Đánh Giá Của Khách Thể Điều Tra Về Mức Độ Khả Thi Của Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Chăm Sóc, Giáo Dục Trẻ Ở Trung Tâm Bảo Trợ Xã

Bảng 3.2. Đánh giá của khách thể điều tra về mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn


TT


Nội dung

Mức độ khả thi


ĐTB

Rất khả thi

Khả thi

Không

khả thi

SL

%

SL

%

SL

%


1

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với điều kiện thực tế của Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và

công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn


36


60.0%


24


40.0%


0


0.00%


2.60


2

Chỉ dạo đổi mới nội dung, phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh

Bắc Kạn


33


55.0%


27


45.0%


0


0.00%


2.55


3

Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và phản hồi thông tin để cải tiến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác

xã hội tỉnh Bắc Kạn


27


45.0%


33


55.0%


0


0.00%


2.45


4

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL và cán bộ tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh

Bắc Kạn dựa vào năng lực


31


51.7%


29


48.3%


0


0.00%


2.52


5

Xây dựng môi trường giáo dục bình đẳng, không rào cản đối với trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội và

Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn


28


46.7%


32


53.3%


0


0.00%


2.47

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn - 13

Kết quả cho thấy có sự tương đối thống nhất về mức độ đánh giá giữa tính cần thiết và tính khả thi. Các biện pháp có rất tính khả thi gồm các biện pháp 1,2,4. Trong đó, biện pháp “Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với điều kiện thực tế của Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn” khách thể điều tra đánh giá ở mức điểm cao nhất (2.60 điểm). Biện pháp 3,5 khách thể điều tra đánh giá ở mức điểm từ 2.45 đến 2.47 điểm.

Như vậy, các biện pháp quản lý đề xuất ở trên có thể áp dụng đảm bảo tính cần thiết, tính khả thi và phù hợp.

Kết luận chương 3


Luận văn trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và thực trạng của hoạt động quản lý chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn, đã đưa ra các biện pháp sau:

Biện pháp 1: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với điều kiện thực tế của Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn.

Biện pháp 2: Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn.

Biện pháp 3: Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và phản hồi thông tin để cải tiến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn

Biện pháp 4. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL và cán bộ tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn dựa vào năng lực

Biện pháp 5: Xây dựng môi trường giáo dục bình đẳng, không rào cản đối với trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn

KẾT LUẬN

1. Kết luận

Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội cấp tỉnh là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, đường lối đổi mới và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Các nhà nghiên cứu giáo dục, nhà quản lý cũng đã và đang bàn nhiều đến việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, quản lý giáo dục. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ mà luận văn đề ra: tìm hiểu cơ sở lý luận, thực tiễn của vấn đề nghiên cứu về chăm sóc, giáo dục trẻ, quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và Công tác xã hội cấp tỉnh và nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và Công tác xã hội cấp tỉnh. Trong cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi đã phân tích nội dung của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và Công tác xã hội cấp tỉnh gồm: tạo điều kiện tốt nhất để chăm sóc trẻ các nhu cầu thiết yếu; Dạy trẻ kiến thức về tự nhiên, xã hội và con người, nhận thức về bản thân; Hình thành cho trẻ thái độ, hành vi, thái độ và thị hiếu thẩm mĩ phù hợp với độ tuổi; Giáo dục kỹ năng sống, dạy trẻ không ngừng học hỏi. Trong nội dung quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và Công tác xã hội cấp tỉnh, chúng tôi đề cập đến các nội dung cơ bản như lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chăm sóc, giáo dục trẻ tại TT BTXH & CTXH cấp tỉnh.

Kết quả khảo sát của chương 2 trong luận văn cho thấy CBQL, cán bộ, nhân viên Trung tâm BTXH & CTXH tỉnh Bắc Kạn đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em. Cán bộ, nhân viên và giáo viên đã khắc phục khó khăn về thiếu thốn cơ sở vật chất, sự tăng giá của thực phẩm dinh dưỡng, thiếu về thiết bị dạy học nhằm đặt mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ lên hàng đầu. CBQL cùng cán bộ, nhân viên và giáo viên đã kịp thời động viên chia

sẻ, tìm hiểu tâm tư của trẻ vì thế một số trẻ cảm thấy tự ti, mặc cảm chưa nhận thấy giá trị, tiềm năng và cống hiến của trẻ khi hòa nhập trở lại cộng đồng. Tuy nhiên, công tác lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ vẫn chưa được tiến hành ở mức độ rất thường xuyên, mang tính hình thức. Cán bộ, nhân viên vẫn thiếu hụt về phương pháp và kĩ năng đặc thù trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Đội ngũ cán bộ, nhân viên thiếu về số lượng, chưa đào tạo đúng chuyên môn, nghiệp vụ về chăm sóc, giáo dục trẻ, chưa đào tạo kỹ năng và kiến thức về công tác xã hội tại Trung tâm BTXH & CTXH đòi hỏi phải có các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Mặt khác, trong kiểm tra, đánh giá Ban Giám đốc chưa coi trọng kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn của 2 phòng Giáo dục - Tư vấn và Chăm sóc - y tế, chưa tiến hành kiểm tra thường xuyên tình trạng hư hỏng, xuống cấp của thiết bị dạy học, đồ dùng học tập để lập kế hoạch sửa chữa, mua mới phục vụ cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Trên cơ sở đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, cần thiết phải có các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý.

Luận văn trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và thực trạng của hoạt động quản lý chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn, đã đưa ra các biện pháp sau:

Biện pháp 1: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với điều kiện thực tế của Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn.

Biện pháp 2: Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn.

Biện pháp 3: Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và phản hồi thông tin để cải tiến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn

Biện pháp 4. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL và cán bộ tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn dựa vào năng lực

Biện pháp 5: Xây dựng môi trường giáo dục bình đẳng, không rào cản đối với trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn

2. Khuyến nghị

- Đối với TT BTXH & CTXH tỉnh Bắc Kạn:

+ CBQL, CB, NV trong TT không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.

+ Tăng cường trách nhiệm của mỗi CBQL, CB, NV trong việc tạo môi trường cho trẻ để trẻ tự tin, được hưởng những điều kiện chăm sóc, giáo dục tốt.

+ Tiếp tục đầu tư về cơ sở vật chất, đầu tư nhà ở, khu vui chơi, đường vào TT ngày một khang trang, sạch sẽ.

+ Nâng cao năng lực quản lý để quản lý có hiệu quả hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Đối với tỉnh Bắc Kạn:

+ Ưu tiên kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư nhà ở, khu vui chơi, đường vào TT ngày một khang trang, sạch sẽ.

+ Tăng cường công tác xã hội hóa, huy động mọi lực lượng xã hội cùng tham gia chăm sóc, giáo dục trẻ tại TT BTXH & CTXH tỉnh Bắc Kạn.

+ Cần tạo điều kiện về đất đai, một phần ngân sách cho TT BTXH & CTXH tỉnh Bắc Kạn để chăm sóc, giáo dục trẻ tốt nhất.

+ Chỉ đạo mở lớp tập huấn cho Ban Giám đốc TT để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, quản lý theo hướng bồi dưỡng sâu từng chuyên đề về chăm sóc, giáo dục trẻ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2006), Tài liệu hướng dẫn Triển khai Nghị quyết 65/2005/QĐ-TTG ngày 25/3/2005 về việc phê duyệt đề án chăm sóc trẻ em có HCĐB dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.

2. Bộ Lao động Thương binh & xã hội, (2009), Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: Đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về QLGD, trường Cán bộ QLGD.

4. Lê Thị Thu Ba, (2016), Quản lý chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục thành phố Hồ Chí Minh, luận án tiến sĩ quản lý giáo dục, Đại học Vinh.

5. Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em (1997), Nxb Chính trị Quốc gia.

6. Cục Bảo trợ xã hội (2012), Các giải pháp hoàn thiện cơ cấu, chính sách phát triển các cơ sở trợ giúp xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường Việt Nam giai đoạn đến 2010.

7. Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em (2012), Tài liệu tập huấn công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Nxb Lao động Xã hội.

8. Nguyễn Mạnh Dũng, (2016), Quản lý hoạt động của phòng hỗ trợ giáo dục đặc biệt trong trường mầm non trên địa bàn một số tỉnh phía Bắc, Luận văn thạc sĩ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

9. Vũ Kim Hoa, (2007), Chăm sóc trẻ mồ côi, bỏ rơi thông qua chăm sóc thay thế, Nxb Lao động Xã hội.

10. Nguyễn Thị Bích Hằng (2007), Đánh giá tình hình chăm sóc trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi tại Việt Nam trong thời gian qua, Nxb Lao động xã hội.

11. Huỳnh Thị Thái Hằng, khi nghiên cứu đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh (2012), Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục, trường Đại học Vinh.

12. Lê Thị Thái Hạnh (2013), Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non thành phố Hạ Long, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục của Đại học sư phạm, Đại học Thái Nguyên.

13. Hoàng Mạnh Hà, (2017), Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Hiền Đa, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Trường DDH giáo dục.

14. Nguyễn Xuân Hải, “Vấn đề chăm sóc, giáo dục người khuyết tật Philippines”, Tạp chí Giáo dục, số 113 tháng 5/2005, trang 46, 47.

15. Bùi Minh Hiền (chủ biên) (2006), Quản lí Giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

16. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản về khoa học QLGD, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội

17. Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thư (2012), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường trong bối cảnh thay đổi, Nxb Giáo dục Việt nam, Hà Nội.

18. Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, này 21.10.2013.

19. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2015), Quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương khoa học quản lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Luật số 25/2004/QH11của Quốc hội về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Số: 25/2004/QH11.

22. Luật số: 102/2016/QH13, Luật trẻ em.

23. Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em (2004), Nxb Chính trị Quốc gia.

24. Quyết định số 1555/QĐ-TTg, Phê duyệt chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020, ngày 17.10.2012.

25. Quyết định số 2361 /QĐ-TTg, Phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020, ngày 22.12.2015.

26. Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về QLGD, Trường cán bộ QLGD TW1.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 03/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí