Giải Pháp Thực Hiện, Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Xã Hội Trong Dịch Giáo Dục Nhà Trẻ Mầm Non Tại Khu Công Nghiệp, Công Ty Sản Xuất.


xây dựng cơ sở GDMN; Ưu tiên quy hoạch quỹ đất sạch dành cho GDMN và công bố rộng rãi để thu hút sự tham gia của nhà đầu tư. Triển khai áp dụng đầu tư theo hình thức đối tác công tư đối với lĩnh vực GDMN theo quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ.[37]

Để ổn định, thực hiện được nhóm công tác xã hội trong khu công nghiệp, xí nghiệp, công ty cần chú trọng đến dịch vụ giáo dục mầm non tại nơi sản xuất giúp cho công nhân ổn định về tâm lý, trẻ được hưởng dịch vụ chất lượng, phòng tránh được các tình trạng bạo hành, bạo lực đối với trẻ.

Thực hiện được các chủ trương chính sách về giáo dục nhà trẻ- mầm non đối với các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, công ty cần có một phận, tổ, nhóm thực hiện công tác xã hội, thiết lập mối liên kết giữa bộ phận quản lý điều hành với bộ phận lao động sản xuất, để hỗ trợ thực hiện cung cấp dịch vụ tại nơi làm việc, hoặc kết nối với những trường mầm non hiện có hoặc gẩn khu công nghiệp, công nhân người lao động có được thông tin, có được sự lựa chọn dịch vụ giáo dục sớm cho trẻ. Công tác xã hội sẽ thực hiện đẩy mạnh các chủ trương chính sách thực hiện xây dựng phát triển nhà trẻ mầm non tại khu công nghiệp, công ty sản xuất, cung cấp dịch vụ giử trẻ tại chổ cho công nhân người lao động. Đối với công ty xí nghiệp không thể thành lập nhà trẻ trường mầm non, hỗ trợ trong việc đề xuất các chủ trương chính sách liên kết với các nhà trẻ-mầm non gần khu vực của Công Ty gắn kết dịch vụ giáo dục nhà trẻ mầm non trong các hoạt động của công ty.

Nhân viên công tác xã hội sẽ thực hiện chức năng nhiệm vụ :

-Tạo môi trường tích cực trong lao động sản xuất, tuân thủ quy định về an toàn lao động, chất lượng sản phẩm.

-Thiết lập, kiến tạo môi trường đồng nghiệp, quan hệ bình đẳng, ổn định việc làm, thu nhập

-Kết nối quan hệ giao tiêp trong từng khâu chuyền sản xuất .

-Cung cấp thông tin thiết yếu về dịch vụ xã hội

-Tư vấn, tham vấn tiếp cận dịch vụ xã hội theo nhu cầu .

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.


-Liên kết, kết nối sự tham gia của công nhân trong các hoạt động nâng cao kiến thức, hòa nhập trong môi trường lao động, đời sống đô thị, dân cư.

Nhu cầu dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho con công nhân nghiên cứu trường hợp tại Công ty TNHH May thêu Winning, tỉnh Bình Dương - 9

-Liên kết sự hòa nhập, tiếp cận môi trường giáo dục cho con công nhân

-Hỗ trợ cung cấp thông tin liên lạc trực tiếp với dịch vụ nhà trẻ mầm non qua công nghệ thông tin .

-Quản lý ca với những trường hợp cần thiết để hỗ trợ can thiệp kịp thời .


3.3 Giải pháp về chính sách

Trong phương hướng phát triển giáo dục mầm non đến năm 2010 của Bộ giáo dục và Đào tạo có nhấn mạnh phải đổi mới chương trình giáo dục mầm non đồng bộ như đối với chương trình giáo dục phổ thông. Để tháo gỡ những tồn tại của giáo dục mầm non hiện nay Nhà nước ta nên thực hiện đồng bộ 1 số giải pháp sau: Đổi mới về nội dung phương thức giáo dục, nghiên cứu khoa học về giáo dục mầm non, lồng ghép các chương trình chơi và học cho trẻ tạo môi trường lành mạnh giúp trẻ hình thành nhân cách và trí tuệ ban đầu.

-Đổi mới công tác quản lý đối với giáo dục mầm non. Đây là 1 yêu cầu cần thiết đòi hỏi Nhà nước phải làm ngay và có hiệu quả. Thống nhất để tỉnh quản lý và chỉ đạo chung đối với mầm non như các bậc học khác, nhà nước xây dựng kế hoạch dùng ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và chi trả lương cho giáo viên mầm non. Giao rõ quyền hạn và trách nhiệm quản lý giáo dục mầm non cho các cấp chính quyền cơ sở, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với giáo dục mầm non, phối kết hợp quản lý mầm non giữa các cấp các ngành.

-Đẩy mạnh việc đầu tư cho giáo dục mầm non, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, xây dựng các trường lớp đạt các yêu cầu tối thiểu của 1 lớp mầm non, đổi mới trang thiết bị vui chơi học tập của trẻ, chú trọng đầu tư cho vùng sâu vùng xa

-Đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non đạt trình độ chuẩn đáp ứng được yêu cầu đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Đồng thời Nhà nuớc cũng phải có những chính sách quan tâm đến đời sống giáo viên mầm non như chế độ tiền lương, bảo


hiểm. Đó chính là biện pháp hiệu quả bước đầu nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, củng cố lòng yêu nghề yêu trẻ của giáo viên.

-Xã hội hóa giáo dục mầm non chính quyền và nhân dân phải cùng vào cuộc vì sự nghiệp giáo dục mầm non. Nhà nước có những chính sách khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào việc phát triển giáo dục mầm non, đa dạng hóa các loại hình giáo dục mầm non nhưng tất cả các hoạt động này phải có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của Nhà nước

-Đẩy mạnh chính sách hỗ trợ thành lập nhà trẻ, trường mầm non trong các khu công nghiệp, công ty xí nghiệp sản xuất.

-Chính sách thu hút người làm công tác xã hội chuyên nghiệp tại khu công nghiệp, công ty …

-Ứng dụng công tác xã hội trong cung cấp dịch vụ giáo dục mầm non, liên kết với công tác xã hội trong khu công nghiệp, công tác xã hội cộng đồng để thực hiện và triển khai cung cấp dịch vụ giáo dục nhà trẻ mầm non chất lượng đến với người lao động.


3.4 Giải pháp thực hiện, nâng cao chất lượng công tác xã hội trong dịch giáo dục nhà trẻ mầm non tại khu công nghiệp, công ty sản xuất.

Triển khai công tác xã hội trong dịch vụ giáo dục nhà trẻ mầm non tại khu công nghiệp, công ty sản xuất, cần có lộ trình dựa theo mô hình liên kết hợp tác với chức năng nhiệm vụ của nhà trẻ mầm non gần hoặc trong khu công nghiệp, công ty sản xuất. Người làm công tác xã hội thực hiện :

-Truyền thông, quán triệt nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV), bảo mẫu trong công tác đảm bảo an toàn cho trẻ. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ .Thông tin và khuyến khích thực hiện Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN.


-Thường xuyên giám sát điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, kịp thời phát hiện, góp ý khắc phục những yếu tố gây nguy cơ mất an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động tại trường/lớp mầm non.

-Kết nối thông tin đến với cha mẹ là công nhân lao động về những vấn đề an toàn cho trẻ qua dịch vụ công tác xã hội .

- Phối hợp liên kết giám sát chất lượng bữa ăn cho trẻ, huy động các nguồn lực để nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho trẻ. Vận động khuyến khích xây dựng chế độ ăn cân đối, đa dạng, hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị theo quy định.

- Vận động nhà trẻ, trường mầm non trang bị phần mềm quản lý dinh dưỡng để hỗ trợ công tác xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn cho trẻ theo quy định, đảm bảo cơ cấu dinh dưỡng phù hợp với nhóm tuổi , đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị về các chất dinh dưỡng, khi xây dựng thực đơn cho trẻ cần lưu ý đảm bảo các tiêu chuẩn tối thiểu là đủ năng lượng, cân đối giữa các chất sinh năng lượng. Phụ huynh kết nối được với phần mềm để biết được khẩu phần ăn của con trong ngày.

- Phối hợp giám sát kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm và thực hiện nghiêm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn tại các cơ sở GDMN gần hoặc trong khu công nghiệp

-Đảm bảo 100% trẻ đến trường được nuôi dưỡng chế độ dinh dưỡng phù hợp, kiểm tra sức khỏe và theo dõi sự phát triển bằng biểu đồ tăng trưởng. Cha mẹ được thông báo hằng tháng qua phương tiện công nghệ thông tin.

-Phát hiện kịp thời trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và suy dinh dưỡng thể thấp còi trẻ thừa cân béo phì. Cha mẹ theo dõi được tình trạng của trẻ mỗi ngày qua camera cài đặt trên điện thoại thông minh .Cuồi năm học cha mẹ được nhận kết quả sức khỏe và biểu đồ tăng trưởng của trẻ thực hiện theo năm học

- Liên kết, phối hợp với nhà trẻ mầm non ,ngành Y tế triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ em trong các cơ sở GDMN.


-Phối hợp cùng với nhà trẻ mầm non, tạo điều kiện cho phụ huynh theo dõi được sự tham gia củ trẻ trong chương trình GDMN tổ chức học 2 buổi/ngày tại lớp. Chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mang tính sáng tạo linh hoạt.

-Cùng tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn các cơ sở GDMN thực hiện Chương trình GDMN theo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT

- Tham gia phát triển Chương trình GDMN gắn với điều kiện thực tiễn khu công nghiệp. Tiếp tục thực hiện đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục trong thực hiện Chương trình GDMN;

-Chú trọng giáo dục phát triển hành vi, thói quen tốt cho trẻ; Giáo dục kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi. Tăng cường áp dụng đa dạng các hình thức và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “ lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ; chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo theo phương châm “học bằng chơi, chơi mà học” phù hợp với lứa tuổi.

-Tăng cường xây dựng môi trường giao tiếp, môi trường chữ viết trong các cơ sơ giáo dục mầm non, tạo điều kiện để trẻ phát triển ngôn ngữ ở mọi nơi mọi lúc, phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ, đặc biệt là khả năng tự tin, sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, biểu cảm.

-Cùng tham gia sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi theo quy định tại Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT, đảm bảo đúng mục đích hỗ trợ thực hiện Chương trình GDMN, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1.

- Phối hợp triển khai nhân rộng chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”. Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện chuyên đề. Triển khai thực hiện Quyết định số 1076/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển giáo dục thể chất và thể thao


trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trong các cơ sở giáo dục mầm non.

-Xây dựng và triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.

-Tăng cường phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình và cộng đồng.

-Phối hợp với Trung tâm hỗ trợ và Phát triển giáo dục hòa nhập tại các địa phương để hỗ trợ can thiệp trẻ khuyết tật và hỗ trợ chuyên môn về giáo dục trẻ khuyết tật tại các trường mầm non.


3.5 Thí điểm thực hiện mô hình công tác xã hội trong khu công nghiệp tại Công ty Winning.

Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả xây dựng mô hình công tác xã hội khuyến khích vận động Lãnh đạo Công Ty Winning thực hiện với các hoạt động sau :

-Thiết lập đề án thí điểm dựa trên đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường để thực hiện tại công ty Winning.

-Tổ chức hội thảo công bố nhu cầu của công nhân về dịch vụ công tác xã hội tại Công Ty, trình bày mô hình công tác xã hội trong khu công nghiệp với lãnh đạo công ty và các tổ trưởng sản xuất.

-Vận động sự đồng thuận của Công Ty để triển khai thí điểm tại Công Ty.

-Cam kết giữa lãnh đạo Công Ty và Tác giả thực hiện thí điểm mô hình theo năm học 2019-2020.

-Kế hoạch thực hiện ; xây dựng các đầu việc triển khai .

-Tổ chức truyền thông rộng rãi cho công nhân trong công ty, dựa trên phương tiện phát thanh của Công Ty để công nhân biết được chức năng nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội :

+Tạo điều kiện người lao động tham gia vào các hoạt động sản xuất tích cực tạo thu nhập có thể đáp ứng được nhu cầu tối thiểu và sự độc lập trong cuộc sống .

+Tiếp cận các dịch vụ xã hội hỗ trợ sự bình đẳng và có thể đóng góp và hòa nhập cao nhất đối với gia đình, cộng đồng và xã hội;


+Thúc đẩy tính trách nhiệm và mối quan hệ gắn kết giữa gia đình và các thành viên và bảo đảm gia đình thành chỗ dựa an toàn nhất cho người lao động

+Trẻ em thuộc những gia đình của người lao động có thể nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng, xã hội;


+Cung cấp các dịch vụ về nhà ở với tiêu chuẩn đáp ứng được điều kiện tối thiểu về chất lượng cuộc sống phù hợp với di chuyển và chi trả của người lao động.

+Hỗ trợ người lao động có khả năng sống độc lập hơn và tham gia một cách tích cực trong các hoạt động kinh tế cũng như hoạt động cộng đồng;

+Thúc đẩy việc chăm sóc sức khỏe, gắn kết các chủ thể với các nguồn lực;

+Tạo ra các dịch vụ tham vấn và trị liệu tâm lý cho người lao động;

+Hỗ trợ người lao động tiếp cận với các kênh thông tin và tạo cơ hội lựa chọn tốt hơn các dịch vụ như nhà trẻ mầm non, y tế sức khỏe, dịch vụ liên quan đến pháp luật dân sự.

+Đồng tham gia với người lao động có con dưới 72 tháng sử dụng dịch vụ nhà trẻ mầm non trong chọn cơ sở gửi trẻ, nhận được thông tin của trẻ trong ngày từ cơ sở giữ trẻ.

+Hỗ trợ cho người lao động tiếp cận dễ dàng hơn với các hoạt động hòa giải, biện hộ các vấn đề xã hội.

+Tiếp cận các dịch vụ có tính chất phòng ngừa: Là hình thức dịch vụ cung cấp cho đối tượng các dịch vụ có tính chủ động , phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra thông qua các biện pháp tích cực.

+Quản lý ca, trường hơp cần can thiệp, cần những mối liên kết hỗ trợ của các tổ chức xã hội .

+Hỗ trợ chuyển ca .

-Góp ý các đầu việc kế hoạch thực hiện.

-Đề án thực hiện được công bố

-Bản ký thỏa hiệp thực hiện thí điểm công tác xã hội trong khu công nghiệp Ban Giám Đốc Công Ty và chủ nhiệm đề tài .


-Thực hiện thí điểm

-Giám sát, lượng giá, điều chỉnh các hoạt động .

-Khảo sát nghiên cứu sau 01 năm học thí điểm ( nhà trẻ mầm non) cùng các nhiệm vụ công tác xã hội khác.

-Báo cáo kết quả .

-Công bố kết quả .

-Tiếp tục thực hiện lộ trình đưa công tác xã hội vào hoạt động đổng sản xuất tại khu công nghiệp, công ty, xí nghiệp.

Kết quả thí điểm sẽ là tiền đề xây dựng chính sách thực hiện công tác xã hội trong khu công nghiệp và những chính sách an sinh xã hội liên quan đến phúc lợi của người lao động


3.6. Thực hiện công tác xã hội trong khu công nghiệp là tạo cầu nối cho người lao động tiếp cận chính sách an sinh xã hội .

Hiện nay với các chính sách như hộ khẩu thường trú KT3, đa số người lao động nhập cư không biết và cũng không biết rõ quy trình thực hiện. Nghiên cứu của Dương Chí Thiện năm 2013, Hệ thống an sinh xã hội chính thức hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu mới về an sinh xã hội và nhất là chưa bao phủ được hết tất cả các nhóm dân số mới trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Theo nhận định của Viện Khoa học lao động và Xã hội, Bộ Lao độngThương binh và Xã hội, hệ thống an sinh xã hội chính thức hiện nay của Việt Nam còn có một số vấn đề lớn đang đặt ra cần phải giải quyết là: Điều đó đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống an sinh xã hội mới, đáp ứng được các nhu cầu và bao phủ được tất cả các nhóm dân cư, trong đó có nhóm người lao động di cư từ nông thôn ra đô thị.

Các nghiên cứu và số liệu thống kê đều cho thấy, đa số lao động di cư không tham gia và không được hưởng bảo hiểm xã hội (hưu trí, y tế và thất nghiệp). Hầu hết lao động di cư tự do không có bảo hiểm thất nghiệp bảo hiểm y tế, mà nếu có thì cũng rất khó khăn trong việc tiếp cận hệ thống khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế. Cụ thể, ở Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả điều tra cho thấy, có tới 59,2% số lượng

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí