, tinh thần học hỏi của CB, GV, tính tích cực của trẻ… Việc khảo sát này giúp CBQL tại TT chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp.

Ban Giám đốc TT cần xây dựng một đội ngũ đi đầu trong đổi mới về nội dung, phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ, đội ngũ này đòi hỏi phải có năng lực chuyên môn, mạnh dạn tiếp cận cái mới, tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ tại TT BTXH & CTXH cấp tỉnh. Ban Giám đốc có thể cùng CB, NV xây dựng nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ , các hoạt động thực hành về phương pháp, hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ để CB, NV cùng trao đổi và rút kinh nghiệm.

CBQL chỉ đạo CB, NV cần áp dụng các phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt vào điều kiện thực tế tại TT, không nên áp dụng các phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ theo khuôn mẫu của một mô hình nào đó. Đối với trẻ thuộc độ tuổi mầm non, khuyến khích CB, GV biết tận dụng môi trường trong TT và các nguyên nhiên liệu thiên nhiên ở tỉnh Bắc Kạn để khuyến khích trẻ khám phá, phát triển nhận thức về thế giới.

Ban Giám đốc TT tăng cường tổ chức các hội thảo, hội nghị, tổ chức các chuyên đề về đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ, trong đó, nhấn mạnh vào các chủ đề đối với từng lứa tuổi của trẻ, nhấn mạnh vào từng hoạt động và giờ hoạt động của trẻ. Khuyến khích công tác tự học, tự bồi dưỡng của CB, NV bằng nhiều hình thức, trong đó cần tổ chức cho CB, NV của TT đi giao lưu để học tập kinh nghiệm về đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ tại TT BTXH & CTXH cấp tỉnh.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Ban Giám đốc TT có sự động viên đối với CB, NV tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ bằng vật chất và tinh thần kịp thời, có chính sách đối với CB, NV khó khăn.

- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí cho việc đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ, trang bị công nghệ thông tin để thực hành phương pháp, hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ có hiệu quả.

- Động viên CB, NV tương tác với trẻ nhiều hơn, tạo động lực để CB, NV tìm thấy niềm vui, sự đam mê trong công việc, bởi chỉ có sự đam mê, CB, NV mới tận tâm với công việc.

- Sinh hoạt cụm tập trung vào đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ để CB, NV luôn có mong muốn tự làm mới mình trong chuyên môn, từ đó chuẩn bị các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách chu đáo, có sức thuyết phục.

3.2.3. Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và phản hồi thông tin để cải tiến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn

a. Mục tiêu của biện pháp

CBQL trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của Phòng Giáo dục - Tư vấn và Phòng Y tế - Chăm sóc, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên. Căn cứ vào tiêu chuẩn để xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ để đánh giá kết quả; xác định các cá nhân làm việc trách nhiệm, nhiệt tình, tận tụy để kịp thời có những biện pháp khen thưởng, bên cạnh đó cũng tìm ra những tồn tại, những bất cập, khắc phục và rút ra bài học. Trong chu trình quản lý năm sau, CBQL rút kinh nghiệm, nỗ lực quản lý tốt hơn.

Theo dõi, kiểm tra, đánh giá giúp cho CBQL biết được các cán bộ, nhân viên của các phòng thực hiện các nhiệm vụ có trách nhiệm, đúng quyền hạn hay không; biết được những chỉ đạo có kịp thời, phù hợp hay không. Đánh giá kết quả thực hiện, đưa ra quyết định điều chỉnh phù hợp

b. Nội dung và cách thức thực hiện

CBQL chỉ đạo xây dựng các tiêu chí đánh giá: Thực hiện kế hoạch; Định mức lao động; Sự tiến bộ của trẻ; Kết quả của công tác tư vấn; Hợp tác với đồng nghiệp.

CBQL lên kế hoạch chỉ đạo, triển khai công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động của Phòng Giáo dục - Tư vấn và Phòng Y tế - Chăm sóc, trách nhiệm cá nhân và sự phối hợp với các lực lượng liên quan trong chăm sóc, giáo dục trẻ, đánh giá mức độ kiến thức, hành vi, thái độ của trẻ đạt được trong quá trình được chăm sóc, giáo dục tại TT.

CBQL chỉ đạo kiểm tra, đánh giá thường xuyên các nội dung của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ với Phòng Giáo dục - Tư vấn và Phòng Y tế - Chăm sóc để CBQL kịp thời có các điều chỉnh kế hoạch, khắc phục những sai sót, phát huy những thành tích đạt được. Phòng Giáo dục - Tư vấn và Phòng Y tế - Chăm sóc

tiếp nhận phản hồi thông tin để cải tiến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, những thông tin về phương pháp, hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ có phù hợp không? Cần có sự cải tiến như thế nào? Thông tin về điều kiện cơ sở vật chất có đáp ứng cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ hay không? Thông tin về sự phối hợp giữa Phòng Giáo dục - Tư vấn và Phòng Y tế - Chăm sóc có đạt hiệu quả trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ…

Nghiên cứu thực trạng cho thấy, công tác kiểm tra đánh giá chưa thực đem lại hiệu quả tốt, khó đánh giá được toàn diện. Vì vậy, để cải thiện kết quả công tác kiểm tra đánh giá cần:

- CBQL chỉ đạo CB, NV bám sát kế hoạch, nhiệm vụ đã đề ra, coi trọng kiểm tra, đánh giá hoạt động của Phòng Giáo dục - Tư vấn và Phòng Y tế - Chăm sóc, thống nhất với kế hoạch tổng thể, đảm bảo nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Biện pháp theo dõi, kiểm tra, đánh giá tốt nhất chính là tự theo dõi, tự kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Đây là một quan điểm trọng tâm trong quản lý chất lượng tổng thể, lôi kéo được tất cả các thành viên trong tổ chức tham gia vào quá trình quản lý chất lượng. Công tác kiểm tra, đánh giá không chỉ gói gọn ở kiểm tra kết quả cuối cùng mà nó luôn luôn diễn ra, theo suốt cả quá trình, mỗi thành viên là một bộ phận kiểm soát chính công việc của họ.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Có vị trí việc làm ứng với từng cá nhân để làm căn cứ kiểm tra, đánh giá đúng người, đúng việc.

- Trong điều kiện chưa thể thực hiện kiểm soát chất lượng tổng thể, việc kiểm tra định kỳ, kiểm tra kết quả hoạt động cuối cùng vẫn còn những giá trị phù hợp.

- Hoàn thiện chính sách thanh tra, kiểm tra của nhà trương, đảm bảo tính minh bạch, chính xác. Phổ biến rộng rãi trong Trung tâm để các thành viên nắm được.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 03/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí