Tổ Chức Bồi Dưỡng Chuyên Môn, Nghiệp Vụ Cho Cbql Và Cán Bộ Tham Gia Hoạt Động Chăm Sóc, Giáo Dục Trẻ Ở Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Và Công

3.2.4. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL và cán bộ tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn dựa vào năng lực

a. Mục tiêu của biện pháp

Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL và cán bộ tham gia chăm sóc, giáo dục trẻ đảm bảo đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của quản lý chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm BTXH & CTXH tỉnh Bắc Kạn. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên làm tốt công tác xã hội đối với trẻ thuộc đối tượng bảo trợ xã hội nhằm xây dựng đội ngũ làm công việc có tính đặc thù. Vì vậy, CBQL tại Trung tâm cần tiến hành kế hoạch hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng để hoàn thiện đội ngũ.

b. Nội dung và cách thức thực hiện

- Đối với Giám đốc TT BTXH & CTXH tỉnh Bắc Kạn: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, Giám đốc TT cần thường xuyên được bồi dưỡng, tập huấn để tiếp thu các thành tựu mới của khoa học giáo dục nói chung, của quản lý giáo dục nói riêng, tiếp cận các xu hướng quản lý TT BTXH & CTXH cấp tỉnh hiện đại và vận dụng chúng vào thực tiễn quản lý của chính bản thân. Bên cạnh đó, người CBQL cần phải thường xuyên tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng khóa ngắn hạn do Sở LĐ TB & XH và Bộ LĐ TB & XH tổ chức và được tạo điều kiện tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng dài hạn về hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.

Bổ sung nguồn lực được đào tạo về chuyên ngành công tác xã hội làm công tác tham vấn, mục đích giáo dục trẻ kỹ năng sống và định hướng nghề nghiệp cho trẻ. Đội ngũ này cần được trang bị về kiến thức tham vấn, kĩ năng nghề nghiệp đặc thù trong chăm sóc, giáo dục trẻ thuộc đối tượng bảo trợ xã hội. Vì vậy, CBQL cần:

+ Xác định lĩnh vực, chuyên ngành, nội dung cần đào tạo.

+ Năng lực của người cử đi đào tạo

+ Xây dựng kế hoạch BD thường xuyên, định kỳ theo hình thức tập trung, vừa làm vừa học, tự BD, trao đổi kinh nghiệm.

+ Khuyến khích mỗi người quản lý, CB, NV có kế hoạch tự học, tự nghiên cứu, tự BD. Đầu tư thích đáng cho việc BD. Tăng cường nguồn đầu tư từ kinh phí của TT, kinh phí của các tổ chức, các lực lượng xã hội...

+ Xây dựng kế hoạch BD đối với đội ngũ CBQL, CB, NV với các nội dung chủ yếu theo Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực QLCL CS-GD trẻ cho đội ngũ QL và cán bộ, nhân viên.

+ Giao trách nhiệm và quyền hạn cho từng bộ phận chuyên môn để các bộ phận chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng. Phân công nhân sự hợp lý, bố trí CB, NV giỏi, CB, NV có kinh nghiệm kèm cặp CB, NV yếu và NV mới ra trường.

- Đối với cán bộ, nhân viên tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ cần có các kỹ năng:

+ Kỹ năng công tác xã hội với trẻ em mồ côi của cán bộ xã hội là sự vận dụng kinh nghiệm kiến thức về hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp trong việc tổ chức các hoạt động trợ giúp trẻ mồ côi phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội của trẻ như thiết lập mối quan hệ với trẻ chia sẻ cảm xúc biện hộ và hướng dẫn trẻ tái hoà nhập cộng đồng một cách hiệu quả thông quan hệ làm việc một - một.

+ Đào tạo chuyên môn về kỹ năng thiết lập mối quan hệ với trẻ em mồ côi của cán bộ xã hội: Đối với kỹ năng thiết lập mối quan hệ với trẻ, tập trung vào hành vi, cử chỉ, biểu cảm và lời nói, cách nói để biểu thị khả năng thân thiện, gần gũi với trẻ, động viên, hỏi thăm kịp thời nếu trẻ buồn và thiếu sự tập trung; mặc trang phục phù hợp hoàn cảnh; lắng nghe và phân tích ý; thừa nhận sự tự khẳng định của trẻ; tôn trọng sự lựa chọn về cách thức giải quyết vấn đề của trẻ; bỏ qua thói quen xấu ở trẻ.

+ Đào tạo kỹ năng chia sẻ cảm xúc với trẻ mồ côi của cán bộ xã hội: Đối với kỹ năng chia sẻ cảm xúc, tập trung vào việc cán bộ xã hội dùng ngôn từ dễ hiểu, gần gũi và phù hợp; lắng nghe, tôn trọng mọi cảm xúc, quan niệm của trẻ; khích lệ trẻ chia sẻ về trải nghiệm của bản thân; chấp nhận suy nghĩ bên trong và hành vi thể hiện bên ngoài của trẻ; chú ý đến những cảm xúc bên trong của trẻ; ghi nhận giá trị, niềm tin, suy nghĩ của trẻ dù điều đó không phù hợp với quan điểm cá nhân.

+ Đào tạo kỹ năng biện hộ với trẻ mồ côi của cán bộ xã hội: Đối với kỹ năng biện hộ, tập trung vào các hành vi dùng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để giúp trẻ; xử lý tình huống cho trẻ; thiết lập mạng lưới quan hệ xã hội hiệu quả giữa những cá nhân khác nhau; sử dụng biện pháp tiếp cận, chăm sóc cá nhân để giải tỏa căng thẳng.

+ Kỹ năng hướng dẫn trẻ em mồ côi tái hòa nhập cộng đồng của cán bộ xã hội: Đối với kỹ năng hướng dẫn trẻ mồ côi tái hòa nhập cộng đồng, tập trung vào việc phân công việc cụ thể, phù hợp sức khỏe, khả năng của trẻ; giúp trẻ thực hiện nhiệm vụ chung; hỗ trợ vốn từ ngân hàng chính sách xã hội, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện cho trẻ; tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội được thể hiện mình để phát triển năng lực; xử lý kịp thời mâu thuẫn phát sinh trong gia đình và địa phương với trẻ; đưa ra biện pháp kịp thời để giải quyết xung đột của trẻ; phối hợp với cơ quan chức năng để giới thiệu và giải quyết việc làm cho trẻ; gợi ý cho trẻ thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân khác theo quy định của pháp luật.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

CBQL chỉ đạo thành lập tổ kiểm tra thực trạng sử dụng nhân sự của Phòng Giáo dục - Tư vấn và Phòng Y tế - Chăm sóc; Xây dựng vị trí việc làm tương ứng với vị trí cán bộ, nhân viên phụ trách Phòng Giáo dục - Tư vấn và Phòng Y tế - Chăm sóc để làm tiêu chí đánh giá. Phân công công việc cụ thể đúng với chuyên môn, năng lực của mỗi giáo viên.

Tổ chức, tạo điều kiện để các cán bộ, nhân viên thay phiên tham gia tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ, nhân viên.

Xây dựng cơ chế phân công đi học hợp lý, đảm bảo đủ điều kiện duy trì hoạt động của trường và thời gian tham gia đào tạo.

3.2.5. Xây dựng môi trường giáo dục bình đẳng, không rào cản đối với trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn

a. Mục tiêu của biện pháp

Đối với bất kì hình thức giáo dục nào thì môi trường giáo dục đều giữ một bị trí quan trọng trong đó có môi trường tâm lý và các điều kiện về cơ sở hạ tầng, thiết bị giáo dục, vui chơi phục phụ cho công tác giáo dục. Điều này đặc biệt

đúng với chăm sóc, giáo dục trẻ nó đòi hỏi một môi trường thân thiện hơn, ít rào cản nhất cho trẻ tham gia giáo dục, để có thể kích thích trẻ phát triển một cách tốt nhất. Hoạt động quản lý giáo dục diễn ra trong môi trường, để có thể đạt kết quả cao thì không chỉ cần phải làm tốt những chức năng cơ bản của quản lý mà còn phải xem xét đến môi trường làm việc - nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động. Một môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực nơi mọi thành viên đều ý thức được công việc, trách nhiệm của mình, ý thức được mục tiêu, kế hoạch và những giá trị mà nhà trường theo đuổi là điều kiện lý tưởng để quản lý tổ chức. Đây cũng là yêu cầu quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức.

b. Nội dung và cách thức thực hiện

- Xây dựng môi trường tâm lý phù hợp với trẻ. Thu thập các văn bản pháp quy quốc tế và Việt Nam về Quyền của trẻ em.

- Thu thập các tài liệu hướng dẫn về thực hiện quyền của trẻ em, các tài liệu hướng dẫn tổ chức xây dựng môi trường giáo dục thân thiện;

- Tăng cường phổ biến các văn bản, chính sách trong nước và quốc tế quy định về quyền của trẻ em; khẳng định nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ và tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ học tập và phát triển là trách nhiệm của mỗi cán bộ, nhân viên, điều này đã được thể chế hóa trong Luật pháp của nhà nước và của ngành giáo dục và đào tạo.

- Trong điều kiện tỉnh Bắc Kạn còn nghèo, chưa có nguồn kinh phí hỗ trợ tối đa cho trẻ tại Trung tâm BTXH & CTXH tỉnh Bắc Kạn. Vì vậy, nguồn kinh phí phụ thuộc vào sự hỗ trợ của cộng đồng, phụ thuộc vào sự năng động và sáng tạo của các nhà quản lý giáo dục. Để có thể đáp ứng được nhu cầu thiết bị của trẻ, các nhà quản lý có thể kết hợp chặt chẽ với các lực lượng trong cộng đồng nhằm huy động mọi nguồn tài trợ của các tổ chức, các đoàn thể giúp cho trẻ trên địa bàn được hưởng lợi một cách tối đa để các em có những điều kiện phát triển tốt nhất.

Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế các cá nhân để có thể nhận được các nguồn hỗ trợ cả về vật chất, tài liệu, và kinh nghiệm thực hiện, triển khai.

Chỉ đạo về việc đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất và đồ dùng phương tiện giáo dục và dạy học trẻ.

- Xây dựng các chuẩn mực ứng xử trong Trung tâm BTXH & CTXH tỉnh Bắc Kạn để tạo tâm lý thoải mái, tôn trọng, khuyến khích trẻ bày tỏ quan điểm, nhu cầu của mình.Tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, CB, NV về đạo đức nghề nghiệp nhằm xây dựng môi trường bình đẳng, không rào cản với trẻ.

Truyền thông và giáo dục về các vấn đề bảo vệ trẻ em dưới nhiều hình thức đa dạng khác nhau. TT phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức những hoạt động đa dạng như tổ chức hội nghị, hội thảo về các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, những cuộc thi về kiến thức luật pháp, những cuộc thi viết phóng sự, các chiến dịch thi vẽ tranh đã được tổ chức cùng với những chiến dịch truyền thông nhân dịp “Tháng hành động vì trẻ em” và “Ngày gia đình Việt Nam”. Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng và các cơ quan và tổ chức quần chúng tăng cường các hoạt động nâng cao nhận thức thông qua việc cung cấp những cuốn băng video, tờ rơi, và sách bỏ túi với những thông điệp rõ ràng, dễ nhớ, trình bày hấp dẫn được phổ biến tới tận các hộ gia đình, trẻ em và phụ nữ; tổ chức các câu lạc bộ và các hoạt động văn hóa văn nghệ; những buổi nói chuyện và gặp mặt để truyền thông về luật pháp chia sẻ kinh nghiệm nhằm xây dựng môi trường giáo dục bình đẳng, không rào cản với trẻ.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

- CBQL xây dựng kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, không rào cản đối với trẻ .

- Phải có kế hoạch cụ thể và chi tiết về lộ trình xây dựng môi trường và lôi kéo được các thành viên tham gia trên tinh thần tự giác, tự nguyện.

- Cán bộ quản lý luôn tham gia tích cực vào hoạt động; theo sát, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện xây dựng môi trường giáo dục; kịp thời nắm bắt những thay đổi để có bước điều chỉnh thích hợp.

- Chuẩn bị tốt nhất các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động; Cán bộ, nhân viên tham gia tổ chức các hoạt động phải được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên trang bị đầy đủ kiến thức.

- Cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, phụ huynh, cộng đồng, chính quyền địa phương, các tổ chức tài trợ, các đối tác...

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn là một chỉnh thể thống nhất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi nhóm biện pháp đều có những chức năng riêng nhưng đều có sự ràng buộc, hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau và có vai trò nhất định trong nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ sẽ không đạt hiệu quả tốt nhất nếu tách rời các nhóm biện pháp này. Trong đó:

Biện pháp “Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với điều kiện thực tế của Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn” là cơ sở và động lực để CBQL thực hiện các chức năng quản lý hiệu quả.

Biện pháp “Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn” là biện pháp giúp CBQL chỉ đạo Phòng Giáo dục - Tư vấn và Phòng Y tế - Chăm sóc thực hiện kế hoạch có hiệu quả.

Biện pháp “Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và phản hồi thông tin để cải tiến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạngiúp hoạt động quản lý chăm sóc, giáo dục trẻ có hiệu quả, nâng cao chất lượng.

Biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL và cán bộ tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn dựa vào năng lực ” là biện pháp thúc đẩy nâng cao chất lượng chuyên môn cho cán bộ, nhân viên của Trung tâm.

Biện pháp “Xây dựng môi trường giáo dục bình đẳng, không rào cản đối với trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn ”tạo điều kiện để trẻ được hưởng những điều kiện chăm sóc, giáo dục tốt nhất, trẻ được chia sẻ, cảm nhận được sự an toàn.

3.4. Khảo nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn

3.4.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm

3.4.1.1. Mục đích khảo nghiệm

Tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

3.4.1.2. Đối tượng khảo nghiệm

Để nghiên cứu sự cần thiết và khả thi của các biện pháp, chúng tôi tiến hành thăm dò bằng phiếu hỏi đến 60 cán bộ, nhân viên ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn, Sở Lao động Thương binh & Xã hội tỉnh Bắc Kạn.

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

Để tìm hiểu về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 phụ lục 2. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1. Đánh giá của khách thể điều tra về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn


TT


Nội dung

Mức độ cần thiết


ĐTB

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần

thiết

SL

ĐTB

SL

%

SL

%


1

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với điều kiện thực tế của Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh

Bắc Kạn


35


58.3%


25


41.7%


0


0.0%


2.58


2

Chỉ dạo đổi mới nội dung, phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội

tỉnh Bắc Kạn


37


61.7%


23


38.3%


0


0.0%


2.62

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn - 12

TT


Nội dung

Mức độ cần thiết


ĐTB

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần

thiết

SL

ĐTB

SL

%

SL

%


3

Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và phản hồi thông tin để cải tiến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội và

Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn


33


55.0%


27


45.0%


0


0.0%


2.43


4

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL và cán bộ tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn dựa vào

năng lực


38


63.3%


22


36.7%


0


0.0%


2.63


5

Xây dựng môi trường giáo dục bình đẳng, không rào cản đối với trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội

và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn


31


51.7%


29


48.3%


0


0.0%


2.55



Kết quả khảo sát cho thấy, khách thể điều tra đánh giá các biện pháp 1,2,4 ở mức độ rất cần thiết với mức điểm đánh giá đạt từ 2.58 đến 2.63 điểm. Biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL và cán bộ tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn dựa vào năng lực ” cần thiết nhất. Các biện pháp 3,5 được đánh giá ở mức độ rất cần thiết và cần thiết, mức điểm được khách thể điều tra đánh giá 2.43 đến 2.55 điểm.

Để tìm hiểu về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 phụ lục 2. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.2 như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/07/2023