Gợi Ý Điều Hành Chính Sách Tiền Tệ Thông Qua Kênh Tín Dụng Ngân Hàng

suất tác động rất chậm đến điều chỉnh trạng thái cân bằng của cung tín dụng, nhưng ngược lại sự đình trệ của nền kinh tế thì có tốc độ điều chỉnh với cầu tín dụng rất nhanh, hơn ba lần cú sốc của cả hai tỉ lệ DTBB và lãi suất cho vay. Điều này có thể nhận thấy sự điều chỉnh tăng cao và liên tục của công cụ DTBB để cắt giảm nguồn cung tín dụng và qua đó lần lượt làm giảm dư nợ tín dụng để giảm sức ép lên lạm phát phát huy hiệu quả rất chậm. Nhận định này phần nào giải thích bản chất của chính sách tiền tệ là các hành động thực thi CSTT để theo đuổi mục tiêu lạm phát hay hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đều có độ trễ nhất định.

4.2. Gợi ý điều hành chính sách tiền tệ thông qua kênh tín dụng ngân hàng

Thắt chặt và giới hạn tăng trưởng tín dụng đối với một số lĩnh vực không ưu tiên cần được cân nhắc.

Kết quả ước lượng chỉ ra mối quan hệ giữa cung - cầu tín dụng với các biến trong không gian dài hạn cũng như đóng vai trò quan trọng trong ngắn hạn để hỗ trợ điều chỉnh mối quan hệ dài hạn trở về trạng thái cân bằng sau mỗi cú sốc. Điều này có ngụ ý chỉ ra rằng công cụ kiểm soát tăng trưởng tín dụng nói chung cũng như giới hạn tăng trưởng tín dụng vào các khu vực ưu tiên vẫn là một công cụ tiền tệ truyền thống được sử dụng để kiểm soát lạm phát. Giới hạn tăng trưởng được các nước trên thế giới sử dụng theo hai hình thức khác nhau: giới hạn tăng trưởng tín dụng chung và giới hạn tăng trưởng đối với một số lĩnh vực.

Kiểm soát tín dụng chung là hình thức NHTW áp đặt giới hạn tăng trưởng tín dụng cho hệ thống ngân hàng nói chung và có thể chi tiết đến từng ngân hàng/nhóm ngân hàng để đảm bảo mục tiêu kiểm soát giới hạn tăng trưởng tín dụng được thực thi hiệu quả. Hình thức kiểm soát này không phân biệt là giới hạn tín dụng vào bất cứ lĩnh vực nào, thậm chí kể cả các lĩnh vực không ưu tiên hoặc là những lĩnh vực tạo ra năng suất thấp. Tuy nhiên, do chỉ kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng chung nên kế thể dẫn đến hậu quả lãi suất tăng lên nếu mức tăng trưởng tín dụng được kiểm soát rất chặt. Điều này có thể được giải thích rằng kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng có thể dẫn đến một số khách hàng không thể tiếp cận vốn, do đó sẵn sàng phải trả chi phí cao hơn để có thể tiếp cận vốn ngân hàng. Để mục tiêu tăng trưởng tín dụng chung đạt được các công cụ hỗ trợ thường được NHTW sử dụng là tăng tỉ lệ DTBB, tăng lãi suất chiết khấu với mục đích giảm nguồn vốn khả dụng từ số dư huy động vốn hay hạn chế các TCTD tăng nguồn vốn khả dụng thông qua hoạt động thị trường mở.

Kiểm soát tín dụng đối với một số lĩnh vực có cách thức tiếp cận khác với kiểm soát giới hạn tín dụng chung. Cụ thể, NHTW sẽ áp đặt giới hạn tăng trưởng tín dụng

theo mục đích sử dụng vốn hoặc vào các lĩnh vực không ưu tiên hay vào các lĩnh vực tạo ra năng suất thấp nhưng lại chính là nguyên nhân có thể gây ra vòng xoáy lạm phát. Ưu điểm của biện pháp này là không kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng chung, do đó các TCTD có thể phân bổ lại nguồn lự cho các lĩnh vực khác.

Rõ ràng, với hai phương pháp nêu trên, một điều có thể nhận ra phương pháp giới hạn tín dụng tăng trưởng chung được sử dụng trong trung-dài hạn để giảm dần mức độ tăng trưởng tín dụng nóng. Lý do giải thích cho nhận định này là việc tăng tỉ lệ DTBB không thể ép các TCTD cắt giảm ngay dư nợ tín dụng mà họ cần có thời gian để điều chỉnh hoạt động tín dụng thông qua các hoạt động thu nợ từ các dự án đã cho vay và giải ngân đối với các dự án cho vay. Phương pháp giới hạn tăng trưởng tín dụng đối với một số lĩnh vực có thể sử dụng trong ngắn hạn vì theo hình thức này NHTW có thể ngay lập tức giảm được mục tiêu tăng trưởng tín dụng.

Như vậy, rõ ràng nếu kéo dài thời gian sử dụng phương pháp giới hạn tăng trưởng tín dụng đối với một số lĩnh vực không ưu tiên hay không tạo ra năng suất thì dẫn đến nhiều hệ lụy của những khu vực này và có thể tác động xấu đến hệ thống ngân hàng. Siết chặt tín dụng tức thì cho khu vực này sẽ dẫn đến có thể bóp méo hiệu quả phân bổ vốn. Như chúng ta đã rõ, trong dư nợ tín dụng thì luôn có một tỉ trọng nhất định là dư nợ xấu và các khoản cho vay này khó có thể thu hồi được cả gốc và lãi. Do đó, siết chặt tăng trưởng tín dụng ngay lập tức cho lĩnh vực này có thể buộc các TCTD phải giảm dư nợ tín dụng cho khách hàng có chất lượng tốt, từ đây lợi nhuận thu được giảm và ngân hàng khó khăn hơn để gia tăng dự phòng hỗ trợ để xử lý đối với các khoản nợ xấu đã phát sinh. Cụ thể minh họa cho lĩnh vực bất động sản, NHTW yêu cầu các tổ chức tín dụng cắt giảm tỉ trọng cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ giống nhau đã gián tiếp đẩy các TCTD có dư nợ tốt buộc phải cắt giảm tín dụng trong khi lĩnh vực bất động sản phần lớn dựa vào nguồn vốn từ hệ thống ngân hàng. Hơn nữa, dư nợ cho vay phi sản xuất rất đa dạng như cho vay mua nhà ở cho người thu nhập thấp, cho vay sửa chữa nhà,… Kiểm soát tín dụng hành chính như vậy đã trực tiếp bóp nghẹt thị trường bất động sản.

Từ đây, kết hợp kết quả nghiên cứu và phân tích cách thức sử dụng hai phương pháp giới hạn tín dụng đã đưa ra gợi ý kiểm soát tín dụng chung cần được sử dụng ngay khi tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng bắt đầu nóng lên; trường hợp giới hạn tăng trưởng tín dụng đối với các lĩnh vực không ưu tiên chỉ sử dụng trong thời gian ngắn để kiểm soát lạm phát và sau đó phải nới lỏng để giảm thiểu hậu quả gây ra từ chính sách. Hơn nữa, nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra tín dụng đóng vai trò rất thấp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

trong ngắn hạn để điều chỉnh mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô, do đó, việc sử dụng kiểm soát tăng trưởng tín dụng của NHNN vào các lĩnh vực không ưu tiên kể từ giữa năm 2011 kéo dài đến 2013 cần được xem xét là một bài học trong thực thi CSTT. Chính những biện pháp hành chính trong kiểm soát tín dụng để kiềm chế lạm phát cấp tốc đã tạo ra cú sốc đến nền kinh tế trong năm 2011 mà cuối cùng NHNN cũng phải thừa nhận trong báo cáo tổng kết điều hành chính sách tiền tệ năm 2011 về những hạn chế của các biện pháp này (Báo cáo thường niên NHNN 2011).

Tỉ lệ dự trữ bắt buộc cần được giảm dần vai trò trong việc sử dụng kiềm chế lạm phát để phù hợp với xu hướng tự do hóa tài chính và được thay thế bằng các cụ thị trường.

Phân tích kênh tín dụng ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ ở Việt Nam: Tiếp cận bằng mô hình VECM - 13

Kết quả nghiên cứu chỉ ra tỉ lệ DTBB đóng vai trò ngắn hạn trong việc kiểm soát cung tín dụng để hạn chế sức nóng của tăng trưởng tín dụng, và qua đó chặn đà lạm phát đang gia tăng. Vai trò trong dài hạn của tỉ lệ DTBB không có ảnh hưởng đến kiểm soát cung tín dụng để theo đuổi mục tiêu lạm phát. Như vậy, kết quả nghiên cứu về vai trò của tỉ lệ DTBB không hỗ trợ công cụ kiểm soát tín dụng trong dài hạn. Điều này gợi ý thực thi giới hạn tăng trưởng tín dụng bằng công cụ DTBB là không hiệu quả tại Việt Nam.

Từ đây, công cụ dự trữ bắt buộc chỉ nên được sử dụng để có tác động cộng sinh với các công cụ tiền tệ khác trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Gợi ý này được đưa ra là bởi vì DTBB hiện nay các TCTD không phải duy trì một tỉ lệ nguồn tiền gửi cố định tại NHNN mà chỉ cần duy trì bình quân. Cách thức duy trì mức DTBB tại NHNN đã cho phép các TCTD rất linh hoạt trong việc sử dụng tối đa nguồn vốn huy động. Và có lẽ đó là lý do làm giảm phạm vi ảnh hưởng của công cụ tỉ lệ DTBB trong ngắn hạn và không còn ảnh hưởng trong dài hạn. Như vậy, việc NHNN điều chỉnh tăng tỉ lệ DTBB trong ngắn để hỗ trợ theo đuổi mục tiêu kiểm soát lạm phát là hợp lý.

Như vậy, gợi ý khi thực thi kiểm soát giới hạn tăng trưởng tín dụng đối với các lĩnh vực không ưu tiên có thể được thay thế bằng sử dụng công cụ DTBB thông qua việc áp đặt mức tỉ lệ DTBB cao đối với các lĩnh vực này. Cách thức này gián tiếp thu hẹp tăng trưởng tín dụng ở khu vực này mà không tạo ra các cú sốc lớn như đã giải thích tại nội dung gợi ý điều hành kiểm soát tăng trưởng tín dụng.

Công cụ lãi suất chính sách cần được phát huy hiệu quả sử dụng để điều tiết thị trường và kiểm soát lạm phát

Kết quả ước lượng gợi ý lãi suất tái cấp vốn và cung tín dụng có mối quan hệ như


91

mong đợi. Lãi suất cho vay tái cấp vốn tăng 1% kéo theo cung tín dụng giảm khoảng 10%. Tuy nhiên, vai trò của công cụ lãi suất tái cấp vốn không phải lúc nào cũng quan trọng. Nó chỉ kiểm soát được cung tín dụng khi các TCTD rơi vào trạng thái thiếu hụt thanh khoản kéo dài, đặc biệt là vào các thời điểm thị trường tiền tệ căng thẳng và lãi suất liên ngân hàng được đẩy lên rất cao, và lúc đó cầu từ hoạt động tái cấp vốn tăng nhanh. Chỉ trong trường hợp như vậy, hạn chế vay vốn thông qua nghiệp vụ tái cấp vốn mới thực sự hiệu quả.

Như vậy, gợi ý tổng thể trong điều hành chính sách tiền tệ là thực sự phải linh hoạt và phải sử dụng đồng bộ các công cụ mới đem lại hiệu quả cao. Tín dụng và lạm phát có mối quan hệ trong dài hạn. Do vậy, tăng trưởng tín dụng cần ở mức hợp lý, tránh tăng trưởng quá nóng để thúc đẩy hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, sẽ đảm bảo giảm thiểu lạm phát tiềm ẩn, và qua đó cũng giảm các cú sốc giật cục của việc cắt/kiểm soát tín dụng vào các khu vực không ưu tiên. Công cụ DTBB được sử dụng để kiểm soát lạm phát chỉ nên thực thi trong ngắn hạn để tạo ra hiệu ứng của cú sốc, và sau đó cần trở về trạng thái cân bằng trong dài hạn. Có như vậy, các TCTD mới giảm sức ép về thiếu hụt vốn cho thanh khoản cũng như đáp ứng nhu cầu DTBB theo quy định của NHNN. Chính sách lãi suất cho vay tái cấp vốn chỉ hiệu quả trong dài hạn chỉ ra việc điều hành công cụ này cần phù hợp với cung cấu vốn và tình trạng thanh khoản của thị trường.

4.3. Định hướng nghiên cứu tiếp theo

Nội dung của đề tài chứa đựng những giới hạn nghiên cứu nhất định mà cần được tiếp tục thực hiện trong tương lai để chủ đề xác định sự tồn tại của kênh tín dụng ngân hàng ngày càng có nhiều bằng chứng thuyết phục hơn. Thứ nhất, đề tài sử dụng số liệu dư nợ tín dụng của cả hệ thống ngân hàng – tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng nên khó phản ảnh được tính đa dạng, hành vi của mỗi tổ chức tín dụng trước sự thay đổi của chính sách tiền tệ hay trước diễn biến thay đổi của nền kinh tế. Trong tình huống này, kiểm định sự thay đổi có sẵn cung tín dụng ngân hàng của các tổ chức tín dụng theo điều hành chính sách tiền tệ chỉ nhìn nhận được ở mức toàn hệ thống ngân hàng mà không thể xác định được phạm vi nhạy cảm khác nhau giữa các ngân hàng hay nhóm ngân hàng. Xác định độ nhạy cảm của mỗi tổ chức tín dụng với sự thay đổi của các công cụ tiền tệ và lãi suất thị trường sẽ cung cấp thông tin hữu ích đối với việc điều hành chính sách tiền tệ.

Thứ hai, dư nợ tín dụng không bóc tách được thành hai phần – dư nợ bằng đồng Việt Nam và dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ – để xem xét chính xác tương quan của biến

công cụ dự trữ bắt buộc và lãi suất đều bằng tiền đồng Việt Nam. Thứ ba, đề tài chưa sử dụng chuỗi dữ liệu quý để xem xét sự tồn tại của kênh tín dụng ngân hàng, nếu thay vì dùng chỉ số sản xuất công nghiệp thì sử dụng tổng sản phẩm quốc nội để ước lượng.

Như vậy, nghiên cứu tiếp theo cần làm rõ cơ chế truyền dẫn tiền tệ thông qua kênh tín dụng ngân hàng nhưng được nhìn qua lăng kính của mỗi ngân hàng sẽ cung cấp thông tin hữu ích hơn đối với NHNN. Hơn nữa, nghiên cứu trong tương lai cũng cần trả lời câu hỏi liệu có sự khác biệt về kết quả nghiên cứu khi sử dụng dư nợ tín dụng ngân hàng thay vì sử dụng tổng dư nợ của các ngân hàng.

NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ


1. Đỗ Khắc Hưởng (2015), ‘Phân tích và đánh giá kiểm soát tín dụng của ngân hàng Nhà nước hiện nay’, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Kinh tế Việt Nam trước những thách thức mới của hội nhập quốc tế. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, tr. 343-353

2. Đỗ Khắc Hưởng (Chủ nhiệm đề tài) (2015), Ứng dụng mô hình vec-tơ tự hồi quy (VAR) trong phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và tín dụng ngân hàng tại Việt Nam, Học viện Tài chính.

3. Ðỗ Khắc Hưởng (2016), ‘Kênh tín dụng ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ tại Việt Nam: Tiếp cận bằng mô hình Vector hiệu chỉnh sai số’, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số 01(150), tr. 30-33.

4. Ðỗ Khắc Hưởng (2016), ‘Phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và tín dụng ngân hàng tại Việt Nam’, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số 03(152), tr. 61- 63.

5. Ðỗ Khắc Hưởng (2016), ‘Kênh tín dụng ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ tại Việt Nam: Tiếp cận bằng mô hình phân phối độ trễ tự hồi quy’, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 225, tr. 73-79.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bernanke, B. S. and Blinder A. S, (1988), ‘Credit, Money, and Aggregate Demand’, The American Economic Review, tập 78, số 2, tr. 435-439.

2. Bernanke, B.S., Blinder, A.S. (1992), ‘The federal funds rate and the channels of monetary transmission’, American Economic Review, số 82, tr. 901-921.

3. Bùi Quốc Dũng và Hoàng Việt Phương (2014), ‘Ứng dụng mô hình hiệu chỉnh sai số vector vào dự báo lạm phát tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam’, Tạp chí Ngân hàng, số 144, tr. 9-14.

4. Cao Thị Ý Nhi và Lê Thu Giang (2015), ‘Ứng dụng mô hình SVAR nghiên cứu kênh truyền dẫn tiền tệ và gợi ý chính sách tiền tệ ở Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 216, tr. 37-47.

5. Chu Khánh Lân (2013), ‘Nghiên cứu thực nghiệm về truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng tại Việt Nam’, Tạp chí Ngân hàng, số 5, tr. 17-23.

6. Cyrille, S. M. (2014), ‘A Thorough Analysis of the Bank Lending Channel of Monetary Transmission in the CEMAC area’, Asian Journal of Business and Management Sciences, tập 2, số 8, tr. 8-15.

7. De Melo, L. and Pisu, M. (2010), ‘The bank lending channel of monetary transmission in Brazil: A VECM approach’, The Quarterly Review of Economics and Finance, số 50, tr. 50-60.

8. Eslamloueyan, K. và Darvishi, A. (2007), ‘Credit expansion and inflation in iran: An unrestricted error correction model’, Iranian Economic Review, số 12(19), truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2013, từ http://ier.ut.ac.ir/pdf_32644_6695e3e7f7ca56774b15f6065a75611c.html.

9. Hà An (2009), ‘Những điểm nhấn trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2009’, truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2013, từ http://tapchi.hvnh.edu.vn

/upload/5744/20130831/HaAn-Tongketcstt200966.pdf.

10. Kashyap, A.K., Stein, J.C. (1995), ‘The impact of monetary policy on bank balance sheet’, Carnegie-Rochester Conference Series on Public Policy, số 42, tr. 151-195

11. Kashyap, A.K., Stein, J.C. (2000), ‘What do a million observations on banks say about the transmission of monetary policy?’, American Economic Review, số 90, tr. 407-448

12. Kashyap, A.K., Stein, J.C., Wilcox, D.W. (1993), ‘Monetary policy and credit conditions: evidence from the composition of external finance’, American Economic Review, số 83, tr. 78-99

13. Kassim, S. H. and Majid, M. S. A. (2008), ‘The role of bank lending in the monetary transmission process of a developing economy: Evidence from Malaysia’, Savings and Development, tập số 32(4), tr. 301-319.

14. Lutkepohl (1990), Introduction to multiple time series analysis, truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2013, từ http://www.afriheritage.org

15. Mishkin, F. S. (1996), ‘The Channels of Monetary Transmission: Lessons for Monetary Policy’, truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2013, từ http://www.nber.org/papers

16. Ngân hàng Nhà nước (2000-2014), Báo cáo thường niên, truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2015, từ https://www.sbv.gov.vn

17. Nguyễn Đức Thành và Ngô Quốc Thái (2015), ‘Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2014 và triển vọng năm 2015’, truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2015, từ http:// http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/kinh-te-dau-tu/buc-tranh-kinh-te- viet-nam-nam-2014-va-trien-vong-nam-2015-58342.html.

18. Nguyễn Thị Liên Hoa và Trần Đặng Dũng (2013), ‘Nghiên cứu lạm phát tại Việt Nam theo phương pháp SVAR’, Tạp chí Nghiên cứu và Trao đổi, số 10, tr. 32-38.

19. Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2011), ‘Các nhân tố vĩ mô quyết

định lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010: các bằng chứng và thảo luạ ’,

truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2013, từ http://www.vn.undp.org/content/dam/vietnam/docs/Publications/24640_Inflation FinalReport-V-formatx.pdf

20. Nguyễn Văn Hà (2013), ‘Khống chế hạn mức tín dụng: Nên hay không?’, Tạp chí tài chính, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2014 từ http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/khong-che-

han-muc-tin-dung-nen-hay-khong-32135.html.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/11/2022