Thực Trạng Các Hình Thức Tổ Chức Hoạt Động Chăm Sóc, Giáo Dục Trẻ Ở Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tổng Hợp Và Công Tác Xã Hội Tỉnh

Bảng 2.5. Đánh giá của khách thể điều tra về phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn


TT


Các phương pháp

Mức độ đánh giá (n = 50)


Rất hiệu quả


Hiệu quả

Không

hiệu quả

SL

%

SL

%

SL

%

1

Phương pháp thuyết phục

14

31.1%

7

15.6%

24

53.3%

2

Phương pháp nêu gương

17

37.8%

10

22.2%

18

40.0%

3

Phương pháp khuyên giải

11

24.4%

4

8.9%

30

66.7%

4

Phương pháp trách phạt

12

26.7%

13

28.9%

20

44.4%

5

Phương pháp rèn luyện

19

42.2%

5

11.1%

21

46.7%

6

Phương pháp giao việc

43

95.6%

2

4.4%

0

0.0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn - 8

Kết quả đánh giá của khách thể điều tra cho thấy, các phương pháp sử dụng trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn có các phương pháp khuyên giải, giao việc, rèn luyện, PP nêu gương và PP thuyết phục.

Các phương pháp được đánh giá ở mức độ rất hiệu quả là các phương pháp giao việc, rèn luyện, nêu gương, thuyết phục, khuyên giải có tỉ lệ rất hiệu quả và hiệu quả đạt từ 24.4% đến 95.6% cho thấy, CB, NV ở TT đã tận tâm trong chăm sóc, giáo dục trẻ qua việc phối hợp các phương pháp nhằm động viên, thuyết phục, khuyên giải trẻ, giúp trẻ nhận thấy tiềm năng, giá trị của mình.

Theo cán bộ Phòng Giáo dục - Tư vấn, các phương pháp nêu trên là phù phù hợp, có một số trẻ do mặc cảm, tự ti nên các cháu diễn tả cảm xúc bằng lời rất khó khăn, trẻ thậm chí đè nén tâm trạng của mình. Vì vậy, cán bộ, nhân viên dùng phương pháp khuyên giải và phương pháp thuyết phục để động viên và khuyến khích trẻ tự nói về mình, những khó khăn mà trẻ khó giải quyết. Tuy

nhiên, theo CB, NV Trung tâm, tùy từng tình huống và đối tượng trẻ mà sử dụng PP trách phạt, vì vậy, có 24% CB, NV cho rằng không phù hợp. Hiện nay, trẻ em tại Trung tâm được sắp xếp 4 trẻ ở cùng một phòng và Trung tâm bố trí 11 phòng cho trẻ, các phòng có diện tích 20m2/ phòng, được trang bị đầy đủ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của trẻ. Các buổi tối và sinh hoạt cuối tuần, cán bộ, nhân viên thường xuyên sử dụng phương pháp rèn luyện, phương pháp giao việc, phương pháp khuyên giải đối với trẻ nhằm động viên trẻ trong học tập.

Theo đánh giá của CB, NV, các phương pháp khuyên giải, thuyết phục, nêu gương, trách phạt và rèn luyện vẫn có từ 40.0% đến 66.7% chưa hiệu quả. Trong quá trình trò chuyện với trẻ, tác giả nhận thấy một số trẻ cảm thấy thiếu tin tưởng về bản thân nên các em gặp người lớn và cán bộ Trung tâm thường có vẻ xa cách, mặc cảm, mặt khác, CB Trung tâm cho biết thêm, do sự biến đổi của cơ thể làm phát triển tình cảm của trong lứa tuổi từ 11 đến 15 tuổi nên nhiều trẻ biểu hiện về mặt tình cảm là dễ xúc động, đối với các vấn đề phức tạp trẻ dễ bị kích động, khả năng kiềm chế cảm xúc kém, mặt khác các em rơi vào trạng thái tình cảm, xúc cảm vui buồn thất thường.Vì vậy, đây cũng là vấn đề gây khó khăn trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại TT, CB, NV Trung tâm lại thiếu các kiến thức về kỹ năng tham vấn tâm lý, kỹ năng chia sẻ cảm xúc, kỹ năng công tác xã hội.

Chúng tôi phỏng vấn cán bộ TT thì được biết, “các phương pháp này giúp trẻ hình thành thái độ và hành vi tích cực đối với cuộc sống, trẻ được học tập trong môi trường sống và học tập thuận lợi để trẻ hình thành hành vi và thái độ đúng đắn và phát triển các tư chất riêng của mình...”. Như vậy, tại TT BTXH & CTXH tỉnh Bắc Kạn đã giúp trẻ có kỹ năng sống, kĩ năng xã hội, khả năng thích nghi với các môi trường sống mới và hoạt động học tập...

2.3.4. Thực trạng các hình thức tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn

Để tìm hiểu về thực trạng các hình thức tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn

chúng tôi sử dụng câu hỏi số 6 phụ lục 1, mục A. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.6 như sau:

Bảng 2.6. Đánh giá của khách thể điều tra về hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn


TT


Các hình thức

Mức độ đánh giá, (n = 50)

Rất phù hợp

Phù hợp

Không phù

hợp

SL

%

SL

%

SL

%

1

Hình thức tự học

47

94.00%

3

6.00%

0

0.00%

2

Hình thức dạy học hòa

nhập

50

100.00%

0

0.00%

0

0.00%

3

Hoạt động ngoại khóa

45

90.00%

5

10.00%

0

0.00%

4

Tham quan, dã ngoại

43

86.00%

7

14.00%

0

0.00%

5

Hợp tác nhóm

48

96.00%

2

4.00%

0

0.00%

6

Hội thi / cuộc thi

46

92.00%

4

8.00%

0

0.00%

7

Trò chơi

42

84.00%

8

16.00%

0

0.00%

Ý kiến đánh giá của khách thể điều tra cho thấy, các hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn được đánh giá rất phù hợp, không có hình thức nào là không phù hợp. Mức độ đánh giá rất phù hợp đạt từ 86% đến 100% cho thấy, các hình thức này CB, NV sử dụng và làm thay đổi về chất đối với hoạt động học tập của trẻ thông qua hình thức tự học và dạy học hòa nhập, giúp trẻ thư giãn tinh thần qua hoạt động ngoại khóa và tham quan, dã ngoại. Tìm hiểu về các hình thức này, chúng tôi phỏng ván cán bộ TT thì được biết: “Thông qua các hình thức dạy học hòa nhập, ngoại khóa, tham quan, dã ngoại, trò chơi đã cung cấp cho trẻ kiến thức về các lĩnh vực của đời sống. Hình thức hợp tác nhóm và hội thi/cuộc thi giúp trẻ hình thành hành vi và thái độ giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong khi hợp tác”. Như vậy, các hình thức này giúp cho trẻ có thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân; có trách nhiệm với hành động của mình; yêu thương, tôn trọng con người;

mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; Giúp cho trẻ tương thân, tương ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ của bản thân;

Với hình thức tự học và dạy học hòa nhập, cán bộ, nhân viên thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở ý thức tự học của trẻ. Đa số trẻ có tâm lý phấn khởi, vui vẻ khi được học hòa nhập tại cộng đồng.

Tìm hiểu về hình thức hoạt động ngoại khóa và hợp tác nhóm, trong quá trình quan sát các hoạt động của trẻ tại TT BTXH & CTXH tỉnh Bắc Kạn, tác giả quan sát thấy trẻ được tham gia hình thức hoạt động ngoại khóa và hợp tác nhóm như dọn dẹp vệ sinh khuôn viên trung tâm, phòng ở, nhà ở luôn sạch - đẹp. Trẻ cùng cán bộ và nhân viên trong TT phụ giúp hoạt động tăng gia như tưới rau, nhổ cỏ.

Tìm hiểu về hình thức hội thi/cuộc thi và trò chơi, qua trò chuyện với Giám đốc TT, tác giả được biết, hàng năm được sự quan tâm của chính quyền địa phương, các doanh nghiệp và các nhà hảo tâm đã phối hợp cùng TT tổ chức lồng ghép các trò chơi trong tết trung thu cho tất cả các trẻ với không khí đầm ấm, vui vẻ và ý nghĩa, tổ chức sinh nhật cho trẻ theo quý, tổ chức gói bánh chưng chuẩn bị Tết cổ truyền dân tộc…

Với hình thức tham quan, dã ngoại, Trung tâm cũng tổ chức cho trẻ các chuyến tham quan ý nghĩa như tham quan khu du lịch Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh… trẻ tham gia với tâm lý phấn khởi, háo hức.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

Để tìm hiểu về thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 phụ lục 1, mục B. Kết quả thu được thể hiện ở bảng bảng 3.1 chi tiết tại phục lục 3 và bảng 2.7 như sau:

Bảng 2.7. Đánh giá của khách thể điều tra về lập kế hoạch quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

TT


Lập kế hoạch


Mức điểm đánh giá ( X

)

CBQL

GV

Chung

1

Đánh giá thực trạng và hoạt động chăm sóc,

giáo dục trẻ

2.43

2.33

2.38

2

Xây dựng kế hoạch chung về hoạt động chăm

sóc, giáo dục trẻ

2.43

2.33

2.38

3

Chỉ đạo lập kế hoạch cá nhân về hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

2.43

2.37

2.40


4

Bố trí Phòng Giáo dục - tư vấn, phòng Y tế - chăm sóc trẻ; Xác định phương hướng, nhiệm

vụ cho cán bộ của TT


2.57


2.53


2.55

5

Xác định thời gian thực hiện, kết quả đạt được

của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

2.57

2.56

2.57

6

Xác định nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất

phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

2.57

2.58

2.58

Điểm trung bình của nhóm

2.48



Nhận xét: Điểm trung bình của cả nhóm được đánh giá ở mức 2.48 điểm ở mức đánh giá trung bình. Như vậy, công tác lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ vẫn chưa được tiến hành ở mức độ rất thường xuyên, qua trò chuyện với cán bộ, nhân viên ở TT BTXH & CTXH tỉnh Bắc Kạn, tác giả được biết, hiện nay tại TT chưa tiến hành thường xuyên đánh giá nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ để xây dựng kế hoạch. Ban Giám đốc chưa đánh giá năng lực về chuyên môn, kỹ năng đặc thù trong chăm sóc, giáo dục trẻ, nhất là đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ bị nhiễm HIV/ADIS.

Những nội dung có điểm trung bình được đánh giá ở mức khá cao là các nội dung 4,5,6 cho thấy, trong bản kế hoạch đã xác định rõ thời gian thực hiện và kết quả đạt được, xác định về nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất để xây dựng kế hoạch. Mặt khác, việc tiếp nhận chỉ đạo xây dựng kế hoạch chăm sóc,

giáo dục của Giám đốc đến phòng Giáo dục - Tư vấn, Phòng Y tế - Chăm sóc đã được thực hiện rất thường xuyên và kết quả đạt được khá. Tuy nhiên, theo quan sát về bản kế hoạch, tác giả nhận thấy, trong bản kế hoạch chưa chú ý đến phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Vì vậy, cần có biện pháp cụ thể của Ban Giám đốc khi chỉ đạo lập kế hoạch phải thể hiện cụ thể và phân công cụ thể các công việc, nhân sự tham gia thực hiện, thời gian thực hiện kế hoạch.

Những nội dung có điểm trung bình được đánh giá ở mức độ trung bình là các nội dung 1,2,3. Trong nội dung “CBQL đánh giá thực trạng chăm sóc, giáo dục trẻ” mức điểm trung bình đạt 2.38 điểm, CBQL, CB, NV cho biết việc đánh giá thực trạng chăm sóc, giáo dục trẻ qua các năm còn hình thức, trong bản kế hoạch chưa đánh giá năng lực của GV trong chăm sóc, giáo dục trẻ còn mặt yếu kém nào cần khắc phục để lập kế hoạch cử đi đào tạo, bồi dưỡng.

Nội dung “Xây dựng kế hoạch chung về hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ” mức độ thực hiện đạt 2.38 điểm. Trong kế hoạch chung từ đầu năm của Trung tâm, tác giả nhận thấy bên cạnh những nội dung về quản lý chung của thì hồ sơ quản lý chăm sóc, giáo dục trẻ chỉ đề cập đến phân công nhiệm vụ cho Phòng Giáo dục - Tư vấn, Phòng Y tế - chăm sóc còn các nội dung về tổ chức thực hiện, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá chưa có.

Nội dung “Chỉ đạo lập kế hoạch cá nhân về hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ” mức độ thực hiện đạt 2.40 điểm, khi phỏng vấn cán bộ, GV phòng Giáo dục

- Tư vấn, phòng Y tế - chăm sóc thì được trả lời không có kế hoạch riêng cho chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm. Qua phỏng vấn, tác giả được biết về các thông tin của trẻ tại Trung tâm đều được ghi theo mẫu, những điểm mạnh và những khó khăn của trẻ, nhu cầu về giáo dục hướng nghiệp của trẻ thì cán bộ, GV chưa nắm vững. Mặt khác, trong công tác giáo dục trẻ, nội dung giáo dục, các hình thức và phương pháp giáo dục rất nghèo nàn, không phù hợp với trẻ. Cán bộ và GV chưa thường xuyên được cử đi tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xã hội. Hiện nay, Phòng Giáo dục - Tư vấn có 03 nhân viên giáo dục, 01 tư vấn chịu trách nhiệm tất cả các đối tượng tại Trung tâm, vì vậy, chưa

có cán bộ nào được đào tạo đúng chuyên môn về chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm.

2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

Để tìm hiểu về thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 phụ lục 1, mục B. Kết quả thu được thể hiện ở bảng bảng

3.2 chi tiết tại phục lục 3 và bảng 2.8 như sau:

Bảng 2.8. Đánh giá của khách thể điều tra về tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ


TT


Tổ chức thực hiện


Mức điểm đánh giá ( X )

CBQL

CB, NV

Chung


1

Tổ chức sắp xếp điều kiện tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực để phối hợp và liên kết

thực hiện kế hoạch


2.29


2.42


2.36

2

Tổ chức phổ biến kế hoạch đến cán bộ, nhân

viên TT

2.43

2.42

2.43

3

Thực hiện mô hình dạy nghề gắn với tạo

việc làm cho trẻ

2.29

2.44

2.37

4

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho các lực

lượng tham gia chăm sóc, giáo dục trẻ

2.43

2.42

2.43


5

Tổ chức thực hiện tư vấn chuyên môn cho giáo viên, gia đình và các lực lượng xã hội

quan tâm


2.43


2.40


2.42


6

Xây dựng môi trường văn hóa bình đẳng,

không phân biệt đối với trẻ

2.43

2.42

2.43


7

Tổ chức hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về chăm sóc và trợ giúp trẻ em

dựa vào cộng đồng


2.43


2.42


2.43


8

Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông

tin bảo trợ xã hội đối với trẻ

2.43

2.37

2.40

Điểm trung bình của nhóm

2.40

Nhận xét: Điểm trung bình chung của nhóm là 2.40 điểm, ở mức độ đánh giá trung bình cho thấy, việc tổ chức thực hiện kế hoạch thực hiện chưa thường xuyên. Trong đó, tìm hiểu về nội dung “Tổ chức phổ biến kế hoạch đến cán bộ, nhân viên TT”, tác giả trò chuyện với cán bộ, nhân viên TT thì được biết: Ban Giám đốc chưa thực hiện thường xuyên tổ chức phổ biến kế hoạch đến cán bộ, nhân viên TT, vì vậy, với nội dung “Tổ chức sắp xếp điều kiện tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực để phối hợp và liên kết thực hiện kế hoạch” chưa thực hiện có hiệu quả, đây là một trong những nội dung để xây dựng môi trường văn hóa bình đẳng cho trẻ, xây dựng cơ sở vật chất như phòng ở, khuôn viên trong TT.

Ban Giám đốc Trung tâm đã thực hiện thường xuyên nội dung “Hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về chăm sóc và trợ giúp trẻ em dựa vào cộng đồng” tại TT, tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Tìm hiểu về nội dung này, tác giả phỏng vấn Phó Giám đốc TT thì được biết “Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Kạn hiện nay còn chậm, do vậy, các doanh nghiệp kinh doanh khó khăn, chưa hỗ trợ nhiều cho TT về vật chất trong hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ”.

Tuy nhiên, ở các nội dung 3,4,5,8 mức độ thực hiện chưa thường xuyên, có nội dung không thực hiện, vì vậy kết quả đánh giá ở mức điểm trung bình. Khi trao đổi với trưởng phòng Giáo dục - Tư vấn, tác giả được biết Trung tâm hiện nay không có kinh phí để “Thực hiện mô hình dạy nghề gắn với tạo việc làm cho trẻ”, không có cán bộ chuyên môn về dạy nghề hướng nghiệp cho trẻ nên tổ chức hoạt động phụ thuộc vào kế hoạch của Sở Lao động và Thương binh xã hội tỉnh Bắc Kạn. Mặt khác, Phòng Giáo dục - Tư vấn có 3 nhân viên giáo dục và 1 cán bộ tư vấn, Phòng Y tế - Chăm sóc có 2 nhân viên y tế, tuy nhiên, khi được phỏng vấn, họ cho biết Trung tâm không thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn về chăm sóc, giáo dục trẻ. Do thiếu nguồn nhân lực, hàng năm CBQL Trung tâm cử luân phiên CB, NV đi tập huấn tại Cục bảo trợ xã hội hay khóa tập huấn do Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Kạn tổ chức.

Nội dung 8 “Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin bảo trợ xã hội đối với trẻ” được khách thể điều tra đánh giá ở mức 2.40 điểm (mức độ trung

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 03/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí