Năng Lực Của Đội Ngũ Nhân Lực Trong Lĩnh Vực Bảo Hiểm Xã Hội

đề khi tham gia BHXH tự nguyện, họ có nhiều lựa chọn để đảm bảo thu nhập, phòng tránh rủi ro như mua bảo hiểm thương mại, tham gia các kênh đầu tư và gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, đối với người nghèo, người có thu nhập thấp, lại thường kéo theo tình trạng ốm đau, bệnh tật nhu cầu được bảo hiểm của họ rất cao nhưng lại hạn chế khả năng tham gia. Vì vậy, cần có các chính sách khác nhau đối với các đối tượng khác nhau của chính sách BHXH tự nguyện; tăng cường vai trò bảo vệ của nhà nước đối với những người yếu thế để đảm bảo công bằng trong thực thi chính sách BHXH tự nguyện.

2.3.3. Năng lực của đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Nguồn nhân lực trong lĩnh vực BHXH tự nguyện được chia thành hai nhóm: nhân lực QLNN về BHXH và nhân lực thực hiện nghiệp vụ về BHXH.

Nhân lực trong hệ thống QLNN về BHXH và trong cơ quan BHXH, là nhân tố chủ chốt để thực hiện nhiệm vụ ban hành và thực thi chính sách BHXH tự nguyện, là cầu nối để đưa người tham gia đến với BHXH tự nguyện. Hoạt động của đội ngũ nhân lực BHXH nói chung có quy mô rộng, tính chất phức tạp, đối tượng quản lý đa dạng và số lượng lớn vì vậy đòi hỏi đội ngũ này những năng lực và phẩm chất nhất định.

Đối với nhân lực QLNN về BHXH đây là đội ngũ quyết định chất lượng và hiệu quả của chính sách BHXH bắt nguồn từ những lý do sau:

Thứ nhất, nhân lực QLNN là đội ngũ tham mưu trong hoạch định chính sách BHXH, góp phần quyết định chất lượng chính sách.

Thứ hai, nhân lực QLNN là lực lượng chủ yếu, nòng cốt trong xây dựng các chương trình, kế hoạch và tổ chức thực thi chính sách nhằm hiện thực hóa các chủ trương, đường lối của đảng cầm quyền về BHXH;

Thứ ba, chất lượng hoạt động của nhân lực QLNN quyết định đến hiệu lực, hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong thực thi chính sách BHXH. Khi họ hoạt động có hiệu quả là chính là yếu tố trực tiếp làm cho hoạt động của các cơ quan nhà nước được tăng cường về hiệu lực, hiệu quả; các nguồn lực của quốc gia, địa phương sẽ được khai thác hợp lý, tiết kiệm cho các mục tiêu phát triển của chính sách.

Nhân lực thực hiện nghiệp vụ BHXH tự nguyện bao gồm những viên chức, NLĐ của cơ quan BHXH; các cộng tác viên và đại lý thu BHXH; nhân lực của các cơ quan phối hợp với cơ quan BHXH. Trong mối quan hệ với người tham gia BHXH tự nguyện nguồn nhân lực này đại diện cho chính sách của Nhà nước. Trong quan hệ giải quyết công việc cơ quan, tổ chức, công dân, chất lượng hoạt động cũng như thái độ, hành vi của họ đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến cách nhìn và đánh giá của người dân đối với chính sách BHXH tự nguyện. Nếu đội ngũ nhân lực thực hiện nghiệp vụ BHXH tự nguyện có trình độ, có kỹ năng làm việc tốt và đặc biệt có thái độ và ứng xử tốt đẹp trong khi giải quyết công việc thì lòng tin của người dân sẽ tăng cao và biến thành hành động tham gia BHXH tự nguyện. Ngược lại, nếu đội ngũ nhân lực này không nắm chắc kiến thức, nghiệp vụ; không tận tình, chu đáo trong phục vụ người tham gia thì NLĐ sẽ không có lòng tin với hệ thống BHXH tự nguyện. Năng lực, chuyên môn nghiệp vụ và thái độ, tác phong của đội ngũ nhân lực này có ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của chính sách BHXH tự nguyện. Chính sách dù có hay có tốt nếu không được đội ngũ nhân lực này chuyển tải hiệu quả đến NLĐ thì cũng không thể đảm bảo thành công.

2.3.4. Nguồn lực tài chính của các bên liên quan tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

BHXH tự nguyện là một chính sách ASXH có đóng góp, vì vậy điều kiện tài chính của các bên liên quan tham gia BHXH tự nguyện có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thành công của chính sách.

Nguồn lực tài chính của NLĐ: thu nhập và khả năng chi tiêu của NLĐ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tham gia BHXH tự nguyện của họ, ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính sách BHXH. Nếu NLĐ có việc làm và thu nhập cao thì khả năng tham gia BHXH tự nguyện với mức đóng góp cao. Ngược lại, nếu NLĐ không có việc làm ổn định, vị thế việc làm thấp, thu nhập thấp thì sẽ không có khả năng tham gia BHXH tự nguyện hoặc sẽ tham gia với mức đóng góp rất thấp. Do đó, hệ thống BHXH tự nguyện chỉ có khả năng bù đắp và bảo đảm tài chính cho NLĐ ở mức thấp, tương ứng với mức đóng góp mà họ đã bỏ ra.

Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam - 11

Khi đó, mục tiêu của BHXH tự nguyện là bảo vệ thu nhập và đời sống của NLĐ cũng không đạt được.

Năng lực và nguồn lực tài chính của cơ quan BHXH: các yếu tố như hiệu quả sử dụng, đầu tư và quản lý quỹ BHXH tác động đến chính sách BHXH. Đây là một yếu tố có tác động không nhỏ đến tâm lý của người tham gia BHXH tự nguyện, thậm chí quyết định hành vi có hay không tham gia BHXH tự nguyện. Thực trạng quản lý quỹ BHXH có hiệu quả hay không, quỹ có tăng trưởng ổn định hay không, có thất thoát hay tăng trưởng âm … là những vấn đề tác động rất mạnh đến tâm lý NLĐ. Nếu có những thông tin không hay về việc quỹ tăng trưởng không hiệu quả, có thất thoát… thì NLĐ thường có tâm lý hoang mang và mất lòng tin đối với hệ thống BHXH. Ngược lại, nếu được tuyên truyền cặn kẽ chi tiết và cách thức quản lý quỹ BHXH và sự bảo trợ của nhà nước đối với quỹ BHXH thì NLĐ có thể có niềm tin vào hệ thống. Ngoài ra, nếu việc thu và quản lý quỹ BHXH có hiệu quả cao thì còn là yếu tố cần thiết để đảm bảo khả năng chi trả cho người lao động, từ đó tạo cho họ niềm tin vững chắc vào chính sách này của Nhà nước. Đây là yếu tố rất quan trọng tác động đến hành vi tham gia hay không tham gia BHXH tự nguyện.

Thực hiện BHXH tự nguyện ở các quốc gia không thể thiếu được sự hỗ trợ tài chính từ các nhà nước và các địa phương: nếu các quốc gia, địa phương có điều kiện kinh tế, xã hội phát triển thì là một yếu tố thuận lợi để thực hiện chính sách hỗ trợ cho người tham gia BHXH tự nguyện từ ngân sách của địa phương, khi đó ngoài phần hỗ trợ theo quy định của nhà nước các địa phương có thể bố trí ngân sách để hỗ trợ thêm cho NLĐ.

2.3.5. Nhận thức của các bên liên quan đến chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện

Thứ nhất, nhận thức của NLĐ về chính sách BHXH tự nguyện. NLĐ là đối tượng quan trọng hàng đầu đóng góp vào quá trình phát triển và thành công của chính sách BHXH tự nguyện. Nhận thức của NLĐ có ảnh hưởng tới kết quả thực hiện chính sách BHXH. Nhận thức của NLĐ đối với chính sách BHXH tự nguyện là yếu tố giúp cho hoạt động BHXH được thực hiện một cách trôi chảy, mặt khác

giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ qua đó thực hiện thành công chính sách BHXH tự nguyện. Nhận thức của NLĐ về chính sách BHXH bao gồm các yếu tố như: hiểu biết về nội dung của chính sách; thái độ đối với chính sách.

Hiểu biết về nội dung của chính sách BHXH tự nguyện bao gồm các kiến thức về vai trò, ý nghĩa, lợi ích của BHXH; cách thức, điều kiện tham gia BHXH tự nguyện.

Thái độ của NLĐ về chính sách BHXH tự nguyện gồm các yếu tố như: NLĐ có cảm thấy cần thiết phải tham gia BHXH tự nguyện hay không; NLĐ có tin tưởng và chính sách BHXH tự nguyện của nhà nước hay không; NLĐ có sợ rủi ro khi tham gia BHXH tự nguyện hay không; NLĐ có cảm thấy cần có trách nhiệm xã hội và trách nhiệm đạo lý khi tham gia BHXH tự nguyện hay không. Đây là những yếu tố quan trọng quyết định hành vi tham gia hay không tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ; quyết định chính sách BHXH tự nguyện có thành công hay không. Từ biết đến hiểu đến tin tưởng và hành động là một quá trình có liên quan mật thiết đến nhau. Nếu NLĐ có kiến thức, có trách nhiệm đạo lý và không sợ rủi ro khi tham gia BHXH tự nguyện vì có niềm tin vào Nhà nước thì đó là các tiền đề cần thiết để chính sách BHXH tự nguyện thành công. Ngược lại, nếu hiểu biết và thái độ của NLĐ đối với BHXH tự nguyện không tốt thì sẽ có rất nhiều khó khăn và rào cản trong việt phát triển chính sách BHXH tự nguyện.

Thứ hai, nhận thức của các nhà lãnh đạo, quản lý các cấp chính quyền trong phát triển chính sách BHXH tự nguyện. Tinh thần trách nhiệm cùng sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành của người lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan, đơn vị, địa phương đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Các cấp chính quyền có vai trò quan trọng trong bộ máy chính trị, là nơi triển khai tất cả các chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước ở địa phương. Vì vậy, nhận thức và quyết tâm của các nhà lãnh đạo, quản lý các cấp chính quyền địa phương mang tính quyết định trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở các địa phương trong đó có mục tiêu thực hiện chính sách BHXH tự nguyện. Nếu quan tâm và nhận thức đầy đủ về chính sách thì địa

phương sẽ quan tâm, đôn đốc triển khai chính sách và sẵn sàng tham gia phối hợp với cơ quan BHXH để tuyên truyền và triển khai hoạt động. Ngược lại, nếu thiếu sự quan tâm và nhận thức đầy đủ về chính sách BHXH tự nguyện thì sẽ sao lãng hoặc lơ là đôn đốc, triển khai chính sách, xa rời mục tiêu chính sách. Người lãnh đạo có vai trò tiên phong và nêu gương, là người chỉ đạo, dẫn dắt mọi hoạt động của cơ quan, chính quyền vì vậy quyết tâm, nhận thức của người lãnh đạo chính quyền nhân dân các cấp có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính sách BHXH tự nguyện.

2.3.6. Xu thế phát triển của bảo hiểm thương mại

Bảo hiểm thương mại có lịch sử phát triển lâu dài trên thế giới bao gồm loại hình bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ. Các công ty, tập đoàn bảo hiểm thương mại hầu như đều có sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp trong đó có các sản phẩm BH về: y tế, thai sản, tai nạn… Với sức phát triển về số lượng, doanh thu và các sản phẩm tương tự như BHXH tự nguyện thì bảo hiểm thương mại hoàn toàn có thể cạnh tranh, thu hút người tham gia bảo hiểm thương mại. Thậm chí, bảo hiểm thương mại còn có lợi thế hơn BHXH tự nguyện về các hoạt động chăm sóc khách hàng, có nhiều sản phẩm tối ưu chất lượng cao; đãi ngộ vật chất đối với các nhân viên bảo hiểm thương mại cũng cao hơn rất nhiều so với BHXH tự nguyện. Điều này làm cho bảo hiểm thương mại có lợi thế nhất định so với BHXH tự nguyện.

BHXH tự nguyện và bảo hiểm thương mại có điểm giống và khác nhau tạo nên sức cạnh tranh, hấp dẫn riêng đối với người tham gia:

Điểm giống nhau: bảo hiểm thương mại và BHXH tự nguyện đều mang tính chất tự nguyện, đều là các hình thức bảo vệ cho thu nhập của NLĐ, NLĐ hoàn toàn được tự quyết định việc tham gia hay không tham gia.

Điểm khác nhau: bảo hiểm thương mại mang tính chất hoạt động vì lợi nhuận còn BHXH tự nguyện mang tính chất xã hội, chia sẻ sâu sắc. Bảo hiểm thương mại thực hiện theo cơ chế thị trường và nguyên tắc hạch toán kinh doanh. Quan hệ giữa mức đóng góp và mức hưởng là quan hệ tương đồng thuần tuý, tức là ứng với mỗi mức đóng góp bảo hiểm nhất định thì khi xảy ra rủi ro sẽ nhận

được một mức quyền lợi tương ứng quy định trước. Trong khi đó, BHXH tự nguyện hoạt động vì mục tiêu ASXH, không vì mục đích lợi nhuận; các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thực hiện chia sẻ lẫn nhau và các mức hỗ trợ được nhận lại thì không cố định mà có sự điều chỉnh tăng lên theo thời gian và được Nhà nước đảm bảo.

Sự phát triển của hệ thống bảo hiểm thương mại trên thị trường tác động đến BHXH tự nguyện theo hai hướng:

Hướng tiêu cực: sự phát triển của hệ thống bảo hiểm thương mại tạo ra sự cạnh tranh gay gắt với hệ thống BHXH tự nguyện trên các phương diện như thị phần, chế độ và quyền lợi đối với người tham gia. Vì vậy, sự phát triển của hệ thống bảo hiểm thương mại có nguy cơ đe dọa sự phát triển của BHXH tự nguyện và thu hẹp thị phần của BHXH tự nguyện, gây ra sức ép khiến BHXH gặp khó khăn trong đạt được mục tiêu mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.

Hướng tích cực: bảo hiểm thương mại tạo sức ép khiến BHXH tự nguyện phải có sự đổi mới về nội dung, về phương thức để thích ứng với tình hình mới và và nâng cao năng lực cạnh tranh. Nếu các công ty, tập đoàn bảo hiểm thương mại không phát triển thì BHXH tự nguyện không chịu sức ép cạnh tranh và sẽ không có động lực cải tổ, đổi mới hệ thống và hoạt động; rất có thể dẫn đến độc quyền và trì trệ. Do đó, ở một khía cạnh khác sự phát triển của hệ thống bảo hiểm thương mại ảnh hưởng đến BHXH tự nguyện và làm cho BHXH tự nguyện hoàn thiện hơn. Vì vậy, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bảo hiểm, để tạo ưu thế vượt lên so với bảo hiểm thương mại, thu hút NLĐ tham gia thì BHXH tự nguyện phải có những thay đổi căn bản về phương thức tham gia, các chế độ và quyền lợi. Đây là một điều kiện khách quan, tất yếu tạo động lực để BHXH tự nguyện phát triển hơn nữa.

2.4. Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện của một số quốc gia và giá trị tham khảo cho Việt Nam

2.4.1. Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện của một số quốc gia

2.4.1.1. Chính sách mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Tại Trung Quốc [115.tr72], những người sống ở nông thôn, có hộ khẩu thường trú trên 16 tuổi đều có quyền tham gia chương trình hưu trí nông thôn nếu chưa tham gia vào chương trình bảo hiểm hưu trí thành thị. Điều kiện hưởng: 60 tuổi (cả nam và nữ) và có thời gian đóng góp tối thiểu 15 năm. Những người hơn 60 tuổi khi chương trình khởi động có thể được hưởng hưu cơ bản nếu con cái họ tham gia đóng góp. Những người khi đến 60 tuổi nhưng chưa đạt 15 năm đóng góp thì được đóng một lần cho đủ số tháng còn thiếu để có đủ thời gian đóng góp cần thiết. Phương thức đóng của NLĐ tự nguyện, không hạn chế tuổi tác, có thể đóng một hay nhiều lần, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của NLĐ. Trong quá trình đóng quỹ, NLĐ có thể nhận lại tiền đóng của mình trong trường hợp có lý do chính đáng. Nhưng chỉ được nhận lại số tiền do chính bản thân mình đóng góp, còn phần đóng của Nhà nước thì NLĐ không được nhận.

Tại Indonesia [91.tr55], độ tuổi tham gia BHXH cho khu vực phi chính thức bị giới hạn ở tuổi 55. Đây là một trong những lý do khiến việc mở rộng BHXH cho khu vực phi chính thức ở Indonesia gặp khó khăn bên cạnh các lý do như: thu nhập của NLĐ thấp và không ổn định; loại hình và mức độ của các chế độ không tương ứng với nhu cầu ưu tiên của NLĐ, NLĐ thiếu hiểu biết và không tin tưởng vào các tổ chức nhà nước về BHXH.

Tại Phần Lan [91.tr56], mọi nông dân từ 18 tuổi trở lên bắt buộc phải tham gia vào hệ thống bảo hiểm tai nạn cho nông dân. Những nông dân từ 14-17 tuổi có thể tham gia tự nguyện. Ngoài ra, những người trên 65 tuổi cũng được tham gia tự nguyện cho chế độ bảo hiểm tai nạn. Mức trợ cấp được thực hiện như đối với khu vực làm công ăn lương do Nhà nước quy định.

Tại Ba Lan [91.tr60], đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là những người không đáp ứng được các điều kiện đối với BHXH bắt buộc, đó là những người làm việc trong các trang trại nhỏ, những nông dân cá thể, các thành viên trong gia đình họ. BHXH tự nguyện được thực hiện chính thức từ năm 1990. Chính phủ cũng cho phép các Hiệp hội tương trợ bảo hiểm - là những tổ chức phi Chính phủ, được tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện cho nông dân và những thành viên trong

gia đình họ. Hệ thống BHXH tự nguyện độc lập với hệ thống BHXH bắt buộc, mọi người tùy từng đối tượng cụ thể hoặc bắt buộc phải tham gia hoặc tự nguyện tham gia BHXH.

2.4.1.2. Chính sách phát triển quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện

Tại Trung Quốc [115.tr73], quy mô dân số sống ở nông thôn khá cao nên Trung Quốc đã thực hiện chủ trương xây dựng chính sách kinh tế - xã hội theo định hướng Tam Nông (nông nghiệp, nông thôn, nông dân). Điển hình là triển khai thực hiện Chương trình bảo hiểm hưu trí nông thôn và Chương trình đảm bảo mức sống tối thiểu dân cư nông thôn. Năm 2009, Trung Quốc bắt đầu triển khai loại hình mới về thí điểm bảo hiểm dưỡng lão cho người nông dân. Chính sách này nhằm mục tiêu xây dựng chế độ lương hưu mới cho người nông dân, kết hợp giữa việc cá nhân đóng góp, Chính phủ hỗ trợ đảm bảo người cao tuổi nông thôn có cuộc sống cơ bản. Nguyên tắc của việc thực hiện lương hưu cho người nông dân là phải bảo đảm về mặt mức hưởng cơ bản, bao phủ rộng, có tính bền vững.

Chương trình bảo hiểm tự nguyện ở nông thôn được thực thi như một chương trình tiết kiệm cá nhân, trong đó mức đóng hay tỷ lệ đóng do NLĐ tự chọn. Quỹ hình thành từ ba nguồn: đóng góp của cá nhân, hỗ trợ của tập thể và trợ cấp của Chính phủ (trước đây hoàn toàn do người nông dân tự chi trả và không có bất kỳ trợ cấp nào từ Chính phủ). Mức nộp phí cá nhân và tiền hỗ trợ của tập thể đều được ghi vào tài khoản cá nhân, thuộc sở hữu cá nhân. Theo quy định của Chính phủ, nông dân nộp phí bảo hiểm hưu trí với 5 mức (100, 200, 300, 400 và 500 NDT), tối thiểu 100 NDT/năm. Địa phương có thể điều chỉnh mức đóng tùy theo điều kiện kinh tế địa phương (như Bắc Kinh là hơn 2.000 NDT/năm). Đối với người nghèo, thu nhập quá thấp, không thể đóng bảo hiểm thì địa phương có thể giảm xuống dưới mức tối thiểu (100 NDT). Đối với người khuyết tật, người mất sức lao động thì thấp hơn 100 NDT hoặc được miễn. Quản lý quỹ thực hiện tại cấp huyện. Văn phòng địa phương của Bộ Nguồn nhân lực và ASXH thực hiện giám sát quỹ. Tất cả các chi phí hành chính và vận hành chương trình sẽ được phân bổ từ ngân sách trung ương.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2024