Lượng Chất Khô Và Nguyên Trạng Ăn Vào Của Gà Sao Giai Đoạn 10-13 Tuần Tuổi 46385


Bảng 3.21: Lượng chất khô và nguyên trạng ăn vào của gà Sao giai đoạn 10-13 tuần tuổi



NT1

NT2

NT3

NT4


Cám - DM

91,6b

98,7a

81,6c

94,0ab

2,17

0,003

Môn ủ chua - DM

30,5a

26,9b

29,3a

20,1c

1,48

0,002

Bột phụ phẩm cá tra - DM

-

-

6,0

6,0

-

-

Tổng

122,1b

125,6a

116,9c

120,1b

2,30

0,003

Quy ra nguyên trạng







Cám

103,1b

111,0a

91,8c

105,7ab

2,56

0,022

Môn ủ chua

106,3a

93,8b

102,0a

70,0c

2,29

0,027

Bột phụ phẩm cá tra

-

-

6,5

6,5

-

-

Tổng

209,4a

204,8ab

200,3b

182,2c

1,85

0,004

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn trong chăn nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng ở Đồng bằng Sông Cửu Long - 13

Chỉ tiêu, (g/con/ngày)

Nghiệm thức


SE P


Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P0,05. TN: Thí nghiệm.

Từ kết quả bảng 3.21 lượng DM ăn vào giữa các nghiệm không biến động lớn, cao nhất là NT2 (125,6g/con/ngày) và thấp nhất là NT3 (116,9g/con/ngày). Khi quy ra nguyên trạng lượng thức ăn ăn vào cao nhất ở NT1 (209,4g/con/ngày) và thấp nhất ở NT4 (182,2g/con/ngày).


Bảng 3.22: Thức ăn ăn vào, tăng khối lượng và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Sao thí nghiệm 6-13 tuần tuổi.





NT1

NT2

NT3

NT4



TL đầu thí nghiệm (g/con)

405

400

406

400

5,20

0,726

TL cuối thí nghiệm (g/con)

1.248b

1.178c

1.355a

1.255b

12,12

0,001

Cám (g/con/ngày)

73,9b

79,6a

65,8c

75,8b

1,34

0,003

Môn ủ chua (g/con/ngày)

24,6a

21,7b

23,6a

16,2c

0,87

0,002

Bột phụ phẩm cá tra

(g/con/ngày)

DM (g/con/ngày)

0

98,5ab

0

101,3a

4,8

94,2c

4,8

96,8bc

-


0,90

-


0,003

Tăng trọng (g/con/ngày)

15,1b

13,9c

16,9a

15,3b

0,21

0,001

FCR

6,54b

7,29a

5,56c

6,35b

0,05

0,001

CP/tăng trọng (g/kg)

779b

809a

784ab

788ab

6,30

0,041

Chỉ tiêu

Nghiệm thức


SE P


Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P0,05. TN: Thí nghiệm.

Khối lượng gà đầu thí nghiệm qua bảng 3.22 là tương đương nhau từ 400 g/con đến 406 g/con. Khối lượng gà lúc kết thúc thí nghiệm được cải thiện ở các nghiệm thức cho ăn hỗn hợp hoặc cho ăn tự do có bổ sung bột phụ phẩm cá tra có ý nghĩa thống kê (P 0,05), cao nhất ở nghiệm thức NT3 là 1355 g/con và thấp nhất nghiệm thức NT2 là 1178 g/con. Khối lượng gà ở hai nghiệm thức còn lại NT1 và NT4 tương đương nhau (1248 g/con so với 1255 g/con) (đồ thị 3.8). Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Tôn Thất Thịnh (2010) [32] khi nuôi gà Sao giai đoạn thịt bổ sung lục bình vào khẩu phần thức ăn hỗn hợp có khối lượng lúc kết thúc thí nghiệm là 1485 - 1539 g/con. Điều này được giải thích do có thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần thí nghiệm của Tôn Thất Thịnh nên hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn, cho tăng khối lượng nhanh.



1600


1400

Khối lượng (g/con)

1200


1000

800


600

400


200

0

Khối lượng đầu Khối lượng cuối


1.355a

1.248b

1.178c

1.255b

405

400

406

400

NT1 NT2 NT3 NT4

Nghiệm thức


Đồ thị 3.8: Khối lượng đầu và khối lượng cuối của gà Sao thí nghiệm


15,1b

15,3b

13,9c

18 16,9a


16


Tăng khối lượng (g/con/ngày)

14


12


10


8


6


4


2


0

NT1 NT2 NT3 NT4

Nghiệm thức


Đồ thị 3.9: Tăng khối lượng của gà Sao thí nghiệm

Kết quả trình bày ở bảng 3.22 cho thấy tăng khối lượng của gà giữa các nghiệm thức thí nghiệm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P 0,05) (đồ thị 3.9). Tăng khối lượng thấp nhất ở nghiệm thức NT2 (13,9 g/con/ngày) và tăng khối lượng cao nhất ở khẩu phần NT3 (16,9 g/con/ngày). Ở nghiệm thức NT1 là 15,1 g/con/ngày và NT4 là 15,3 g/con/ngày. Tăng khối lượng của gà trong thí


nghiệm thấp nhất ở nghiệm thức NT2 khi cho ăn với khẩu phần cám ăn tự do và môn nước ủ chua ăn tự do không có bổ sung bột phụ phẩm cá tra (P 0,05). Khẩu phần NT1 (cám + môn nước ủ chua với tỷ lệ 75:25 (DM)) cho tăng trọng tương đương với khẩu phần NT4 (cám và môn nước ủ chua ăn tự do có bổ sung bột phụ phẩm cá tra) (P>0,05). Kết quả tăng trọng của gà sao trong thí nghiệm (từ 13,9 - 16,9 g/con/ngày) cao hơn kết quả thí nghiệm của Saina (2005) là 12,3 g/con/ngày [112], nhưng thấp hơn kết quả của Tôn Thất Thịnh (2010) khi nghiên cứu về mức độ bổ sung lục bình tươi ở gà Sao giai đoạn từ 6 đến 14 tuần tuổi (16,9 - 17,7 g/con/ngày) [32].

Hệ số chuyển hóa thức ăn khác biệt có ý nghĩa thống kê (P 0,05) giữa các nghiệm thức. Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm thấp nhất ở nghiệm thức NT3 là 5,56 và cao nhất ở nghiệm thức NT2 là 7,29. Kết quả này cao hơn so với các nghiên cứu của Say (1987) có FCR ở thời điểm giết thịt lúc 13 tuần tuổi (3,1 - 3,5) [113], báo cáo của Tôn Thất Thịnh (2010) có FCR là 3,38 [32]. Điều này được giải thích do nghiên cứu của Tôn Thất Thịnh dùng thức ăn hỗn hợp làm nguồn cung cấp protein trong khẩu phần nên có đầy đủ các acid amin thiết yếu. Trong thí nghiệm của chúng tôi, môn nước ủ chua là nguồn cung cấp protein chính nên không chứa đầy đủ các acid amin thiết yếu. Vì thế gà Sao trong nghiên cứu này cần một lượng thức ăn lớn hơn.

Từ kết quả trình bày ở bảng 3.22 cho thấy lượng DM ăn vào cao hơn có ý nghĩa thống kê (P 0,05) khi cho ăn cám và môn nước ủ chua ăn tự do không có bột phụ phẩm cá tra trong khẩu phần. Trong đó, DM ăn vào cao nhất ở nghiệm thức NT2 là 101,3 g/con/ngày, thấp nhất ở nghiệm thức NT3 là 94,2 g/con/ngày, nghiệm thức NT1 và NT4 là 98,5 g/con/ngày và 96,8 g/con/ngày. Điều này được giải thích do khẩu phần của nghiệm thức NT3 có hàm lượng protein cao hơn khẩu phần của nghiệm thức còn lại và hàm lượng protein trong khẩu phần của nghiệm thức NT2 là thấp nhất nên DM ăn vào của gà Sao ở nghiệm thức NT2 là cao nhất. Lượng DM ăn vào được thể hiện ở đồ thị 3.10.


Đồ thị 3.10: DM ăn vào

110

100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

98,5ab

101,3a

94,2c

96,8bc

NT1 NT2 NT3 NT4

Nghiệm thức

900

800

700

600

500

400

300

200

100

0

779b

809a

784ab

788ab

NT1 NT2 NT3 NT4

Nghiệm thức

DM (g/con/ngày)

CP/tăng khối lượng (g/kg)

Đồ thị 3.10: DM ăn vào của gà Sao thí nghiệm


Đồ thị 3.11: CP/tăng khối lượng

Đồ thị 3.11: CP/tăng khối lượng của gà Sao thí nghiệm

Sự tiêu tốn CP/tăng khối lượng kết quả cho thấy cao hơn có ý nghĩa thống kê (P 0,05) ở nghiệm thức NT2 so với các nghiệm thức còn lại (đồ thị 3.11).


Bảng 3.23: Các chỉ tiêu thành phần thân thịt và nội tạng của gà Sao thí nghiệm




Nghiệm thức

Chỉ tiêu

NT1 NT2 NT3 NT4


SE P


KLsống (g)

1255b 1180c 1360a 1260b 49,4 0,03

KL thân thịt (g)

890b

857c

978a

912b

28,5

0,03

Thân thịt/KL sống (%)

71,7

72,6

71,9

72,4

0,90

0,89

KL thịt ức (g)

192b

192b

221a

196b

12,2

0,04

Thịt ức/thân thịt (%)

21,3 22,4 22,7 21,5 0,88 0,59

KL thịt hai đùi (g)

127

119

135

124 12,8 0,23

Thịt đùi/thân thịt (%)

14,1

13,9

13,8

13,6

1,43

0,84

KL mề (g)

23,3

23,3

24,0

20,0

1,55

0,12

Chiều dài manh tràng (cm)

12,3

15,2

13,6

14,6

1,13

0,49


Các giá trị trung bình mang các chữ a, b và c trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P 0,05.

Kết quả trình bày ở bảng 3.23 cho thấy khối lượng sống lúc mổ khảo sát, khối lượng thân thịt, thịt ức của gà có sự khác nhau về thống kê (P 0,05) giữa bốn nghiệm thức, cao nhất là NT3 và thấp nhất là NT2. Các kết quả tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt ức và tỷ lệ thịt đùi và các cơ quan nội tạng tương đương nhau giữa các nghiệm thức (P>0.05).



4.1. Kết luận

CHƯƠNG 4.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về lượng nitơ tích lũy từ thức ăn ở các giống gà Lương Phượng, Cobb 500 và Sao có cùng độ tuổi. Nitơ tích lũy cao nhất ở giống gà Sao khi so với gà Cobb 500 và gà Lương Phượng.

2. Có sự ảnh hưởng của giống gà đến năng lượng trao đổi đã hiệu chỉnh nitơ. Khi nghiên cứu trên cùng một loại thức ăn, giá trị năng lượng trao đổi đã hiệu chỉnh nitơ ở gà Sao cao hơn 2% khi so với gà Cobb 500 và 4% khi so với gà Lương Phượng.

3. Giá trị dinh dưỡng theo vật chất khô của bột phụ phẩm cá tra, cám gạo, bã bia, tấm gạo, cám trích ly khi nuôi gà Sao như sau:

- Bột phụ phẩm cá tra: 65,4 %CP; 12,7 %EE; 0,19 %CF; 21,86 %Ash; 4862 Kcal GE; 3014 kcal MEN (12,61 MJ).

- Cám gạo: 14,5 %CP; 18,1 %EE; 6,59 %CF; 10,4 %Ash; 5062 Kcal GE;

3116 Kcal MEN (13,0 MJ).

- Bã bia: 29,9 %CP; 7,53 %EE; 16,3 %CF; 3,57 %Ash; 5240 Kcal GE; 1768 Kcal/ MEN (7,40 MJ).

- Tấm gạo: 9,29 %CP; 0,82 %EE; 0,59 %CF; 0,51 %Ash; 4293 Kcal GE;

3861 Kcal MEN (16,16 MJ).

- Cám trích ly: 16,2 %CP; 1,21 %EE; 8,39 %CF; 10,6 %Ash; 4247 Kcal GE;

2420 Kcal MEN (10,13 MJ).

4. Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến toàn phần của bột phụ phẩm cá tra, cám gạo, bã bia, tấm và cám trích ly trên gà Sao sinh trưởng lần lượt là:

- OM: 59,0%; 63,7%;32,6%; 90,4% và 61,9%.

- EE: 94,0%; 87,3%; 45,9%; 54,7% và 53,5%.

- CF: 79,9%; 5,87%; 27,8%; 15,7% và 21,2%.


- NfE: 70,7%; 77,8%; 46,3%; 95,4% và 80,4%.

5. Khẩu phần thay thế 75% bột cá nhạt bằng bột phụ phẩm cá tra cho tăng trọng tốt và hiệu quả kinh tế cao nhất khi so với các khẩu phần thay thế 0%, 25%, 50% và 100% bột cá nhạt.

6. Thay thế 80% thức ăn hỗn hợp bằng bã bia trong khẩu phần nuôi gà Sao thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất khi so với các khẩu phần thay thế 20%, 40%, 60% và 100%. Tuy nhiên ở mức độ thay thế 40% thức ăn hỗn hợp bằng bã bia, tốc độ tăng khối lượng, khối lượng kết thúc và chất lượng thân thịt của gà Sao tốt hơn và cho lợi nhuận cao.

7. Gà Sao tăng trọng tốt nhất và FCR thấp nhất ở khẩu phần 71,2% cám gạo, 23,8% môn nước ủ chua và 5% bột phụ phẩm cá tra khi so với các khẩu phần cho ăn tự do cám gạo và môn nước ủ chua và khẩu phần dựa trên cám gạo và môn nước ủ chua nhưng không bổ sung bột phụ phẩm cá tra.

4.2. Đề nghị

- Tiếp tục nghiên cứu đánh giá giá trị MEN của các nguồn nguyên liệu thức ăn khác trên gà Sao.

- Sử dụng kết quả trong nghiên cứu này làm cơ sở dữ liệu để xây dựng khẩu phần cho gà Sao nuôi thịt.

- Có thể dùng khẩu phần 75% thay thế bột cá nhạt bằng bột phụ phẩm cá tra cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng ở các nông hộ.

- Người chăn nuôi có thể sử dụng bã bia thay thế 40 - 80% thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần nuôi gà Sao thịt sẽ giảm chi phí thức ăn và mang lại hiệu quả kinh tế.

- Khẩu phần cám và môn nước ủ chua với tỷ lệ 71,2 : 23,8 và bổ sung 5% bột phụ phẩm cá tra (theo DM) trong khẩu phần nuôi gà Sao giai đoạn thịt có thể khuyến cáo đến người chăn nuôi.

- Tiếp tục nghiên cứu bổ sung các loại thức ăn thô xanh khác trong khẩu phần gà Sao nuôi thịt.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/11/2022