Thực Trạng Hoạt Động Chăm Sóc, Giáo Dục Trẻ Ở Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tổng Hợp Và Công Tác Xã Hội Tỉnh Bắc Kạn

nguyên nhân của hoạt động này để xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn: nhận thức, nội dung hoạt động, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Thực trạng quản lý hoạt động hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn: Quản lý lập kế hoạch; tổ chức thực hiện; chỉ đạo thực hiện; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn.

2.2.3. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu

Chúng tôi sử dụng các phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp đàm thoại, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia...

- Phương thức xử lí số liệu: Các mẫu phiếu điều tra được thiết kế theo phương án lựa chọn và mức điểm đánh giá như sau:

+ Đồng ý/Rất khả thi/Thường xuyên/Tốt: 3 điểm

+ Phân vân/Khả thi/Đôi khi/Đạt: 2 điểm

+ Không đồng ý/Không khả thi/Chưa bao giờ/Không đạt: 1 điểm Dựa trên điểm trung bình, chúng tôi quy ước:

+ X <2: mức độ đánh giá thấp


+ 2 ≤ X <2,5: Mức độ đánh giá trung bình


+ 2,5 ≤ X <3,0: Mức độ đánh giá cao

Khách thể khảo sát gồm 50 người, trong đó có 7 CBQL, 43 cán bộ và nhân viên ở TT Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn và Sở Lao động Thương binh & Xã hội tỉnh Bắc Kạn.

2.3. Thực trạng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

Để tìm hiểu về thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 phụ lục 1, mục A. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2. Đánh giá của khách thể điều tra về tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ


Tầm quan trọng

Mức độ


X

Rất quan

trọng

Quan

trọng

Không quan

trọng

SL

%

SL

%

SL

%

Trẻ em ở Trung tâm được chăm sóc, giáo dục trong điều kiện tốt nhất với kết cấu

hạ tầng


45


91.10%


5


8.90%


0


0%


2.90

Trung tâm BTXH & CTXH cấp tỉnh là mái ấm không thể thiếu cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em yếu thế, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ bị

bỏ rơi, trẻ mồ côi…


39


78.00%


11


22.00%


0


0.00%


3.0

Giúp gia đình, cộng đồng và bản thân trẻ nhận thấy giá trị và tiềm năng, cống hiến của trẻ

khi hòa nhập trở lại cộng đồng


21


42.00%


18


36.00%


11


22.00%


2.70

Tạo môi trường pháp lý và những điều kiện thuận lợi để bảo vệ quyền trẻ em, từ đó giúp trẻ hòa nhập trở lại

cộng đồng


34


68.00%


16


32.00%


0


0.00%


2.90

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn - 7

Kết quả khảo sát của khách thể điều tra cho thấy nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn ở mức độ đánh giá cao qua các nội dung trên, các nội dung đánh giá quan trọng nhất là: Trung tâm BTXH & CTXH cấp tỉnh là mái ấm không thể thiếu cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em yếu thế, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ bị bỏ rơi, trẻ mồ côi…;Trẻ em ở Trung tâm được chăm sóc, giáo dục trong điều kiện tốt nhất với kết cấu hạ tầng; Tạo môi trường pháp lý và những điều kiện thuận lợi để bảo vệ quyền trẻ em, từ đó giúp trẻ hòa nhập trở lại cộng đồng.

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn, Ban giám đốc đã tuyên truyền đối với cán bộ, giáo viên và nhân viên ở Trung tâm, phối hợp với các phương tiện thông tin truyền thông trên địa bàn tỉnh, thông qua các hội nghị truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về chăm sóc, giáo dục trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, trẻ sơ sinh bị bỏ rơi…

Tuy nhiên, do Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và Công tác xã hội được thành lập theo Quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 31/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, kinh phí cho các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức còn khó khăn, vì vậy, từ năm 2017 đến nay mới tổ chức được 1 hội nghị về “Xe đạp đến trường” nhằm huy động sự ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ xe đạp cho trẻ đến trường.

2.3.2. Thực trạng nội dung của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn

Để tìm hiểu về thực trạng nội dung của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 phụ lục 1, mục A. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.3. Khảo sát của khách thể điều tra về mức độ thực hiện các nội dung của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện (n =50)

Thường

xuyên

Đôi khi

Không thực

hiện

SL

%

SL

%

SL

%


1

Đảm bảo cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn

ngữ, nhận thức


34


68.00%


16


32.00%


0


0.00%

2

Huy động cộng đồng hỗ trợ

chăm sóc, giáo dục trẻ

22

44.00%

28

56.00%


0.00%


3

Giúp trẻ thực hiện quyền bình đẳng: được đi học, được giáo dục hướng

nghiệp, kỹ năng sống


24


48.00%


26


52.00%


0


0.00%

4

Bảo vệ quyền trẻ em cho trẻ

34

68.00%

16

32.00%

0

0.00%


5

Trẻ được chăm sóc, giáo dục trong điều kiện y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội tốt nhằm

phát huy năng lực của trẻ


18


36.00%


32


64.00%


0


0.00%

6

Giúp trẻ phát triển về thẩm

mĩ, tình cảm

17

34.00%

33

66.00%

0

0.00%

7

Trẻ được chăm sóc, giáo dục

theo chế độ sinh hoạt hợp lí

16

32.00%

34

68.00%

0

0.00%


8

Giúp trẻ nhận thấy giá trị và tiềm năng, cống hiến của trẻ

khi hòa nhập trở lại cộng đồng


21


42.00%


29


58.00%


0


0.00%

Kết quả khảo sát ở bảng 2.2 cho thấy, nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn được thể hiện ở những nội dung sau:

Những nội dung có mức độ thực hiện thường xuyên là các nội dung 1,4 với tỉ lệ đánh giá đạt 68%. Chăm sóc, giáo dục trẻ em để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm và bảo vệ quyền trẻ em ở mức độ đánh giá ở mức độ thường xuyên cho thấy, cán bộ, nhân viên và giáo viên đã khắc phục khó khăn về thiếu thốn cơ sở vật chất, sự tăng giá của thực phẩm dinh dưỡng, thiếu về

thiết bị dạy học nhằm đặt mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ lên hàng đầu. Đối với công tác giáo dục, tư vấn, Trung tâm thường xuyên duy trì quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề theo nhóm, đánh giá, xếp loại các trẻ vào các buổi tối thứ 7 hằng tuần; kịp thời biểu dương những trẻ có việc làm tốt; bố trí 02 phòng học cho trẻ, cử cán bộ, nhân viên thường xuyên kèm cặp, kiểm tra bài vở các cháu vào các buổi tối sau khi học bài. Đồng thời, chủ động liên hệ với các trường mầm non và tường tiểu học Nguyễn Thị Minh khai, trường trung học cơ sở Huyền Tùng và trường trung học phổ thông Bắc Kạn thăm nắm kết quả học tập của trẻ.

Các nội dung 2,3,5,6,7,8 được khách thể điều tra đánh giá ở mức độ đôi khi thực hiện, chiếm tỉ lệ từ 52% đến 68%. Việc huy động cộng đồng hỗ trợ chăm sóc, giáo dục trẻ và chăm sóc, giáo dục trẻ đôi khi thực hiện nên thực sự chưa đem lại hiệu quả mong muốn. Tìm hiểu về nội dung này, tác giả phỏng vấn Giám đốc Trung tâm thì được biết “nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn những năm gần đây hoạt động kinh doanh khó khăn, do vậy, chưa có sự quan tâm, chia sẻ đối với Trung tâm trong chăm sóc, giáo dục trẻ, một bộ phận người dân thờ ơ cho rằng việc chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm đã có sự quan tâm của Nhà nước”, do vậy, cộng đồng vẫn chưa có sự chung tay chăm sóc, giáo dục trẻ thuộc đối tượng bảo trợ xã hội. Tìm hiểu về nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ để trẻ thực hiện quyền bình đẳng: trẻ được đi học, giáo dục hướng nghiệp, kỹ năng sống tác giả nhận thấy, do liên quan đến kinh phí nên việc tổ chức cho trẻ đi học hướng nghiệp và kỹ năng sống đôi khi thực hiện. Mặt khác, Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn đang trong quá trình đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm các điều kiện về y tế nhằm chăm sóc, giáo dục trẻ cho nên các nội dung “Trẻ được chăm sóc, giáo dục theo chế độ sinh hoạt hợp lí” và ‘Trẻ được chăm sóc, giáo dục trong điều kiện y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội tốt nhằm phát huy năng lực của trẻ” chưa được thực hiện ở mức độ thường xuyên.

Khi phỏng vấn 1 cán bộ của Phòng Giáo dục - Tư vấn để tìm hiểu về nội dung “Giúp trẻ nhận thấy giá trị và tiềm năng, cống hiến của trẻ khi hòa nhập trở lại cộng đồng” tác giả được biết, hiện nay chỉ có 1 cán bộ làm công tác tham vấn vì vậy chưa kịp thời giúp trẻ nhận thấy giá trị và tiềm năng, cống

hiến của trẻ khi hòa nhập trở lại cộng đồng. Với trẻ ở các độ tuổi khác nhau, nhất là trong độ tuổi HS THCS có sự biến đổi về nhận thức, tình cảm và hành

vi. Mặt khác, theo CB tại Trung tâm, một số cán bộ thiếu kinh nghiệm và chưa có kỹ năng tham vấn tâm lý, nên chưa giúp trẻ nhận thấy giá trị và tiềm năng của trẻ khi hòa nhập trở lại cộng đồng.

Để tìm hiểu về thực trạng kết quả thực hiện các nội dung của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 phụ lục 1, mục A. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.4. Đánh giá của khách thể điều tra về kết quả thực hiện

các nội dung của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn‌


TT


Nội dung

Kết quả đạt được (n = 50)

Tốt

Đạt

Chưa đạt

SL

%

SL

%

SL

%

1

Đảm bảo cho trẻ phát triển toàn diện

về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức

21

42.00%

29

58.00%

7

14.00%

2

Huy động cộng đồng hỗ trợ chăm

sóc, giáo dục trẻ

24

48.00%

18

36.00%

8

16.00%


3

Giúp trẻ thực hiện quyền bình đẳng: được đi học, được giáo dục

hướng nghiệp, kỹ năng sống


39


78.00%


1


2.00%


10


20.00%

4

Bảo vệ quyền trẻ em cho trẻ

25

50.00%

25

50.00%

0

0.00%


5

Trẻ được chăm sóc, giáo dục trong điều kiện y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội tốt nhằm phát huy năng

lực của trẻ


26


52.00%


9


18.00%


15


30.00%

6

Giúp trẻ phát triển về thẩm mĩ,

tình cảm

31

62.00%

5

10.00%

14

28.00%

7

Trẻ được chăm sóc, giáo dục theo chế độ sinh hoạt hợp lí

28

56.00%

22

44.00%

0

0.00%


8

Giúp trẻ nhận thấy giá trị và tiềm

năng, cống hiến của trẻ khi hòa nhập trở lại cộng đồng


26


52.00%


2


4.00%


22


42.30%

Các nội dung 3,4,5,6,7,8 được khách thể điều tra đánh giá ở mức độ tốt và đạt cho thấy Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn đã quan tâm tới đảm bảo cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức và huy động cộng đồng hỗ trợ chăm sóc, giáo dục trẻ, để trẻ thực hiện quyền bình đẳng: trẻ được đi học, giáo dục hướng nghiệp, kỹ năng sống, trẻ được chăm sóc, giáo dục trong điều kiện y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội tốt nhằm phát huy năng lực của trẻ. Như vậy, trẻ được cung cấp kiến thức về tự nhiên, xã hội và con người, nhận thức về bản thân, trẻ hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực đã học; hình thành kỹ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống. Những kiến thức này giúp trẻ hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách, những hành vi và thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thuộc các lĩnh vực tư tưởng, chính trị, đạo đức, lao động, học tập, thẩm mỹ và vệ sinh...

Vẫn có tỉ lệ từ 14% đến 30% khách thể điều tra đánh giá kết quả đạt được của các nội dung trên là chưa đạt. Ở nội dung 1 vẫn có 14% khách thể điều tra đánh giá chưa đạt. Khi phỏng vấn cán bộ, nhân viên tại Phòng Giáo dục - Tư vấn, GV cho biết: “Một số cán bộ, nhân viên chưa được đào tạo bài bản về chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ nên việc chăm sóc, giáo dục trẻ còn nhiều bất cập, chỉ chú trọng đến việc nuôi dưỡng trẻ về thể chất mà chưa quan tâm, giáo dục trẻ về nhận thức, tình cảm”.

Nội dung 2 có 16% khách thể điều tra đánh giá chưa đạt, vấn đề huy động sự tham gia của cộng đồng, nhất là sự quan tâm của gia đình trẻ trong việc chăm sóc, trợ giúp trẻ chưa đạt kết quả tốt. Bởi nguồn tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng đến Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn không chỉ dành một phần cho chăm sóc, giáo dục trẻ mà còn dành nguồn kinh phí để chăm sóc các đối tượng khác tại Trung tâm như người già cô đơn, không nơi nương tựa, đối tượng tâm thần, nhiễm HIV/AIDS…

Ở nội dung 3 “Giúp trẻ thực hiện quyền bình đẳng: được đi học, được giáo dục hướng nghiệp, kỹ năng sống” có 20% khách thể điều tra đánh giá chưa

đạt, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu Giám đốc Trung tâm thì được biết: Trẻ hiện nay được đảm bảo nhu cầu đi học hòa nhập tại các trường tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn tuy nhiên đối với nội dung giáo dục hướng nghiệp, kỹ năng sống thì cán bộ, GV ở phòng Giáo dục - Tư vấn chưa được tập huấn về kiến thức, chuyên môn do vậy, việc tìm hiểu nhu cầu, đặc điểm, năng lực của trẻ để định hướng giáo dục hướng nghiệp cho trẻ còn hạn chế. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng tăng cường phối hợp với các trường Cao đẳng nghề có các chuyên đề giáo dục định hướng nghề nghiệp cho trẻ, nhưng do kinh phí ít nên hoạt động này không diễn ra thường xuyên.

Ở nội dung “Trẻ được chăm sóc, giáo dục trong điều kiện y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội tốt nhằm phát huy năng lực của trẻ” có 30% khách thể điều tra đánh giá chưa đạt, vì hiện nay cơ sở vật chất không đáp ứng đủ các thiết bị y tế cho chăm sóc trẻ, một số phòng học đang trong quá trình tu sửa và bảo dưỡng nên hoạt động học tập, vui chơi của trẻ chưa đảm bảo, do hạn hẹp về kinh phí nên đồ chơi dành cho trẻ cũ kỹ, đồ chơi chủ yếu là đồ nhựa, chưa được kiểm định mức độ độc hại.

Nội dung “Giúp trẻ nhận thấy giá trị và tiềm năng, cống hiến của trẻ khi hòa nhập trở lại cộng đồng” có 42.3% khách thể điều tra đánh giá chưa đạt. Theo đánh giá của CB phòng Giáo dục - Tư vấn, trẻ không có gia đình bên cạnh, CB, NV chưa kịp thời động viên chia sẻ, tìm hiểu tâm tư của trẻ vì thế một số trẻ cảm thấy tự ti, mặc cảm chưa nhận thấy giá trị, tiềm năng và cống hiến của trẻ khi hòa nhập trở lại cộng đồng. Mặt khác, tại Trung tâm các em nhận được sự chăm sóc một cách thụ động, tất cả các nguồn lực đều được bao cấp bởi các chính sách của Nhà nước, cuộc sống, sinh hoạt của các em là một chương trình đã được định sẵn, vì thế một số trẻ chưa thấy giá trị và tiềm năng sống, cống hiến của mình.

2.3.3. Thực trạng phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn

Để tìm hiểu về thực trạng phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 phụ lục 1, mục A. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.5 như sau:

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 03/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí