Đối Với Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Huyện Thường Tín


Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp



TT


Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Mức độ thực hiện

Mức độ hiệu quả

𝑥̅

Thứ

bậc

𝑥̅

Thứ

bậc


1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên trường tiểu học về hoạt động bồi dưỡng giáo viên

tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp


3,64


1


3,35


3

2

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên tiểu học

theo chuẩn nghề nghiệp

3,58

2

3,48

2

3

Đổi mới tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên

tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

3,53

4

3,12

6

4

Đổi mới chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng giáo viên

tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

3,51

5

3,32

5

5

Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng

giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

3,59

3

3,46

4

6

Xây dựng cơ chế, chính sách tạo động lực cho

giáo viên tích cực tham gia công tác bồi dưỡng

3,42

6

3,51

1


Trung bình

3,54


3,37


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội - 11

Kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại bảng số liệu trên cho thấy, các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệpmà đề tài đề xuất đều có tính cần thiết. Trong đó, biện pháp “Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên trường tiểu học về hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp” được đánh giá là rất cần thiết với điểm trung bình(𝑥̅ = 3,64); Biện pháp “Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp” cũng được đánh giá là rất cần thiết cao (𝑥̅ = 3,58); Điều này phù hợp với kết luận về vai trò tối quan trọng của nhận thức ở cá nhân, nhận thức sẽ là kim chỉ nam cho cá nhân có thái độ và hành động tích cực nhất để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ. Riêng biện pháp “Xây dựng cơ chế, chính sách tạo động lực cho giáo viên tích cực tham gia công tác bồi dưỡng” tuy vẫn được đánh giá là rất cần thiết, nhưng ở mức độ thấp hơn các biện pháp khác (𝑥̅ = 3,42).

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp cho thấy các CBQL và GV đều khẳng định cả 6 biện pháp mà đề tài đề xuất đều có tính khả thi (điểm trung bình 3,37). Trong đó, biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao nhất là: “Xây dựng cơ chế, chính sách tạo động lực cho giáo viên tích cực tham gia công tác bồi dưỡng”, (𝑥̅ = 3,51) đánh giá mức độ rất khả thi. Xét trên


thực tế thì đây chính là hoạt động mà các nhà trường hiệu quả sẽ cao nếu có cơ chế, chính sách phù hợp để GV tích cực tham gia hoạt động bồi dưỡng. Biện pháp “Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp” cũng được đánh giá là rất cần thiết cao (𝑥̅ = 3,48). Hoạt động này là hoạt động thường xuyên được thực hiện tại nhà trường tiểu học. Do vậy, việc hiệu trưởng chỉ đạo lập kế hoạch sẽ rất thuận lợi bỏi các cá nhân, đơn vị đã có những kĩ năng và kinh nghiệm nhất định thực hiện nhiệm vụ này. Riêng biện pháp “Đổi mới tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp” tuy vẫn được đánh giá là rất cần thiết, nhưng ở mức độ thấp hơn các biện pháp khác (𝑥̅ = 3,48). Đây là điểm cần phải chú ý của chủ thể quản lý hoạt động này tại trường tiểu học.

Nhận xét chung: như vậy, kết quả khảo sát ý kiến CBQL và GV tiểu học về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp cho thấy các biện pháp đề xuất trên đều cần thiết và khả thi. Do đó có thể nghiên cứu vận dụng vào thực tiễn quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học phù hợp với khả năng, điều kiện của các trường tiểu học.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp, tác giả dựa trên 03 nguyên tắc, từ đó đề xuất 06 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp phù hợp với tình hình thực tế của các trường tiểu học. Đó là: (1) Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên trường tiểu học về hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp; (2) Đổi mới tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp; (3) Đổi mới tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp; (4) Đổi mới chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp; (5) Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp; (6) Xây dựng cơ chế, chính sách tạo động lực cho giáo viên tích cực tham gia công tác bồi dưỡng. Luận văn đã tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp tác giả đề xuất đều có tính cần thiết và tính khả thi ở mức độ cao. Điều này cũng khẳng định, các biện pháp có thể được áp dụng tại các trường tiểu học trong huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Về mặt lý luận

Luận văn đã xác định được khung lý thuyết nghiên cứu quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Trong đó gồm các khái niệm như: khái niệm quản lý, khái niệm hoạt động bồi dưỡng, khái niệm GV tiểu học; khái niệm hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học; khái niệm quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp. Trong đó, khái niệm công cụ chính của luận văn là quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp.

Dựa trên cách tiếp cận theo chức năng quản lý luận văn đã triển khai hướng nghiên cứu quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp. Với cách tiếp cận này, tác giả xác định được 06 nội dung quản lý. Luận văn cũng đã xác định được lý luận về các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp.

1.2. Về mặt thực tiễn

Kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đã được chú trọng thực hiện. Trong đó, cả lĩnh vực bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm đều được thực hiện ở mức độ thường xuyên. Đặc biệt là các khóa bồi dưỡng về kiến thức cho GV tiểu học được tổ chức thường xuyên nhất. Hình thức bồi dưỡng GV tiểu học thường xuyên được sử dụng là hình thức bồi dưỡng thường xuyên. Các hình thức bồi dưỡng còn lại như: hình thức bồi dưỡng tại chỗ, hình thức bồi dưỡng tự học, hình thức bồi dưỡng từ xa cũng được thường xuyên thực hiện. Các phương pháp bồi dưỡng thường xuyên được sử dụng trong quá trình bồi dưỡng cho GV tiểu học là: Đóng vai theo chủ đề; Quan sát học viên thực hành; Tổ chức trò chơi theo chuyên đề. Nêu và giải quyết vấn đề - Ơrixtic; Thuyết trình.

Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý bồi dưỡng GV tiểu học huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp theo chức năng của hoạt động quản


lý cho thấy: Chủ thể quản lý hoạt động bồi dưỡng cho GV tiểu học đã thực hiện ở mức độ khá các nội dung quản lý như: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp. Bên cạnh đó, nội dung quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp chỉ có mức độ thực hiện thường xuyên và mức hiệu quả chưa thật sự cao so với mong muốn. Do vậy, đây chính là nội dung quản lý mà chủ thể quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp cần phải chú ý để có được những biện pháp quản lý phù hợp hơn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp, đề tài đã đề xuất 03 nguyên tắc, từ đó đề xuất 06 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp phù hợp với tình hình thực tế của các trường tiểu học trên địa bàn. Tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp đề xuất đều có tính cần thiết và tính khả thi ở mức độ cao. Điều này cũng khẳng định, các biện pháp có thể được áp dụng tại các trường tiểu học trong huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

2. KHUYẾN NGHỊ

2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thường Tín

Hoàn thiện các văn bản chỉ đạo về hoạt động bồi dưỡng GV tiểu theo chuẩn nghề nghiệp theo hướng chi tiết, cụ thể để các trường tiểu học có căn cứ pháp lý triển khai thực hiện. Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng thường xuyên vào dịp hè cho GV tiểu học với nội dung, hình thức và phương pháp phù hợp với điều kiện địa phương để GV cập nhật được những kiến thức, kỹ năng mới thực hiện tốt nhất nhiệm vụ. Tăng cường hỗ trợ đồng bộ cho các trường về cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo tốt các điều kiện bồi dưỡng GV. Tăng cường kinh phí, tạo các phong trào cho GV trong thi đua thực hiện hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp. Tạo điều kiện cho CBQL các trường học được đi tham quan học tập kinh nghiệm ở các trường trong và ngoài huyện Thường Tín có thành tích cao hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn


nghề nghiệp để có điều kiện giao lưu, học tập, đề xuất các biện pháp tại trường của mình quản lý.

2.2. Đối với Hiệu trưởng trường tiểu học

Là người trực tiếp quản lý, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học tại nhà trường theo chuẩn nghề nghiệp, Hiệu trưởng nắm vững thực trạng của trường mình, biết vận dụng cơ sở lý luận của khoa học quản lý để đề ra các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp sao cho khả thi, phù hợp, thúc đẩy và đáp ứng được quá trình đổi mới thực trạng giáo dục hiện nay. Tạo điều kiện tối đa cho GV được tham gia vào hoạt động này. hiệu trưởng xem trọng bồi dưỡng chuyên môn, tay nghề, kỹ năng sử dụng các phương tiện hiện đại, động viên GV trong công tác thi đua khen thưởng. Hiệu trưởng cần quan tâm tạo điều kiện cho GV được tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm ở các trường có thành tích cao, điển hình tiên tiến về thực hiện hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp.

2.3. Đối với giáo viên trường tiểu học

Giáo viên cần chủ động, tích cực trong việc tham gia vào hoạt động bồi dưỡng. Chủ động và tích cực sử dụng đa dạng nhiều hình thức bồi dưỡng khác nhau để tiếp thu nhanh nhất kiến thức, kỹ năng cần bổ sung và hoàn thiện. Tích cực biến hoạt động bồi dưỡng thành hoạt động tự bồi dưỡng của bản thân. Đồng thời, vận dụng có hiệu quả những tri thức, kỹ năng được bồi dưỡng vào quá trình hoạt động nghề nghiệp thực tế của mình tại trường tiểu học./.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII (1996), Nghị quyết số 02-NQ/TW, về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 8 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo.

4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Thông tư 20/2018/BGDĐT, ngày 22/8/2018 ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông.

5. Bộ Giáo dục và đào tạo (2019), Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT, ngày 01/08/2019 ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên GV cơ sở giáo dục phổ thông.

6. Nguyễn Thị Bình (2013), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông, Báo cáo tổng kết đề tài độc lập cấp Nhà nước, Hà Nội.

7. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2006), Cơ sở khoa học quản lý – bài giảng quản lý giáo dục, Hà Nội.

8. Vũ Quốc Chung, Nguyễn Văn Cường (2011), “Cải cách đào tạo và bồi dưỡng giáo viên định hướng chuẩn và năng lực nghề nghiệp”, Thư viện tư liệu học tập, Khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non, Đại học Phú Yên,


9. Vũ Quốc Chung, Nguyễn Văn Cường (2009), "Cải cách đào tạo và bồi dưỡng giáo viên theo định hướng chuẩn và năng lực nghề nghiệp", Tạp chí Giáo dục, Số 219.

10. Nguyễn Thị Doan(1996), Các học thuyết quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX 07-14, Hà Nội.

12. Phạm Minh Hạc (1996), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. H.Koontz, C.Odonnell, H.Weirich (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý. NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

14. Dương Thị Minh Hiền (2010), Luận văn "Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học thành phố Nam Định đáp ứng chuẩn nghề nghiệp", Trường đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Đỗ Tường Hiệp (2013), Luận án tiến sĩ chuyên ngành QLGD: "Quản lý bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV trung học phổ thông các tỉnh Tây Nguyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục”, Học viện Quản lý giáo dục.

16. Đỗ Thị Hường (2009), Luận văn "Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng bách khoa Hưng Yên", Trường đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. J.Vial (1993), Lịch sử và thời sự về các phương pháp sư phạm, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội

18. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - Một số lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội


19. M.I. Kônđacốp (1984), Quản lý giáo dục quốc dân trên địa bàn quận, huyện, Trường CBQL Trung ương 1, Hà Nội.

20. Luật Giáo dục (2019), NXB Chính trị quốc gia sự thật.

21. Hoàng Mai Lê, Nguyễn Quang Nhữ (2016), Bài báo "Mô hình trường học mới ở Việt Nam và vấn đề bồi dưỡng giáo viên tiểu học", Tạp chí Giáo dục, Số 373, Kì 1, 01/2016

22. Phan Thị Mai, Dương Thị Hương (2010), Bài báo "Mô hình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học của trường đại học Melbourne và định hướng đổi mới trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở Trường ĐHSP Hà Nội", của, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 251, Kì 1, 2010, tr. 52-54

23. Lê Thanh Nhàn (2016), Luận văn "Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai", Trường Đại học Đà Nẵng.

24. Phòng GD&ĐT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội (2019), Báo cáo tổng kết năm học 2018-2019.

25. Nguyễn Thị Thu Phương (2019), Luận án tiến sĩ chuyên ngành QLGD: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiếng Anh các trường Trung học phổ thông theo định hướng chuẩn hóa”, của nghiên cứu sinh Trường đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

26. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, Trường CBQL Trung ương 1, Hà Nội.

27. Nguyễn Đình Quyết (2013), Luận văn "Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang", Trường Đại học sư phạm, Đại học Thái Nguyên.

28. Thái Văn Thành (2005), Quản lý giáo dục và quản lý nông thôn, NXB Đại học Huế.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 28/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí