Thực Trạng Chỉ Đạo Triển Khai Hoạt Động Chăm Sóc, Giáo Dục Trẻ

bình). Qua phỏng vấn cán bộ Phòng Giáo dục - Tư vấn, tác giả được được biết: cán bộ Trung tâm được hướng dẫn sử dụng phần mềm chung của Cục bảo trợ xã hội, tuy nhiên, hiện nay phần mềm chưa được nâng cấp nên thông tin về trẻ chưa được điền đầy đủ.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

Để tìm hiểu về thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 phụ lục 1, mục B. Kết quả thu được thể hiện ở bảng bảng

3.4 chi tiết tại phục lục 3 và bảng 2.10 như sau:

Bảng 2.9. Đánh giá của khách thể điều tra về các biện pháp chỉ đạo triển khai hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ‌


TT


Chỉ đạo thực hiện


Mức điểm đánh giá ( X )

CBQL

CB, NV

Chung


1

Chỉ đạo cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết,

chính sách của cấp trên vào hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ


2.57


2.58


2.58


2

Chỉ đạo tập huấn, bồi dưỡng trình độ nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội

ngũ giáo viên


2.43


2.42


2.43

3

Chỉ đạo phân công công trách nhiệm đối với

từng cá nhân phụ trách

2.57

2.51

2.54

4

Chỉ đạo đầu tư cơ sở vật chất và mua sắm

trang thiết bị để đủ điều kiện chăm sóc trẻ

2.57

2.58

2.58

5

Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức

chăm sóc, giáo dục trẻ

2.43

2.42

2.43


6

Chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn

và đánh giá trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa…


2.43


2.37


2.40

Điểm trung bình của nhóm

2.49

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn - 9

Nhận xét: Điểm trung bình của cả nhóm là 2.49 điểm, trong chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại TT BTXH & CTXH tỉnh Bắc Kạn được CBQL, CB, NV đánh giá ở mức độ trung bình.

Các nội dung được đánh giá ở mức điểm trung bình ở mức khá cao là các nội dung 1, 3, 4 mức độ thực hiện khá cao, Ban Giám đốc Trung tâm đã chỉ đạo cụ thể hóa các văn bản, nghị quyết, chính sách trong chăm sóc, giáo dục trẻ như: Đề án “Chăm sóc trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng”, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, Tháng 8/2004; Luật Trẻ em (2016); Nghị định 136/2013.

Ban giám đốc Trung tâm cũng chỉ đạo mua sắm cơ sở vật chất như trang thiết bị phục vụ cho 7 phòng chăm sóc trẻ sơ sinh, tài liệu học tập cho trẻ. Tuy nhiên, theo quan sát của tác giả, việc đầu tư khu vui chơi cho trẻ vẫn đang nằm trong kế hoạch, chưa triển khai thực hiện.

Các nội dung 2,5,6 ở mức điểm đánh giá trung bình, qua phỏng vấn Ban Giám đốc, tác giả được biết, Ban Giám đốc Trung tâm đã chỉ đạo mở các lớp tập huấn cho cán bộ, nhân viên trong Trung tâm về kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ em, tuy nhiên, do liên quan đến nguồn kinh phí nên các lớp tập huấn không thường xuyên thực hiện. Năm 2018, Trung tâm cử 3 nhân viên giáo dục và 3 nhân viên y tế dự lớp tập huấn do Cục bảo trợ xã hội và Sở Lao động Thương binh & Xã hội tỉnh Bắc Kạn tổ chức; mặt khác, cán bộ và nhân viên hiện nay chăm sóc, giáo dục trẻ chủ yếu bằng kinh nghiệm thực tế.

Ở nội dung “Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ”, qua trò chuyện với cán bộ và nhân viên ở Trung tâm, tác giả nhận thấy họ luôn có lòng nhiệt tình, kiên trì, nhân ái, tính vị tha nhưng khi tác giả nêu câu hỏi về đổi mới các phương pháp và hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ thì phần lớn các câu trả lời là những vấn đề chung chung. Cán bộ, nhân viên vẫn thiếu hụt về phương pháp và kĩ năng đặc thù trong chăm sóc, giáo dục trẻ, thiếu tài liệu, thiếu các thiết bị giáo dục và hỗ trợ. CBQL cũng chưa chỉ đạo thường xuyên về đổi mới các phương pháp, hình thức trong chăm sóc, giáo dục trẻ.

Trong nội dung “Chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn và đánh giá trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa…” do cán bộ, nhân viên của Phòng Giáo dục - Tư vấn còn thiếu, nên công tác chỉ đạo nội dung này

chưa thực sự hiệu quả. Trò chuyện cùng cán bộ tại phòng, tác giả được biết, đội ngũ cán bộ này chưa được đào tạo kỹ năng biện hộ đối với trẻ mồ côi, kỹ năng hướng dẫn trẻ mồ côi tái hòa nhập cộng đồng còn hạn chế. Vì vậy, cần phải có biện pháp về phát triển chuyên môn và nhân lực cho cán bộ của Phòng Giáo dục

- Tư vấn.

2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

Để tìm hiểu về thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 phụ lục 1, mục B. Kết quả thu được thể hiện ở bảng bảng 3.3 chi tiết tại phục lục 3 và bảng 2.9 như sau:

Bảng 2.10. Đánh giá của khách thể điều tra về kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ


TT


Nội dung


Mức điểm đánh giá ( X )

CBQL

CB,

NV

Chung


1

Xây dựng các tiêu chí đánh giá về thực hiện

kế hoạch, định mức lao động, sự tiến bộ của trẻ


2.43


2.49


2.46

2

Kiểm tra, đánh giá mức độ phù hợp của kế hoạch

thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

2.43

2.42

2.43


3

Kiểm tra, đánh giá mức độ triển khai kế hoạch tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo

dục trẻ


2.29


2.47


2.38


4

Kiểm tra, đánh giá mức độ phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận trong việc tổ chức thực

hiện chăm sóc, giáo dục trẻ


2.29


2.51


2.40


5

Kiểm tra, đánh giá cơ sở vật chất thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu về việc tổ chức thực hiện

chăm sóc, giáo dục trẻ


2.57


2.58


2.58


6

Kiểm tra, đánh giá sự phối hợp của các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng trong việc

thực hiện kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ


2.43


2.42


2.43

Kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành công

việc, theo năm học, theo tháng, theo tuần

2.43

2.42

2.43

Điểm trung bình chung của nhóm

2.44

7

Nhận xét:

Kết quả đánh giá của khách thể điều tra về công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ cho thấy điểm trung bình chung của cả nhóm đạt

2.44 điểm, ở mức đánh giá trung bình. Khi phỏng vấn cán bộ, nhân viên Trung tâm, tác giả nhận được câu trả lời: Không có kiểm tra, đánh giá cho từng hoạt động đã nêu mà chỉ đạo kiểm tra, đánh giá còn hình thức, chung chung.

Các nội dung được đánh giá ở mức điểm khá cao là nội dung “Kiểm tra sự phối hợp của các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng thực hiện kế hoạch ” đạt

2.58 điểm. Khi phỏng vấn Ban Giám đốc Trung tâm, tác giả được biết, để hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ diễn ra đạt kết quả tốt, cần có sự chung tay của cộng đồng, các tổ chức và doanh nghiệp. Vì vậy, nội dung này được thực hiện ở mức độ rất thường xuyên.

Các nội dung 1, 2, 3, 4, 6, khách thể điều tra đánh giá ở mức điểm trung bình. Trong nội dung “Kiểm tra mức độ phù hợp của lập kế hoạch tổ chức thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ ”, vẫn chưa tiến hành kiểm tra để đánh giá thực trạng, từ đó có sự điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Khi tiến hành tìm hiểu về nội dung “Kiểm tra mức độ triển khai kế hoạch tổ chức thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ”, tác giả trò chuyện cùng cán bộ phòng Giáo dục - Tư vấn và Chăm sóc

- Y tế thì được biết, Ban Giám đốc chưa coi trọng kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn của 2 phòng này. Mặt khác, ở nội dung “Kiểm tra cơ sở vật chất thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu về việc tổ chức thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ ”, chưa tiến hành kiểm tra thường xuyên tình trạng hư hỏng, xuống cấp của thiết bị dạy học, đồ dùng học tập để lập kế hoạch sửa chữa, mua mới phục vụ cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Chưa thực hiện thường xuyên nội dung “Kiểm tra đánh giá mức độ hoàn thành công việc, kiểm tra, đánh giá theo năm học, theo tháng, theo tuần”; Xây dựng các tiêu chí đánh giá về thực hiện kế

hoạch, định mức lao động, sự tiến bộ của trẻ” trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn

Để tìm hiểu về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn chúng tôi sử dụng câu hỏi số 8 phụ lục 1, mục A. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.11 như sau:

Bảng 2.11. Đánh giá của khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn


TT


Nội dung

Mức độ ảnh hưởng


X

Ảnh hưởng

nhiều

Ít ảnh hưởng

Không ảnh

hưởng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Điều kiện cơ sở vật chất

40

80.00%

10

20.00%

0

0.00%

2.80


2

Thiết bị giáo dục, đồ

dùng, tài liệu dạy học


31


62.00%


11


22.00%


8


16.00%


2.46


3

Sự quan tâm của Nhà nước về cơ chế chính

sách cho trẻ


39


78.00%


11


22.00%


0


0.00%


2.78


4

Sự hỗ trợ của các lực

lượng xã hội


34


68.00%


16


32.00%


0


0.00%


2.68


5

Số lượng và chất lượng

đội ngũ cán bộ, nhân viên


45


90.00%


5


10.00%


0


0.00%


2.90


6

Điều kiện kinh tế- xã hội

của tỉnh Bắc Kạn


21


42.00%


18


36.00%


11


22.00%


2.20


7

Nhận thức và kỹ năng của cán bộ, giáo viên về

chăm sóc, giáo dục trẻ


44


88.00%


6


12.00%


0


0.00%


2.88

Điểm trung bình của nhóm

2.67

Nhận xét:

Điểm trung bình của cả nhóm là 2.67 điểm, ở mức điểm đánh giá cao cho thấy, CBQL, CB, NV ở TT BTXH & CTXH tỉnh Bắc Kạn đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nêu trên ở mức cao.

Các yếu tố 1,3,4,5,7 là các yếu tố được khách thể điều tra đánh giá ở mức điểm trung bình cao cho thấy các yếu tố về điều kiện cơ sở vật chất, sự quan tâm của Nhà nước về cơ chế chính sách cho trẻ, sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội, số lượng và chất lượng đội ngũ CB, NV… có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại TT.

Khách thể điều tra đều nhận định điều kiện cơ sở vật chất là yếu tố rất ảnh hưởng đến chăm sóc, giáo dục trẻ, nhất là đối với trẻ sơ sinh tại Trung tâm. Điều này đặt ra yêu cầu đối với Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn trong xây dựng đường đi, khu nhà ăn, khu phòng ở, khu vệ sinh… Yếu tố “Nhận thức của cán bộ, giáo viên về chăm sóc, giáo dục trẻ” khách thể điều tra đánh giá rất ảnh hưởng cho thấy năng lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên nếu được đào tạo đúng chuyên môn và kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm BTXH & CTXH sẽ có tác động tích cực đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Trong đó, yêu cầu về năng lực gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ và kinh nghiệm, những yếu tố này tác động trực tiếp và tạo nên hiệu quả trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Tuy nhiên, số lượng cán bộ, nhân viên, giáo viên còn ít, hiện nay năng lực và trình độ của đội ngũ này còn hạn chế, đội ngũ này cần được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tới. Mặt khác, cơ chế chính sách của Nhà nước, của tỉnh Bắc Kạn khách thể điều tra đánh giá rất ảnh hưởng đến chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm BTXH & CTXH tỉnh Bắc Kạn, trẻ được tiếp cận các chính sách ưu đãi của Nhà nước về y tế, giáo dục, dinh dưỡng, dạy nghề và trợ cấp hàng tháng… bên cạnh đó, trẻ còn được thụ hưởng các chương trình của các tổ chức trong nước và ngoài nước.

Hiện nay, trẻ rất cần sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội gồm các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư… nhằm hỗ trợ Trung tâm BTXH & CTXH tỉnh Bắc Kạn trong chăm sóc, giáo dục trẻ.

Các yếu tố 2,6 khách thể điều tra đánh giá ở mức điểm trung bình. Đối với yếu tố “Thiết bị giáo dục, đồ dùng, tài liệu dạy học”, tác giả tiến hành phỏng vấn cán bộ phòng Giáo dục - Tư vấn thì được biết, trẻ khi đến tuổi đi học được Trung tâm gửi đến các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, trẻ được trang bị đầy đủ về tài liệu học tập, đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học để sử dụng cho quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Tại Trung tâm cũng đầu tư cải tạo, sửa chữa và xây dựng cơ sở vật chất như nhà ở, khu vui chơi cho trẻ tại Trung tâm.

Yếu tố “Điều kiện kinh tế- xã hội của tỉnh Bắc Kạn” cho thấy, hiện nay thực trạng kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn so với các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc còn chậm phát triển, vì vậy, sự quan tâm của chính quyền địa phương, lãnh đạo các cấp về chính sách hỗ trợ đối với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm chưa nhận được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên.

2.6. Đánh giá chung

2.6.1. Một số thành tựu đạt được

- CBQL, cán bộ, nhân viên Trung tâm BTXH & CTXH tỉnh Bắc Kạn đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em. Một số CBQL, cán bộ, nhân viên có chuyên môn, kinh nghiệm về chăm sóc, giáo dục trẻ em tại Trung tâm BTXH & CTXH. Trẻ được chăm sóc, giáo dục trong môi trường tâm lý tốt, không bị phân biệt, đối xử.

- CBQL Trung tâm BTXH & CTXH tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp với các phương tiện thông tin truyền thông trên địa bàn tỉnh, thông qua các hội nghị truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về chăm sóc, giáo dục trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, trẻ sơ sinh bị bỏ rơi… Cán bộ, nhân viên và giáo viên đã khắc phục khó khăn về thiếu thốn cơ sở vật chất, sự tăng giá của thực phẩm dinh dưỡng, thiếu về thiết bị dạy học nhằm đặt mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ lên hàng đầu. CBQL cùng cán bộ, nhân viên và giáo viên đã kịp thời động viên chia sẻ, tìm hiểu tâm tư của trẻ vì thế một số trẻ cảm thấy tự ti, mặc cảm chưa nhận thấy giá trị, tiềm năng và cống hiến của trẻ khi hòa nhập trở lại cộng đồng.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 03/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí