Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang - 2

3.2. Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới 69

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên về chương trình giáo dục phổ thông mới và những yêu cầu về năng lực dạy học đối với giáo viên Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới 69

3.2.2. Tổ chức khảo sát năng năng lực dạy học hiện tại của giáo viên Trung học phổ thông và nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên THPT đối chiếu với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 để có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp 72

3.2.3. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh

Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới 75

3.2.4. Huy động nguồn lực tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới ... 77

3.2.5. Xây dựng cơ chế kiểm tra đánh giá, giám sát chặt chẽ công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới 79

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 80

3.4. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 82

3.4.1. Đối tượng khảo nghiệm 82

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

3.4.2. Mục đích khảo nghiệm 82

3.4.3. Nội dung khảo nghiệm 82

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang - 2

3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm 82

Kết luận chương 3 84

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

PHỤ LỤC.......................................................................................................................

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BCV : Báo cáo viên

BD : Bồi dưỡng

BDGV : Bồi dưỡng giáo viên

CBQL : Cán bộ quản lý CBQLGD : Cán bộ quản lý giáo dục CSVC : Cơ sở vật chất

DH : Dạy học

ĐHSP : Đại học Sư phạm

ĐTB : Điểm trung bình

GD : Giáo dục

GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo

GVTHPT : Giáo viên Trung học phổ thông HQTH : Hiệu quả thực hiện

HS : Học sinh

KT-XH : Kinh tế - Xã hội

MĐTH : Mức độ thực hiện

NLDH : Năng lực dạy học NXBGD : Nhà xuất bản giáo dục THPT : Trung học phổ thông

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Quy mô mạng lưới các trường THPT trên địa bàn huyện Mèo

Vạc, tỉnh Hà Giang 37

Bảng 2.2: Kết quả học tập của HS các trường THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh

Hà Giang 37

Bảng 2.3. Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên THPT huyện Mèo Vạc,

tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới 40

Bảng 2.4. Thực trạng nội dung bồi dưỡng NLDH cho GV THPT huyện Mèo

Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 42

Bảng 2.5. Đánh giá tính phù hợp về quy trình bồi dưỡng NLDH cho GV THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục

phổ thông 2018 46

Bảng 2.6: Phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới 47

Bảng 2.7: Hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHPT theo chương

trình giáo dục phổ thông mới 49

Bảng 2.8: Thực trạng thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới, huyện

Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang 52

Bảng 2.9: Thực trạng tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới, huyện Mèo

Vạc, tỉnh Hà Giang 55

Bảng 2.10: Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng NLDH cho giáo

viên THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang 58

Bảng 2.11. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới,

huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang 61

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 83

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2.1: Ý kiến của CBQL và GV về sắp xếp các bước trong quy trình

bồi dưỡng 45

Biểu đồ 2.2: Đánh giá kết quả bồi dưỡng NLDH cho GV THPT huyện Mèo

Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới 50

Biểu đồ 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà

Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới 62

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng về Giáo dục- Đào tạo cũng nêu rõ: "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt". Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã định hướng: "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược”...

Ngày 26 tháng 12 năm 2018, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 32 về chương tình giáo dục phổ thông mới, nhằm hình thành ở học sinh 5 phẩm chất cơ bản (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm) và 10 năng lực gồm các năng lực chung và năng lực cốt lõi. Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

Để đạt được những mục tiêu trên thì đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định toàn bộ sự nghiệp phát triển nền giáo dục. Phát triển đội ngũ giáo viên là yêu cầu cấp thiết, là yếu tố cơ bản có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển giáo dục. Trong mọi thời đại, giáo viên luôn là yếu tố quyết định giáo dục. Không thể có một nền giáo dục tốt nếu ở đó chỉ có những người thầy trung bình hoặc yếu kém.

Do đó việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên là một trong những yêu cầu quan trọng để thúc đẩy giáo dục phát triển.

Trong những năm qua ngành giáo dục nói chung, giáo dục Hà Giàng nói riêng đa chú trọng nhiều hoạt động đồi dưỡng và đã đạt được một số kết quả nhất định. Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới đã được triển khai khá bài bản và bước đầu đã làm thay đổi nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán, giáo viên đại trà về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng. Tuy nhiên trong quá trình triển khai bồi dưỡng, vẫn còn bộc lộ một số hạn chế từ cách thức tổ chức bồi dưỡng, công tác quản lý bồi dưỡng đến ý thức tham gia bồi dưỡng của giáo viên.

Mèo Vạc là một huyện miền núi của tỉnh Hà Giang. Khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới cũng không tránh khỏi những bất cập như: khi tích hợp một số môn với nhau, ở cấp THPT, các em lại được tự chọn các môn học, chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ; Năm nay môn học này có nhiều học sinh đăng ký, nhưng năm sau lại giảm đi. Việc kết hợp một số giáo viên ở một số trường, nếu ở thành phố thì không có vấn đề gì, nhưng ở vùng sâu, vùng xa, việc này được thực hiện ra sao, khi điều kiện đi lại hết sức khó khăn; Khi thực hiện chương trình GDPT mới, các trường còn đang lúng túng về việc giảng dạy tích hợp liên môn và việc bổ sung trang thiết bị như thế nào để tránh sự lãng phí; vấn đề dạy học tích hợp liên môn vẫn còn mới mẻ và khó khăn với giáo viên, đặc biệt là trong việc tổ chức dạy học.

Mặc dù đã tổ chức các lớp bồi dưỡng giáo viên song để giáo viên có thể bắt nhịp kịp với những đòi hỏi của chương trình giáo dục phổ thông mới là điều không thể thực hiện ngay; Cơ sở vật chất phục vụ cho bồi dưỡng cũng chưa đáp ứng; Một bộ phận giáo viên chưa sẵn sàng đón nhận sự thay đổi; Hiện tại Sở giáo dục- Đào tạo đã có sự phối hợp với các trường Đại học để triển khai bồi dưỡng cho giáo viên thông qua hình thức trực tuyến, song tại huyện Mèo Vạc nhiều giáo viên không thể tham gia bồi dưỡng qua hình thức này do hệ thống Internet không đảm bảo.....Ở góc độ quản lý, cán bộ quản lý cần nắm được toàn bộ khung bồi

dưỡng GV để hiểu GV được bồi dưỡng gì, từ đó mới có thể quản trị và đồng hành. Đồng thời, cần có một văn bản chỉ đạo để hiệu trưởng nhà trường tạo điều kiện tối đa cho GV cốt cán đi tập huấn. Với lựa chọn đội ngũ GV cốt cán, bên cạnh tiêu chuẩn giỏi chuyên môn cần phải có kĩ năng truyền cảm hứng. Chuyên đề bồi dưỡng rất quan trọng là về xây dựng kế hoạch GD nhà trường. Cách thức bồi dưỡng nên chú trọng hướng dẫn cách làm; đồng thời phải quan tâm đến quản lý, kiểm soát để có thể điều chỉnh ngay cho khóa bồi dưỡng sau được tốt hơn. Do đó vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên THPT nói riêng còn cần phải tiếp tục nghiên cứu để đề ra những biện pháp hữu hiệu và có tính khả thi đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới.

Để thực hiện tốt mục tiêu và hiệu quả của việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, cần phải có những nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp tổ chức và quản lý bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực tế của giáo dục vùng cao. Do đó, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông huyện Mèo vạc, tỉnh Hà Giang đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trinh giáo dục phổ thông mới, góp phần thực hiện thành công đổi mới giáo dục phổ thông.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạ học cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài

4.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang và đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

4.2. Giới hạn khách thể khảo sát: Đối tượng khảo sát gồm lãnh đạo, chuyên viên Sở giáo dục- Đào tạo huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang; CBQL, giáo viên ở các trường THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Giới hạn khách thể điều tra, tổng số 62 người (Lãnh đạo, chuyên viên Sở giáo dục, cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông là 9; Giáo viên THPT là 53).

5. Giả thuyết khoa học

Công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới trong năm qua mặc dù đã đạt được một số thành tựu nhất định, song vẫn bộc lộ một số hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân từ công tác quản lý. Nếu đề xuất được một số biện pháp quản lý bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên THPT thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới mang tính đồng bộ, phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang trong giai đoạn hiện nay.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

6.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

6.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên giáo viên Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

6.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi các biện pháp đề xuất.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí