hội của TPHCM đến năm 2020, gắn kết tuyến đường vành đai phía Tây và phía Đông, tạo trục giao thông chính kết nối nhiều tuyến đường quan trọng như: đường cao tốc TPHCM – Trung Lương, TPHCM – Vũng Tàu – Đồng Nai, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực Quận 2 và Quận 9, xây dựng khu dân cư, khu công nghiệp dọc tuyến, tạo điều kiện thuận lợi phân luồng giao thông, giảm thiểu ùn tắt giao thông khu vực nội thành.
Tóm tắt dự án
Dự án BOT cầu Phú Mỹ là dự án cầu dây văng có kiến trúc tương tự như cầu Mỹ Thuận với chiều dài 2.031m, chiều rộng mặt cắt ngang 27,5m bao gồm 4 là xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ và 2 và lề bộ hành hai bên dành cho người đi bộ. Dự án do Công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ làm chủ đầu tư xây dựng, sở hữu và vận hành. Công ty BOT cầu Phú Mỹ là công ty được thành lập bởi các thành viên góp vốn bao gồm: Tổng công ty xây dựng Hà Nội góp 36%; Công ty Đầu tư và phát triển xây dựng góp 18%; Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới góp 18%; Công ty TNHH Xây dựng & Thương mại Thanh Danh góp 18% và Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật (CII) góp 10%. Tổng vốn điều lệ ban đầu của công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ là 500 tỷ đồng.
Dự án BOT cầu Phú Mỹ có điểm đầu phía Quận 7 gần cảng Rau quả, bám theo trục đường Nguyễn Văn Quỳ hiện hữu (cách tim đường hiện hữu 6m), phía trái tuyến kết nối với dự án cầu vượt trên cao nối từ đường Nguyễn Văn Linh đến cầu Phú Mỹ. Điểm cuối của cầu Phú Mỹ phía Quận 2 là phường Thạnh Mỹ Lợi và giao với đường vành đai phía Đông của TPHCM.
Dự án sẽ hoạt động trong thời gian là 26 năm theo hợp đồng BOT giữa nhà đầu tư và Ủy ban nhân dân TPHCM, dự kiến thu phí theo phương án tài chính được UBND TPHCM phê duyệt theo lộ trình như sau:
Bảng 2.7: Lộ trình tăng giá vé thu phí cầu Phú Mỹ
Đơn vị: đồng/chiếc
Phương tiện | Giá vé 2009 - 2011 | Giá vé 2012 – 2016 | Giá vé 2017 - 2021 | Giá vé 2022 – 2034 | |
1 | Xe gắn máy | 2.000 | 2.000 | 2.000 | |
2 | Xe du lịch 4 bánh | 10.000 | 14.000 | 15.000 | 15.000 |
3 | Xe bus | 10.000 | 18.000 | 26.000 | 26.000 |
4 | Xe tải < 1,5T | 15.000 | 30.000 | 35.000 | 35.000 |
5 | Xe tải nhẹ | 15.000 | 30.000 | 35.000 | 35.000 |
6 | Xe tải nặng | 20.000 | 52.000 | 65.000 | 65.000 |
7 | Xe container | 30.000 | 75.000 | 100.000 | 100.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Tổ Chức Tín Dụng Được Cho Vay Có Đảm Bảo Bằng Tài Sản Hình Thành Từ Vốn Vay
- Tình Hình Mở Rộng Ttda Tại Các Tctd Ở Việt Nam
- Tổng Vốn Đầu Tư Của Dự Án Nhà Máy Nhiệt Điện Phú Mỹ 2.2
- Cấu Trúc Sở Hữu Và Cấu Trúc Tài Trợ Dự Án Còn Đơn Giản
- Hệ Thống Luật Pháp Có Liên Quan Chưa Có Quy Định Về Việc Thành Lập Công Ty Vay Tín Thác
- Giải Pháp Vận Dụng Và Mở Rộng Phương Thức Tài Trợ Dự Án Tại Các Tổ Chức Tín Dụng Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.
Nguồn: Hồ sơ dự án BOT cầu Phú Mỹ [39]
Ngoài ra theo hợp đồng BOT, các chỉ tiêu đầu tư được sử dụng để tính thời gian vận hành dự án như sau:
Lãi suất bảo toàn vốn đối với phần vốn tự có: 7,25% năm;
Lãi suất đối với phần vốn huy động: 9,6% năm;
Chi phí quản lý và duy tu bảo dưỡng: 9,83% doanh thu;
Lợi nhuận tối đa của nhà đầu tư: 13,47% tổng vốn đầu tư công trình.
Cấu trúc tài chính
Tổng mức đầu tư của dự án là 1.806,52 triệu đồng (tương đương 71,277 triệu USD và 698.170 triệu VNĐ), bao gồm:
- Phần xây lắp chính: 1.395,15 triệu đồng (# 63,837 triệu USD và 402.490 triệu VND);
- Xây lắp công trình phụ: 45,24 triệu đồng;
- Chi phí khác: 154,49 triệu đồng (# 7,44 triệu USD và 38.800 triệu VND)
- Đền bù giải tỏa: 100.000 triệu đồng
- Dự phòng phí: 111.640 triệu đồng.
Cơ cấu nguồn vốn:
- Vốn tự có (30% tổng mức đầu tư dự án): 524.956 triệu đồng (# 34,8 triệu USD);
- Vốn vay (70% tổng mức đầu tư): bao gồm:
o Vay ngân hàng Pháp (Societe General: SG): 50 triệu USD (#778.000 triệu VND);
o Vay các ngân hàng trong nước: 486.564 triệu VND.
Các ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước:
- Chủ đầu tư được hưởng các khoản ưu đãi theo quy định hiện hành;
- Phần đất chiếm dụng lâu dài ngân sách TPHCM ứng trước chi phí đền bù giải tỏa. Sau khi bàn giao mặt bằng để phục vụ thi công, Công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ hoàn trả ngân sách thành phố chi phí đền bù giải tỏa nhưng không quá 100 tỷ đồng;
- Phần đất chiếm dụng tạm thời (mặt bằng thi công, đường phục vụ thi công) TPHCM chi tiền đền bù giải tỏa và thu hồi lại đất sau khi công trình hoàn thành;
- Chính sách về điều chỉnh giao thông được UBND TPHCM cam kết điều chỉnh cho phù hợp với dự án;
- UBND TPHCM cam kết mua lại dự án trước hạn định nếu các công trình giao thông kết nối dự án như đường vành đai phía Đông không được đầu tư xong (tối đa 3 năm sau khi hoàn thành cầu Phú Mỹ).
Nguyên nhân của sự thất bại trong khoản TTDA cho Dự án BOT cầu Phú Mỹ:
Sau hơn 1 năm đưa vào khai thác nhưng không hiệu quả, tháng 2/2012 vừa qua, UBND TPHCM đã quyết định chủ trương nhận lại dự án cầu Phú Mỹ vì lý do chí phí đầu tư tăng từ 1.800 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng, năng lực tài chính của chủ đầu tư yếu kém, khoản phí thu được quá thấp so với phương án
tài chính ban đầu một mặt do biểu phí thấp hơn quy định của Bộ Tài chính. Mặt khác, UBND TPHCM cũng chưa kết nối được hạ tầng giữa cầu Phú Mỹ với các tuyến đường khác như đường vành đai phía Đông TPHCM, đường cao tốc Sài gòn – Dầu Giây. Đây được xem là một trong những kinh nghiệm quý giá mà các nhà đầu tư và các TCTD tài trợ cần hết sức lưu ý vấn đề đồng bộ về hạ tầng, dự báo lưu lượng giao thông cũng như là mức phí giao thông để bảo đảm tính hiệu quả và khả năng triển khai thành công của dự án.
2.4. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ DỰ ÁN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM
2.4.1. Những kết quả đạt được
Từ việc phân tích về tình hình vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong hơn 10 năm qua, có thể rút ra được những nhận định về những kết quả đạt được trong việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam như sau:
2.4.1.1. Tài trợ dự án góp phần đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam
TTDA được xem là một phương thức cấp tín dụng phi truyền thống bên cạnh các phương thức cấp tín dụng truyền thống cho các DAĐT như cho vay DAĐT, cho vay hợp vốn và cho CTTC. Do đó, với việc thực hiện cấp tín dụng cho các DAĐT bằng phương thức TTDA (tổng cộng 38 DAĐT từ năm 2002 – 2012) đã góp phần làm phong phú thêm các sản phẩm tín dụng của các TCTD ở Việt Nam cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp, giúp cho hoạt động ngân hàng của các TCTD ở Việt Nam ngày càng hội nhập và theo kịp với sự phát triển ngày càng phong phú và đa dạng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD ở các nước phát triển.
2.4.1.2. Tài trợ dự án giúp cho các tổ chức tín dụng có điều kiện học hỏi kinh nghiệm tài trợ, tham gia chia sẻ rủi ro và lợi nhuận với nhau
Cụ thể là từ Bảng 2.4 cho thấy có đến 23 DAĐT được các TCTD tham gia đồng tài trợ (chiếm tỷ trọng 60,53% về mặt số lượng), trong đó có 5 DAĐT được các NHTM nhà nước và các NHTM cổ phần đồng tài trợ với nhau, có 3 DAĐT được đồng tài trợ bởi các TCTD trong nước với các TCTD nước ngoài. Từ đó cho thấy, thông qua việc tham gia vào các khoản đồng tài trợ cho các dự án lớn, các TCTD nhỏ (các NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh) có điều kiện học hỏi kinh nghiệm của các TCTD lớn trong nước (NHTM nhà nước), cũng như là các TCTD của Việt Nam có điều kiện học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài trong việc thẩm định và đánh giá tính khả thi của dự án, kinh nghiệm trong việc kêu gọi và dàn xếp các khoản đồng tài trợ, phân bổ rủi ro một cách thích hợp cho các bên tham gia trong TTDA vốn là lĩnh vực hoạt động mà các TCTD của Việt Nam hiện còn rất ít kinh nghiệm. Ngoài ra, việc thực hiện các khoản TTDA thành công cho những dự án lớn ở Việt Nam cũng đã góp phần làm tăng trưởng nhanh dư nợ tín dụng cũng như là các khoản lợi nhuận và phí dịch vụ hấp dẫn cho các TCTD tham gia.
2.4.1.3. Đáp ứng được nhu cầu huy động vốn và thực hiện chiến lược kinh doanh đa ngành của các nhà đầu tư
Cụ thể là từ bảng tổng hợp tình hình thực hiện phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam từ năm 2002 – 2012 (phụ lục 5) cho thấy có gần 90 Tập đoàn, tổng công ty, công ty trong và ngoài nước góp vốn để thành lập 38 DNDA thực hiện các DAĐT theo phương thức TTDA ở Việt Nam với tổng số vốn huy động lên đến 163.909 nghìn tỷ đồng. Với việc thực hiện DAĐT theo phương thức TTDA đã giúp cho các nhà đầu tư (những người khởi xướng các DAĐT) có thêm cơ hội để huy động được nguồn vốn lớn để thực hiện các DAĐT của họ, qua đó giúp họ triển khai được kịp thời các DAĐT. Ngoài ra, với việc các TCTD chấp nhận TTDA cũng giúp cho các tập đoàn kinh tế của
Việt Nam có điều kiện đa dạng hóa ngành nghề lĩnh vực kinh doanh thông qua việc đầu tư vốn thành lập các công ty con (DNDA) và các DNDA này sẽ sử dụng phần vốn góp của công ty mẹ cùng với vốn vay để thực hiện các DAĐT nằm trong chiến lược kinh doanh của công ty mẹ.
2.4.1.4. Góp phần cải tạo và phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cho nền kinh tế Việt Nam
Cụ thể là từ Bảng 2.3 cho thấy, phương thức TTDA do các TCTD thực hiện để tài trợ cho các DAĐT chủ yếu ở lĩnh vực CSHT kỹ thuật quan trọng của nền kinh tế Việt Nam như các nhà máy điện (tổng cộng các TCTD đã tài trợ được 15 DAĐT ngành điện), DAĐT thuộc lĩnh vực cầu đường bộ (dự án BOT cầu Phú Mỹ và dự án BOT quốc lộ 14) và các dự án CSHT dịch vụ (DAĐT xây dựng trung tâm thương mại và cao ốc văn phòng cho thuê). Đây là các DAĐT được chính quyền và các bộ ngành ở Việt Nam khuyến khích đầu tư để góp phần khắc phục tình trạng thiếu điện ở Việt Nam (đặc biệt là vào các mùa khô) cũng như là để hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ của Việt Nam. Ngoài ra, TTDA còn được các TCTD sử dụng để tài trợ cho các DAĐT xây dựng cơ sở vật chất sản xuất nguyên nhiên vật liệu và thực phẩm (xi măng, sắt thép, xăng dầu, chế biến sữa, v.v) đáp ứng nguồn nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như là nhu cầu tiêu dùng của người dân Việt Nam, qua đó góp phần tạo ra những nhân tố cần thiết thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
2.4.2. Những hạn chế trong việc vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam
Bên cạnh những kết quả thu được bước đầu còn khá khiêm tốn như vừa nêu trên, việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam thời gian qua cũng cho thấy còn có những hạn chế như sau:
2.4.2.1. Số lượng các dự án đầu tư được các tổ chức tín dụng ở Việt Nam tài trợ theo phương thức tài trợ dự án không nhiều
Cụ thể là từ Bảng 2.2 trên đây cho thấy, nếu chỉ tính trong khoảng thời gian 5 năm (từ năm 2008 đến năm 2012) vừa qua, số lượng DAĐT được cấp tín dụng theo phương thức TTDA ở Việt Nam đạt khoảng 30 DAĐT. Nếu so với số lượng các DAĐT được các TCTD ở Việt Nam cấp tín dụng thông qua phương thức cho vay theo DAĐT trong thời gian này là 54 DAĐT thì số lượng DAĐT được cấp tín dụng bằng phương thức TTDA ít hơn 24 DAĐT. Nói cách khác, số lượng DAĐT được cấp tín dụng bằng phương thức TTDA chỉ bằng 56% số lượng DAĐT được cấp tín dụng bằng phương thức cho vay DAĐT trong cùng khời kỳ. Mặt khác, nếu so với số lượng DAĐT được cấp tín dụng bằng phương thức cho vay hợp vốn từ năm 2008 – 2012 là 43 DAĐT, thì số lượng các DAĐT được cấp tín dụng theo phương thức TTDA ít hơn 13 DAĐT. Nói cách khác, số lượng DAĐT được cấp tín dụng bằng phương thức TTDA bằng khoảng 70% số lượng DAĐT được cấp tín dụng bằng phương thức cho vay hợp vốn trong cùng khời kỳ. Ngoài ra, nếu so sánh về số lượng các DAĐT được cấp tín dụng theo phương thức TTDA qua từng năm cũng cho thấy số lượng các DAĐT được thực hiện cấp tín dụng theo phương thức TTDA đều thấp hơn so với phương thức cho vay theo DAĐT và cho vay hợp vốn. Bảng 2.8 dưới đây cho thấy tình hình thực hiện cấp tín dụng cho các DAĐT theo phương thức cho vay theo DAĐT, cho vay hợp vốn và TTDA theo từng năm trong khoảng thời gian từ 2008 – 2012.
Bảng 2.8: Tình tình cấp tín dụng cho các DAĐT tại các TCTD ở Việt Nam
Số lượng DAĐT | |||
Cho vay theo DAĐT | Cho vay hợp vốn | Tài trợ dự án | |
2008 | 3 | 4 | 2 |
2009 | 14 | 19 | 9 |
2010 | 15 | 12 | 12 |
2011 | 17 | 6 | 6 |
2012 | 5 | 2 | 1 |
Cộng | 54 | 43 | 30 |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả [Phụ lục 3 – Phụ lục 5].
Biểu đồ 2.1: Tình tình cấp tín dụng cho các DAĐT tại các TCTD ở Việt Nam từ 2008 – 2012
19
17
15
14
12 12
9
6 6
5
4
3
2
2
1
20
18
16
14
12
Cho vay theo DAĐT
10 Cho vay hợp vốn
8 Tài trợ dự án
6
4
2
0
2008 2009 2010 2011 2012
Nguồn: Tổng hợp của tác giả [Phụ lục 3 – Phụ lục 5].
2.4.2.2. Không có nhiều tổ chức tín dụng ở Việt Nam cấp tín dụng cho các dự án đầu tư bằng phương thức tài trợ dự án
Cụ thể là Bảng 2.1 trên đây cho thấy, số lượng các TCTD trong nước tham gia TTDA trong thời gian qua chỉ khoảng 23 TCTD, trong đó có 4 NHTM nhà nước (BIDV, Vietcombank, Vietinbank và Agribank), 13 NHTM cổ phần, 2 công ty tài chính và VDB. Nếu so với với số lượng NHTM cổ phần tính đến ngày 30/06/2013 theo thống kê của NHNN Việt Nam là 34 NHTM cổ phần thì số lượng NHTM cổ phần ở Việt Nam tham gia vào các khoảng TTDA chỉ khoảng 38% về mặt số lượng. Mặt khác, tần suất xuất hiện sự tham gia của nhiều NHTM cổ phần trong các khoản TTDA ở Việt Nam là không nhiều. Cụ thể chỉ có BIDV là ngân hàng tham gia nhiều nhất vào các khoản TTDA (khoảng 12 DAĐT), kế đến là Vietcombank (7 DAĐT), Agribank (6 DAĐT) và Vietinbank (6 DAĐT). Các NHTM cổ phần có tần xuất tham gia TTDA ít hơn nhiều so với các NHTM nhà nước. Cụ thể như có 2 NHTM cổ phần tham