Nội dung kiểm tra, đánh giá là kiểm tra việc xây dựng tiêu chí đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động GD GTS-KNS, quy trình thực hiện và tính khả thi của kế hoạch; kiểm tra việc khai thác, sử dụng các nguồn lực, điều kiện phục vụ công tác GD GTS-KNS; theo dõi, giám sát và đánh giá quá trình, tiến độ thực hiện kế hoạch GD GTS-KNS, tinh thần, thái độ của đối tượng tham gia, đề xuất điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết; đánh giá nhận định kết quả, đối chiếu với mục tiêu đề ra, từ đó rút kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng công tác GD GTS-KNS.
Vì vậy, ngay từ khi lập kế hoạch hoạt động GD GTS-KNS, lãnh đạo nhà trường phải tính đến việc kiểm soát toàn bộ hoạt động trong quá trình GD GTS- KNS và sau khi tổ chức GD GTS-KNS, phải xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá cách thức tổ chức, cách thức lồng ghép giữa nội dung GD GTS-KNS vào bài học, xây dựng với các tiêu chí cụ thể, dựa trên các tiêu chí đó để đánh giá mức độ nhận thức và mức độ thực hiện của mỗi nội dungGD. Nhà quản lý tích cực tham mưu với các cấp QL, trao đổi với cùng cấp và cấp dưới để xây dựng chính sách phù hợp cho công tác GD GTS-KNS.
Hằng năm, lãnh đạo cần tổ chức hội nghị tổng kết công tác GD GTS-KNS để đánh giá những thành tích cũng như hạn chế trong công tác triển khai thực hiện kế hoạch, từ đó chỉ đạo để rút kinh nghiệm và cải tiến trong năm sau.
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội, phát huy vai trò chủ thể các lực lượng sư phạm trong giáo dục GTS-GTS-KNS cho học sinh.
/. Mục tiêu của biện pháp
Nhân lực là yếu tố quyết định thành công của mỗi hoạt động, bởi vậy việc tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội cho các chủ thể tham gia quá trình GD GTS-KNS là một trong những biện pháp đặc biệt quan trọng.
Kết quả GD là sự phối kết hợp của các lực lượng GD: Gia đình - Nhà trường
- Xã hội. Mỗi lực lượng đảm nhận một vai tr â, không có lực lượng đơn lẻ nào có thể tổ chức tốt các GD GTS-KNS, mà cần phải liên kết phối hợp lực lượng, binh chủng trong và ngoài nhà trường.
/. Nội dung và cách thức thực hiện
. Nội dung .
Việc ảnh hưởng từ nhân cách và công việc quản lý, giáo dục của thầy cô giáo tác động rất lớn đến các em học sinh THPT. Quản lý GD GTS-KNS cho học sinh THPT trường Triệu Quang Phục đòi hỏi người quản lý và người hướng dẫn phải có nhiều kiến thức về tâm lý phát triển của học sinh THPT, phải có tâm huyết, tính kiên nhẫn, có sự lắng nghe tốt, có sự phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác quản lý, giáo dục, có biện pháp, phương pháp quản lý, giáo dục và đặc biệt phải có được sự tin tưởng, yêu thương của các em.
Phối kết hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội, Hội Cha mẹ HS… , huy động các nguồn lực tài chính, tăng cường CSVC và trang thiết bị phục vụ cho GD GTS-KNS, nhằm nâng cao chất lượng GD GTS-KNS. Cần có kế hoạch đầu tư trang bị cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị phục vụ hoạt động giảng dạy, sinh hoạt học tập bằng mọi nguồn lực như từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước, từ sự hỗ trợ của địa phương, của các tổ chức xã hội, từ sự chung sức của cha mẹ học sinh,… theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tăng cường xã hội hóa giáo dục để nâng cao cơ sở vật chất trường học phục vụ các hoạt động giáo dục, giảng dạy- học tập trong nhà trường nhất là trong điều kiện hiện nay, biện pháp này tuy có được quan tâm nhưng chưa được đội ngũ đánh giá cao một phần do trói buộc bởi khâu quản lý tài chính. Tuy vậy, cũng nên lưu ý không để xảy ra tình trạng lãng phí, tham ô, sử dụng kinh phí sai mục đích trong quá trình thực hiện biện pháp này.
Lãnh đạo nhà trường phải năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Có tầm nhìn chiến lược về xây dựng, tăng cường CSVC phục vụ trước mắt và lâu dài cho GD GTS-KNS trên cơ sở phá huy nội lực từ nhà trường là chính, bên cạnh cần phải linh hoạt vận dụng tốt cơ chế nhà nước và cộng đồng cùng làm, xã hội hoá CSVC, xã hội hoá GD.
Hiệu trưởng có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, mua sắm mới, bổ sung CSVC cho hoạt động hàng năm. Sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm và phát huy tối đa công suất các điều kiện CSVC - TBDH hiện có, chống thất thoát, lãng phí. Sử dụng nguồn kinh phí cho hoạt động dân chủ công khai, đúng nguyên tắc tài chính qui định.
Huy động xây dựng quỹ GD GTS-KNS từ nhiều nguồn như: từ ngân sách chi thường xuyên của nhà nước; từ nguồn thu học phí; từ quỹ Hội Cha mẹ HS; từ đóng góp tự nguyện của các nhà tài trợ; từ sự hổ trợ của chính quyền địa phương, cộng đồng. Huy động HS tham gia lao động tu sửa xây dựng khuôn viên nhà trường sáng
- xanh - sạch - đẹp - an toàn, trồng nhiều cây bóng mát với mật độ thích hợp, tạo cảnh quan văn hóa sư phạm trong nhà trường.
Bố trí các khối chức năng, khu hoạt động tập thể hợp lý, thuận lợi cho GD GTS-KNS, để hoạt động này không gây ảnh hưởng chi phối đến giờ học trên lớp.
Để cho GD GTS-KNS có hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của đội ngũ GV. Thực tế hiện nay, năng lực tổ chức các GD GTS-KNS của GV, đặc biệt là GVCN còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu cao đặt ra, nhất là trong việc triển khai thực hiện chương trình mới về GD GTS-KNS. Vì vậy, lãnh đạo cần có biện pháp xây dựng năng lực đội ngũ CBQL và GV cho trước mắt và lâu dài.
` Trang bị phương pháp giáo dục kĩ năng sống của Đoàn Thanh Niên: Cán bộ đoàn thể trường học . Giáo viên phụ trách Đoàn Thanh niên Tiền phong Hồ Chí Minh là giáo viên bộ môn được bồi dưỡng về công tác Đoàn Thanh niên Tiền phong Hồ Chí Minh, có nhiệm vụ thiết kế các hoạt động của Đoàn ở nhà trường và phối hợp hoạt động với địa phương nhằm tổ chức cho Đoàn viên, thiếu niên tham gia nhiều hoạt động phong trào học tập, vui chơi bổ ích. Giáo dục các em về nhận thức tư tưởng, dìu dắt các em học tập tiến bộ, giúp các em phát triển một cách toàn diện về thể chất cũng như tinh thần.
. Cách thực hiện.
Cụ thể phát huy vai trò chủ thể các lực lượng sư phạm trong giáo dục GTS- GTS-KNS cho học sinh như sau:
* Đối với đội ngũ thầy, cô trong nhà trường:
Giáo viên bộ môn: Là những người đã qua trường lớp sư phạm đào tạo để giảng dạy cho học sinh các tri thức khoa học tự nhiên, xã hội được phân thành các bộ môn như Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, ... cần phát huy vai trò của GVBM như sau:
- Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục; soạn bài; dạy thực hành thí nghiệm, kiểm tra, đánh giá theo quy định; vào sổ điểm, ghi học bạ đầy
đủ, lên lớp đúng giờ, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn;
- Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục;
Giáo viên chủ nhiệm lớp cần:
Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong một lớp được giao về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp;
Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên
bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình làm chủ nhiệm;
Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị
khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh;
Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
* Đối với Đoàn TNCS HCM:
Đoàn TNCS HCM trong trường THPT là một tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của thanh niên HS, là thủ lĩnh các hoạt động sôi nổi của tuổi trẻ học đường mang ý nghĩa GD cao, bên cạnh nhiệm vụ tuyên truyền GD chính trị tư tưởng. Hoạt động của Đoàn diễn ra chủ yếu ngoài giờ học trên lớp, vì vậy Đoàn là lực lượng quan trọng phối hợp với nhà trường trong GD GTS-KNS. Trong thực tiễn, trường nào tổ chức Đoàn hoạt động vững mạnh thì nơi đó các hoạt động GD tập thể, phong trào, các hoạt động GD và GD GTS-KNS bắt buộc và tự chọn cũng diễn ra sôi nổi suốt trong năm học và ngược lại. Để phát huy vai trò của Đoàn TN trong việc GD GTS-KNS cần phải xác định rõ nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên trong việc phối hợp tổ chức các hoạt động GD GTS-KNS cho HS. Các nhiệm vụ thực hiện phối hợp cụ thể là:
- Thường xuyên tổ chức GD nâng cao nhận thức tư tưởng, vận động, thuyết phục, tuyên truyền, làm gương, nêu gương tốt trước HS.
- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng
- Đoàn Thanh niên là thường trực BCĐ, phối hợp theo dõi đánh giá, đề xuất thi đua, khen thưởng.
- Chủ động tổ chức các phong trào, hoạt động lớn; các hoạt động GD GTS- KNS tự chọn; các hoạt động giao lưu kết nghĩa, hoạt động nhân đạo từ thiện, phòng chống Ma túy, thực hiện an toàn giao thông…
Hình thành KNS cho học sinh không chỉ thông qua hình thức tích hợp trong các môn học có tiềm năng mà còn phải thích hợp thông qua nhiều hình thức khác nhau trong nhà trường. Hoạt động đoàn, đội gắn liền với hoạt động học tập của học sinh THPT trong nhà trường vì độ tuổi này các em đều là Đoàn viên trong tổ chức Đoàn . Học sinh THPT là lứa tuổi mà tâm sinh lý đang phát triển phức tạp đòi hỏi việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện phải thường xuyên được đổi mới về hình thức lẫn nội dung, về phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động giúp phát hiện năng khiếu của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển vừa giúp trẻ vui chơi giải trí vừa phải mang tính giáo dục cao. Vì thế giáo viên làm công tác Đoàn phải có sự sáng tạo trong thiết kế các hoạt động phong trào và công tác Đoàn .
* Đối với gia đình:
Phát huy vai trò của gia đình trong việc rèn luyện GTS-KNS: Là các bậc sinh ra và nuôi dưỡng các em học sinh; chịu trách nhiệm trong gia đình và trước xã hội (pháp luật) đối với việc chăm lo việc học tập và giáo dục các con mình khi chúng còn độ tuổi vị thành niên để chúng phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, thành công dân có ích cho xã hội.
Gia đình vừa là một thiết chế xã hội, vừa là một nhóm tâm lý xã hội đặc biệt, thực hiện các chức năng cao quý, tái sản xuất ra con người, tái sản xuất ra sức lao động, tái sản xuất ra của cải vật chất và giá trị tinh thần. Trong xã hội có nhiều tệ nạn, thị phi thì gia đình chính là thành lũy kiên cố bảo vệ và giúp cho con em mình duy trì được lối sống văn hóa, tránh xa các tệ nạn xã hội đặc biệt tệ nạn ma túy. Mỗi gia đình thực sự là một pháo đài kiên cố không để ma túy xâm nhập vào bằng mọi cách: Truyền đạt các thông tin về con đường dẫn đến nghiện ngập ma túy, cảnh báo cho con cái mình biết trước mọi tình huống có thể xảy ra để đề phòng, kháng cự trước sự hiếu kỳ, rủ rê của loại người xấu, bạn xấu. Đặc biệt sự quan tâm, giáo dục
giáo dục của gia đình thông qua các hoạt động như theo dõi, kiểm tra giờ giấc ăn ngủ, học hành; Kiểm tra việc chi tiêu tiền bạc, kiểm tra thời gian nhàn rỗi và sử dụng thời gian nhàn rỗi của các em... chặt chẽ sẽ kiểm soát được tệ nạn, xã hội đến với học sinh. Đặc biệt, các bậc cha mẹ phải luôn là tấm gương sáng cho con cái noi theo; Phải xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp giữa ông bà, cha mẹ với con cháu. Đặc biệt các bậc cha mẹ cần có thái độ tích cực và trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã hội.
Đặc biệt là cha mẹ HS, một lực lượng đầy tiềm năng và có quan hệ chặt chẽ với nhà trường trong việc phối hợp tổ chức các hoạt động GD. Đồng thời thông qua sự liên kết phối hợp đó, tạo nên sự thống nhất đồng thuận giữa các lực lượng xã hội, cộng đồng; huy động hổ trợ nhà trường về nguồn lực, phương tiện, CSVC, tài chính để tổ chức tốt và đạt hiệu quả các GD GTS-KNS.
Sự phối hợp của cha mẹ HS được thực hiện thông qua đại diện Hội Cha mẹ HS nhà trường và ở từng chi hội lớp, tùy theo tính chất của từng hoạt động để yêu cầu Hội giúp đỡ, có thể là vật chất nhưng cũng có thể mời một số cha mẹ HS có khả năng hoặc làm việc trong những lĩnh vực nghề nghiệp đặc thù liên quan, tham gia tổ chức một số hoạt động nào đó.
Tùy theo chức năng hoạt động của các ban ngành, đoàn thể, nhà máy, xí nghiệp, đơn vị bộ đội, cơ quan nơi cha mẹ HS làm việc ở địa phương… Lãnh đạo nhà trường cần đặt vấn đề với các tổ chức ngoài nhà trường, hổ trợ tổ chức GD GTS-KNS, đặc biệt là các hoạt động như: hội trại, tham quan du lịch, GD phòng chống các tệ nạn xã hội, GD phòng chống dịch bệnh, GD an toàn giao thông, lao động công ích, hoạt động nhân đạo từ thiện…
* Đối với đoàn thể xã hội:
Các đoàn thể xã hội: Có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; các đoàn thể xã hội đại diện cho quyền lợi hợp pháp và nguyện vọng chính đáng của nhân dân; đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng thành hoạt động thực tiễn sinh động trong cuộc sống của nhân dân.
Đối với đơn vị trường học, các tổ chức đoàn thể xã hội như Công đoàn, Chi đoàn, Đoàn thanh niên,... thực hiện đúng vai trò chức năng của tổ chức mình đồng
thời thông qua các hoạt động góp phần thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường: tạo môi trường sinh hoạt, học tập sinh động, thuận lợi, thoải mái cho học sinh, giáo dục các em thông qua các hoạt động thực tiễn.
Ngoài ra, các bộ phận khác trong nhà trường cũng góp phần không nhỏ vào việc phối hợp tổ chức và nâng cao chất lượng GD như: Thư viện chuẩn bị tài liệu tham khảo cho các hoạt động; bộ phận Thiết bị phải đảm bảo các điều kiện về máy móc và phương tiện kỹ thuật nghe nhìn cho hoạt động; Bộ phận phục vụ, bảo vệ, y tế học đường đảm trách trật tự an toàn vệ sinh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các hoạt động…
Để tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội cần:
Chú trọng vai trò của gia đình trong công tác GDGTS-KNS: Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Trên đây là các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống -kỹ năng sống cho học sinh ở trường THPT Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên. Các biện pháp này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, kết quả của biện pháp này là yếu tố dẫn đến thành công cho các biện pháp khác và ngược lại. Trong khi tiến hành hoạt động GD GTS-KNS, cần phải thực hiện đồng bộ cả 5 biện pháp.
QL hoạt động GD GTS- KNS
BP 5
BP 2
BP 3
BP 1
BP 4
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các biện pháp
3.4. Khảo nghiệm sự cầp thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm:
Thăm dò ý kiến của CBQL, GV về tiêu chí của những biện pháp đề xuất và xác định tính hiệu quả của các biện pháp để thực hiện các biện pháp đã đề xuất.
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm:
Để tiến hành đánh giá sự cầp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trên, tác giả đã tiến hành điều tra thông qua phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL,GV tại Trường THPT Triệu Quang Phục.
3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm:
Việc khảo nghiệm được thực hiện qua CBQL,GV tại Trường THPT Triệu Quang Phục.
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp
Các nhóm biện pháp | Không CT (%) | Ít CT (%) | Cần thiết (%) | Rất CT (%) |
X | TB | |
1 | Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia, phối hợp trong công tác giáo dục GTS-KNS cho học sinh | - | - | 14.0 | 86.0 | 3.86 | 1 |
2 | Biện pháp 2: Quản lí xác định mục tiêu, nội dung giáo dục GITS-KNS phù hợp với đă âc điểm điều kiê ân của học sinh trường THPT Triệu Quang Phục,tỉnh Hưng Yên | - | - | 41.9 | 58.1 | 3.58 | 5 |
3 – bỏ | Biện pháp 3: Tổ chức xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch tổng thể việc giáo dục giá trị sống- kĩ năng sống | - | - | 27.9 | 72.1 | 3.72 | 3 |
4 | Biện pháp 4: Đổi mới kiểm tra đánh giá hiệu quả của hoạt động giáo dục giá trị sống- kĩ năng sống cho học sinh | - | - | 23.3 | 76.7 | 3.77 | 2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Giá Trị Sống-Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Trường Thpt Triệu Quang Phục
- Biện Pháp 1: Bồi Dưỡng Nâng Cao Nhận Thức Cho Các Lực Lượng Tham Gia, Phối Hợp Trong Công Tác Giáo Dục Gts-Gts-Kns Cho Học Sinh
- Biện Pháp 3: Đổi Mới Tổ Chức Thực Hiện Kế Hoạch Tổng Thể Việc Giáo Dục Giá Trị Sốn G- Kĩ Năng Sống Cho Học Sinh
- Khảo Nghiệm Tính Cầp Thiết Của Các Biện Pháp Bảng 3.2. Khảo Nghiệm Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất
- Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - Kĩ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên - 14
- Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - Kĩ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên - 15
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Biện pháp 5: Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội, phát huy vai trò chủ thể các lực lượng sư phạm trong giáo dục GTS-KNS cho học sinh. | - | - | 37.2 | 62.8 | 3.63 | 4 | |
Tổng | 3.71 |